Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 :
Sau những năm tháng chiến đấu tàn khốc, cây tre đã xả thân vì dân tộc Việt Nam, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng: giữ nước. Giờ đây trở về với cuộc sống bình yên, tre lại mang một nét đẹp văn hóa của dân tộc. Hình ảnh khúc nhạc đồng quê, trong tiếng sáo diều bay lưng trời: Biểu lộ những rung động cảm xúc, những tiếng nói tâm tình của con người. Đó chẳng phải là biểu tượng tinh thần của dân tộc đổ sao?Từ hình ảnh măng non trên phù hiệu ở đội viên thiếu niên, tác giả đưa người đọc tới những suy nghĩ về cây tre trong tương lai của đất nước: khi đi vào công nghiệp hoà thì cây tre là biểu tượng của dân tộc nữa hay không? Tác giả đã gợi mở ra một hướng suy nghĩ đúng đắn: Các giá trị văn hoà và lịch sử của cây tre sẽ vẫn còn sống mãi trong đời sống của người Việt Nam, tre vẫn là người bạn đồng hành thuỷ chung của dân tộc ta trên con đường phát triển. Bởi vì tất cả những giá trị và phẩm chất của nó, cây tre đã thành “tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam”Cây tre Việt Nam, Thép Mới đã sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa. Tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam, là tư tưởng xuyên suốt toàn bài. Với vẻ đẹp nhân hoà, những phẩm chất cao quí của dân tộc Việt Nam đã hiện lên bình dị qua hình ảnh cây tre. Nhà văn không lên gân, không hề hô khẩu hiệu mà bài văn vẫn có sức truyền cảm sâu sắc và thấm thía tới người đọc: Cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước Việt Nam,
Câu 2 :
Trong đời sống của dân tộc ta ông cha ta đã biết dùng thân cây tre tạo thành những thiết bị dùng cho công việc canh tác lúa nước, hoa màu. Công dụng tạo ra các vật dụng: Cán cuốc, cán xẻng bằng tre, gầu tát nước bằng tre, rổ tre. Ngày này, các vật dụng này hiện diện còn có rộng rãi tại những vùng nông thôn
Câu 3 :
Tre "ngay thẳng, thủy chung, can đảm", giàu lòng vị tha, bao dung, đùm bọc. Tre "thanh cao, giản dị, chí khí như người". "Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm". Có thể nói rằng cây tre là biểu tượng cho phẩm chất đặc sắc nhất của con người Việt Nam ta: đoàn kết, thủy chung, thanh cao, bất khuất
hahahahahahaha !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!.,
a, - Những chi tiết thể hiện sự gắn bó của tre trong lao động, sản xuất:
+ Bóng tre trùm lên làng bản, thôn xóm
+ Tre là cánh tay của người nông dân
+ Tre là người nhà
+ Tre là tình cảm trai gái, là đồ chơi con trẻ, là nguồn vui tuổi già
+ Tre với người sống chết có nhau, chung thủy
1)
Các dẫn chứng:
* - Là loài cây hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước.
- Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”.
- Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”.
- Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”
2)
Cây tre là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam vì:
- Cây tre kiên cường, bất khuất(“Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác…”)
- Tre chung thủy, có sức sống bền bỉ, vững vàng, vượt moi gian lao, thữ thách (“Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre?”, “Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”)
b, Tre là người đồng cam cộng khổ chiến đấu
- Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông che, tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
Hình ảnh cây tre nhân hóa: tre như có tình cảm, bao bọc che trở làng xóm
Từ lâu đời tre đã trở thành cánh tay đắc lực giúp đỡ người nông dân Việt Nam. Tre giúp người từ những công việc lớn lao như dựng nhà, dựng cửa đến mọi công việc bình dị hàng ngày với những rổ tre, rá tre, tăm tre. Những sợi giang, chẻ, lạt mỏng manh giúp những chiếc bánh chưng ngày Tết vuông vức hơn, đẹp mắt hơn, mang hồn dân tộc. Cây tre còn gắn liền với cuộc đời của mỗi con người chúng ta. Con người từ khi sinh ra, lớn lên, trưởng thành không lúc nào là thiếu hình bóng của tre: từ chiếc nôi đến chiếc giường,... Trên đất nước ta, sắt thép, xi măng đã nhiều hơn tre nứa nhưng giá trị to lớn của chúng sẽ mãi góp một phần không nhỏ vào cuộc sống của con người Việt Nam. Không chỉ là người bạn của người dân trong cuộc sống mà tre còn góp phần công sức của mình vào công cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Ngay trong những câu chuyện ngày xưa kể về anh hùng Thánh Gióng chúng ta đã thấy được hình ảnh của những bụi tre khi được Thánh Gióng lấy để đánh giặc. Thế mới biết, không chỉ có tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp mà ngay từ những thế hệ ông cha ta đã biết cách sử dụng tre để chiến đấu chống quân thù. Còn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp sau này thì tre càng trở nên quan trọng bảo vệ cho quê hương làng xóm. Những thân tre cứng cáp được vót nhọn thành những cây chông mang sức mạnh của riêng mình. Nó đã trở thành nỗi sợ hãi của những kẻ đi xâm chiếm phải kiêng nể mỗi khi có ý định đi chiếm đóng những làng quê của chúng ta.
Phần Đọc hiểu văn bản (SGK trang 99)
1.Nêu đại ý của bài văn.
Tìm bố cục và nêu ý chính của mỗi đoạn
Mở bài: Từ đầu đến "chí khí như người" - Giới thiệu chung về cây tre.
Thân bài: Tiếp theo đến "Tiếng sáo diều tre cao vút mãi": Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam. Kết bài: Phần còn lại: Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Phần thân bài có thể chia thành các đoạn nhỏ: Đoạn 1: Từ "nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy": Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam. Đoạn 2: Tiếp theo đến "tre, anh hùng chiến đấu": Tre cùng người đánh giặc. Đoạn 3: Tiếp theo đến "tre cao vút mãi": Tre đồng hành với người tới tương lai.
2.Để làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.Em hãy:
a/ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.
+ Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày
- Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn. - Tre là cánh tay của người nông dân. - Tre là người nhà. - Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già. - Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy. + Tre là đồng chí chiến đấu - Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.
- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
b/ Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.
Hình ảnh tre được nhân hóa: Tre như có tình cảm - âu yếm làng bản, xóm thôn, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp; tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy; tre xung phong và xe tăng đại bác; tre hy sinh để bảo vệ con người...Cây tre là một người bạn, với tất cả những đặc tính người. Nhờ nhân hóa mà cây tre hiện ra thật sống động trong đời sống, trong sản xuất và chiến đấu. Cây tre trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam.
3. Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa?
Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.
Mãi mãi tre vẫn đồng hành với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
4.Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?
Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Câu 1:
Đại ý của bài văn:
Cây tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi vùng đất nước; tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai.
Bố cục và ý chính của mỗi đoạn:
- Mở bài: Từ đầu đến “chí khí như người”.
=> Giới thiệu chung về cây tre
- Thân bài: Từ “Nhà thơ đã có lần ca ngợi” đến “Tiếng sáo tre diều cao vút mãi”.
=> Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam.
Phần thân bài có thể chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ “nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy".
=> Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam.
- Đoạn 2: Từ “Như cây tre mọc thẳng” đến "tre, anh hùng chiến đấu".
=> Tre cùng người đánh giặc.
- Đoạn 3: Từ “Nhạc của trúc, nhạc của tre” đến "tre cao vút mãi".
=> Tre đồng hành với người tới tương lai.
- Kết bài: Còn lại
=> Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Câu 2:
a/ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.
- Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.
- Tre là cánh tay của người nông dân.
- Tre là người nhà.
- Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.
- Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.
- Tre là đồng chí chiến đấu
- Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.
- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
b/ Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.
Phép nhân hóa cây tre giúp cây tre như có tình cảm thân thiết với làng quê, thôn xóm, cây tre trở thành người bạn tốt, trở thành anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam.
Câu 3:
Ở đoạn cuối tác giả hình dung rằng khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, sắt, thép có thể nhiều hơn, thay thế tre, nứa. Nhưng tre, nứa vẫn còn mãi, xuất hiện trong cuộc sống của con người: che bóng mát, làm cổng chào, hòa trong khúc nhạc truyền thống,...
Câu 4:
Cây tre được miêu tả trong bài rất đẹp, giàu sức sống, giản dị mà thanh cao. Với những phẩm chất đáng quý như người Việt: nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.
Cây tre tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam bởi cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
Có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam vì: - Cây tre mang đầy đủ những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam: giản dị, thanh cao, ngay thẳng, thuỷ chung, cần cù, dũng cảm và kiên cường, bất khuất. - Cây tre gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam từ ngàn đời xưa, cùng nhân dân ta đánh giặc,...