Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a/ Diện mạo khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ X - XVI
- Trên cơ cở các vương quốc phong kiến đã được hình thành ở các giai đoạn trước, từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII, các vương quốc này tiếp tục phát triển.
- Vào khoảng thế kỉ XIII, quân Mông – Nguyên mở rộng xâm lược xuongs Đông Nam Á. Nhu cầu liên kết giữa các quốc gia nhỏ và các tộc người trong kháng chiến chống ngoại xâm đã dẫn đến sự ra đời của một số vương quốc phong kiến mới v à sự thống nhất, hình thành một số vương quốc phong kiến rộng lớn hơn.
- Từ thế kỉ XVI, các vương quốc phong kiến Đông Nam Á bắt đầu quá trình suy vong.
b/ Văn hóa Đông Nam Á từ thế kỉ X – XVI:
- Trong các thế kỉ X – XVI, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra những thành tựu văn hóa độc đáo, có đóng góp quan trọng cho nền văn minh nhân loại.
- Năm 802, vua Giay-a-vác-man II thống nhất lãnh thổ, đổi tên nước thành cam-pu-chia, mở ra thời kì Ăng-co – thời kì phát triển rực rỡ nhất của Vương quốc Cam-pu-chia.
- Đến thế kỉ XV, vương quốc Ăng-co suy yếu do sự tranh chấp quyền lực giữa các phe phái và sự tấn công của Thái.
- Dưới thời kì Ăng-co, cư dân Ăng-co đạt được sự phát triển thịnh đạt về kinh tế, ổn định về chính trị - xã hội và có nhiều sáng tạo văn hóa độc đáo.
- Trong giai đoạn từ đầu thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI, vùng đất phía Nam của Đại Việt bao gồm khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam hiện nay.
- Từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI, ở khu vực Nam Trung Bộ là giai đoạn phát triển rực rỡ của Vương quốc Chăm-pa, dưới sự trị vì của triều đại Vi-giay-a. Sau đó, vương quốc này dần suy yếu. Trong khi đó ở khu vực Nam Bộ, sau sự suy sụp của Vương quốc Phù Nam, vùng đất này thuộc quyền quản lí của Chân Lạp.
- Từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI, vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ tiếp tục phát triển theo tiến trình lịch sử riêng, sau đó từng bước hội nhập vào dòng chảy lịch sử - văn hóa Việt Nam thống nhất.
- Nguyên nhân Đại Việt 3 lần chiến thắng trước quân Mông – Nguyên:
+ Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.
+ Nhà Trần đã đề ra kế hoạch đánh giặc đúng đắn và sáng tạo: chủ động chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu…
+ Các cuộc kháng chiến của quân dân nhà Trần đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và các danh tướng như: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải…
+ Quân Mông Cổ khi tiến quân xâm lược Đại Việt không quen thuộc địa hình, khí hậu, khó phát huy được sở trường tấn công…
- Thạt Luổng là một công trình kiến trúc đồ sộ, gồm một tháp lớn hình nậm rượu, đặt trên đế hình hoa sen, dưới là một cái bệ khổng lồ hình bán cầu nhưng lại tạo thành 4 núi có đáy vuông. Xung quanh bệ tháp là một dãy tháp thu nhỏ.
- Di tích này đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1992.
- Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giáo,…
- Các tôn giáo này chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, văn hóa, văn học nghệ thuật, kiến trúc…
- Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng mới, cùng nghệ thuật điêu khắc rất đặc sắc. Tất cả các công trình kiến trúc như đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
- Kiến trúc Phật giáo: nổi tiếng với hệ thống chùa hang A-gian-ta
- Kiến trúc Hồi giáo. Điển hình có lăng Ta-giơ Ma-han, lăng Hu-may-un,…
Nhận xét về văn hóa Ấn Độ thời phong kiến:
+ Văn hóa Ấn Độ mang đậm màu sắc tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo
+ Văn hóa Ấn Độ đại diện cho một nền văn minh lớn, có ảnh hưởng to lớn và đậm nét đến khu vực Đông Nam Á.
Ấn Độ là nước có nền văn hoá lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.
Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn đã trở thành ngôn ngữ-văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh "khổng lồ", đồng thời là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ân Độ.
Kinh Vê-đa được viết bằng chữ Phạn là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu - một tôn giáo phổ biến ở Ân Độ hiện nay.
Gắn liền với đạo Hin-đu, nền văn học Hin-đu với các giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ v.v... đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Ấn Độ.
Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình tháp nhọn nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu ; kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp. Những công trình kiến trúc độc đáo như thế đến nay vẫn còn được lưu giữ không chỉ ở Ấn Độ mà cả ở nhiều nước Đông Nam Á.
- Cuộc cách mạng đó là phong trào Văn hóa Phục hưng.
- Ý nghĩa Phong trào văn hóa Phục hưng.
+ Thông qua các tác phẩm của mình, các nhà Phục hưng đã có đóng góp lớn trong việc giải phóng con người khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến và Giáo hội.
=> Phong trào Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã lỗi thời.
+ Mở đường cho sự phát triển cao của văn hóa châu Âu trong những thế kỉ sau đó; làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nhân loại.
- Phong trào văn hóa Phục hưng: đóng vai trò tích cực trong việc phát động quần chúng chống lại chế độ phong kiến.
- Từ thời cổ đại, Ấn Độ là nền văn minh lớn ở phương Đông. Nhiều thành tựu của nền văn minh này vẫn được bảo tồn, kế thừa và phát triển trong thời trung đại.
- Thời trung đại cũng là thời kì mà chế độ phong kiến ở Ấn Độ đạt dến sự cực thịnh, dưới các triều đại: Gúp-ta, Đê-li, Mô-gôn…
Tham khảo:
Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ:
- Nguyễn Trãi (1380-1420), anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Một số tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam sơn thực lục, Dư địa chí,...
- Lương Thế Vinh (1441-1496), nhà toán học. Ông đỗ trạng nguyên năm 1463. Một số tác phẩm: Đại thành toán pháp, Hí phường phả lục…
- Ngô Sĩ Liên: (thế kỉ XV) ông là nhà sử học, đỗ tiến sĩ năm 1442. Ông đóng vai trò trọng yếu trong việc biên soạn bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư.
Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ:
- Nguyễn Trãi (1380-1420), anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Một số tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam sơn thực lục, Dư địa chí,...
- Lương Thế Vinh (1441-1496), nhà toán học. Ông đỗ trạng nguyên năm 1463. Một số tác phẩm: Đại thành toán pháp, Hí phường phả lục…
- Ngô Sĩ Liên: (thế kỉ XV) ông là nhà sử học, đỗ tiến sĩ năm 1442. Ông đóng vai trò trọng yếu trong việc biên soạn bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư.
- Chính trị:
+ Bộ máy nhà nước từng bước được củng cố, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.
+ Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
+ Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
- Kinh tế phát triển toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
- Đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên lĩnh vực văn hóa.