Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
có mấy cái mink đăng nhầm bài cũ nên thui k cần nữa hôm nào mink đăng cái khac nhé
Nhận xét:
+Bài của bạn khá hay
+ Bố cục hợp lí, hoàn chỉnh
+ Biết cách sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí
+ Chữ đẹp đó !
Nhưng mà đúng là ''Nhân bất thập toàn''. Bài làm của bạn cần chỉnh sửa một chút ! Chút thôi !
+ Theo quan điểm cá nhân, tôi nghĩ bạn ko nên đưa câu'' Nhân bất thập toàn'' vào bài văn. Ko phải là nó ko hay, chỉ là có một chút ko hợp lí. Bởi nghe nó như một lời biện minh. Như thôi !
+ Hoặc chỗ '' Những việc sai trái thì sẽ gặp quả báo'' ấy, nghe nó hơi nặng nề ! Đoạn kết bài cần sửa xíu thôi là tuyệt vời luôn !
+ Xưng hô trong bài văn có chút chưa đồng nhất ( Đoạn cô giáo ns ấy)
+ Thay từ ngữ một chút '' Kỉ niệm tuổi học trò'' nghe mềm mại hơn là '' thời học trò'' bạn ạ !
Học tốt ! Hạo LÊ
-Bài 1 : lời người mẹ khi ru con,nói với con => căn cứ : bốn chữ trong câu cuối “ ghi lòng con ơi”.
-Bài 2 : Căn cứ hoàn cảnh của người hát ( chiều chiều ra đứng ngõ sau) => lời người con gái đi lấy chồng xa quê nhớ về mẹ, nói với mẹ.
-Bài 3: là lời của con cháu nói với ông bà, hoặc người thần về nỗi nhớ ông bà. =>Căn cứ : dựa vào ý nghĩa câu hát.
-Bài 4: Bài ca dao này không có căn cứ rõ ràng, dựa vào nội dung => có 3 khả năng :
+Ông bà, cô bác nói với cháu.
+Cha mẹ nói với con.
+Anh em tâm sự với nhau.
Câu 2.
-Tình cảm muốn diễn tả : người mẹ muốn nói với con về công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở phận làm con phải ghi nhớ công ơn sâu nặng đó.
-Cái hay của bài ca dao :
+Hình thức truyền đạt : qua lời ru => âm điệu sâu lắng, tình cảm, đi vào lòng người.
+Sử dụng hình thức ví von quen thuộc trong ca dao : công cha, nghĩa mẹ như núi ngất trời, nước ngoài biển Đông =>lấy cái mênh mông, vô hạn, vĩnh hằng của trời đất để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa, công ơn của cha mẹ.
+Dùng thành ngữ : cù lao chín chữ => vừa cụ thể hóa công cha, nghĩa mẹ, vừa thể hiện âm điệu tôn kính, nhắn nhủ của câu hát.
+Thể thơ lục bát, giàu âm điệu. giàu tính nhạc.
-Những câu ca dao khác :
+Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
+Ơn cha nặng lắm ai ơi/ Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
+Lên non mới biết non cao/Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.
+…
Câu 3.
Tâm trạng nhân vật thể hiện qua :
-Thời gian : chiều chiều
+Buổi chiều gợi thời gian buồn.
+Chiều chiều : gợi tả sự đều đặn đến khắc khoải của thời gian, không phải một lần, 1 lúc mà chiều nào cũng vậy.
-Không gian : đứng ở ngõ sau :
+Ngõ sau : ngõ vắng, gợi không gian vắng lặng, heo hút. Ngõ sau như góc khuất của tâm hồn, cô gái hướng cả tấm lòng, tình cảm của mình về quê nhà.
+Khung cảnh ảm đạm, người phụ nữ cô đơn, thui thủi đứng một mình nơi ngõ sau càng đáng thương hơn nữa.
-Hành động : trông về quê mẹ.
-Tình cảm : ruột đau chín chiều : lấy cái cụ thể (chín chiều) để diễn tả cái trừu tượng : tâm trạng ngổn ngang => sức gợi tả lớn.
TRong hoàn cảnh ấy, người con gái có thể đau xót vì nhiều lẽ : nhớ nhà, thương cha thương mẹ, buồn vì không đỡ đần được gì cho cha mẹ…
=>Sự phối hợp các yếu tố trên làm cho tình cảm và tâm trạng người con gái nặng nề, đau xót hơn.
Câu 4.
Cách diễn đạt :
-Dùng cặp từ so sánh : bao nhiêu – bấy nhiêu => thể hiện sự tương đồng, tăng cấp, khẳng định tình cảm, nỗi nhớ da diết, khôn nguôi.
-Nhóm từ : “ngó lên” => thể hiện sự trân trọng, tôn kính.
-Hình ảnh “ nuộc lạt” : vừa có ý nghĩa : nhiều không kể xiết, vừa thể hiện sự gắn kết, bền chạt, không tách rời trong tình cảm giữa con cháu với ông bà.
-Âm điệu thể thơ lục bát phù hợp, hỗ trợ cho sự diễn tả tình cảm trong bài ca.
Câu 5.
-Tình cảm anh em được thể hiện qua những lời nhắn nhủ tâm tình.
+Ban đầu là 1 lời phủ định ( an hem nào phải người xa) => xóa đi những quan niệm không đúng vẫn thường chia rẽ tình cảm anh em.
+Tiếp theo là khẳng định 2 lần : cùng chung bác mẹ - cùng thân.
+Câu tiếp theo tiếp tục khẳng định ở mức độ cao hơn : an hem – tay chân => là 2 bộ phận của cơ thể con người, có quan hệ mật thiết với nhau. => là an hem phải gắn bó mật thiết như chân với tay, sống hòa thuận.
Bài ca dao này nhắc nhở : anh em phải hòa thuận, biết đoàn kết, nương tựa vào nhau, yêu thương nhau để cha mẹ vui lòng.
Câu 6.
Những biện pháp nghệ thuật được cả 4 bài ca dao sử dụng :
-Thể thơ lục bát.
-Cách ví von, so sánh, dùng những hình ảnh gần gũi, thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày.
+âm điệu tâm tình, nhắn nhủ.
+cả 4 bài đều là lời độc thoại, có kết cấu 1 vế.
bạn học lớp VNEN giống mình hả?
tra loi vv