PHIẾU ÔN TẬP  VĂN BẢN: MẸ TÔI<...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHIẾU ÔN TẬP  VĂN BẢN: MẸ TÔI

         I.1.Tác giả - tác phẩm:

 

Tác giả

 

Xuất xứ

 

Thể loại + PTBĐ

Ngôi kể, người kể,

Tác dụng

 

 

 

-Kiểu VB:

 

-Thể loại

 

-PTBĐ:

-Ngôi kể:

-Người kể:

-Tác dụng:

 

 

 

I. 2. Nội dung chính và nghệ thuật nổi bật

Giá trị nội dung

Các nghệ thuật nổi bật

 

 

 

 

 

3. Tóm tắt:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

II. Kiến thức cần nhớ

 

1. Người bố viết thư cho En-ri-cô

 

 

Hoàn cảnh

 

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

 

Tâm trạng của người bố

 

Quá ………….,…………. và  ………… trước những hành động ………… của ……………, muốn con sớm nhận ra …………….………, và đồng thời ông cũng thể hiện …………., sự …………….

………………………………………………………………………..

 

 

2. Tình cảm, thái độ của người bố trước lỗi lầm của con và sự gợi nhắc về tình mẫu tử

 

 

- Tình cảm và thái độc của bố trước lỗi lầm của con:

- Người cha thể hiện thái độ …..……….., …………….. và có phần …………….. qua những lời văn gay gắt: “……………………….

……………………………………………………………………” .

- “…………………………….. như nhát dao ……………………..”. Đó là sự bực tức vì đứa con đã quên đi ……………………………

……………………………….. => nhấn mạnh đây là một lỗi lầm rất …… không thể ……………. đối với phận làm con.

 - Người cha cảnh cáo: “Việc như thế con ………………………….………………….”. Lời lẽ ………………., thái độ ………………..

=> Bằng việc sử dụng các hình ảnh …………., câu hỏi ………và câu ……………….. đã thê hiện rõ sự ……………………………………….

………………………………………………………………………………..

 

- Hình ảnh người mẹ qua lời gợi nhắc của bố

- “thức …………, cúi mình trên …………………………………...

………………………………………………………………………

…………...” => Bà …………………………………………………

………………………………………………………………………

- “bỏ hết một năm …………..” để “tránh cho con một ………..

……….” =>  nổi bật sự …………………………………………….

……………………………………………………………………….

- Nỗi ……….., …………. nhất đối với con là không còn …..: “ngày ………………………… tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”

=> mẹ còn có vị trí vô cùng …………. với con. Mẹ là …………., là ……………….., ……………….. trong suốt cuộc đời con

=> lời lẽ vừa ……….., ………… vừa ………….., cảnh tỉnh của người cha đã cho thấy vai trò ……………………………………….

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

-Lời khuyên của người bố

- "Từ nay, không bao giờ con ……………………………………….. Con phải …… mẹ, không phải vì ….bố, mà do sự …..………. trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ …………, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái ……………………………………. => Giọng văn như …………….

………………………………………………………………………..

- Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không …………, còn hơn là thấy con …..……. với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng ………: Bố sẽ không thể ……… đáp lại ………. của con được”. =>Người cha nhấn mạnh rằng ……………………………………………………………..

…………... Một câu nói …………….. nhưng là một lời răn dạy có ………………….. của một …………………..

Lời khuyên nhủ ………………………………………………………..

……………………………………………………………………………….

III. Các câu hỏi ôn lại kiến thức:

Câu 1.Giải nghĩa các từ sau:

- Lễ độ:…………………………………………………………………………………

- Cảnh cáo: ……………………………………………………………………………

- Trưởng thành: ………………………………………………………………………

- Hối hận: ……………………………………………………………………………

- Vong ân bội nghĩa: ………………………………………………………………..

Câu2. Trắc nghiệm

1. Tác giả của đoạn trích “Mẹ tôi” là ai?

A. E. A-mi-xi                                            B. Lép tôn- xtoi

C. Huy-gô                                               D. An-đec-xen

2. Đoạn trích “mẹ tôi” được trích trong tác phẩm nào?

A. Cuộc đời các chiến binh                       B. Những tấm lòng cao cả

C. Cuốn truyện của người thầy                 D. Giữa trường và nhà

3. Nhân vật En-ri-cô mắc lỗi gì trước mẹ?

A. Thiếu lễ độ với mẹ                                B. Nói dối mẹ

C. Không thương mẹ                                D. Giận dỗi mẹ

4. Thái độ của bố đối với En-ri-cô?

A. Tức giận                                              B. Buồn bực

C. Đau xót                                               D. Cả A và C

5.Bố En-ri-cô đã tìm cách nào để bày tỏ quan điểm của mình trước sự thiếu lễ độ của En-ri-cô?

A. Nói trực tiếp trước mặt En-ri-cô             B. Viết thư cho En-ri-cô

C. Nhờ cô giáo nhắn nhủ En-ri-cô              D. Ngồi tâm sự với En-ri-cô

 

 

6. Theo em, điều gì khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư của bố?

A. Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô

B. Vì En-ri-cô sợ bố

C. Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô  và En-ri-cô thấy xấu hổ trước lời nói chân tình của bố

D. Cả B và C

7. Tại sao bố En-ri-cô không nói trực tiếp với En-ri-cô lại viết thư?

A. Người bố muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân

B. Cách giữ thể diện cho người bị phê bình

C. Thể hiện bố En-ri-cô là người tinh tế, tâm lí, sâu sắc

D. Cả 3 đáp án trên

8. Qua những chi tiết nói về mẹ En-ri-cô, em thấy mẹ En-ri-cô là người như thế nào?

A. Sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau khổ

B. Là người mẹ nhân hậu, bao dung, hết lòng yêu thương con

C. Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng.

D. Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con

9. Văn bản này được viết theo phương thức nào?

A. Tự sự                                                    B. Miêu tả

C. Nghị luận                                              D. Biểu cảm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu3. Hình ảnh người mẹ trong truyện được khắc họa qua cái nhìn của nhân vật nào? Cách khắc họa nhân vật như vậy có tác dụng gì?

Câu4. Qua văn bản em thấy bố En-ri-cô là người như thế nào? Tại sao cha En-ri-cô không nói trực tiếp với con mà lại viết thư? Tìm những câu văn trực tiếp bày tỏ thái độ của người cha đối với En-ri-cô?

Câu5. Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, tại sao lại lấy nhan đề là “ Mẹ tôi”. Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lý do đó bằng đoạn văn ngắn 10 câu

Câu 6. Văn bản “Mẹ tôi” để lại trong em điều gì thấm thía và sâu sắc?

Câu 7 .Em hãy viết đoạn văn về bài học rút ra cho bản thân từ văn bản “Mẹ tôi”.

 

PHIẾU ÔN TẬP TÁC PHẨM TRUYỆN

VĂN BẢN: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ

            I.1.Tác giả - tác phẩm:

Tác giả

Thể loại + PTBĐ

Ngôi kể, người kể,

Tác dụng

Bố cục (3 phần)

 

 

-Thể loại

 

 

-PTBĐ:

-Ngôi kể:

-Người kể:

-Tác dụng:

 

I. 2. Nội dung chính và nghệ thuật nổi bật:

Nội dung, ý nghĩa

Các nghệ thuật nổi bật

Nội dung

 

 

Ý nghĩa nhan đề

 

 

 

 

 

3. Tóm tắt văn bản:   .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

II. Kiến thức cần nhớ

 

1. Cảnh hai anh em Thành và Thủy chia đồ chơi

 

 

* Tâm trạng của 2 anh em Thành- Thuỷ

 

- Thuỷ: run ..................., kinh hoàng, ......................., buồn ................, mi ..................... vì .......................... .

 

=> Sử dụng 1 loạt các ..................................

.................................. làm nổi rõ tâm trạng của nhân vật.

=> Tâm trạng .............

..................................

...................................

 

- Thành : cắn chặt ........, nước mắt ....................................................... .

 

 

* Tình cảm của 2 anh em

 

- Thuỷ : .............................................

.........................................................

=> Tình cảm .............

..................................

..................................

..................................

..................................

- Thành : ..........................................

.........................................................

 

* Chia búp bê

- Thành : ..........................................

.........................................................

 

=> không muốn ..........

..................................

..................................

.................................. .

 

- Thuỷ ........................................... .

 

2 - Chia tay lớp học

 

 

Lời nói, tâm trạng

 

-Thủy:Em ……………………………

 

=> Gợi sự …………..

……………………….

……………………….

 

- Cô Tâm ………….. . “ ………! ”, cô Tâm ……… và ………... giàn giụa

 

- dắt Thuỷ ……………….. Thành lại

 “ …………. thấy ……………………

………………………………………..

………………………………………..

(………………………………………

……………………………………….

………………………………………..

………………………………………..)

 

-> Miêu tả …………..

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

 

 

3. Anh em chia tay:

 

 

Hành động, tâm trạng.

 

- Thuỷ : …………………………….

………………………………………. . Thủy bắt Thành hứa ………………

…………………., như một lời cam kết về ………………………………….., dù xa nhau nhưng …………………….

………………………………………...

- đặc biệt dặn dò anh trai "………..

…………………………………….

…………………………………….,...".

=> Tình anh em ……………………… .

Xây dựng chi tiết kết thúc chuyện như thế, nhà văn muốn nhắn gửi với mọi người rằng : ……………….

………………………

………………………

……………………….

………………………

……………………...

……………………….

………………………

…………………….. .

4. Ý nghĩa văn bản:

 

 

-……………………………………………………………………………...................................................................

………………………………………………………………………………................................................................

………………………………………………………………………………..............................................................

III. Các câu hỏi ôn lại kiến thức:

Câu 1.Giải nghĩa các từ sau:

-Ráo hoảnh:………………………………………………………………………..

- Dao díp:……………………………………………………………………………

-Võ trang: …………………………………………………………………………

-  Ô  ăn quan:………………………………………………………………………

Câu2.  Em hãy chỉ ra bức tranh thiên nhiên đối lập với tâm trạng của nhân vật và nêu rõ tác dụng của thủ pháp này trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật của tác giả?

Câu3. Qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc thông điệp gì?

Câu4. Thứ tự kể chuyện trong truyện ngắn này có gì độc đáo ? Hãy phân tích để chỉ rõ tác dụng của thứ tự ấy trong việc biểu đạt nội dung chủ đề

Câu5. Trong truyện chi tiết nào khiến em cảm động nhất. Hãy trình bày bằng 1 đoạn văn.

Câu6.Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, em hãy giải thích vì sao khi dắt tay Thủy ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại: “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.

Câu 7. Từ nội dung văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình.

2
13 tháng 10 2021

:)undefinedundefined???

13 tháng 10 2021

giúp minh với ngày mai mình phải nộp rồi

Bài 2Tìm và phân loại các đại từ có trong đoạn trích sau(1)Châu chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. (2) Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng.- (3) Một ngày tuyệt đẹp!- (4) Thật khó chịu! – Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu them vào lớp đất khô.- (5) Thế là thế nào? – Châu Chấu nhảy lên – Trên trời không một gợn mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng.- (6) Không! Mưa...
Đọc tiếp

Bài 2

Tìm và phân loại các đại từ có trong đoạn trích sau

(1)Châu chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. (2) búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng.

- (3) Một ngày tuyệt đẹp!

- (4) Thật khó chịu! – Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu them vào lớp đất khô.

- (5) Thếthế nào? – Châu Chấu nhảy lên – Trên trời không một gợn mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng.

- (6) Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp! – Giun Đất cãi lại. (7)Châu chấu không đồng ý với Giun Đất. (8) Vừa hay lúc đó, Kiến tha nhành lá thông đi qua dừng lại nghỉ, chúng quyết định hỏi Kiến. (9) Chúng quyết định hỏi Kiến:

- (10) Kiến ơi, ngày hôm nay thế nào? Hãy nói giúp tôi xem tuyệt đẹp hay đáng ghét? (11) Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói:

- (12) Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé. (13) Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ Kiến.

- (14) Hôm nay là ngày như thế nào hả bác Kiến đáng kính?

- (15) Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất  tốt và có thể nghỉ ngơi thoải mái.

V.Ô.XÊ-Ê-VA

(Thúy Toàn dịch)

- Đại từ để trỏ: chúng, nó, đó, tôi, các bạn, bác, thế, nay

- Đại từ để hỏi : thế nào

Bài 3

Cho biết các đại từ ở bài 2 có tác dụng để trỏ hoặc để hỏi nội dung nào trong câu chuyện.

Ví dụ:

Câu

Đại từ

Nội dung trỏ hoặc hỏi

2

Châu Chấu (ngôi thứ ba)

 

 

 

 

0
Cho câu chủ đề sau: “Nhân vật Thủy trong truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” là một cô bé có số phận bất hạnh nhưng giàu lòng nhân hậu”. Hãy viết tiếp 7 câu để làm sáng tỏ câu chủ đề trên. Trong đoạn văn có sử dụng từ láy (gạch chân, chỉ rõ) Gợi ý:1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai?Đoạn văn trích trong văn bản: “Cuộc chia tay của những con búp bê”Tác...
Đọc tiếp

Cho câu chủ đề sau: “Nhân vật Thủy trong truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” là một cô bé có số phận bất hạnh nhưng giàu lòng nhân hậu”. Hãy viết tiếp 7 câu để làm sáng tỏ câu chủ đề trên. Trong đoạn văn có sử dụng từ láy (gạch chân, chỉ rõ)

 

Gợi ý:

1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai?

Đoạn văn trích trong văn bản: “Cuộc chia tay của những con búp bê”

Tác giả: Khánh Hoài

2. Hãy chỉ rõ những chi tiết cho thấy hai anh em rất yêu thương nhau trong đoạn văn trên?

- Thủy mang kim chỉ ra tận sân bóng khâu áo cho anh.

- Thành quan tâm, chăm sóc em hơn: “chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện.”

- Thủy trang bị cho con Vệ Sĩ để nó bảo vệ anh mình khi Thành cứ ngủ mê thấy ma.

3. Cho câu chủ đề sau: “Nhân vật Thủy trong truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” là một cô bé có số phận bất hạnh nhưng giàu lòng nhân hậu”. Dựa vào nội dung của tác phẩm, hãy viết đoạn văn (khoảng 7 câu) để làm sáng tỏ câu chủ đề trên. Trong đoạn văn có sử dụng từ láy. (Gạch chân, chỉ rõ từ láy)

*Yêu cầu:

- Hình thức: Đoạn văn khoảng 7 câu (đánh số)

KTTV: Từ láy (gạch chân)

- Nội dung: Làm rõ câu chủ đề: Nhân vật Thủy trong truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” là một cô bé có số phận bất hạnh nhưng giàu lòng nhân hậu.

 

0

a) Thể thơ lục bát

b) Đó là hai từ " chập chập" và "cheng cheng"

c) Phê phán những hình thức mê tín dị đoan

d)Những câu ca dao châm biếm

HT

14 tháng 10 2021

Thể thơ: lục bát

2 từ láy: Chập chập, cheng cheng

Chắc là phê phán những ng thầy bói. Vì mk đoán ý là mk trả bao nhêu "money" cho thầu bói mà tương lai là do mk lm nên

Lớp 7 có hc theo chủ đề dou bn nhể, bài lớp 7 đâu có dễ như nài.'

HT

II. Biểu cảm về người bạn mà em yêu mến nhất.Phần  Yêu cầuMở bài- Giới thiệu vấn đề cần nhắc đến: tình bạn gắn bó của mình- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.Thân bài- Miêu tả khái quát về người bạn của mình. (Về mái tóc, thân hình, nước da, khuôn mặt/ Em đã chơi với bạn bao nhiêu năm....)+ Miêu tả chung về người bạn đó (Về cử chỉ, nét mặt, điệu bộ...)+ Tính...
Đọc tiếp

II. Biểu cảm về người bạn mà em yêu mến nhất.

Phần  

Yêu cầu

Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nhắc đến: tình bạn gắn bó của mình

- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.

Thân bài

- Miêu tả khái quát về người bạn của mình. (Về mái tóc, thân hình, nước da, khuôn mặt/ Em đã chơi với bạn bao nhiêu năm....)

+ Miêu tả chung về người bạn đó (Về cử chỉ, nét mặt, điệu bộ...)

+ Tính tình, biểu cảm của bạn ấy khi tiếp xúc với em (Dễ thương, hòa đồng, dễ gần gũi...)

+ Một việc tốt mà bạn đã làm với em, với mọi người (Giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay đơn thuần là giúp em một bài toán khó nào đó....)

- Kể một kỉ niệm giữa em và bạn khi còn nhỏ, đã làm em nhớ mãi đến hôm nay. Có thể kể một câu chuyện buồn giữa em và bạn để giờ đây em phải hối hận…

Kết bài

Cảm nghĩ của em về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.

11

II. Biểu cảm về người bạn mà em yêu mến nhất.

Phần  

Yêu cầu

Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nhắc đến: tình bạn gắn bó của mình

- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.

Thân bài

- Miêu tả khái quát về người bạn của mình. (Về mái tóc, thân hình, nước da, khuôn mặt/ Em đã chơi với bạn bao nhiêu năm....)

+ Miêu tả chung về người bạn đó (Về cử chỉ, nét mặt, điệu bộ...)

+ Tính tình, biểu cảm của bạn ấy khi tiếp xúc với em (Dễ thương, hòa đồng, dễ gần gũi...)

+ Một việc tốt mà bạn đã làm với em, với mọi người (Giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay đơn thuần là giúp em một bài toán khó nào đó....)

- Kể một kỉ niệm giữa em và bạn khi còn nhỏ, đã làm em nhớ mãi đến hôm nay. Có thể kể một câu chuyện buồn giữa em và bạn để giờ đây em phải hối hận…

Kết bài

Cảm nghĩ của em về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.

Phần  

Yêu cầu

Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nhắc đến: tình bạn gắn bó của mình

- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.

Thân bài

- Miêu tả khái quát về người bạn của mình. (Về mái tóc, thân hình, nước da, khuôn mặt/ Em đã chơi với bạn bao nhiêu năm....)

+ Miêu tả chung về người bạn đó (Về cử chỉ, nét mặt, điệu bộ...)

+ Tính tình, biểu cảm của bạn ấy khi tiếp xúc với em (Dễ thương, hòa đồng, dễ gần gũi...)

+ Một việc tốt mà bạn đã làm với em, với mọi người (Giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay đơn thuần là giúp em một bài toán khó nào đó....)

- Kể một kỉ niệm giữa em và bạn khi còn nhỏ, đã làm em nhớ mãi đến hôm nay. Có thể kể một câu chuyện buồn giữa em và bạn để giờ đây em phải hối hận…

Kết bài

Cảm nghĩ của em về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.

Đọc tiếp...
Ngữ văn lớp 7
Đây là câu trả lời của mk . Mong bn  

Tham khảo:

I. Mở bài: Em hãy giới thiệu mẹ em

Gia đình em có 2 chị em, gia đình ít con vì vậy nên từ nhỏ đã được ba mẹ rất yêu thương. Nhất là mẹ người luôn quan tâm và lo lắng cho em, khó có thể diễn tả hết công lao và sự yêu thương của mẹ dành cho hai người con. Em rất yêu mẹ của mình.

II. Thân bài

1. Ngoại hình và tính tình người mẹ

a. Ngoại hình

– Mẹ em năm nay khoảng 45 tuổi

– Mẹ em không cao lắm và hơi tròn.

– Mẹ em có đôi mắt to tròn, má lúm đồng tiền.

– Miệng lúc nào cũng cười để lộ hàm răng trắng sáng.

– Mái tóc của mẹ em đã điểm vài cọng tóc bạc.

b. Nêu cảm nghĩ tính cách của mẹ

– Mẹ em là người nhẹ nhàng và hiền lành.

– Mẹ yêu thương và luôn quan tâm em.

– Mẹ luôn nhẹ nhàng ngay cả khi em mắc lỗi.

– Điềm tĩnh xử lý mọi việc.

2. Một số kỉ niệm mà em nhớ mãi về mẹ

– Em bị ốm sốt mẹ thức khuya chăm sóc em.

– Mẹ luôn là động lực để giúp em học tập tốt.

3. Vai trò người mẹ với em

– Với em mẹ mãi là người vĩ đại với tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cái.

– Mẹ là nguồn sống là nguồn động lực giúp em học tốt nhất.

– Bên cạnh em mỗi khi em buồn, thất bại trong học tập.

– Em luôn noi gương và học hỏi rất nhiều điều bổ ích từ mẹ.

3. Kết bài:

- Em rất tự hào về mẹ.

- Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.

- Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.

- Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.

~HT~

12 tháng 10 2021

Tìm trên mạng ý 

9 tháng 10 2021

Bài 1:

Hà Nội - biết bao năm trôi qua vẫn chẳng đổi thay... Cứ mỗi độ xuân sang, thời tiết ấm áp lên, hoa sưa lại rực nở trên những con đường đầy mộng mơ của Hà Nội. Hoa sưa trắng cây, trắng trời như những bông tuyết bay trong gió mà chẳng bao giờ tan biến mất. Cái màu trắng muốt tinh khôi trong tiết trời se se lạnh sao mà yêu đến lạ. Cây sưa ngủ vùi giữa mùa đông lạnh lẽo dưới cái tán sù sì, với lớp lá vàng ảm đạm, để rồi một ngày xuân bỗng bừng lên trút cái lớp vỏ già nua trở thành nàng tiên mùa xuân xinh đẹp.
Chẳng có một tâm hồn nào lại không một lần rung lên khi bắt gặp vòm hoa lặng lẽ kiêu sa ấy. Cũng chẳng có vần thơ, tranh nào diễn tả hết cái hồn của sưa, giống như tâm hồn người con gái Hà Nội. Một chiều lang thang trên những con đường quen thuộc, tôi chợt giật mình vì mới chỉ mấy hôm trước đây thôi, hoa sưa còn e ấp điểm vài sắc trắng trên những thân cành khẳng khiu mà giờ lại nồng nàn bung lên sức sống mãnh liệt. Bỗng nhiên cảm thấy lòng rưng rưng, như gặp lại một người bạn cũ. Chẳng có loài hoa nào lại cùng thay lá, đâm chồi, ra hoa và lụi tàn trong một mùa duy nhất như hoa sưa.
Cũng thật chẳng sai khi ai đó nói rằng: "hoa sưa có mùa và mùa ngắn nhất năm". Nhanh lắm, cái khoảnh khắc hoa rộ lên để rồi lại vụt qua chỉ như trong chớp mắt. Vẻ đẹp tươi tắn nhưng cũng thấm đẫm những u hoài, hoa mang trong mình quy luật vĩnh hằng của tạo hoá, cái đẹp thế gian chẳng thể được cho riêng ai, rồi sẽ đến một lúc lụi tàn. Nếu như Hà Nội mùa thu làm say lòng người bởi hương hoa sữa thơm nồng từng con phố, nếu như mùa đông làm hiu hắt không gian với những cây sấu già trơ trụi, nếu như mùa hè cháy lên sắc tím bằng lăng, thì tạo hoá cũng thật công bằng khi ban cho mùa xuân một nét riêng của mình – hoa sưa. Dưới cái nắng nhẹ nhàng của mùa xuân, sắc hoa sưa thật chan hoà, dịu dàng, nhưng nếu đứng dưới tán hoa sưa sau cơn mưa, mới cảm nhận hết sự khác biệt kỳ lạ của nó.
Giống như một thứ ánh sáng mát mẻ, vừa làm tâm hồn người ta thanh tĩnh, có thể xua tan hết muộn phiền... hoa sưa gắn với tôi "cả một trời" kỉ niệm của thời sinh viên. Đó là những ngày đi học qua con đường Hoàng Hoa Thám xanh mướt bốn mùa với những tán cây rợp lá. Đó là những chiều lang thang trong vườn Bách thảo để nhớ tên của các loài cây. Và đặc biệt hơn, đó là vào mùa xuân, khi những chùm sưa đầu tiên hé nở, rồi rộ lên như say, như mê trong một sắc màu tinh khiết.
Năm nay, hoa sưa nở vẫn nhiều, vẫn đẹp đến lạ, nhưng tôi chợt thấy buồn vì không phải ai cũng hiểu và trân trọng vẻ đẹp một thành phố, nhờ có những chùm hoa sưa tinh khiết thanh tao. Tiền bạc, lợi lộc đã làm con người ta mờ mắt và ích kỷ phạm tội, để chẳng ngại ngần giữa đêm trộm đốn ngã từng thân cây gỗ sưa, để những dòng nhựa chảy ra âm thầm, xa xót. Khách du lịch đến Hà Nội cũng yêu sắc trắng thuần khiết của những chùm hoa li ti kia lắm. Thế nhưng họ đâu hiểu rằng loài hoa bé nhỏ này giờ không còn được sống cuộc sống bình yên.
Giữa lòng phố cổ yên ả, cây sưa vẫn từng ngày từng giờ lo lắng bởi không biết sẽ bị đốn ngã lúc nào.. Năm nay, hoa sưa vẫn đẹp dịu dàng, vẫn say men hương nồng trời đất... Nhưng hoa có cảm hoá được chăng những tâm hồn cằn cỗi để một ngày biết rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống? Biết hoa có lòng người? Biết người có hiểu lòng hoa......!?

Bài 2:

Cứ mỗi dạo tháng tư về, những hạt mưa đầu mùa đã bắt đầu lất phất, rồi đến những cơn mưa rào như rửa sạch những hạt bụi vương trên những cành cây, cây cối đang sung sướng vươn mình đón lấy những giọt nước mát như gội rửa những cái nắng chói chang, oi bức mà tháng 3 để lại. Ấy cũng chính là thời gian mà những cây xoài trứơc hiên nhà tôi lại đơm hoa kết trái.
Đứng trước hiên nhà, ngước nhìn lên cao tôi chỉ toàn thấy một màu xanh. Nhìn kỹ lắm, lâu lắm mới có thể nhận ra màu xanh đậm của những chiếc lá và màu xanh mơn mỡn, tươi tắn của những trái xoài non. Chúng quấn quýt với nhau như đang sợ phải xa rời. Cành xoài như một cánh tay lực lưỡng vươn dài vững chắc, đón lấy và che chở những trái xoài bắt đầu to dần nặng dần theo ngày, theo tháng. Tất cả đang rũ xuống về một hướng như cô gái đang xõa mái tóc mượt mà của mình đang trải lòng mình về một nơi nào đó xa xăm….
Cây xoài ấy, nếu ông tôi không kể thì tôi cũng chẳng biết nó được trồng khi nào, đã qua bao nhiêu lần đơm hoa, kết trái, đã qua mấy bận truân chuyên để giữ lại cho gia đình tôi bây giờ một món quà lưu niệm đáng quý về những ngày tháng vất vả, khó nhọc của ông.Cây xoài này được ông tôi trồng bằng hạt chứ không phải bằng xoài cắt nhánh như bây giờ. Hạt xoài ông mang về từ những ngày đi gặt lúa mướn, phải chăm bón rất vất vả nó mới được cao lên, vậy mà nó không chịu cho trái. Bà tôi thấy vậy, bảo ông tôi chặt bỏ đi nhưng ông không nỡ và vẫn tin một ngày nào nó sẽ cho ông quả xoài ngon như ông từng được ăn. Nó may mắn được cứu sống, hình như nhờ vậy nó mới chịu có trái. Nó là cây ăn quả đầu tiên mà ông tôi trồng được.
Mẹ tôi bảo ngày đầu tiên mẹ về với cha thì cây xoài trước hiên đã bắt đầu đơm hoa, nhưng cây xoài ngày ấy nó không cao và nghiêng về phía nhà mình như bây giờ. Nó đứng thẳng, sum xuê lá và chi chít những bông li ti, vàng óng. Rồi ngày mẹ bắt đầu có tôi trong bụng, mẹ đã được ăn những trái xoài thật ngon, ấy thế chả nhẽ chẳng phải là tôi đã được ăn từ lúc còn trong bụng mẹ sao?
Thời gian dần dần đi qua, cây xoài đã qua mấy độ thu đến xuân về, không biết được bao nhiêu tuổi, nhưng hình như nó đã bị chia bớt tình cảm cho những cây cam, quýt…xung quanh nhà, hình như nó đang bị lãng quên. Nhưng ông tôi thì không quên nó, ông vẫn chăm bón nó thường xuyên, lâu lâu lại phun thuốc mấy con rầy đen bám trên lá,trên trái .
Rồi tôi lớn lên, tôi đã được chứng kiến tận mắt những ngày mùa xoài đến khi tôi lên sáu tuổi, cây xoài từ những bông nhỏ vàng lấm tấm rồi đến những trái xanh non, và những chùm xoài chín vàng óng ánh được giở lồng tre đem xuống, trông thật là ngon và hấp dẫn mà chưa chắc một loại xoài nào bây giờ có được. Được thưởng thức một quả xoài chín mọng, được nghe ông tôi kể về cây xoài này, tôi càng cảm thấy quý nó và yêu ông tôi thêm. Lúc nhỏ, tôi là một đứa con gái bướng bỉnh mà quậy phá y hệt là con trai. Có một lần không nhớ rõ việc gì mà tôi đã làm ông tôi giận, ông xách cây roi rượt tôi chạy vòng vòng nhà, chạy mệt mà đường cùng rồi, tôi leo tót lên cây xoài rôi vẫy tay với ông. Thật hết biết nói, nhưng ông tôi thấy cây cao, sợ tôi ngã nên năn nỉ tôi leo xuống, thế là ông hết giận.
Mười mấy năm trôi qua, cây xoài lớn dần lên, cao lên, to ra, tôi và em tôi nắm tay nhau mới vòng hết thân cây xoài. Nó lớn hơn tôi cả chục tuổi vậy mà lá vẫn xanh, mùa nào ra trái cũng to, ăn cũng ngọt đậm đà, lạ thiệt. Cho đến khi một cơn bão lớn ở đâu ập tới bất ngờ, gió thổi mạnh, mọi cây cối xung quanh nhà ngã rạp, và cây xoài không đủ sức chống chọi với sức gió mạnh đã ngã về phía hiên nhà, tán lá rũ về một phía. Cơn bão đi cũng là lúc cuộc sống của gia đình bắt đầu thiếu vắng ông bởi cái quy luật sinh tử của tạo hóa đã vĩnh viễn cướp mất ông trong cuộc sống thường nhật của gia đình.
Ông tôi mất, cây xoài vẫn đứng đó nhưng hình như trông có vẻ nó già cỗi đi vì không ai săn sóc, lớp vỏ ngoài thân xù xì, nâu sạm đi. Tuy vậy, nó vẫn đứng ngày ngày trong nắng, trong gió, trong cái cuộc sống bình dị hằng ngày cùng với gia đình tôi nhưng tôi có thể cảm nhận được trong nó có chút gì đó u buồn, cô đơn khi nghe những tiếng xào xạc trên lá trong mỗi chiều tắt nắng.

Bài 3:

Quê tôi ở tỉnh Hà tây, nay thuộc thành phố Hà Nội nhưng vẫn là một vùng đậm chất thuần nông với ao cá, vườn cây, ruộng vườn, những cánh đồng lúa bát ngát mênh mông. Đất rộng nên nhà nào cũng trồng nhiều loại cây ăn quả sai trĩu cành, đặc biệt là cây bưởi. Đó cũng chính là đặc sản cuả quê tôi mà trong dân gian thường có câu: cam Canh, bưởi Diễn.
Ở nhà bà tôi, có trồng một cây bưởi. Bà kể lại rằng từ trước khi qua đời, ông tôi đã trồng cây bưởi này, đúng dịp mẹ sinh tôi. Đến bây giờ cây đã cao to bằng ngôi nhà hai tầng. Dầm mưa dãi nắng nhiều năm, thân cây trở nên bạc phếch, đã thế còn mọc những u tròn, sần sùi, to bằng cái nắm tay. Cành cây vươn xa, tán lá rộng tỏa bóng mát cho chúng tôi ngày còn thơ ấu. Lá cây màu xanh sẫm, trông như những nậm rượu nhỏ, đu đưa trong gió. Hoa bưởi nhỏ xinh, trắng muốt tỏa hương thơm dìu dịu, thu hút nhiều loại ong bướm ve vãn. Hương bưởi đã từng đi vào rất nhiều bài thơ hay, nổi tiếng.
Vào tháng giêng, tháng hai Âm lịch, khi mưa xuân phơi phới đầy đường làng, những cánh hoa trăng trắng nhỏ xinh cuộn tròn theo gió, đuổi nhau trên những con đường gạch. Nhớ những ngày còn bé, lũ trẻ chúng tôi thường rủ nhau vào vườn nhặt những cành hoa kết thành vòng đeo đầy cổ, đầy tay. Có vài cậu nhóc nghịch ngợm, leo trèo làm cho những cánh hoa đang cựa mình tung ra, rơi lả tả xuống sân. Lũ con gái nhìn lên, xuýt xoa, tiếc nuối. Lại những buổi trưa hè, tôi hay trốn mẹ ra ngồi gốc bưởi vừa thưởng thức mùi hương ngọt ngào, quyến rũ mà đến tận bây giờ vẫn không thể quên được. Mùng một đầu tháng hay ngày rằm, mẹ tôi thường ra vườn từ sớm, hái những cành hoa bưởi còn đọng sương mai trân trọng đặt lên bàn thờ thắp hương. Nhìn bóng mẹ lặng lẽ đứng bên bàn thờ, tôi càng thêm nhớ tới ông hơn.
Ngày còn bé, hai chị em tôi rất điệu, chỉ thích để tóc dài rồi tết thành hai bím. Qua cả mùa đông hanh hao, ẩm ướt mà tóc cuả chúng tôi vẫn mượt mà, óng ả.Bởi mẹ tôi thường hái lá bưởi cùng một số các lá khác trong vườn đun nước gội đầu cho chúng tôi, mẹ bảo như thế tóc mới đẹp. Mùi hương nhẹ nhàng thoang thoảng cùng cái mượt mà, tinh khiết của dầu bưởi đan vào từng sợi tóc. Cuối tháng ba, cây bưởi bắt đầu ra hoa kết trái. Ban đầu, nó chỉ bé bằng quả bóng bàn nhỏ. Thế rồi quả bưởi to dần theo năm tháng. Nó to bằng quả cam rồi đến bằng miệng bát ô tô. Vào tháng tám, những trái bưởi to, tròn trịa, mọng nước sai lúc lỉu trên cây. Quả bưởi chuyển từ màu xanh sẫm sang rám vàng trông rất bắt mắt. Mỗi lần về quê, bà thường ra vườn chọn những quả bưởi to tròn và ngọt nhất bổ ra cho cả nhà cùng nếm thử. Đưa múi bưởi chạm vào đầu lưỡi, mùi vị ngọt lịm, thơm thơm như tan trong miệng mà không ở nơi nào có được.
Giờ tôi đã khôn lớn, đã bước chân vào trường cấp hai, được đi đến nhiều nơi nhưng kí ức quê hương vời mùi hương hoa bưởi vẫn luôn đánh thức tôi nhớ về tuổi thơ yêu dấu.
Quê tôi giờ đã đổi mới, không còn những vườn bưởi trắng hoa mỗi độ xuân về nữa, thay vào đó mọc lên nhiều nhà cao tầng, nhà máy san sát. Nhà nào cũng chỉ trồng vài gốc bưởi để làm cảnh. Nhưng cây bưởi vẫn mãi mãi là người bạn tuổi thơ của tôi, là một phần trong những kỉ niệm không bao giờ phôi phai…

Bài 4:

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò "rồng rắn" quanh gốc bàng cổ thật vui...

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát... Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: "Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?". Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: "Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!"

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,... Bàng cựa mình rung rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời...

Bài 5:

"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. Những lời ca gợi cho tôi nhớ về một loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng trong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm như những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.

Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.

Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình một cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp Một thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.

Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp Năm. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành một phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho một thời học trò đầy cảm xúc.

Bài 6:

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú Cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?

Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh.

Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách.

Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng "thân cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.

Bác Hồ - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho "cây đa bến nước sân đình" mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam.

9 tháng 10 2021

Cảm nghĩ về loài cây em yêu mẫu số 1: Biểu cảm về cây bàng gắn bó với tuổi thơ

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò "rồng rắn" quanh gốc bàng cổ thật vui...

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát... Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: "Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?". Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: "Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!"

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,... Bàng cựa mình rung rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời...

 1. Trình bày đặc điểm của từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phsu.2.  Đọc các ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:            1. Mọi người phải cùng nhau gánh vácviệc chung.            2. Đất nướcta đang trên đà thay da đổi thịt.            3. Bà con lối xóm ăn ởvới nhau rất hoà thuận.            4. Chị Vỗ Thị Sáu có một ý chí sắt đá trước...
Đọc tiếp

 

1. Trình bày đặc điểm của từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phsu.

2.  Đọc các ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

            1. Mọi người phải cùng nhau gánh vácviệc chung.

            2. Đất nướcta đang trên đà thay da đổi thịt.

            3. Bà con lối xóm ăn ởvới nhau rất hoà thuận.

            4. Chị Vỗ Thị Sáu có một ý chí sắt đá trước quân thù.

            a. Những từ in đậm thuộc kiểu từ ghép nào?

            b. Giải nghĩa các từ ghép đó.

3. Nghĩa của các từ ghép đẳng lập: làm ăn, ăn nói, ăn mặc có phải do nghĩa của từng tiếng cộng lại không? Đặt câu với mỗi từ.

Gợi ý: - Khi nhắc đến “làm ăn” người nói chỉ đề cập đến nghĩa “làm”.

4. Tìm từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ trong đó có chứa các tiếng sau:

a. Đỏ

b. Xe

c. Nhà

d. Cây

Câu

Từ ghép đẳng lập

Từ ghép chính phụ

a.

VD. Đỏ đen

VD. Đỏ ối,

b.

 

 

c.

 

 

d.

 

 

 

5. Tìm một số từ ghép chính phụ có ba tiếng theo mẫu sau: máy khoan điện.

   6. Giải thích cách sắp xếp thứ tự các tiếng đứng trước, đứng sau trong từ ghép chỉ mối quan hệ gia đình, thân thuộc sau:

          a. Ông bà, bố mẹ, cậu mợ, chú thím, anh  em, …(Gợi ý: THa. Sắp xếp theo trình tự: Nam đứng trước, nữ đứng sau)

          b. Ông cháu, bố con, chị em, cô cháu, chị em, …

          c. Cậu mợ, chú thím, cô chú, dì chú.

 

          7. Chỉ ra đặc điểm của những nhóm từ ghép đẳng lập sau và tìm ít nhất 3 ví dụ tương tự:

          a. Nhà cửa, quần áo, ngày đêm,…

          b. Đi đứng, chạy nhảy, ăn uống,…

          c. Nhanh chậm, tươi tốt, cao thấp,…

Gợi ý: Xác định từ loại của các tiếng tạo thành từ ghép.

8.  Đọc câu văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”

a. Câu văn trên trích trong văn bản nào?

b. Xác định và phân loại những từ ghép có trong câu văn.

c. Tìm và p  hân tích cấu tạo của các cụm danh từ có trong câu trên.

0
26 tháng 4 2017

1. Hình thức ngôn ngữ vận dụng trong truyện “sống chết mặc bay”

Hình thức ngôn ngữ
Không
Ngôn ngữ tự sự
X
Ngôn ngữ miêu tả
X
Ngôn ngữ biểu cảm
X
Ngôn ngữ người kể chuyện
X
Ngôn ngữ nhân vật
X
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
X
Ngôn ngữ đối thoại
X

2. Ngôn ngữ đối thoại của quan phủ.

* Mê bài bạc, không trực tiếp chứng kiến cảnh hộ đê, rồi vùi đầu vào canh bạc, coi như không biết gì, cứ hò hét chánh tổng và bọn nha lại đi bài: Có ăn không thì bốc chứ!

* Đến khi có người dân phu vào báo tin đê vỡ, quan phủ vẫn thờ ơ, lại lên giọng quát nạt bọn tay chân: Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày!... Đuổi cổ nó ra!

* Tiếp tục đánh tổ tôm cho đến khi được một ván bài to: Đây rồi!... Thế chứ lại! Ừ! Thông tôm, ... Tiếng reo trong niềm vui sướng cực độ, giữa lúc dân làng kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lệnh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ...

Ngôn ngữ đối ngoại trên cho thấy:

- Đây là một viên quan phong kiến hống hách, chỉ biết hưởng thụ phè phỡn.

- Đây là một viên quan mê bài bạc, vô trách nhiệm, sống chết mặc bay, vô lương tâm, lòng lang dạ thú.

- Như vậy ngôn ngữ nhân vật trong truyện phản ánh được những nét về tính cách nhân vật.

26 tháng 4 2017

Bài 1:

Hình thức ngôn ngữ Không
Ngôn ngữ tự sự X
Ngôn ngữ miêu tả X
Ngôn ngữ biểu cảm X
Ngôn ngữ người kể chuyện X
Ngôn ngữ nhân vật X
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm X
Ngôn ngữ đối thoại X

Bài 2:

=> Tân nhàn, thờ ơ, vô trách nhiệm, ham chơi cờ bạc, lối sống xa hoa, học đòi.

=> Ngôn ngữ và tính cách: thể hiện rõ sự tương đồng qua ngôn ngữ ta có thể hiểu được tính cách của nhân vật.

CHÚC HỌC TỐT!!! nhớ tick cho mk nha!!!hiu