K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 5 2019

“Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”. Phó Thủ Tướng Vũ Khoan đã nhấn mạnh trong bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của mình. Lần đầu được giới thiệu trên báo Tia sáng năm 2001.

Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim bao giờ con người vẫn là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.

Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỷ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và và công nghệ, làm cho tỷ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày một lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.

Trong một thế giới như vậy, nước ta lại phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó.

Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.

Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỷ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt nam ta cần cù thì cần cù thật nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo’ một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp” những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.

Trong một “thế giới mạng’, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng Internet thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe doạ. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kỵ vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. Ta có thể quan sát thấy điều đó ngay trong cả những việc nhỏ nhặt: ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau ch chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích; người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau, song người Việt lại thường đố kỵ nhau…

Bước vào thế kỷ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kỳ thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người thích tỏ ra “khôn vặt”,”bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.

Bước vào thế kỷ mới, muốn “sánh vai các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

31 tháng 5 2019

“ Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay”.

Vũ Khoan từng là Phó Thủ tướng Chính phủ nước ta. Ông đã từng viết bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” để khuyên lớm trẻ Việt Nam bước vào thể kỉ mới cần nhận ra những điểm mạnh, từ bỏ những điểm yếu. Trong bài viết có những lời nhắc nhở chân tình sau đây: “Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới … nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối họ chay, học vẹt nặng nề …”.

Vậy hành trang là gì? Hành trang là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa. Ở đây dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, thói quen … để bước vào một thời kì mới. Thế nào là thế kỉ mới? Đây là cụm từ chỉ thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học, của thế giới mạng. Thế kỉ mới (thế kỉ XXI) là thời kỳ đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, điện đại hóa, hơn thế nữa “hội nhập càng sâu vào nền kinh tế thế giới”.

Tại sao phải chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới? vì muốn định hướng cho tương lại thì trước hết chúng ta phải bắt tay vào chuẩn bị và cải thiện lại bản thân mình. Đây là khâu quan trọng mở đầu cho các khâu tiếp theo. Nó mở ra hướng đi trong việc chuẩn bị các hành trang tiếp theo. Dù là thời kì đồ đá hay đồ đồng, kể cả thời hiện đại, dù ở nước Mỹ hay ở Việt Nam thì bản thân con người bao giờ cũng là trung tâm của sự phát triển. Vì từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới, nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, vai trò của con người càng nổi trội. Muốn chuẩn bị cho bản thân thì phải nhận ra xái mạnh và cái yếu của chính mình.

Cái mạnh của con người Việt Nam là gì? Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới. Sự thông minh nhanh nhạy là một mặt mạnh mà không ai có thể phủ nhận. Nhờ vậy mà dân tộc ta có thể tồn tại và phát triển quan 4000 năm lịch sử đầy thăng trầm biến động bởi thù trong, giặc ngoài; mới vượt qua được bao thử thách nghiệt ngã, vận nước ngàn cân treo sợi tóc. Nhiều tấm gương thành công của con người Việt Nam đã chứng minh điều này. Ngày xưa, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã làm cho vua Trung Quốc phải nể phục … GS Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh đất nước với giải Fields Toán học.

Cái yếu của con người Việt Nam là gì? Cái yếu của người Việt Nam là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề … Vậy học vẹt là gì? Học vẹt là học mà không hiểu bải, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Học vẹt là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, điajnh nghĩa, khái niệm đó. Biểu hiện của nó là lý thuyết thì thuộc nhưng không biết áp dụng kiến thức đó vào thực hành. Học sinh cố học thuộc để lấy điểm miệng hay kiểm tra nhưng rốt cục chẳng hiểu vấn đề. Còn thế bào là học tủ? “Học tủ” là chọn một phần kiến thức trong vô vàn kiến thức để học và nghĩ rằng kiến thức đó sẽ có trong kỳ thi. Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính chất may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi – kiểm tra mà không trúng “tủ” thì sẽ nhận được điểm kém. Trong Luận văn thị phạm, Nghiêm Toản đã viết:

“Sự học mà đã hạ xuống là “học tủ” thù chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa”.

Vậy chúng ta phải làm gì để chuẩn bị bước vào thế kỉ mới? chúng ta phải lấp đầy túi hành trang của mình bằng những điểm mạnh và vứt bỏ điểm yếu. Chúng ta đang sống, sinh hoạt, học tập trên đất nước Việt Nam; chúng ta thừa hưởng, sự thông minh, nhạy bén của cha ông. Và giờ đây, chúng ta phải biến thế mạnh ấy thành kho tàng riêng của mình bằng cách ra sức học tập để bồi dưỡng cho kho tàng ấy ngập tràn kiến thức. Bởi lẽ “kiến thức là sức mạnh”, chỉ có kiến thức, tuổi trẻ mới có sức mạnh xây dựng đất nước phát triển. Nhưng để làm được điều đó chúng ta phải học những gì, học ra sao? Có lẽ không phải là học vẹt, học tủ …. Mà phải thay đổi phương pháp học tập, “học đi đôi với hành” ….

“Học kiến thức phải giỏi suy nghĩ, suy nghĩ, lại suy nghĩ. Chín nhờ cách ấy tôi đã trở thành nhà khoa học” (Einstein).

Trong một thế giới đang phát triển, nước ta lại phải cùng lúc giải quyết ba nhiệm vụ; thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hâu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đồng thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Để hoàn thành sự nghiệp ấy con người Việt Nam phải hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Bước chân vào thế kỉ mới, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội; hòa nhập, mở rộng giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ … nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thử thách. Vấn đề làm sao tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi người.

Tóm lại, bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai với các cường quốc năm châu”, thì con người chính là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Con người phải chuẩn bị những hành trang cần thiết để bước vào thế kỉ XXI bằng cách trang bị tri thức khoa học công nghệ, có nhận thức đúng về bản thân, xã hội, thời đại, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh, giàu tính nhân văn, có lí tưởng, có niềm tin. Còn học sinh chúng ta cần phải tập trung ý chí và xác định thật đúng đắn mục đích của học tập của mình, mục đích học tập như tổ chức Unesco đề xướng:

“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

14 tháng 2 2020

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền.

Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay

Ý thức của người dân

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

Người dân thờ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, khó làm gương cho trẻ em. 

Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.

Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên.

Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ

Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể.

Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên.

Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường.

Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.

Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường

Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất,... Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường.

Một bức ảnh nhỏ nhưng cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ô nhiễm đến mức nào. 

Quyền hạn pháp lý của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường. Các cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường về các loại tội phạm còn hạn chế chưa đủ mạnh. Cụ thể, có rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lý hình sự, còn các biện pháp xử lý khác như: buộc phải di dời ra khỏi khu vực ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết nên doanh nghiệp "lỳ đòn" cũng không có hiệu quả.

Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế.

Giải pháp khắc phục

Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.

Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta. 

Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.

Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng.

Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này.

Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.

Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau

haha

20 tháng 3 2021

Hiện nay, trong học sinh nổi cộm lên vấn đề học chay và học vẹt vô cùng nặng nề. Thật vậy, (BL) cách học này không chỉ có hại cho chính bản thân người học mà còn gây tổn hại đến chất lượng dạy và học của trường học nói chung. Trên thực tế, học chay là học thuộc lòng lý thuyết nhưng không học cách áp dụng vào thực tế đời sống, tức là nắm rất rõ lý thuyết nhưng học một cách máy móc, không biết áp dụng vào đời sống như thế nào. Còn học vẹt là học nhưng không hiểu gì, không có khả năng ứng dụng vào cuộc sống thường ngày mà chỉ biết nhắc lại máy móc, rập khuôn như một con vẹt mà thôi. Chính vì vậy, giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết những cách học này phải đến từ sự cố gắng từ cả học sinh, giáo viên và nhà trường. Đầu tiên, học sinh cần phải cố gắng chăm chỉ học hành, hiểu cặn kẽ từng vấn đề lý thuyết và hiểu được cách áp dụng từ trong lời giảng của thầy cô. Nếu như phần nào không hiểu thì chúng ta có thể hỏi bạn bè nhờ giải đáp. Chỉ khi hiểu sâu sắc vấn đề cùng với ý thức học tập tốt thì mỗi học sinh mới có thể nảy sinh lòng ham học và chịu khó học hành. Thứ hai, giáo viên cần luôn hăng hái, tích cực giảng giải cho học sinh hiểu cặn kẽ vấn đề, đồng thời hướng học sinh đến việc ứng dụng những kiến thức đó vào cuộc sống ra sao. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ nhà trường, luôn có những phương án điều chỉnh kịp thời để phục vụ tốt nhất cho việc dạy và học trong nhà trường. Đối với tôi (KN) , tôi nghĩ rằng chúng ta nên có ý thức học tập tốt hơn đừng dựa dẫm vào ai mà hãy đi lên bằng năng lực thực sự của mình. Tóm lại, việc học chay, học vẹt cần có sự giải quyết đồng thời từ học sinh, thầy cô và nhà trường.

THAM KHẢO 

  
20 tháng 3 2021

Tham khảo:

Học tập tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp là nhiệm vụ lâu dài của mỗi học sinh, rất cần có phương pháp và cách thức phù hợp để hoàn thiện bản thân một cách nhanh chóng, chọn lọc nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những người có phương pháp khoa học, hiệu quả thì vẫn còn nhiều học sinh lại chọn giải pháp học chay, học vẹt, học đối phó một cách vô ích và tai hại. Chắc chắn, học chay, học vẹt, học đối phó là những cách học sai lầm, không những khiến cho thành tích học tập của chúng ta ngày càng yếu kém trầm trọng mà năng lực cũng không thể hình thành. Học chay, học vẹt là cách học chỉ mang tính chất hình thức, lý thuyết, không áp dụng được và không có hiệu quả, học không đi đôi với hành, không có suy nghĩ thấu hiểu, tuy đọc bài rất trôi chảy nhưng thực sự không hiểu gì cả, chẳng biết vận dụng vào thực hành. Cách học ấy khiến cho bạn lười nhác hơn, không chịu động não suy nghĩ để phát triển kiến thức, mất dần khả năng sáng tạo, tư duy không phát huy, không chịu phấn đấu. Học chay, học vẹt, học đối phó là đang tạo thói quen học tập không tốt cho bản thân mình, và nó sẽ ảnh hưởng đến con đường học tập sau này. Nhận ra tác hại của việc học chay, học vẹt thì phải điều chỉnh lại cách học để mang đến kết quả tốt hơn. Gia đình và nhà trường cần tạo môi trường học tập lành mạnh, thân thiện, đặc biệt là không áp lực để các bạn học sinh có thể phát huy tinh thần học tập của mình. Đối với học sinh, học chay, học vẹt là cách học mang tính đối phó, nên tránh xa. Là học sinh chúng ta cần phải có ý thức được điều này để lựa chọn cho mình phương pháp học tập hữu dụng hơn.

TP biệt lập: chắc chắn

Khởi ngữ: Đối với học sinh, 

11 tháng 10 2021

Tham khảo:

Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

11 tháng 10 2021

tham khảo nha bạn:

nhân vật vũ nương trong văn bản "chuyên người con gái nam xương" của nguyễn dữ hiện lên là một người con gái có tính tình thùy mị , nế na lại thêm tư dung tốt đẹp\(^1\). Vũ nương được sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, được gả vào một nhà giàu là Trương Sinh\(^2\).Sau khi về nhà chồng, biết chồng mình có tính hay ghen nên nàng cũng rất giữ gì khuân phép\(^3\).Cuộc sum học chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính, nàng ở nhà một mình hết sức chăm sóc cho mẹ và con\(^4\). Mọt thời gia sau mẹ chồng mất nàng, nàng hết lời thương xót ,lo việc tế lễ như đối với cha mẹ đẻ\(^5\).Sau một năm Trương Sinh chở về, trên đường đi ra thăm mộ mẹ chàng đã vôi tình nghe bé đảng kể lại chuyện cái bóng khi mình vắng nhà và nghi cho vợ mình hư\(^6\).Về nhà chàng la um lên trách móc vợ mặc nàng hế sức giải thích và hàng xóm bênh vực vẵn mắng nhiếc , đánh đuổi nàng đi\(^7\). Sau khi giải thích chồng không nghe nàng về tắm giử song nàng ra bến Hoàng Giang thề nguyền rồi gieo mình xuống dòng nước\(^8\). Các nàng tiên thấy thế thương tình đã cứu nàng\(^9\). Su khi nàng chết Trương Sinh tối đó ngồi trước đèn nghe bé Đán vừa nói vừa chỉ tay vào cái bóng mình mới biết mình vu oan cho vợ nhưng đã muộn \(^{10}\). My sao có một người tên là Phan Lang được mời xuống thủy cung chơi và  Vũ Nương đã nhờ Phan Lang đưa cho chàng Trương một chiếc hoa cài vàng và bảo với tràng nếu còn nhớ tình xưa nghĩa cũ thì lập đàn giải oan cho nàng\(^{11}\).Sau khi Trương Sinh biết thì liền lập đàn giải oan chho nàng , nàng hiện vế lộng lẫy rồi từ từ liến mất\(^{12}\).Từ đó cho thấy rõ hơn tấm lòng chung thủy, vị tha của nàng\(^{13}\). Mặc dù bị trồng rẫy bỏ nhưng nàng vẫn rất yêu thương chồng \(^{14}\). Qua điều đó cho thấy sự bất công của chế độ nam quyền thời xưa, đồng thơi tôn vinh vể đẹp của người con gái Việt \(^{15}\)

24 tháng 11 2018

Hình ảnh con ngựa và cả tàu (cả đàn ngựa) đã được sử dụng với nghệ thuật ẩn dụ đã thể hiện một lớp nghĩa rất hay đó là sự gắn bó, đoàn kết. Khi đọc qua câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, trước hết, trong chúng ta hiện ra những hình ảnh đơn giản.

Đó chính là hình ảnh một con ngựa bị bệnh thì cả đàn ngựa “cả tàu” lo lắng “ bỏ cỏ”, chăm sóc con ngựa bị ốm.

Đó chỉ là những suy nghĩ đơn giản, thoáng qua và khi ta suy ngẫm thì ta có thể hiểu được một lớp nghĩa hay, chứa đựng một bài học về đạo đức. Một con ngựa biểu trưng cho những cá nhân, riêng lẻ, đơn độc còn cả tàu là biểu trưng cho tập thể lớn, sự đoàn kết, gắn bó. Khi một cá nhân gặp trắc trở thì tất cả tập thể, mọi người xung quanh lo lắng, quan tâm, chăm sóc cho một cá nhân ấy. Một lối sống tốt của người Việt Nam.

Tất cả chúng ta đều biết trong cuộc sống ai cũng gặp những chông gai, sóng gió và để vượt qua được thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó với nhau. Sống, học tập hay làm việc trong một tập thể như gia đình, trường lớp, xã hội hay đất nước, thì dù chỉ một cá nhân nào gặp khó khăn thì sự đoàn kết, giúp đỡ, quan tâm chính là những cơ sở để vượt qua và chiến thắng. Sự đùm bọc, che chở, giúp đỡ không những giúp cho 1 cá nhân vượt qua được khó khăn mà còn là cơ sở để giúp cả tập thể ngày càng tiến, hoàn thiện hơn, gặt hái được nhiều thành công và trở thành một tập thể, xã hội tiên tiến.

Song sự tương thân tương ái ấy được nhân dân xưa nhắc nhở qua các câu ca dao, thành ngữ và tục ngữ như: Lá lành đùm lá rách; Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, Thương người như thề thương thân. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cũng thế, qua câu tục ngữ, nhân dân khuyên con người khi sống trong một tập thể thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó, hợp tác, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau thì mới có thể tồn tại, trụ vững và tiến đến những tầm cao vì tất cả mọi thứ, mọi người trong cuộc sống đều có sự liên quan mật thiết với nhau. Là người Việt Nam, chúng ta nên gìn giữ và phát huy tinh thần đoàn kết này để xây dựng một xã hội, đất nước giàu mạnh.

 

Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” hay, xúc tích. Câu tục ngữ sữ dụng hình ảnh ẩn dụ một cách tài tình. Nó nhắc nhở chúng ta cách ứng xử, làm người trong cuộc sống và hướng chúng ta đến một chuẩn mực đạo đức cần có ở con người là sống đoàn kết, quan tâm lẫn nhau. Dù trong thời đại nào thì câu tục ngữ này cũng luôn luôn đúng.

24 tháng 11 2018

Hình ảnh con ngựa và cả tàu (cả đàn ngựa) đã được sử dụng với nghệ thuật ẩn dụ đã thể hiện một lớp nghĩa rất hay đó là sự gắn bó, đoàn kết. Khi đọc qua câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, trước hết, trong chúng ta hiện ra những hình ảnh đơn giản.

Đó chính là hình ảnh một con ngựa bị bệnh thì cả đàn ngựa “cả tàu” lo lắng “ bỏ cỏ”, chăm sóc con ngựa bị ốm.

Đó chỉ là những suy nghĩ đơn giản, thoáng qua và khi ta suy ngẫm thì ta có thể hiểu được một lớp nghĩa hay, chứa đựng một bài học về đạo đức. Một con ngựa biểu trưng cho những cá nhân, riêng lẻ, đơn độc còn cả tàu là biểu trưng cho tập thể lớn, sự đoàn kết, gắn bó. Khi một cá nhân gặp trắc trở thì tất cả tập thể, mọi người xung quanh lo lắng, quan tâm, chăm sóc cho một cá nhân ấy. Một lối sống tốt của người Việt Nam.

Tất cả chúng ta đều biết trong cuộc sống ai cũng gặp những chông gai, sóng gió và để vượt qua được thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó với nhau. Sống, học tập hay làm việc trong một tập thể như gia đình, trường lớp, xã hội hay đất nước, thì dù chỉ một cá nhân nào gặp khó khăn thì sự đoàn kết, giúp đỡ, quan tâm chính là những cơ sở để vượt qua và chiến thắng. Sự đùm bọc, che chở, giúp đỡ không những giúp cho 1 cá nhân vượt qua được khó khăn mà còn là cơ sở để giúp cả tập thể ngày càng tiến, hoàn thiện hơn, gặt hái được nhiều thành công và trở thành một tập thể, xã hội tiên tiến.

Song sự tương thân tương ái ấy được nhân dân xưa nhắc nhở qua các câu ca dao, thành ngữ và tục ngữ như: Lá lành đùm lá rách; Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, Thương người như thề thương thân. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cũng thế, qua câu tục ngữ, nhân dân khuyên con người khi sống trong một tập thể thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó, hợp tác, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau thì mới có thể tồn tại, trụ vững và tiến đến những tầm cao vì tất cả mọi thứ, mọi người trong cuộc sống đều có sự liên quan mật thiết với nhau. Là người Việt Nam, chúng ta nên gìn giữ và phát huy tinh thần đoàn kết này để xây dựng một xã hội, đất nước giàu mạnh.

 

Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” hay, xúc tích. Câu tục ngữ sữ dụng hình ảnh ẩn dụ một cách tài tình. Nó nhắc nhở chúng ta cách ứng xử, làm người trong cuộc sống và hướng chúng ta đến một chuẩn mực đạo đức cần có ở con người là sống đoàn kết, quan tâm lẫn nhau. Dù trong thời đại nào thì câu tục ngữ này cũng luôn luôn đúng.

3 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

Từ rất lâu tinh thần lạc quan luôn là một tinh thần được các bậc thánh nhân coi trọng và lấy đó làm khuôn khổ đạo đức của các bậc thánh nhân mỗi khi gặp những chuyện bế tắc không tìm được lối thoát. Khi ấy tinh thần lạc quan được coi là liều thuốc tốt nhất để họ có thể quên đi cái hiện tại và luôn hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Chính tinh thần lạc quan ấy đã khiến họ có được những phút giây thanh nhàn không vướng bận bất cứ một việc gì họ luôn tìm thấy ánh sáng trong bóng tối.

​Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần có tinh thần lạc quan thì bạn đã có được một nửa của thành công. Cuộc sống không bao giờ hoàn hảo hay tuyệt đối gì cả. Sẽ chẳng có thành công nào có được một cách tự nhiên, có người nói rằng họ tin vào may mắn nhưng may mắn sẽ không phải lúc nào cũng đến với họ nhưng cũng không phải lúc nào bạn cũng gặp những khó khăn. Nhưng vấn đề ở đây là bạn phải luôn tạo cho mình một tinh thần lạc quan tin tưởng không sợ bất kỳ khó khăn nào. Đó chính là sức mạnh của tinh thần lạc quan. Chỉ cần bạn luôn có tinh thần phấn đấu luôn nghĩ đến mặt tốt của mọi việc, tích cực trong suy nghĩ thì bạn sẽ biến hóa được cuộc sống theo ý của mình. Có rất nhiều những danh nhân thế giới họ đã vấp ngã nhưng họ đã lạc quan và kết quả của việc đó luôn là thành công đến với họ. Họ đã đúc rút và trong những câu nói mà tôi đã được nghe “người lạc quan luôn tìm thấy ánh sáng trong bóng tối nhưng tại sao người bi quan lại đến và thổi tắt nó đi” hay “hướng về ánh nắng bạn sẽ không nhìn thấy bóng tối”. Khi bạn mắc kẹt vào một vấn đề khó nào đó thì người bi quan luôn nhìn thấy những thất bại những điều không tốt lành và hậu quả hiển nhiên là họ không thể tìm thấy lối thoát và lúc nào cũng trong tâm thế nơm nớp lo sợ và điều tất nhiên là họ sẽ không thể tìm thấy đường thoát và vấn đề sẽ luôn đi theo chiều hướng xấu mà tôi đang nghĩ đến. Trái với người bi quan người lạc quan luôn tin tưởng vào những điều mình đã làm luôn nghĩ đến một tương lai tốt đẹp cho nó và khi khó khăn đến thì họ luôn tìm ra những giải pháp tối ưu nhất.

 

​Nếu nói đến những tấm gương sáng của tinh thần lạc quan thì không hề hiếm. Trước tiên ta phải kể đến đó là tinh thần lạc quan của Hồ Chủ tịch khi mà người bị bắt và giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch bị lưu đày từ nhà lao này đến nhà lao khác luôn phải sống trong cảnh thiếu thốn đủ điều và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Thế nhưng ta chưa bao giờ bắt gặp sự bi quan trong con người đó. Bằng chứng là trong hoàn cảnh này Bác vẫn có thể sáng tác ra “Nhật kí trong tù” thể hiện tinh thần rất lạc quan yêu đời của Bác. Hay tinh thần lạc quan mà cả thế giới đều ngưỡng mộ chính là Nick Vujicic là một người không chân không tay nhưng anh có một tinh thần lạc quan vô bờ. Thế nên thành công luôn mỉm cười với anh, anh đi khắp nơi để truyền ngọn lửa của mình cho tất cả mọi người và rất nhiều người đã được anh thắp sáng lên niềm tin và tìm ra con đường cho mình.

Vậy chúng ta có thể hình thành nuôi dưỡng và tôi luyện nó như thế nào? Trước tiên, ta phải chắc chắn rằng mình là người giải quyết tất cả mọi vấn đề chứ không phải là chờ đến ai khác nữa và chúng ta phải luôn tin rằng vấn đề này giải quyết không thành công không hiệu quả thì chắc chắn sẽ có cách giải quyết khác tối ưu hơn. Người có tinh thần lạc quan tin tưởng cũng là người rất thực tế, không tìm mọi cách tránh né khó khăn, cũng không làm ngơ gạt bỏ vấn đề sang một bên như không có gì. Hãy năng giao tiếp với những người có tinh thần lạc quan và tinh thần lạc quan tin tưởng còn được vun trồng bằng cái nhìn tích cực, biết tìm kiếm những điều tốt đẹp, biết đánh giá trị những khả năng, những gì mình có. Trái lại, nếu chỉ bận tâm đến những gì mình muốn được, nhưng không có, thật chẳng khác gì đổ tro tàn trên than nguội. Khi quyết tâm thay đổi lối suy nghĩ từ tiêu cực sang tích cực thì bạn sẽ dễ dàng vượt qua mọi trở ngại. Mọi sự kiện buồn vui trong cuộc sống đều là cơ hội làm thay đổi cách nhìn của chúng ta về những vấn đề thường ngày. Trong môi trường làm việc cần tinh thần sáng tạo cao thì nhà quản trị càng nhận thấy điều ấy rõ hơn ở ngay các nhân viên của mình. Điều đáng nói là thông thường, sau khi một sự cố xảy ra đối với ai đó thì hầu hết xu hướng nhìn nhận vấn đề lại nghiêng về phía bi quan hơn là lạc quan.

 

Lạc quan là một thái độ sống tích cực cần có ở mỗi người, nhưng nên tránh cách sống “lạc quan chủ nghĩa”: dùng phép thắng lợi tinh thần để ngụy biện cho những điều xấu xa đang diễn ra trong thực tế. Với cách sống như vậy, bạn sẽ rơi vào u mê, chủ quan, thiếu thực tế. Đây là một thái độ sống sai lầm cần tránh để không trở nên thụ động, trì trệ.

Ai cũng cần lạc quan để nuôi dưỡng ước vọng, nỗ lực đạt cho được những thành công trong nghề nghiệp và còn để thoát ra khỏi những mối bận tâm không cần thiết. Chúng ta là những người trẻ hãy tham gia những hành động những diễn đàn về tinh thần lạc quan cho thấy tinh thần lạc quan và quyết tâm của giới trẻ trong việc góp sức vì một xã hội tươi đẹp hơn.

các câu ca dao và sự lạc quan :

+ Thua keo này bày keo khác

+ Sông có khúc, người có lúc.
3 tháng 7 2021

Tham thảo

Những mảng màu của đời sống góp phần điểm tô cuộc đời mỗi chúng ta. Cuộc sống có tốt, có xấu, có hạnh phúc cũng có bất hạnh, có vui vẻ cũng có khổ đau. Giông tố, gian nan cuộc đời không ai muốn nhưng cũng khó ai tránh khỏi và đôi khi những khó khăn hoặc thử thách khiến ta chùn bước hoặc giúp ta trở nên tốt đẹp hơn, tùy thuộc vào cách đối diện của mỗi người. Bởi vậy mà tinh thần lạc quan rất quan trọng.

“Lạc” là vui vẻ, vui tươi, phấn chấn, “quan” là cách nhìn nhận. Lạc quan là luôn hướng về những điều tốt đẹp, thấy được những tia hy vọng trong khổ đau, nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực. Lạc quan - thái độ tích cực trong cuộc sống mà mỗi người cần phải có. Một “liều thuốc” vô cùng hữu hiệu trong đời sống. Cuộc sống chứa đựng vô vàn những khó khăn thử thách luôn khiến người ta e dè, sợ hãi. Nhưng tinh thần lạc quan sẽ giúp chúng ta có được sự phấn chấn, động lực để cố gắng hơn, người ta sẽ tìm thấy nụ cười trong những dòng nước mắt, bình an trong khổ đau. Lạc quan giúp ta thành công hơn mỗi ngày, ta sẽ thấy yêu đời, yêu cuộc sống và yêu thương mới người hơn. Sống lạc quan giúp ta tự khẳng định được chính mình và giúp đỡ mọi người vượt qua những bất hạnh. Tinh thần sống lạc quan góp phần lớn vào xây dựng đời sống văn minh, tốt đẹp hơn, góp phần truyền năng lượng tích cực của mình cho mọi người xung quanh, cho đời sống.

Trong văn học, ta bắt gặp những nhân vật dù trong khó khăn, nghịch cảnh vẫn vươn lên, sáng ngời bao phẩm chất cao quý, trong gian nan họ vẫn tin tưởng ở tương lai. Người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu dù bị đánh đập tàn nhẫn vẫn luôn bênh vực chồng, tin tưởng vào hạnh phúc gia đình cùng những đứa con. Mẹ con anh cu Tràng trong “Vợ nhặt” của Kim Lân dù trong nghèo đói, bần cùng vẫn một lòng hướng về cách mạng, hướng về ngày ấm no trong đoàn người phá kho thóc Nhật. Những người chiến sĩ nơi chiến trận chịu muôn vàn khó khăn giữa bão đạn, mưa bom vẫn nở nụ cười hào sảng, tin yêu trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật hay hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong phá bom nơi hiểm nguy vẫn giữ luôn yêu đời, nhiệt huyết và dũng cảm trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Bằng niềm tin, nghị lực phi thường, sống hướng đến ngày mai, lạc quan trong gian khó, họ trở nên rực rỡ và đẹp đẽ biết bao quá mỗi trang văn, trang thơ của thi nhân.

Bước vào đời sống, tinh thần lạc quan ấy được ta bắt gặp khắp mọi nơi, bất cứ khi nào. Người lạc quan không bao giờ để mình phải đau khổ hay chán nản, trong mọi việc họ luôn biết cách để dung hòa. Đó là những người biết xây dựng ước mơ bằng niềm tin, bằng tinh thần tuyệt mỹ không dễ dàng chấp nhận thất bại, than thở trước khó khăn. Hồ Chủ Tịch là tấm gương vĩ đại cho tinh thần ấy, trong cảnh lao tù, gông cùm của quân giặc, trong cô đơn một thân một mình nơi đất khách, Bác vẫn hướng về nhân dân đất Việt mà viết nên những vần thơ thép. Trong lao tù Bác vẫn ung dung ngắm trăng, say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, sinh ra không may mắn khi bị liệt cả hai tay từ nhỏ, nhưng bằng niềm tin và ước mơ cắp sách đến trường. Thầy đã không quản khó khọc để luyện tập, viết bằng đôi chân, giờ đây thầy là một tấm gương sáng ngời cho tình thần lạc quan ấy. Nhà diễn thuyết Nick Vujicic bị mắc hội chứng bẩm sinh, từ nhỏ đã không có cả chân tay, nhưng với nghị lực phi thường, lòng dũng cảm đối mặt với sự khiếm khuyết của mình, ông trở thành nhà truyền cảm hứng về nghị lực và niềm tin vào cuộc sống cho bao khán giả trên thế giới. Hãy gần gũi hơn, ta vẫn không khỏi cảm phục trước những bệnh nhân ung thư vẫn ngày ngày lạc quan, hát cho nhau nghe, cùng nhau yêu thương, san sẻ, cùng nhau luyện tập và động viên nhau. Ta không khỏi ngậm ngùi trước ước mơ được một ngày làm cô giáo dạy trẻ, làm bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo, hay làm chú phi công... của những em bé không may bị căn bệnh hiểm nghèo. Là những bạn học sinh dù bị điểm kém trong kì thi học kì vẫn không nản lòng, tiếp tục cố gắng.

 

Trái ngược hoàn với lạc quan là lối sống bi quan, nhìn về quá khứ, chán nản trước những thất bại của hiện tại, thậm chí lựa chọn cái chết, tự hành hạ bản thân. Bi quan sẽ khiến cho cuộc sống chúng ta ngày một khó khăn, dễ khiến ta nản lòng, khó vượt qua trước những thách thức của cuộc đời, của số phận.

Mỗi chúng ta hãy giữ cho mình tinh thần lạc quan, hãy luôn tin vào cuộc sống, mạnh mẽ như những bông hoa hướng dương, luôn nhìn về phía mặt trời, hướng về ánh sáng của sự sống. Cuộc đời không có gì là tuyệt đối, đừng phí phạm thanh xuân trong đau khổ, chán chường, như một câu ngạn ngữ từng nói: “Cuộc sống luôn cho chúng ta thứ gọi là ngày mai”. Vì vậy, hãy mỉm cười và đón nhận mọi điều mà cuộc sống mang lại, hãy sống cho những năm tháng tuyệt đẹp nhất mà ông trời dành tặng.

21 tháng 1 2018

Xã hội đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế…Chính sự phát triển như vũ bão này lại là tác nhân khiến cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Bởi guồng quay cuộc sống kéo họ vào những bận rộn, hối hả đời thường. Và thái độ sống vô cảm, thờ ơ cũng từ đó mà hình thành nên.

Trước hết chúng ta cần hiểu rõ vô cảm là như thế nào? Và tại sao lại gọi vô cảm là “bệnh”. Người ta chỉ gọi bệnh ho, bệnh lao, bệnh ngoài da…có thể dùng thuốc để chữa nhưng vô cảm cũng là một loại bệnh. Chắc hẳn có ý ẩn dụ gì đằng sau câu chữ đó. Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác.

nghi-luan-xa-hoi-ve-tinh-vo-cam-hien-nay

Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này.

Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.

Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa.

Những người con xa nhà lâu ngày, bị cuốn vào guồng quay của công việc nên việc hỏi thăm cha mẹ thường xuyên cũng thưa dần. Rồi những lần gọi điện, những lần về thăm cứ cạn vơi theo năm tháng. Như thế chúng ta đang vô tình khiến cho trái tim mình, cho bản thân mình vô cảm với những người thân yêu nhât. Vô cảm thật đáng trách, đáng giận nhưng nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết sửa chữa, biết hỏi thăm cuộc sống của nhau thì thật đáng quý. Con người ai cũng có lỗi lầm, chỉ cần biết nhận sai và sửa sai.

Hiện nay, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười khi con người cứ lạnh nhạt, vô tâm với nhau. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống; có người giàu sang, có người khốn khó, biết trách ai được.

Chiều nay khi đi trên phố, tôi thấy có một đôi vợ chồng trẻ đi trên chiếc xe Sh sang chảnh,. Họ đi qua khu chợ ồn ào, náo nhiệt, cười nói rất vui vẻ. Họ bắt gặp  một bà lão già mắt kèm nhem dắt theo một đứa cháu nhỏ chân không đi dép mặc bồ quần áo rách rưới. Họ ngả chiếc nón trước mắt hai vợ chồng kia xin vài ba đồng. Nhưng hai bà cháu nhận lại là ánh mắt khinh khỉnh, không quan tâm. Hai vợ chồng ấy mang theo hương nước hoa thơm lừng, bỏ lại sau lưng thái độ lạnh lùng đến vô tâm. Như vậy đó, vô cảm chỉ là những biểu hiện nhỏ nhặt trong cuộc sống như vậy nhưng chúng ta đâu phải ai cũng có đủ tâm để nhận ra.

Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất.

Đối với thế hệ trẻ thì thái độ sống vô cảm cần phải ngăn chặn trước. Vì tương lai đất nước cần những con người tài giỏi và biết sẻ chia, biết yêu thương đồng loại. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta có thể dùng chính trái tim mình để sưởi ấm những trái tim khác đang đầy những vết xước hơn.

Vô cảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ sự phát triển quá nhanh của xã hội khiến cho con người không bắt kịp được. Cũng từ đó họ bị cuốn sâu vào sự bộn bề, lo toan mà quên mất đi tấm lòng yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh mình.

Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.

21 tháng 1 2018

I don't know!