">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2016

Câu 1. Trong bài, từ “ ngất ngưởng” được sử dụng 4 lần.

- “Ngất ngưởng” tại triều: ông là một vị quan trí dũng có thừa nhưng chỉ để “ làm nên tay ngất ngưởng”. Sự ngất ngưởng mà ông thể hiện khi làm quan là coi việc làm quan như bị trói buộc hay giam trong lồng, cũi…

- “ngất ngưởng” khi “ Đô môn giải tổ” : sống theo ý thích mà không quan tâm đến sự đàm tiếu của dư luận. Ông muốn là một người sống tự nhiên, không cao siêu như tiên, như Phật nhưng cũng không phải sống cuộc sống dung tục tầm thường.

- Ngất ngưởng => thể hiện bản lĩnh cá nhân, nhất là bản lĩnh này lại thể hiện trong xã hội Nho giáo đề cao lễ nghĩa, thủ tiêu cá nhân.

Câu 2: NCT cho rằng làm quan bị gò bó nhưng ông vẫn ra làm quan vì:

- Ông có tư tưởng giúp nước cứu đời

- Kiêu hãnh, tự hào về sự có mặt của mình trên cõi đời

- “nợ công danh” ( Phạm Ngũ Lão” : NCT từng nói “ Làm trai đứng ở trong trời đất / Phải có danh gì với nuí sông” => khẳng định vai trò lớn lao mình phải đảm nhiệm,gánh vác trong cuộc đời.

=> Những việc đó cho thấy sự tự tin, tự ý thức, đề cao cái tôi cá nhân của NCT.

Câu 3: NCT cho mình là ngất ngưởng. Vì :

- Ông có tài năng khác người. Ông ra làm quan nhưng chỉ coi đó như một việc đùa, thoải mái suy nghĩ, nói năng…

- Có lúc ông phóng túng nhưng không trần tục để rồi Bụt cũng phải “ nực cười tay ngất ngưởng”.

- NCT đề cao, tự hào về phong cách, lối sống ngất ngưởng. Vì:

+ Với tư cách là một nhà nho, ông đã nhập thế tích cực, trải qua nhiều cương vị làm quan khác nhau, có mặt ở nhiều nơi trên đất nước, có những công lao đáng tự hào mà vẫn giữ đúng nghĩa vua tôi.

+ Mặt khác, ông cũng giữ được bản lĩnh cá nhân, giữ được cá tính của mình.

 

Câu 4: Thể hát nói có nhiều nét tự do, nhất là so với thơ Đường:

- TRong một bài thường có 11 câu nhưng ngoại lệ khá nhiều ( bài này 19 câu)

- Số chữ mỗi câu không hạn định

- Vần linh hoạt, không khắt khe về đối bằng trắc như thơ Đường

=> TÍnh chất tự do, phù hợp với cách diễn đạt những cảm xúc mới mẻ, khoáng đạt, phóng túng.

 

 

7 tháng 6 2018

“Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Cao Bá Quát)  và “Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ) hai tác phẩm thấm đẫm vẻ đẹp nhân cách của nhà Nho chân chính

Chứng minh:

- Thể hiện quan điểm của mình về con đường danh lợi

- Khẳng định phong cách cá nhân

 Đáp án: D

10 tháng 5 2017

Hát xoan (hát xuân) không phải thể loại của Bài ca ngất ngưởng.

Đáp án cần chọn là: C

5 tháng 1 2020

Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, tự đánh giá về bản thân

    + Giọng điệu tự thuật khảng khái, đầy cá tính

    + Ông ý thức được rõ ràng tài năng, phong cách sống của bản thân

    + Ông tự hào vì có cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội

    + Ông tự hào vì dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ và danh giáo

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) là con người cá nhân công danh, hưởng lạc ngoài khuôn khổ, mang nội dung yêu nước.

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu): Sự biết ơn những người đã hi sinh vì Tổ quốc, mang nội dung nhân đạo. 

17 tháng 10 2017

Hiểu theo nghĩa bóng, “ngất ngưởng” là cách sống vượt lên những khuôn mẫu gò bó, thể hiện tính cách, thái độ, cách sống ngang tàng của Nguyễn Công Trứ.

Đáp án cần chọn là: B

17 tháng 1 2017

Nguyễn Công Trứ biết làm quan là mất tự do nhưng ông vẫn làm quan vì:

    + Ông muốn thể hiện tài năng, hoài bão của bản thân

    + Ông quan niệm bản thân đã cống hiến hết tài năng, nhiệt huyết nên ông có quyền ngất ngưởng nhất so với các quan trong triều

→ Ngất ngưởng thực chất là phong cách sống tôn trọng trung thực, cá tính, không chấp nhận “khắc kỉ phục lễ” uốn mình theo lễ và danh giáo của Nho gia