K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2021

- Sử dụng hình thức ngôn ngữ : Đối thoại.

- Dấu hiệu : Anh thanh niên đang trả lời câu hỏi của ông họa sĩ về công việc của mình, đoạn hội thoại có các nhân vật nói chuyện với nhau. Nên đây được gọi là đối thoại.

15 tháng 3 2021

oke cảm ơn nha

 

5 tháng 12 2019

Anh tâm sự rằng hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao, anh cũng nghĩ tại sao ngôi sao ấy lẻ loi một mình. Nhưng bây giờ anh không nghĩ như vậy nữa vì khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, không thể coi là một mình được.

Anh thanh niên bảo bác lái xe rằng bác cũng chẳng thèm người là gì.

TL
2 tháng 2 2021

Tk 

Anh thanh niên ấy là người có công việc vất vả ,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao ngừơi khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay . Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông hoạ sỹ những người khác đáng vẽ hơn mình: “Không, không , bác đừng mất công vẽ cháu, để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. ”Đó là ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua bao vất vả để tạo ra củ su hào ngon hơn, to hơn. Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét, 11 năm không xa cơ quan lấy một ngày”… Dù còn trẻ tuổi, anh thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sa pa, thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước .

2 tháng 2 2021

Tk

Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa pa” cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục.Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.

Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời,yêu nghề ,ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái,bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”.Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”.Công việc hàng ngày của anh là“đo gió,đo mưa ,đo chấn động mặt đất”rồi ghi chép,gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm.Nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”.Vậy mà anh rất yêu công việc của mình.

Anh quan niệm:“khi ta làm việc ta với công việc là đôi,sao gọi là một mình được?”Anh hiểu rõ : “Công việc của cháu gian khổ thế đấy,chứ cất nó đi,cháu buồn đến chết mất”.Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện.Nghĩa là có sách ấy mà ”.

Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc,biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định.Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách,thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà.

Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn.Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người ”,lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu ,lòng mến khách ,nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ.Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh,toát lên qua nét mặt,cử chỉ:anh biếu bác lái xe củ tam thất,mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ,hồ hởi đón mọi người lên thăm “nhà”,hồn nhiên kể về công việc,đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa pa lặng lẽ.Khó người đọc nào có thể quên,việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm nơi ở của mình là:hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết.Bó hoa cho cô gái ,nước chè cho ông hoạ sỹ già, làn trứng ăn đường cho hai bác cháu…Tất cả không chỉ chứng tỏ đó là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm của một tấm lòng sốt sắng , tận tình đáng quí .

Công việc vất vả ,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường,nhỏ bé so với bao ngừơi khác.Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay .Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông hoạ sỹ những người khác đáng vẽ hơn mình:“Không,không ,bác đừng mất công vẽ cháu,để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn.”Đó là ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua bao vất vả để tạo ra củ su hào ngon hơn,to hơn.Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét,11 năm không xa cơ quan lấy một ngày”…Dù còn trẻ tuổi,anh thấm thía cái nghiã,cái tình của mảnh đất Sa pa,thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước .

Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng ,những chi tiết chân thực tinh tế ,ngôn ngữ đối thoại sinh động Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa pa lặng lẽ.Chưa đầy 30 phút tiếp xúc với anh thanh niên,khiến người hoạ sỹ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được và còn làm cô kỹ sư trẻ lòng bao cảm mến bâng khuâng …

Với truyện ngắn này ,phải chăng nhà văn muốn khẳng định:Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu,hy sinh lớn lao và thầm lặng?Những con người cần mẫn,nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng,thật đáng tin yêu .

Trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có đoạn:“Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này, cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc bao anh em đồng chí...
Đọc tiếp

Trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có đoạn:

“Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này, cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất[…] Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.”

(SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB GD, tr.185)

1. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?

2. Xét về mục đích nói, câu: “Không, không, đừng vẽ cháu!” thuộc kiểu câu nào? Câu văn đó giúp em hiểu gì về nhân vật?

3. Những người nhân vật “cháu” cho là đáng vẽ hơn là những ai? Đọc tác phẩm, em thấy “cháu” và những người đó có vẻ đẹp chung nào?

4. Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp làm rõ vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên, trong đó có sử dụng câu phủ định và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân, chú thích rõ câu phủ định và lời dẫn trực tiếp).

2
18 tháng 11 2021

Giúp mìn nha >< 

18 tháng 11 2021

1.

 

- Lời tâm sự trên của anh thanh niên nói với ông họa sĩ.

- Hoàn cảnh: khi ông họa sĩ thắc mắc tại sao anh lại được xem là người cô độc nhất thế gian.

2.

+ Anh thanh niên hiểu rằng công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người.

+ Làm việc một mình trên đỉnh núi cao,không có ai giám sát, thúc giục anh vẫn luôn tự giác, tận tụy: suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp” đúng giờ, phải ghi và báo về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn không ngần ngại.

 

 

Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long, có đoạn viết:- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu càng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình, Bấy giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh...
Đọc tiếp

Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long, có đoạn viết:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu càng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình, Bấy giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia, Công việc của cháu gian khổ thế cứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy”

(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn văn là lời tâm sự của anh thanh niên với ai, nói trong hoàn cảnh nào? Lời Tâm sự đó đã bộc lộ những nét đáng quỷ nào của nhân vật? Vì sao có lúc anh thanh niên sử dụng từ “cháu” để xưng hô, lúc lại dùng từ “ta”? (2,0 điểm)

Câu 2. Chỉ ra thành phần khởi ngữ và nêu tác dụng của dầu gạch ngang được sử dụng trong đoạn văn. (1,0 điểm)

Câu 3. Trong “Lặng lẽ Sa Pa", có những nhân vật dù chỉ giản tiếp xuất hiện qua lời kể của anh thanh niên xong vẫn hiện lên với những nét cao quỷ đảng khâm phục. Đó là những nhân vật nào? (0,5 điểm)

Câu 4. Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long có những phẩm chất cao đẹp của người lao động. Bằng đoạn văn diễn dịch khoảng 15 câu, em hãy phân tích làm rõ điều đó, trong đoạn có cầu chứa thành phần phụ chủ phép nối để liên kết (gạch dưới câu chứa thành phần phụ chủ và từ ngữ dùng làm phép nối (3,5 điểm).

mọi ng giúp em với ạ

1
17 tháng 5 2021

C1:

- anh thanh niên nói với ông họa sĩ

-hoàn cảnh: khi ông họa sĩ thắc mắc anh lại được xem là người cô độc nhất thế gian

-có thể thấy anh là người yêu nghề, đam mê, huyết tâm với công việc

-Khi anh xưng ''cháu'' và ''ta'' cũng đều chỉ bản thân anh cả, nhưng ở đây anh muốn nhấn mạnh sự hoà hợp của mình với công việc nên đã xưng ''ta''

C2:

-KN: hồi chưa vào nghề

-đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại

Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long, có đoạn viết:- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu càng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình, Bấy giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh...
Đọc tiếp

Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long, có đoạn viết:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu càng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình, Bấy giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia, Công việc của cháu gian khổ thế cứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy”

(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1. Câu văn "còn người thì ai mà chả "thèm'' hở bác?" xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu nào? Em hãy tìm trong đoạn văn trên một câu văn khác cũng thuộc kiểu câu đó. Cho biết tác dụng của việc sử dụng liên tiếp kiểu câu ấy trong đoạn văn
Câu 2. Vì sao ''hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa'' nhân vật cháu nghĩ ''ngôi sao kia lẻ loi một mình''. Còn ''bây giờ làm nghề này'' anh lại ''không nghĩ như vậy nữa''?

0
Cho đoạn văn:... Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kỹ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi công việc của cháu gắn...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn:

... Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kỹ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất…

(Theo Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Hoàn cảnh sáng tác? Lời tâm sự trong đoạn văn là lời của nhân vật nào ?

Câu 2. Tìm trong đoạn văn các chi tiết thể hiện biện pháp tu từ nhân hóa và nêu tác dụng.

Câu 3: Xác định ít nhất một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn và chỉ rõ từ ngữ thể hiện phép liên kết đó?

Câu 4. Qua đoạn văn, em hãy chỉ ra những thay đổi trong suy nghĩ của nhân vật và lý giải tại sao lại có sự thay đổi đó ?

 

0