PHIẾU TIẾNG VIỆT

    Đọc thầm bài:

GIÀN HOA KIM NGÂN

Trên mép tường xám, có mấy cái cọc giàn dây kim ngân. Mùa hanh hao, đám cỏ gà cũng xơ xác, nhưng kim ngân thì ngược đời. Tháng chạp khô héo, hoa kim ngân rưng rưng nở vàng từng búi.

Dây kim ngân bốn mùa không biết màu úa, cả giàn không một chiếc lá héo. Lá kim ngân sóng đôi, xanh mởn, lông tơ vân vân như lá được trổ trong bụi mưa. Cả giàn nở hoa vàng xôn xao. Giữa tháng chạp khô héo, cây kim ngân có riêng hoa lá của mình. Bọn trẻ con đi chơi chợ Tết rồi.

Khi hoa kim ngân rực rỡ góc sân thì mẹ con bà bán lá ngoài chợ vào hái hoa về phơi làm thuốc. Bà đã đặt tiền cọc từ trong năm cho trẻ con bỏ ống lợn để dành. Hai mẹ con bắc cái ghế đẩu đứng hái xuống từng chùm hoa vàng trắng. 

Năm nay, hoa kim ngân lại vàng rực. Đã lâu, không thấy mẹ con bà mua lá thuốc vào hái, mà hoa kim ngân không ngắt bây giờ thì đến khi ngoài giêng có mưa dây mưa dợ(1), cánh hoa trắng rã ra, không còn lấy hoa sao thuốc, sắc thuốc được. Ông lão bắc chiếc ghế đẩu, hái hoa. May ra, mai còn được nắng. Ông phơi hoa hộ mẹ con bà hái hoa khỏi hoài của.

Nhìn lên bầu trời, ông lão thấy những đàn sếu trú đông bay hàng ngang, bay hàng dọc đều đều. Tiếng vỗ cánh ràn rạt. Ở xa tận đâu đâu, đàn sếu bay qua những cơn bão tuyết cuồn cuộn suốt đêm. Nhưng sáng ra, ở đây chỉ thấy một làn nắng phẳng lặng vàng óng. Những đốm tuyết còn giắt vào chân vào cánh những con giang, con sếu về trú đông trên mặt hồ.

(Theo TÔ HOÀI)

(1) Mưa dợ: mưa kéo dài, nặng hạt, trên diện tích rộng.

 

      Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài tập:

1. Đoạn thứ nhất của bài văn giới thiệu cảnh vật gì?

A. Mấy cái cọc giàn dây hoa kim ngân.

B. Giàn hoa kim ngân bên cạnh bức tường xám.

C. Giàn hoa kim ngân trong tiết tháng chạp hanh hao.

D. Bức tường có giàn dây hoa kim ngân.

2. Vẻ đẹp nào của loài hoa kim ngân được nhà văn miêu tả nhiều nhất?

A. Hoa nở từng chùm, từng búi rực rỡ bốn mùa.

B. Lá sóng đôi, xanh mơn mởn suốt bốn mùa.

C. Lá có lông tơ vân vân như thể được trổ trong mưa.

D. Nở hoa vàng rực rỡ trong tháng chạp hanh hao.

3. Màu sắc nào được tác giả miêu tả nhiều nhất?

A. Màu vàng.                 B. Màu xanh.                 C. Màu vàng úa.        D. Màu trắng.

4. Tác giả tả hình ảnh đàn sếu về trú đông nhằm mục đích gì?

A. Ca ngợi cảnh đàn sếu khỏe mạnh, dũng cảm vượt qua bão tuyết.

B. Giới thiệu thêm một vẻ đẹp của thiên nhiên trong tiết tháng chạp.

C. Ca ngợi cảnh đẹp của bầu trời cuối mùa đông.

D. Ca ngợi vẻ đẹp của bầu trời, mặt đất trong ngày đông.

5. Qua bài văn, tác giả muốn thể hiện điều gì?     

 

………………………………………………………………………………………………….……….……………………………………………………………………………………………………..………………

6. Tìm và ghi lại các từ đồng nghĩa chỉ màu vàng được dùng trong bài văn?

Cần gấp

#Hỏi cộng đồng OLM #Tiếng việt lớp 5
0
Giàn hoa kim ngân       Trên mép tường xám, có mấy cái cọc giàn dây kim ngân. Mùa hanh hao, đám cỏ gà cũng sơ xác, nhưng kim ngân thì ngược đời. Tháng chạp khô héo, hoa kim ngân rưng rưng nở vàng từng búi.      Dây kim ngân bốn mùa không biết màu úa, cả giàn không một chiếc lá héo.lá kim ngân sóng đôi, xanh mởn, lông tơ vân vân như lá được trổ trong bụi mưa. Cả giàn nở hoa vàng xôn...
Đọc tiếp

Giàn hoa kim ngân

 

      Trên mép tường xám, có mấy cái cọc giàn dây kim ngân. Mùa hanh hao, đám cỏ gà cũng sơ xác, nhưng kim ngân thì ngược đời. Tháng chạp khô héo, hoa kim ngân rưng rưng nở vàng từng búi.

      Dây kim ngân bốn mùa không biết màu úa, cả giàn không một chiếc lá héo.lá kim ngân sóng đôi, xanh mởn, lông tơ vân vân như lá được trổ trong bụi mưa. Cả giàn nở hoa vàng xôn xao. Giữa tháng chạp khô héo, cây kim ngân có giêng hai hoa lá của mình. Bọn trẻ đi chơi chợ Tết rồi.

      Khi hoa kim ngân rực rỡ gốc sân thì mẹ con bà bán lá ngoài chợ vào hái hoa về phơi làm thuốc. Đã đặt tiền cọc từ trong năm cho trẻ con bỏ ống lợn để dành. Hai mẹ con bắt cái ghế đẩu đứng hái xuống từng chùm hoa vàng trắng.

      Năm nay, hoa kim ngân lại vàng rực. Đã lâu, không thấy mẹ con bà mua lá thuốc vào hái, mà hoa kim ngân không ngắt bây giờ thì đến khi ngoài giêng có mưa dây mưa dợ, cánh hoa trắng rã ra, không còn lấy hoa sao thuốc, sắc thuốc được. Ông lão bắc chiếc ghế đẩu, hái hoa. May ra, mai còn được nắng. Ông phơi hoa hộ mẹ con bà hái hoa khỏi hoài của.

      Nhìn lên thinh không, ông lão thấy những đàn sếu trú đông bay hàng ngang, bay hàng dọc đều đều. Tiếng vỗ cánh ràn rạt. Ở xa tận đâu đâu, đàn sếu bay qua những cơn bão tuyết cuồn cuộn suốt đêm. Nhưng sáng ra, ở đây chỉ thấy một làn nắng phẳng lặng vàng óng. Những đốm tuyết còn giắt vào chân vào cánh những con giang, con sếu về trú đông trên mặt hồ.

 

                                                                                              Theo Tô Hoài    ​​​​​​​

Đoạn thứ nhất của bài văn giới thiệu cảnh vật gì ?

                     

 A.

Bức tường có dây hoa kim ngân.    ​​​​​​​

 B.

Giàn hoa kim ngân bên cạnh bức tường xám.

 C.

Giàn hoa kim ngân trong tiết tháng chạp hanh hao.

 D.

Giàn hoa kim ngân mọc trước cửa nhà.

0

giàn hoa kim ngân câu 6: tìm và ghi lại các từ đồng nghĩa chỉ màu vàng được dùng trong bài văn

0

như bài trước 

Vàng . nhà . mây . vân . lầu . trạch . gác . thạch . giảm . úa . hèo . kim .

gió . héo . đá . rõ . bớt . phong . gậy . tỏ 

MẪU : Héo - úa

 

0
Đọc đoạn văn sau:   “Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu... ... Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra...bằng ngón tay...bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to. Có hôm hai chị em tôi hái...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

 

“Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu...

... Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra...bằng ngón tay...bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to. Có hôm hai chị em tôi hái không xuể. Nhà ăn không hết, bà tôi sai mang biếu cô tôi, dì tôi, cậu tôi, chú tôi, bác tôi, mỗi người một quả.”

                                         Giàn mướp – Vũ Tú Nam

 

Từ đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về vẻ đẹp của giàn mướp và bức tranh làng quê qua hình ảnh giàn mướp đó.

1
21 tháng 5 2022

Hay quá

Vươn

Biện pháp nhân hóa đã giúp người đọc cảm nhận được những phẩm chất đẹp đẽ gì ở cây tre Việt Nam?

1
28 tháng 1 2024

Trong đoạn thơ này, tác giả sử dụng cách nói nhân hoá để nói về những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết. Nhân hoá ở đây nghĩa là gán cho tre những đặc tính của người: những thân tre bao bọc, che chở cho nhau; tay tre ôm núi nhau quấn quýt; họ hàng nhà tre sốngquây quần, ấm cúng bên nhau…

 

– Cách nói nhân hoá làm cho cảnh vật trở nên sống động. Những cây tre như những sinh thể mang hồn người. Cách nói này giúp tác giả thể hiện được hai tầng nghĩa: vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam, vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp, những truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

2. Con đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. (Đoạn 1)              Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra…bằng ngón tay…bằng con...
Đọc tiếp


2. Con đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
  Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. (Đoạn 1) 
 

            Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra…bằng ngón tay…bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to. Có hôm hai chị em tôi hái không xuể. Nhà ăn không hết, bà tôi sai mang biếu cô tôi, dì tôi, cậu tôi, chú tôi, bác tôi, mỗi người một quả. (Đoạn 2)
(Giàn mướp - 
Vũ Tú Nam)

Câu 1. Câu văn sau tác giả dùng biện pháp tu từ gì? Con hãy nêu cách hiểu của mình về câu đó.
Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát.
Câu 2. Con hãy nêu nội dung chính của 2 đoạn trích trong phần trên?
Câu 3. Từ đoạn văn trên, con hãy viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về vẻ đẹp của giàn mướp.

Hướng dẫn:
1. Mở đoạn
- Qua bài "Giàn mướp", nhà văn Vũ Tú Nam đã tạo nên một bức tranh chốn thôn quê thơ mộng với hình ảnh giàn mướp...(thân thuộc, giản dị, bình yên...)
- Bước vào trang văn, hình ảnh giàn mướp khiến ta nhớ về...
2. Thân đoạn
2.1. Nội dung
- Giàn mướp cạnh ao nước: xanh mướt, đầy sức sống, tươi mới....
- Những bông hoa mướp xòe nở, vàng... (biện pháp tu từ)
- Bóng hoa mướp chiếu xuống mặt nước -> chú cá vui nhộn, bơi quanh...
- Khi hoa mướp tàn, quả mướp xuất hiện...
- Giàn mướp sai quả
- Những bạn nhỏ hái không xuể -> mang đi biếu người thân: tình cảm gia đình, quên hương - gần gũi, đáng yêu...
2.2 Nghệ thuật
- Sử biện pháp: so sánh, nhân hoá
- Ngôn từ, hình ảnh: gần gũi, thân thuộc, giản dị...
3. Kết đoạn
- Cảm xúc: thân quen, dạt dào tình cảm ...
- Có lẽ nhà văn đã gửi gắm những tình yêu với quê hương...

0
Câu 3  . Từ in đậm trong câu thơ nào sau đây không được dùng với nghĩa chuyển? A.   Tuổi tho chở đầy cổ tích.           B. Dòng sông lời mẹ ngọt ngào.     C.Thời gian chạy qua tóc mẹ               D. Lưng mẹ cứ còng dần...
Đọc tiếp

Câu 3  . Từ in đậm trong câu thơ nào sau đây không được dùng với nghĩa chuyển?

A.   Tuổi tho chở đầy cổ tích.           B. Dòng sông lời mẹ ngọt ngào.

    C.Thời gian chạy qua tóc mẹ               D. Lưng mẹ cứ còng dần xuống

1
29 tháng 1 2024

ko có từ in đậm,bạn xem lại cho mình nhé

 

Trường Sa lộng gió giữa Biển Đông mênh mông-giọt máu thiêng của đất Việt dưới ngầu ngầu bọt sóng. Tôi nhớ Trường Sa yêu dấu với bao tên đảo thân thương: Trường Sa Lớn, Phan Vinh, Nam Yết, Thuyền Chài, Đá Lớn, Sinh Tồn, Song Tử… Hai mươi nhăm năm trước, cũng vào mùa này, biển đang động dữ dội bởi ảnh hưởng của mùa gió chướng, tôi nhận lệnh tăng cường cho Trường Sa thân yêu....
Đọc tiếp

Trường Sa lộng gió giữa Biển Đông mênh mông-giọt máu thiêng của đất Việt dưới ngầu ngầu bọt sóng. Tôi nhớ Trường Sa yêu dấu với bao tên đảo thân thương: Trường Sa Lớn, Phan Vinh, Nam Yết, Thuyền Chài, Đá Lớn, Sinh Tồn, Song Tử…

Hai mươi nhăm năm trước, cũng vào mùa này, biển đang động dữ dội bởi ảnh hưởng của mùa gió chướng, tôi nhận lệnh tăng cường cho Trường Sa thân yêu. Hơn hai mươi năm gắn bó với đảo, biết  bao đồng đội đã cùng tôi nếm trải những gian khổ, hiểm nguy. Trong chiến dịch CQ88 ngày 14 tháng 3, bảy mươi ba đồng đội tôi đã hi sinh để giữ chủ quyền Tổ quốc.

Năm 1989, tôi được lệnh rời đảo khi có người ra thay thế. Hè ấy, nắng như đổ lửa, biển như tấm gương phẳng khổng lồ, lặng lẽ tiễn chúng tôi. Nhìn lại căn nhà chòi chúng tôi đã gắn bó, tôi mới nhận ra tình cảm mình dành cho đảo lớn đến mức nào. Có con sóng nào cứ dập dềnh dâng trong mắt tôi.

Giờ đây đến mùa biển động, tôi lại khắc khoải nhớ Trường Sa, nhớ Đá Lớn, nơi tôi đã gửi lại một phần đời mình ở đó.

Bây giờ chắc biển lại động rồi. Ngồi nơi Đất Mẹ, tôi nhớ đến cháy lòng! Tôi nhớ lắm Trường Sa ơi!

 

Dựa vào đoạn trích trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1:Trường Sa được so sánh với gì?               

A. Đất Mẹ.       B. Tấm gương khổng lồ.    C. Giọt máu thiêng của đất Việt.

Câu 2:Tác giả nhận lệnh tăng cường cho Trường Sa vào mùa nào?   

A. Mùa gió chướng                         B. Mùa đông        C. Mùa gió mùa.

Câu 3:Vì sao tác giả lại khắc khoải nhớ Trường Sa, nhớ Đá Lớn?

A. Vì Trường Sa rất đẹp.

B. Vì tác giả đã gửi một phần đời của mình ở đó.

C. Vì tác giả có nhiều đồng đội.

Câu 4:Các chiến sĩ trên đảo là những người như thế nào?

A. Nếm trải những gian khổ, hiểm nguy.

B. Chịu đựng hi sinh để giữ vững chủ quyền Tổ quốc.

C. Tất cả những phẩm chất trên.

Câu 5:Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu đầu tiên của đoạn văn là:

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật

B. Đánh dấu phần chú thích trong câu

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

Câu 6:Từ “con sóng” trong câu “Có con sóng nào cứ dập dềnh dâng trong mắt tôi.” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?                   

 

A.   Nghĩa gốc

B.   Nghĩa chuyển

 

Câu 7:Câu “Hè ấy, nắng như đổ lửa, biển như tấm gương phẳng khổng lồ, lặng lẽ tiễn chúng tôi.” có mấy vế câu?         A. 1             B. 2              C. 3

1
17 tháng 1 2024

câu 1 : a                     câu 2 : a            câu 3 : b               câu 4 : a

câu 5 : a                      câu 6 : b             câu 7 : b

Mk ko chắc cho lắm ạk                                                                              Có j sai sót thì mk xl nhé !

a. Hoa mướp vàng tươi như những đốm nắng đã nở trên giàn mướp xanh mát.

b. Hoa hướng dương là chàng nhạc trưởng tài ba.

c. Cứ mỗi độ hè về, con đường làng tôi vàng một màu hoa dẻ.

3
16 tháng 2 2022

đề?:v

16 tháng 2 2022

Lỗi câu hỏi r