K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 5 2016

Hiện nay tồn tại hai quan điểm về địa điểm diễn ra Hội thề Lũng Nhai: một cho rằng hội thề Lũng Nhai diễn ra tại làng Lũng Mi (tên gọi khác là làng Mé), thuộc xã Ngọc Phụng, huyện miền núi Thường Xuân (Thanh Hóa). Ý kiến thứ hai cho rằng diễn ra tại xã Phúc Thịnh hoặc xã Kiên Thọ, huyện miền núi Ngọc LặcThanh Hóa

Mục đích: Hội thề Lũng Nhai năm 1416 không được chép trong những cuốn sách sử như Đại việt sử ký toàn thư, Lam sơn thực lục, hội thề chỉ được nhắc trong sách Đại Việt thông sử của sử gia Lê Quí Đôn, ở phần Nhân vật chí.

19 tháng 5 2016

- Hội thề Lũng Nhai được tổ chức ở Lũng Nhai (Thanh Hóa)

- Mục đích : Thề sống chết cùng nhau, chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước, chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập đất nước.

25 tháng 3 2022

D

25 tháng 3 2022

d

10 tháng 11 2021

C : 18 người

10 tháng 11 2021

C: 18 ng nha

17 tháng 3 2022

B

17 tháng 3 2022

bn chọn B rùi mè

Trên đường dẫn quân kéo vào nước ta, Liễu Thăng bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích và giết ở  A.Bình Than B.Xương Giang C.ải Chi Lăng D.Đồng Đăng6Khi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi cùng bao nhiêu người tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa)?  A.17 người. B.18 người. C.16 người. D.15 người.7“Đại Việt sử kí toàn thư” là tác phẩm của ai ?  A.Lê Văn Hưu. B.Ngô Sĩ Liên. C.Lê...
Đọc tiếp

Trên đường dẫn quân kéo vào nước ta, Liễu Thăng bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích và giết ở

 

 A.

Bình Than

 B.

Xương Giang

 C.

ải Chi Lăng

 D.

Đồng Đăng

6

Khi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi cùng bao nhiêu người tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa)?

 

 A.

17 người.

 B.

18 người.

 C.

16 người.

 D.

15 người.

7

“Đại Việt sử kí toàn thư” là tác phẩm của ai ?

 

 A.

Lê Văn Hưu.

 B.

Ngô Sĩ Liên.

 C.

Lê Quý Đôn.

 D.

Ngô Thì Sĩ.

8

Hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn (Thanh Hóa) ủng hộ

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa là do

 

 A.

Lê Lợi là người dựng cờ khởi nghĩa

 B.

Lam Sơn có nhiều hào kiệt.

 C.

Lam Sơn là vùng đất rộng, người đông, giàu có.

 D.

Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn.

9

Nhiều đoạn đê ngăn mặn từ thời Lê đến nay vẫn thường được nhân dân gọi là

 

 A.

đê nhà Lê

 B.

đê Sông đào

 C.

đê Hồng Đức

 D.

đê Sông Cái

10

Vị vua nào sáng lập ra triều Lê sơ ?

 

 A.

Lê Lợi - Lê Thái Tổ.

 B.

Lê Thái Tông.

 C.

Lê Hoàn.

 D.

Lê Long Đĩnh.

11

Nội dung thi cử dưới thời Lê sơ là

 

 A.

Phật giáo.

 B.

các sách của Nho giáo.

 C.

Đạo giáo.

 D.

khoa học kĩ thuật.

12

Thời Lê có những kì thi nào?

 

 A.

Thi Hội.

 B.

Thi Hương.

 C.

Thi Hương, thi Hội và thi Đình.

 D.

Thi Đình.

13

Dưới thời Lê sơ, nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yêu dưới hình thức nào?

 

 A.

Tiến cử

 B.

Giáo dục, khoa cử

 C.

Cha truyền con nối

 D.

Chọn người có công

14

Cho các dữ kiện sau:

1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê

2. Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên

3. Kháng chiến chống Tống thời Lý

4. Khởi nghĩa Lam Sơn

Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian các cuộc kháng chiến

và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt

trong các thế kỉ X đến XVIII

 

 A.

3,2,4,1

 B.

2,3,4,1

 C.

1,2,3,4.

 D.

1,3,2,4

15

Ý nghĩa  sâu xa nhất của việc dựng bia tiến sĩ thời Lê sơ là gì?

 

 A.

Khuyến khích học tập trong nhân dân

 B.

Vinh danh những người đỗ tiến sĩ

 C.

Ghi nhớ những người đỗ đạt

 D.

Lưu truyền hậu thế

16

Các chức quan chuyên lo về nông nghiệp như: Khuyến nông sứ, đồn điền sứ, có trong thời kì nào ?

 

 A.

Thời Lý và thời Lê sơ.

 B.

Thời Hồ và thời Lê sơ.

 C.

Thời Trần và thời Lê sơ.

 D.

Thời Lý - Trần và thời Hồ.

17

Chiến thắng nào đưới đây là chiến thắng lớn nhất trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm thời Lê sơ ?

 

 A.

Chiến thắng Đống Đa

 B.

Chiến thắng Bạch Đằng.

 C.

Chiến thắng Ngọc Hồi.

 D.

Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang.

18

Cuối năm 1423, quân Minh trở mặt tấn công nghĩa quân Lam Sơn vì

 A.

muốn kết thúc chiến tranh.

 B.

muốn bắt sống Lê Lợi và bộ chỉ huy nghĩa quân.

 C.

thất bại trong âm mưu mua chuộc Lê Lợi.

 D.

muốn tiêu diệt nghĩa quân.

19

Giáo dục nước ta trong các thế kỉ X-XV chú trọng đến nội dung nào?

 

 A.

Khoa học

 B.

Kinh sử

 C.

Kỹ thuật

 D.

Giáo lý Phật giáo

20

Điểm tương đồng trong đường lối chỉ đạo chiến đấu và kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 -1077) và khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1428) là

 

 A.

Thực hiện rút lui chiến lược và tổ chức phản công khi có thời cơ.

 B.

Phòng ngự tích cực thông qua “chiến thuật vườn không nhà trống”.

 C.

Chủ động tấn công để chặn thế mạnh của giặc (“Tiên phát chế nhân”).

 D.

Kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

3
2 tháng 3 2022

giúp 

2 tháng 3 2022

5, C

6, B

7, B

8, D

9, C

10, A

11, B

12, C

13, B

14, D

15, A

16, C

17, D

18, C

19, D?

20, D

25 tháng 2 2020

Hội thề Lũng Nhai năm 1416 không được chép trong những cuốn sách sử được viết cùng thời kỳ đó như Đại Việt sử ký toàn thư, Lam Sơn thực lục. Đến thế kỷ 18, sử gia Lê Quý Đôn mới sưu tầm lại các tư liệu về gia phả, sắc phong các dòng họ công thần,... viết nên bộ sử Đại Việt thông sử. Sách Đại Việt thông sử của sử gia Lê Quí Đôn, ở phần Nhân vật chí, đã viết có tất cả 19 người (Đại Việt thông sử chép: "vua cùng 18 bề tôi..."), trong số đó chắc chắn có Lê Lợi, Lê Lai, Lê Thận, Lưu Nhân Chú, Trịnh Khả, Nguyễn Lý, Lê Văn An[2], được Đại Việt thông sử chép rằng:

Mùa đông, năm Bính Thân (1416) vua Thái Tổ cùng 18 vị tướng thân cận của nhà vua, liên danh hội thề nguyện sống chết có nhau.

— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Lai[1]

Lê Lai sau khi chết được Lê Lợi truy phong Suy trung Đồng đức Hiệp mưu Bảo chính Lũng Nhai công thần.[3]

Năm Bính Thân, vua Thái Tổ cùng tướng văn tướng võ 18 người - liên danh thề ước cùng lo có nhau, ông cũng được dự.

— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lưu Nhân Chú[4]

Chế văn của vua Lê Thái Tổ ban cho Lưu Nhân Chú cũng nhắc đến sự kiện này:

Xét... Lê Nhân Chú đấy:... Than ôi! Làm thuyền, chèo mong vượt sóng to, nay đã qua cơn sóng gió, viết đan thư cất vào nhà đá, mong chớ quên lời thề xưa.

— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lưu Nhân Chú[5]

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, ông cũng ở trong số đó.

— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Lý[6]

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, ông cũng ở trong số đó.

— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Văn An[7]

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, nguyện cùng vui cùng lo có nhau, thì tên ông đứng thứ 3, sau Lê Lai.

— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Thận[8]

Năm Bính Thân, vua Thái Tổ cùng tướng văn tướng võ 18 người - liên danh thề ước cùng lo có nhau, ông cũng được dự.

— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Trịnh Khả[2]

Một số bài văn thề sau này của các sử gia hiện đại được sưu tầm trong gia phả nhiều dòng họ khai quốc công thần triều Lê nên có nhiều dị bản, danh sách người tham dự có sự khác nhau. Chúng ta không chắc rằng những nghiên cứu này có đủ độ uy tín hay không. Riêng nhân vật Nguyễn Trãi đều thấy có trong các văn bản sưu tầm được, nhưng sách Đại Việt thông sử khi viết về Nguyễn Trãi đã không viết ông có tham gia hay không và cũng không chép ông thành một chương riêng như nhiều công thần khác.

Nội dung văn thề sau đây được chép lại từ quyển Khởi nghĩa Lam Sơn của Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, 1977, được dịch từ gia phả của họ Đinh (Nông Cống) và gia phả họ Lê (Kiều Đại):[9][10]

Niên hiệu Thiên Khánh thứ nhất, năm Bính Thân, tháng 2, qua ngày Kỷ Mão[11] là ngày sóc, đến ngày 12 là Canh Dần[12].

Phụ đạo lộ Khả Lam nước An Nam là Lê Lợi cùng Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh,Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Ninh, Lê Hiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lê Nhân Chú, Lê Bồi, Lê Lý, Đinh Lan, Trương Chiến kính đem lễ vật, sinh huyết tấu cáo cùng Hạo nhiên Thượng đế, Hậu thổ Hoàng địa và các tôn linh thần bậc thượng, trung, hạ coi sông núi ở các xứ nước ta.

Cúi xin chứng giám cho:

Rằng có bạn ở phương xa đến, kết giao vui vẻ cùng giữ lòng tin. Vì thế phải có lễ tấu cáo.

Nay ở trong nước, tôi là Phụ đạo Lê Lợi cùng với Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người. Tuy họ hàng, quê quán khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ liền cành. Phận vinh hiển đều có khác nhau, mong có tình như cùng chung một họ.

(Có kẻ) bằng đảng xâm chiếm nước ta, qua cửa quan làm hại, nên Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cùng nhau, không dám quên lời thề son sắt.

Tôi cúi xin trời đất và các vị thần linh chứng giám, ban cho trăm phúc, đến thân mình, nhà mình, con cháu trong họ hàng đều được yên vui hưởng lộc trời.

Nếu như Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến sinh lòng này khác, cầu ơn hiện tại, núp bóng quân thù, không cùng một lòng, quên lời thề ước, chúng tôi nguyện trời đất và các thần linh, giáng trăm tai ương trị mình cho đến họ hàng, con cháu đều bị tru diệt, chịu hết hình phạt của trời.

Kính xin có lời thề.

Bài văn thề do Hoàng Xuân Hãn dịch, hợp chú hai bản, bản của dòng họ Lê Sát và bản của dòng họ Đỗ Bí:

Bui! (cổ-ngữ đứng đầu các văn khấn)

Năm đầu niên-hiệu Thiên-khánh là năm Bính-thân (1416), quá ngày sóc (mồng một) là ngày Kỉ-mão đến ngày 12 là ngày Canh-dần. Tại nước A-NAM, lộ Khả-lam, tôi là phụ-đạo Lê-Lợi đứng đầu, với Lê-Lai, Lê-Thận, Lê Văn-Linh, Lê Văn-An, Trịnh-Khả, Trương-Lôi, Lê-Liễu, Bùi Quốc-Hưng, Lê-Nanh, Lê-Kiểm, Vũ-Uy, Nguyễn-Trãi, Lưu Nhân-Chú, Trịnh-Vô, Phạm-Lôi, Lê-Lý, Đinh-Lan, Trương-Chiến,

Chúng tôi kính cẩn đem lễ-vật, sanh-huyết mà thành-khẩn dâng lời tâu, cáo cùng Vua Trời, Hậu Đất và các thần linh bậc thượng, trung, hạ, coi các cảnh đẹp sông núi tại các xứ ta. Chúng tôi cúi xin rộng rủ lòng thương, soi xét để chứng cho việc nầy. Rằng có bạn từ xa tới kết tình vui-vẻ và rất tin nhau, cho nên phải làm lễ tâu cáo.

Nay ở nước tôi, tôi phụ-đạo Lê-Lợi đứng đầu với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến, tuy sinh khác họ, quê quán xa cách nhưng kết nghĩa cùng nhau, xem nhau như cành liền chung một tổ. Tuy phần vinh hiển có khác nhau, nhưng nguyện đem tình đối xử với nhau như người không khác họ.

Nếu có bè đảng, vì muốn xâm-tiếm, tỏ vẻ xem chừng sắp vượt cửa vào để làm hại, thì:

Ví bằng chúng tôi đây, Lê-Lợi với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến, có đều hiệp lực đồng tâm chống giữ địa-phương để làng xóm được yên; nếu chúng tôi sống chết cùng nhau không quên lời thề ước, thì chúng tôi cúi xin Trời, Đất và các vị Thần linh chứng giám cho, ban xuống trăm điều lành, cho từ thân đến nhà, dòng-dõi, con cháu đều được yên lành để đời đời hưởng lộc Trời.

Ví bằng Lê-Lợi với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến lại ra ý đổi đường, tìm sướng hiện-thời, mập-mờ sao-lãng, không chịu đồng tâm, bỏ quên lời thề ước, thì chúng tôi cúi xin Trời, Đất và các vị Thần linh phát xuống trăm tai, cho từ thân đến nhà, dòng-dõi, con cháu đều chịu giết sạch, đúng với luật Trời.

Kính cẩn tâu trình[10][13]

20 tháng 1 2021

wikipedia?leu

20 tháng 1 2021

có lẽ là như nhau bạn à,bruh

22 tháng 1 2021
 Hội thề Lũng NhaiHội thề Đông Quan
Thời gianNăm 1416 - trước khi Lê Lợi phất cờ khởi nghĩaNăm 1427 - sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi
Thành phần tham giaLê Lợi cùng các tướng sĩ, hào kiệtLê Lợi - thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn và Vương Thông - chủ tướng quân Minh
Mục đíchThề gắn bó, sống chết có nhauThề rằng sau hội nghị, quân Minh lập tức rút quân về nước, còn quân Lam Sơn không được hãm hại quân Minh
Ý nghĩaThể hiện ý chí, quyết tâm, phất cao ngọn cờ khởi nghĩaCuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi hoàn toàn