Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
giúp mình với ạ,mik bí ý tưởng và cần tham khảo. Mình cảm ơn
nhữ nhân vật này đă để lại dấu ấn vào cột mốc lịch sử cho dân tộc
Những nhân vật này đã để lại dấu ấn vào cột mốc lịch sử cho dân tộc
Giới thiệu Vạn Lý Trường Thành Tương truyền rằng, lý do Tần Thủy Hoàng ban lệnh xây dựng Vạn Lý Trường Thành bắt nguồn từ một câu “sấm”: “Vong Tần giả, Hồ dã” ý là “Tần mất là do Hồ”. Sau khi nghe được câu sấm, Tần Thủy Hoàng liền kêu gọi trư thần bàn bạc và quyết định xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Về sau, trải qua thêm bốn triều đại Hán, Tùy, Tống, Minh thì được Vạn Lý Trường Thành như ngày nay. Bước đi trên tường thành, ngắm nhìn sự hoành tráng của công trình bậc nhất thế giới nhưng mấy ai biết đc đằng sau đó là bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu niềm chia ly cách trở. Để xây dựng công trình, người dân Trung Hoa đã đánh đổi rất nhiều. Ngoài việc thời gian để xây dựng kéo dài hơn 2000 năm, số người thiệt mạng do công trình ước tính lên đến 800.000 người. Ngày nay, Vạn Lý Trường Thành có chiều dài lên tới 6.275 km trải trên địa phận của 6 tỉnh phía bắc Trung Quốc nếu tính thêm cả những tường thành từ tự nhiên là 8.851km. Giờ đây,mục đích quân sự đã chìm sâu vào lịch sử, công trình này trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Trung Quốc. Để giới thiệu công trình này đến bạn bè nhiều nước trên thế giới, chính phủ nước này đã cho xây dựng tuyến đường cao tốc đến Vạn Lý Trường Thành để khách du lịch có thể đến đây thuận lợi hơn. Hàng rào đặc biệt đã được xây dựng và bên trên có khắc hình ảnh tái hiện những binh sĩ đang trong tư thế bảo vệ thành trì. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại.
HT
TL
Một sự thật độc đáo và thú vị khác về người Ai Cập cổ đại là phần đáng kinh ngạc này trong nghi thức chôn cất, ướp xác của họ. Hầu như tất cả các nghi thức và phong tục chôn cất của họ đều liên quan đến niềm tin vào sự bất tử. Trong những ngày đầu tiên, quá trình ướp xác diễn ra tự nhiên, các thi thể được làm khô bởi môi trường sa mạc khắc nghiệt.
Nhưng thời gian trôi qua, quá trình ướp xác trở nên phức tạp và ở mức độ nhân tạo. Việc bảo quản thi thể thường được dành cho những người giàu có nhất, và bao gồm việc loại bỏ nội tạng, bao phủ trong muối natron và bọc vải lanh. Quá trình này diễn ra trong 70 ngày ở trạng thái tiên tiến nhất.
K mik nha
HT
Tham khảo!
https://haylamdo.com/lich-su-6-ket-noi/bai-7-ai-cap-va-luong-ha-co-dai.jsp
* Giới thiệu khu di tích Đền Bà Triệu (Thanh Hóa)
- Đền Bà Triệu tọa lạc ở làng Phú Điền xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa. Đền cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 18 km về phía nam. Ngôi đền này thờ vị nữ anh hùng Triệu Thị Trinh, người con của huyện Quan Yên, quận Cửu Chân nay thuộc huyện Yên Định. Bà là người có công đánh đuổi giặc Đông Ngô vào thế kỷ thứ III SCN. Nhân dân biết ơn bà cho nên đã lập đền thờ bà hàng năm tổ chức hội để không bao giờ quên ơn người đã có công với tổ quốc.
- Ngôi đền nằm dựa vào sườn núi, sát lề phía Đông đường Quốc lộ 1A bên trái đường theo hướng từ Hà Nội vào. Bên cạnh đền thờ Bà Triệu, cũng có đình thờ bà gọi là đình thờ Thành hoàng làng nằm ở phía Bắc đền cách gần 1 km. Nơi đó dân cư tập trung đông đúc, người người tấp nập.
- Ngôi đền này có diện tích khoảng 4 héc-ta, được xây dựng theo kiến trúc truyền thống vùng Bắc Bộ, bao gồm: cổng ngoại, hồ nước hình chữ nhật, bình phong, cổng nội, tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu cung.
- Ngày nay, đền Bà Triệu là điểm du lịch hấp dẫn nhất của nhiều khách du lịch. Không chỉ là dịp đầu năm mới hay dịp lễ hội, đền Bà Triệu vẫn là địa điểm đến tâm linh của du khách thập phương. Lễ hội đền bà được tổ chức vào 3 ngày tháng 2 âm lịch (từ ngày 21 tháng 02 đến 24 tháng 02 âm lịch). Ngày lễ này có nhiều hoạt động mang ý nghĩa dân gian, đúng phong cách truyền thống. Các hoạt động có thể kể đến như: tế lễ, rước kiệu, tế nữ quan, lễ Mộc dục, tế Phụng Nghinh... Bên cạnh đó, còn có các tiết mục văn nghệ dân gian như: trò "Ngô - Triệu giao quân", hát chầu văn, thi đấu vật, leo dây, thổi cơm thi, đánh cờ tướng,.. Tất cả đều hòa chung trong không khí tưng bừng của mùa lễ hội. Dân làng thập phương đến đón rước thánh cùng hòa theo điệu nhạc náo nức.
Chào mừng quý khách đến với tour du lịch lịch sử về giỗ tổ Hùng Vương - một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam. Hãy cùng tôi khám phá về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội này. 1. Giỗ tổ Hùng Vương là lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, nhằm tưởng nhớ và tri ân các vị vua Hùng đã khai hoá đất nước và làm nên truyền thống độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam. 2. Lễ hội được tổ chức tại Đền Hùng - nơi được coi là nơi linh thiêng, là nơi ghi dấu những dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc. 3. Trong ngày lễ, người dân Việt Nam thường thực hiện các nghi lễ truyền thống như dâng hương, cúng tế và diễu hành hoành tráng để tưởng nhớ và bày tỏ lòng kính trọng đối với tổ tiên. 4. Lễ hội còn có sự tham gia của đông đảo du khách trong và ngoài nước, tạo nên không khí vui tươi, sôi động và đậm chất văn hóa dân tộc. 5. Đền Hùng được xem là một di sản văn hóa quan trọng của Việt Nam, nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc và tín ngưỡng. 6. Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương cũng là dịp để người dân Việt Nam gặp gỡ, giao lưu và tạo dựng tình đoàn kết, đồng lòng trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. 7. Ngoài các hoạt động tôn giáo, lễ hội còn có các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như biểu diễn múa lân, múa rồng, hát xoan và các trò chơi dân gian. 8. Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn là dịp để người dân tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn đối với công lao của tổ tiên. 9. Lễ hội cũng là cơ hội để du khách khám phá và hiểu thêm về văn hóa, lịch sử và truyền thống của dân tộc Việt Nam. 10. Với không khí trang trọng, tôn nghiêm và ý nghĩa sâu sắc, lễ hội giỗ tổ Hùng Vương là một trải nghiệm đáng giá để khám phá và tìm hiểu về nguồn gốc và bản sắc dân tộc Việt Nam.
Nha bạn!
II. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
Câu 1. Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi doạn là gì?
+ Cô Tô là quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long, cách
bờ biển tỉnh Quảng Ninh 100 km. Nổi tiếng đẹp và có nhiều hải sản rất ngon: hải
sâm, bào ngư, cá, mực. Đoạn trích trong sách Ngữ văn 6 là phần cuối của bài kí.
+ Đoạn trích có thể làm ba phần:
- Phần một (từ đầu đến mùa sóng ở dây): Cảnh Cô Tô sau cơn bão.
- Phần hai (tiếp đến là là nhịp canh): Sự tráng lệ, hùng vĩ của cảnh mặt trời
mọc ở đảo Cô Tô.
- Phần ba (còn lại): Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo Cô
Tô.
Câu 2. Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua được miêu tả như
thế nào?
- Những chi tiết miêu tả cảnh Cô Tô sau cơn bão:
+ Bao giờ bầu trời Cô Tô củng tronq sáng như vậy.
+ Cây trên núi lại thêm xanh mượt.
+ Nước biển lại lam biếc đậm đà hơn.
+ Cát lại vàng giòn hơn nữa.
+ Lưới càng thêm nặng mẻ cá.
- Cảnh Cô Tô sau cơn bão được miêu tả rất đẹp, một vẻ đẹp trong sáng,
thoáng đãng, hữu tình của mây núi, nước non. Tất cả dường như đang rửa sạch để
tái tạo một Cô Tô mới tinh khôi, thanh khiết đến tuyệt vời.
- Đoạn văn có rất nhiều tính từ: trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt,
lam biếc, đậm đà, vàng giòn... Những tính từ chỉ màu sắc, ánh sáng góp phần làm
nổi bật vẻ đẹp của Cô Tô.
- Vị thế miêu tả: Nhà văn đứng ở trên đỉnh núi (trèo lên nóc đồn) quay gót
180° mà ngắm toàn cảnh đảo Cô Tô, vì vậy mà cảnh Cô Tô được tái hiện lại theo
cái nhìn của tác giả: nhìn lên (bầu trời), nhìn ngang (cây cối), nhìn xuống (nước
biển), nhìn quanh (bốn phương, tám hướng).
Câu 3. Đoạn tả cánh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp. Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh, và nhận xét về phép so sánh mà tác giả đã sử dụng.
Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô được nhà văn miêu tả rất công dụng:
- Tâm trạng nhà văn đi đón mặt trời lên:
+ Dậy từ canh tư
+ Còn tối đất, cố đi mãi trên đả đầu sư
+ Ngồi rình mặt trời lên.
-> Tâm trạng chờ đợi, háo hức, nhà văn đã rất công phu chịu đựng gian khổ
săn đón giờ phút được chiêm ngưỡng mặt trời lên.
- Cảnh mặt trời sắp mọc:
Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Bước một,
giống như một sân khâu mở màn, tấm màn nhung vén lên để chuẩn bị long trọng
cho những gì diễn ra sau đó (Vũ Dương Quỳ).
- Cảnh mặt trởi mọc:
+ Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết.
+ Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng, hồng hào thăm thẳm
đường bệ (so sánh).
+ Mâm bạc đường kính rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai ửng hồng.
+ Như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh (so sánh).
-» Cảnh mặt trời lên vô cùng tráng lệ, lộng lẫy rực rỡ, tác giả đã có những so
sánh độc đáo mở ra nhiều sự liên tưởng bất ngờ thú vị, cảnh mặt trời mọc vừa rất
hùng vĩ, lại vừa rất gần gũi (quả trứng, mâm lễ vật).
Câu 4. Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những hình ảnh, chi tiết nào? Cảm nghĩ của em về cảnh ấy?
- Những chi tiết, hình ảnh miêu tả cảnh sinh hoạt và lao động:
+ Có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc, múc nước giếng vào
thùng gỗ,... vào những ang gốm màu da lươn.
+ Ngoài kia bao nhiêu thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt
vào... mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng.
+ Anh hùng Châu Hoà Mãn quẩy mười lăm gánh nước cho thuyền anh.
+ Từ đoàn thuyền sắp ra khơi, đến cái giếng nước ngọt, thùng và cong và
gánh nối tiếp đi đi về về.
- Cảm nghĩ của em
Cảnh sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái
chợ trong đất liền.
+ Không khí lao động và sinh hoạt ấm cúng tấp nập, khẩn trương để chuẩn
bị cho chuyến ra khơi.
+ Cái giếng ở vùng đảo nó quý giá và thiêng liêng với mọi người như nguồn
sữa mẹ, cái giếng bé nhỏ, bình dị mà giông như cái niêu cơm của Thạch Sanh, nuôi
sống biết bao nhiêu con người.
III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên
núi hay ở đồng bằng) mà em đã quan sát được.
Trong đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc, cần làm nổi bật được những ý
sau:
- Em ngắm cảnh mặt trời mọc ở đâu? Trong dịp nào?
- Lúc mặt trời sắp lên như thế nào?
- Lúc mặt trời lên?
- Mặt trời lúc mọc giống cái gì?
- Màu mây, màu nước lúc ấy?
* Một vài đoạn tham khảo: Mặt trời mọc ở bãi biển Thanh Khê.
Đoạn 1: Em còn nhớ lần đó mẹ và em đến bãi biển Thanh Khê ở Đà Nẵng.
Mẹ đế đồng hồ báo thức bốn giờ, dặn em đi ngủ sớm để sáng mai sẽ thấy một điều
kì diệu, em tò mò gặng hỏi nhưng mẹ không giải thích thêm.
Chuông đồng hồ reo, hai mẹ con vùng dậy, mẹ hối em làm thật nhanh và cả
hai cùng chạy bộ ra biển, biển không đông như buổi chiều nhưng cũng đã có một
số người. Hai mẹ con em ngồi xuổng, mẹ bảo em: Con hãy ngắm biển đi! Mặt trời
sắp thức dậy rồi đấy. Chân trời màu trắng phơn phớt, trong veo, khẽ khàng như
hãy còn ngái ngủ. Phút chốc màu phơn phớt ấy đỏ dần, đỏ dần, vàng rực cả chân
trời càng gần biển thì lại càng đậm. Mẹ bảo em đó chính là mặt trời đấy. Quả thật
mặt trời từ từ, từ từ nhô lên. Ban đầu chỉ hĩnh vòng cung, rồi hình bán nguyệt... rồi
tròn dần, tròn dần... tất cả mọi người ồ lên khi mặt trời lừng lững đội biển đứng
dậy, quả cầu lửa khổng lồ nổi trên mặt nước, mặt biển cũng đỏ rực, khung cảnh
thật hùng vĩ và tráng lệ.
Lần ngắm mặt trời mọc lần đầu tiên ấy đã lâu lắm rồi và sau này đã có rất
nhiều lần khác, nhưng em vẫn không bao giờ quên được ấn tượng ban đầu ấy.
Đoạn 2: Trong một khoảnh khắc, sương ửng lên như một làn mây da cam.
Bao nhiêu người trên núi reo lên một tiếng, tôi không thể nghe biết ra thể nào. Tất
cả quay mặt về đằng ấy. Làn sương tan rất nhanh, mây và sương chen nhau loáng
thoáng. Tiếng người reo không ngớt. Tiếng trống phập phình, phập phình. Tiếng
tụng kinh như hát.
Giữa những làn ánh sáng tím ngắt nẩy lên vừng mặt trời đỏ tròn xoe ở một
hẻm núi Hi-ma-lay-a nhô ra. Ánh nắng hắt lại bóng núi đứng thành những vạch rối
vạch sáng âm thầm, uy nghi một màu tím bao quanh mặt trời.
Vừa thấy những tia sáng tím kì lạ ấy, những người đứng trên mỏm núi tung
chăn, tung áo, tung khăn lên nhảy múa, kêu rầm ri, những nhà sư áo cà sa vàng
sẫm, cánh tay để trần cầm bát nước uống hồng hoàng đã mài sẵn đỏ như son.
Người ta chen đến. Nhà sư lấy ngón tay trỏ, thấy ai cũng chấm một chấm hồng
hoàng vào giữa trán
- Cái chấm mừng cho gặp điều cầu được ước thấy.
Trong sách thí điểm mà