Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị …Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ… sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn
Giao thừa là thời khắc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. giữa điều cũ và điều mới. Bởi vậy, mọi người vẫn xem đây là thời khắc đầy ý nghĩa, là thời khắc mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những dự định và ước muốn trong một năm mới. Và giao thừa là điều mà em mong chờ nhất, bởi gia đình em ai cũng vui vẻ và hào hứng.
Khi tiếng chuông đồng hồ điểm báo thời khắc giao thừa, khi tiếng hò hét, reo vui của những gia đình xung quanh vang lên, khi trên bầu trời có những màn bắn pháo hoa lẻ tẻ. Lúc đó em biết thời khắc quan trọng đã đến.
Vì nhà em ở một vùng quê nên bắn pháo hoa không quy mô như ở thành phố lớn, chỉ có một ít nhà có pháo hoa để bắn mà thôi. Đất trời lúc đó bỗng nhiên sáng rực lên, cái lạnh căm căm và những hạt mưa xuân lất phất bay khiến cho trái tim của mỗi người cảm thấy nhẹ nhõm và bình yên đến lạ kì.
Gia đình em lại quây quần bên nhau, mẹ dỡ mâm xôi gà cúng tổ tiên xuống và chúng em cùng nhau ăn bữa ăn đầu tiên của ngày mới, năm mới. Mùi xôi nếp thơm lừng, mùi bánh chưng và mùi thịt gà hòa quyện với nhau tạo nên không khí tết đặc biệt. Khoảnh khắc ấy có lẽ là khoảnh khắc mà mọi người cảm thấy ấm áp và yên lành hơn bao giờ hết.
Trên bàn thờ nhà em bày biện biết bao nhiêu thứ, được trang trí rất đẹp mắt để cúng ông bà tổ tiên, hi vọng ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho gia đình em một năm nhiều sức khỏe, niềm vui. Giờ giao thừa đến, ba nhẹ nhàng đốt một cây nhang dài, mùi hương thơm dịu nhẹ xông vào cánh mũi. Em rất thích được hít hà mùi hương ấy, nó như hòa quyện vào đất trời tạo nên mùi hương đặc trưng của ngày tết.
Ngoài trời mưa bay lất phất, những cánh hoa đào ở trong nhà bỗng nhiên bừng sắc xuân, lộng lẫy và kiêu sa. Những ánh đèn điện nhấp nháy đầy đủ các màu sắc tạo nên một khung cảnh đẹp tuyệt vời. Bầu trời dù đang đêm nhưng đều sáng rực lên những màu sáng của màn bắn pháo hoa, hay lòng người đang rạo rực nên thấy bầu trời rực sáng lạ kì như vậy.
Mẹ bảo rằng giao thừa là thời gian mọi người trong gia đình nên ở cạnh nhau, vì đó là thời khắc ý nghĩa, quan trọng. Nó sẽ gắn bó hơn nữa tình cảm của mọi người với nhau thêm mặn nồng hơn.
Ba gọi những đứa con đến bên và lì xì đầu năm, hi vọng các con ai cũng chăm ngoan và học giỏi. Đó là điều mà ba mẹ vẫn mong muốn trong năm mới này.
Những tiếng cười nói, tiếng vỗ tay vang lên cả khu xóm. Đêm giao thừa là đêm mà mọi người không ngủ, thức để tận hưởng không khí của một năm mới, mùa mới đang rạo rực đất trời.
Giao thừa là khoảnh khắc tuyệt vời của gia đình em, vì được quây quần bên nhau, lắng nghe tiếng cười và tiếng nói thân quen của nhau.
Đề 1:
Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....
Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.
Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
Đề 2:
Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẽ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ.
Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nổi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Lúc này, những tia nắng rực rỡ của mùa hè chiếu vào khiến hoa phượng càng thêm sáng tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Hai thứ âm thanh đó hòa lại với nhau, tạo thành một âm thanh du dương, khi trầm khi bỗng rất êm tai. Dưới tán lá xanh tươi, những chú ve giấu mình và đang mải miết trình diễn các tiết mục của mình cho mùa hè yên tĩnh trở nên rực rỡ sắc màu. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của màu hè, chúng cùng làm nỗi bật vẽ đẹp của nhau.
Tiếng ve kêu: "Ve...Ve...Ve...", âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghĩ hè. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em.
Khi nói đến lạnh lẽo, băng giá ta thường nghĩ ngay đến vùng Bắc Cực của trái đất. Nhưng có một điều không phải ai cũng biết rằng: "Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương" hay nói cách khác: nơi lạnh lẽo nhất là nơi đang có mặt của căn bệnh vô cảm.
Bắc Cực là nơi băng tuyết phủ quanh năm, nhiệt độ trung bình trong năm xuống đến âm độ, con người rất khó khăn để tồn tại và phát triển ờ nơi ấy. Tuy nhiên, cái khắc nghiệt của Bắc Cực chỉ là khắc nghiệt của thiên nhiên, nên không vì vậy mà ngăn cản được trí tò mò cũng như công việc của con người. Hằng năm vẫn có những nhà thám hiểm hay những nhà khoa học đã và đang sống, làm việc ở đây nhằm mang lại những bức ảnh sinh động về cuộc sống trên tuyết. Qua những thước phim mà họ quay được, như là chương trình thế giới thực vật, những bản tin thời tiết hằng ngay vẫn được cập nhật liên tục về trung tâm, giúp ta thấy được những biến đổi của khí hậu ảnh hường đến cuộc sống hai người. Chính vì thế Bắc Cực không thể là nơi lạnh nhất vì nơi đó con người vẫn sống và làm việc dù rất thưa thớt và khó khăn. Vậy tại sao nơi không có tình thương, nơi căn bệnh vô cảm đang có mặt lại là nơi lạnh nhất?
Tình thương là tình cảm giữa người với người, xuất phát từ tấm lòng chân thành của mỗi cá nhân, là nơi bắt đầu những tình cảm thiêng liêng nhất. Nơi có tình thương là nơi con người sống trong sự yêu thương. Họ cùng nhau chia sẻ nỗi buồn, khó khăn cho nhau và cùng chung vui những phút giây hạnh phúc. Nơi đó con người sống trong hòa bình và biết hi sinh cho nhau vì bản con người chứ không phải vì vụ lợi cá nhân. Tình thương còn là một nhu cầu của con người, nhu cều được yêu thương, được chia sẻ, đồng cảm. "Tình thương là sức mạnh vô biên, là điều chia sẻ quý nhất trong cuộc sống con người" (First new). Tình thương luôn tồn tại ở mọi nơi. Đó là tình thương giữa những đồng trang lứa, khi ấy ta gọi là tình bạn. Một tình bạn đẹp và bền vững mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn giữa C.Mác và ăng - Ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con, cháu, mái nhà đầm ấm vững chắc sẽ khiến ta bình yên hơn, tình cảm gia đình, thương giữa những con người may mắn với những con người kém may nắm sẽ khiến họ cảm thấy bớt bất hạnh hơn và phần nào giúp họ có được cuộc tốt đẹp hơn. Nơi có tình thương là nơi ấm áp tình người, cứu vớt bao con người khổ đau, bất hạnh. Tình thương làm thức tỉnh Chí Phèo sau những cơn say vô tận, nó nâng đỡ sự sống cho Giôn - Xi bởi sự hi sinh của cụ Bơ - men Chiếc lá cuôi cùng của O.Hen - ri.
Qua việc nhận thức về sự ấm áp của nơi có tình thương, ta hiểu rằng nếu không có tình thương chỉ có sự vô cảm thì cuộc sống thật lạnh lẽo biết bao. Trên thế giới vẫn chưa có nơi nào là thiếu vắng sự yêu thương hoàn toàn, giả sử có một thế giới nhỏ nào đó mà con người chỉ sống bằng lí trí, bằng lợi ích vật chất, hoàn toàn quên đi tình cảm thì đó có lẽ là nơi "lạnh lẽo” "khắc nghiệt" nhất. Lạnh lẽo vì không có hơi ấm của tình người, khắc nghiệt bởi cuộc sống bon chen, ích kỉ. Thiếu vắng tình thương, con người trở những vật vô tri bởi động vật còn biết yêu thương nhau, thiếu vắng tình thương, con người sẽ khó đứng dậy sau những cú ngã đau đớn trong cuộc đời, cô đơn, trống trải, bị giam hãm trong chính mình, một nhà tù khổ sở hơn mọi "tù ngục". Sống không có tình thương thì một bà cụ lúng túng qua đường không ai giúp đỡ, một em bé mồ côi, bơ vơ sẽ không ai cưu mang sau một trận lũ lụt... không có tình thương thì không có sự sông, không có nhân loại, những cá nhân sống ở nơi không có tình thương thì mang nhiều bệnh tật như trầm cảm, tự kỉ... dần dần sẽ trở thành những cái xác không hồn.
Có một thực tế mà chúng ta khó nhận thấy trong cuộc sống hiện nay. Đó là vật chất đủ đầy hơn thì con người ta ít rung động, ít cảm xúc hơn. Thay vào đó là sự vô cảm nhiều khi đến đáng sợ. Ở những con người đó, sự yêu thương, đồng cảm và chia sẻ thật hiếm hoi. Đi đường gặp người bị nạn, họ có xúm lại xem nhưng chưa chắc đã ra tay giúp đỡ. Tôi đã chứng kiến cảnh chiếc xe con rất lịch sự được một người chặn lại nhờ đưa người bị nạn đi cấp cứu đã từ chối thẳng thừng. Cuối cùng, một bác đạp xe ba gác cùng một người ở đó đã cùng nhau đẩy chiếc xe thật nhanh chở người bị nạn đến bệnh viện. Cách đây không lâu, dư luận đã từng xôn xao vụ một lái xe cố tình không dừng lại khi gây tai nạn và biết dưới gầm xe đang lê một người. Gần đây, dư luận lại xôn xao vụ án giết người tình, cắt đầu mang để phi tang... Nhỏ nhặt hơn là thấy trẻ con cãi nhau, đánh nhau người ta làm ngơ. Thấy một cụ già hay em bé không có chỗ ngồi trên xe buýt người ta coi như việc ấy không liên quan đến mình. Sẽ ra sao nêu bệnh vô cảm, thiếu tình thương cứ lan tràn: Thầy thuốc vô cảm, không có tình thương hậu quả là gì bạn có thể tự nhận thấy Giáo viên vô cảm, không biết yêu thương sẽ dạy trò mình được những gì chắc bạn biết...
Nếu như ờ Bắc Cực, vẫn còn có dấu chân của con người thì đến đây, nơi không có tình thương là một hoang đảo không có sự sống, là một thế giới mà mọi loài đều tiệt chủng, nơi con người không tồn tại và phát triển. Qua đó ta thấy nơi không có tình thương đúng là nơi khắc nghiệt, lạnh lẽo nhất trong cuộc sống.
Được yêu thương và yêu thương là điều mà con người may mắn có được trong cuộc đời này. Vì vậy, thật bất hạnh cho những ai không có được tình yêu của mọi người, Hồ Dzếnh đã nói: "...Có cái gì ở nơi này mà không đau đớn? Yêu nhau và thương nhau là điều cân hơn hết. Đó là bồi thêm ý nqhĩa cho sự sống, để bớt thấy mình lạnh lùng. Đó còn là cả một triết lí mênh mông của đời, cái đời nhỏ nhen tầm thường và ích kỉ". "Yeu nhau và thương nhau" hay được yêu và cho đi tình yêu để bớt cô đơn hơn trong cuộc đời này. Những ai đánh mất tình yêu, có xu hướng tìm đến cuộc sống không có tình thương sẽ cảm thấy cuộc đời chỉ toàn: là xấu xa, nhỏ nhen, tầm thường, ích kỉ và rất bi quan trong mọi vấn đề. Tóm lại, con người không thể sống mà không có tình thương, cũng như Bắc Cực không thế nào lạnh bằng nơi chỉ có mình ta.
Câu nói: “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương" là một triết lí sống cũng là một vấn đế mà mọi người của thời đại mới này cần phải quan tâm, khi họ dần mất đi nhũng cử chỉ tốt đẹp để chạy theo vật chất mà quên mất những giá trị tinh thần đáng quý đó. Hãy biết quan tâm và chia sẻ với người khác, ta sẽ thấy bình thản và hạnh phúc hơn.
Bài làm
Khi nói đến lạnh lẽo, băng giá ta thường nghĩ ngay đến vùng Bắc Cực của trái đất. Nhưng có một điều không phải ai cũng biết rằng: "Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương" hay nói cách khác: nơi lạnh lẽo nhất là nơi đang có mặt của căn bệnh vô cảm.
Bắc Cực là nơi băng tuyết phủ quanh năm, nhiệt độ trung bình trong năm xuống đến âm độ, con người rất khó khăn để tồn tại và phát triển ờ nơi ấy. Tuy nhiên, cái khắc nghiệt của Bắc Cực chỉ là khắc nghiệt của thiên nhiên, nên không vì vậy mà ngăn cản được trí tò mò cũng như công việc của con người. Hằng năm vẫn có những nhà thám hiểm hay những nhà khoa học đã và đang sống, làm việc ở đây nhằm mang lại những bức ảnh sinh động về cuộc sống trên tuyết. Qua những thước phim mà họ quay được, như là chương trình thế giới thực vật, những bản tin thời tiết hằng ngay vẫn được cập nhật liên tục về trung tâm, giúp ta thấy được những biến đổi của khí hậu ảnh hường đến cuộc sống hai người. Chính vì thế Bắc Cực không thể là nơi lạnh nhất vì nơi đó con người vẫn sống và làm việc dù rất thưa thớt và khó khăn. Vậy tại sao nơi không có tình thương, nơi căn bệnh vô cảm đang có mặt lại là nơi lạnh nhất?
Tình thương là tình cảm giữa người với người, xuất phát từ tấm lòng chân thành của mỗi cá nhân, là nơi bắt đầu những tình cảm thiêng liêng nhất. Nơi
có tình thương là nơi con người sống trong sự yêu thương. Họ cùng nhau chia sẻ nỗi buồn, khó khăn cho nhau và cùng chung vui những phút giây hạnh phúc. Nơi đó con người sống trong hòa bình và biết hi sinh cho nhau vì bản con người chứ không phải vì vụ lợi cá nhân. Tình thương còn là một nhu cầu của con người, nhu cều được yêu thương, được chia sẻ, đồng cảm. "Tình thương là sức mạnh vô biên, là điều chia sẻ quý nhất trong cuộc sống con người" (First new). Tình thương luôn tồn tại ở mọi nơi. Đó là tình thương giữa những đồng trang lứa, khi ấy ta gọi là tình bạn. Một tình bạn đẹp và bền vững mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn giữa C.Mác và ăng - Ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con, cháu, mái nhà đầm ấm vững chắc sẽ khiến ta bình yên hơn, tình cảm gia đình, thương giữa những con người may mắn với những con người kém may nắm sẽ khiến họ cảm thấy bớt bất hạnh hơn và phần nào giúp họ có được cuộc tốt đẹp hơn. Nơi có tình thương là nơi ấm áp tình người, cứu vớt bao con người khổ đau, bất hạnh. Tình thương làm thức tỉnh Chí Phèo sau những cơn say vô tận, nó nâng đỡ sự sống cho Giôn - Xi bởi sự hi sinh của cụ Bơ - men Chiếc lá cuôi cùng của O.Hen - ri.
Qua việc nhận thức về sự ấm áp của nơi có tình thương, ta hiểu rằng nếu không có tình thương chỉ có sự vô cảm thì cuộc sống thật lạnh lẽo biết bao. Trên thế giới vẫn chưa có nơi nào là thiếu vắng sự yêu thương hoàn toàn, giả sử có một thế giới nhỏ nào đó mà con người chỉ sống bằng lí trí, bằng lợi ích vật chất, hoàn toàn quên đi tình cảm thì đó có lẽ là nơi "lạnh lẽo” "khắc nghiệt" nhất. Lạnh lẽo vì không có hơi ấm của tình người, khắc nghiệt bởi cuộc sống bon chen, ích kỉ. Thiếu vắng tình thương, con người trở những vật vô tri bởi động vật còn biết yêu thương nhau, thiếu vắng tình thương, con người sẽ khó đứng dậy sau những cú ngã đau đớn trong cuộc đời, cô đơn, trống trải, bị giam hãm trong chính mình, một nhà tù khổ sở hơn mọi "tù ngục". Sống không có tình thương thì một bà cụ lúng túng qua đường không ai giúp đỡ, một em bé mồ côi, bơ vơ sẽ không ai cưu mang sau một trận lũ lụt... không có tình thương thì không có sự sông, không có nhân loại, những cá nhân sống ở nơi không có tình thương thì mang nhiều bệnh tật như trầm cảm, tự kỉ... dần dần sẽ trở thành những cái xác không hồn.
Có một thực tế mà chúng ta khó nhận thấy trong cuộc sống hiện nay. Đó là vật chất đủ đầy hơn thì con người ta ít rung động, ít cảm xúc hơn. Thay vào đó là sự vô cảm nhiều khi đến đáng sợ. Ở những con người đó, sự yêu thương, đồng cảm và chia sẻ thật hiếm hoi. Đi đường gặp người bị nạn, họ có xúm lại xem nhưng chưa chắc đã ra tay giúp đỡ. Tôi đã chứng kiến cảnh chiếc xe con rất lịch sự được một người chặn lại nhờ đưa người bị nạn đi cấp cứu đã từ chối thẳng thừng. Cuối cùng, một bác đạp xe ba gác cùng một người ở đó đã cùng nhau đẩy chiếc xe thật nhanh chở người bị nạn đến bệnh viện. Cách đây không lâu, dư luận đã từng xôn xao vụ một lái xe cố tình không dừng lại khi gây tai nạn và biết dưới gầm xe đang lê một người. Gần đây, dư luận lại xôn xao vụ án giết người tình, cắt đầu mang để phi tang... Nhỏ nhặt hơn là thấy trẻ con cãi nhau, đánh nhau người ta làm ngơ. Thấy một cụ già hay em bé không có chỗ ngồi trên xe buýt người ta coi như việc ấy không liên quan đến mình. Sẽ ra sao nêu bệnh vô cảm, thiếu tình thương cứ lan tràn: Thầy thuốc vô cảm, không có tình thương hậu quả là gì bạn có thể tự nhận thấy Giáo viên vô cảm, không biết yêu thương sẽ dạy trò mình được những gì chắc bạn biết...
Nếu như ờ Bắc Cực, vẫn còn có dấu chân của con người thì đến đây, nơi không có tình thương là một hoang đảo không có sự sống, là một thế giới mà mọi loài đều tiệt chủng, nơi con người không tồn tại và phát triển. Qua đó ta thấy nơi không có tình thương đúng là nơi khắc nghiệt, lạnh lẽo nhất trong cuộc sống.
Được yêu thương và yêu thương là điều mà con người may mắn có được trong cuộc đời này. Vì vậy, thật bất hạnh cho những ai không có được tình yêu của mọi người, Hồ Dzếnh đã nói: "...Có cái gì ở nơi này mà không đau đớn? Yêu nhau và thương nhau là điều cân hơn hết. Đó là bồi thêm ý nqhĩa cho sự sống, để bớt thấy mình lạnh lùng. Đó còn là cả một triết lí mênh mông của đời, cái đời nhỏ nhen tầm thường và ích kỉ". "Yeu nhau và thương nhau" hay được yêu và cho đi tình yêu để bớt cô đơn hơn trong cuộc đời này. Những ai đánh mất tình yêu, có xu hướng tìm đến cuộc sống không có tình thương sẽ cảm thấy cuộc đời chỉ toàn: là xấu xa, nhỏ nhen, tầm thường, ích kỉ và rất bi quan trong mọi vấn đề. Tóm lại, con người không thể sống mà không có tình thương, cũng như Bắc Cực không thế nào lạnh bằng nơi chỉ có mình ta.
Câu nói: “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương" là một triết lí sống cũng là một vấn đế mà mọi người của thời đại mới này cần phải quan tâm, khi họ dần mất đi nhũng cử chỉ tốt đẹp để chạy theo vật chất mà quên mất những giá trị tinh thần đáng quý đó. Hãy biết quan tâm và chia sẻ với người khác, ta sẽ thấy bình thản và hạnh phúc hơn.
1. bài làm
Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....
Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.
Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
2.
Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẽ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ.
Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nổi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Lúc này, những tia nắng rực rỡ của mùa hè chiếu vào khiến hoa phượng càng thêm sáng tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Hai thứ âm thanh đó hòa lại với nhau, tạo thành một âm thanh du dương, khi trầm khi bỗng rất êm tai. Dưới tán lá xanh tươi, những chú ve giấu mình và đang mải miết trình diễn các tiết mục của mình cho mùa hè yên tĩnh trở nên rực rỡ sắc màu. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của màu hè, chúng cùng làm nỗi bật vẽ đẹp của nhau.
Tiếng ve kêu: "Ve...Ve...Ve...", âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghĩ hè. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em
Tham khảo:
“Gió lạnh đầu mùa” của tác giả Thạch Lam là câu chuyện thấm đậm tình yêu thương giữa người với người, ấm áp như những chiếc áo mùa đông nảy nở trong lòng những đứa trẻ. ... Chính chiếc áo bông ấy đã thắp sâng tình yêu thương,sưởi ấm cho Hiên cũng như những đứa trẻ nghèo nơi đây qua mùa đông giá rét.
Trong cuộc sống mỗi con người sẽ thật vô nghĩa và tẻ nhạt nếu con người không trao đi và nhận lại tình thương. Tình yêu thương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Tình yêu thương là sự quan tâm, chia sẻ tình cảm với những người xung quanh.
Tình yêu thương xuất phát từ ngay những điều nhỏ nhặt nhất như ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ, hay việc yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa anh chị em. Còn rộng hơn nữa là ngoài xã hội con người quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn hơn mình. Tình yêu thương phải xuất phát từ chính tấm lòng của mỗi người. Nó giúp sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.
Miền bắc có 4 mùa rõ rệt Xuân – Hạ – Thu – Đông nhưng với tôi có thể mùa đông là mùa khắc nghiệt nhất. Mùa đông tới mang đến những cơn gió lạnh buốt và những ngày mưa rả rích. Tôi nhớ khi còn nhỏ, dù không muốn nhưng tôi rất hay bị gọi dậy sớm để giúp mẹ làm hàng. Đang nằm trong chăn ấm lại phải dậy và ngồi ngoài thời tiết lạnh như thế, đúng là một “cực hình.” Những lúc không có khách, tôi thường tranh thủ ngắm phố xá và “buôn” đủ thứ chuyện với bác hàng Phở nhà bên cạnh.
Ngày mới của tôi thường bắt đầu với hình ảnh những người lao động lam lũ qua lại trên đường. Một ông lão gầy gò cong lưng đạp xe chở đầy su hào. Một bà bán xôi cứ đúng 6 giờ sáng lại ôm cái thúng xôi gấc to đùng đi qua phố tôi. Mọi người hay gọi bà là bà Tiến Cóc vì lưng bà còng. Những chiếc xe chở vài ba con lợn. Tiếng rao báo lúc sáng sớm. Mấy bà bán quần áo mới dỡ hàng trên Lạng Sơn về đứng nói chuyện chờ người ra đón. Mùa đông ở miền Bắc rất lạnh, nhất là vào những đợt rét đậm rét hại.
Tôi rất phục họ bởi vì bất kể thời tiết thế nào, họ cũng chăm chỉ dậy sớm và làm việc. Chẳng như đám học trò chúng tôi, trời mới chuyển rét thôi đã ngại đi học lắm rồi. Sáng dậy muộn, đến trường vừa kịp lúc trống. Tiết một đứa nào cũng ngáp ngủ và lờ đờ, chỉ mong trống hết tiết thật nhanh để được ra ngoài cổng trường kiếm cái bánh mì nóng hay gói xôi ấm lót dạ. Không chỉ vậy, trong ngăn bàn lúc nào cũng có quà vặt: khi thì là củ khoai hay cái bắp ngô nướng, khi thì là túi hạt dẻ thơm phức.
Mùa đông này chẳng có ai gọi tôi dậy sớm vào mỗi buổi sáng mùa đông nữa. Những hôm được nghỉ thì cũng cố nằm trong chăn ấm chứ chẳng muốn ra ngoài chút nào. Rồi thỉnh thoảng khi đang đi trên phố, bắt gặp những người lao động vất vả mưu sinh, tôi lại nhớ đến những buổi sáng ấy. Và chợt chạnh lòng nhớ tới bố mẹ ở nhà – họ cũng đang bươn chải như thế để kiếm tiền nuôi chị em tôi ăn học. Dẫu biết không ai được chọn bố mẹ nhưng nhiều lúc thật ganh tị với đám bạn. Tôi cũng muốn gia đình mình thật giàu có để bố mẹ không phải khổ cực như vậy. Nhưng tôi chẳng bao giờ thấy xấu hổ vì nghề nghiệp của bố mẹ vì tôi biết họ kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình. Tôi hạnh phúc với những gì bố mẹ đã giành cho tôi. Dù tất cả không là gì so với người khác nhưng tôi biết đó là những điều tốt nhất và là tất cả những gì họ có.
Mùa đông thường gợi những nỗi buồn vu vơ, đôi khi là nỗi nhớ nhà da diết trong lòng người. Mùa đông lạnh buốt cắt da cắt thịt với dòng người qua lại hối hả; người bán – người mua cho kịp phiên chợ cuối năm để có tiền sắm Tết. Mùa đông với những món ăn, những thứ quà giản dị gắn liền với tuổi học trò. Dù có ở bất cứ đâu trên đất Bắc, ta cũng đều cảm nhận được nét riêng của mùa đông – đẹp, đặc biệt và không nơi nào có được.
Tôi yêu mùa đông không chỉ vì đó là mùa tôi được sinh ra mà còn bởi đây là mùa cuối cùng trong năm – thời điểm để mọi người nhìn lại những gì đã qua và những điều mình đã làm được trong năm cũ. Và tôi cũng biết rằng khi mùa đông này hết thì mùa xuân đến và Tết sẽ về!
kinh có copy đâu ko zậy