Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sử dụng từ k đúng âm , đúng chính tả : k có
Sử dụng từ k đúng nghĩa : b , e
Sử dụng từ k đúng tính chất ngữ pháp của từ : c , g , h , k
Sử dụng từ k đúng sắc thái biểu cảm , k phù hp vs tình huống giao tiếp : k có
Lạm dụn từ địa phương , từ Hán Việt : a , d , i
Câu 1:Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất Bắc trong những ngày tháng giêng.
Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả: khi mùa xuân đế, tác giả bồi hồi nhớ lại mùa xuân ở miền Bắc, mùa xuân của Hà Nội trong 1 tâm trạng náo nức, tha thiết, nồng nàn và cũng rất trân trọng vẻ đẹp của đời sống, của thiên nhiên, đất nước.
Câu 2: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính ủa mỗi đoạn và sự liên kêt giữa các đoạn
Bài văn chia làm 3 đoạn:
đoạn 1: "đầu...mê luyến mùa xuân": tình cảm của con ngđốivớimùaxuân.đoạn2:tiếp theo...mở hội liên hoan:cảnhsắcvàkokhímùaxuâncủađấttrờivàlòngngđốivớimùaxuân.đoạn2:tiếp theo...mở hội liên hoan:cảnhsắcvàkokhímùaxuâncủađấttrờivàlòngng
đoạn 3:"phần còn lại": cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc.
Câu 3: Đọc lại đoạn văn từ "Tôi yêu sông xanh, núi tím" đến "mở hội liên hoan" và cho biết :
a, Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miển Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b, Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến ?
a) cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được miêu tả: tác giả gợi được thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa xuân, vừa có cái lạnh của mưa riêu riêu, gió lành lạnh của mùa đông còn vươn lại, có cái ấm nồng nàn của khí trời mùa xuân. đó còn là âm thanh của tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình của cô gái đẹp. không khí mùa xuân còn được thể hiện trong đời sống gia đình, trong ko khí đoàn tụ êm đềm.
b) mùa xuân đã khơi dậy ở thiên nhiên và con ng` sức sống tiềm tàng và làm cho nó trở nên mạnh mẽ, làm bừng dậy lòng yêu đời, khao khát sống và yêu thương.
qua cách miêu tả này tác giả muốn thể hiện cảnh sắc mùa xuân ở Hà nội và miền Bắc có 1 vẻ đẹp riêng biệt, thơ mộng nhưng cũng dào dạt tình người.
Bạn tham khảo nhé
Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó-một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút. Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập. Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất. Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường,xa thầy cô,xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu ,dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường,bơ vơ giữa biển nắng vàng. Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những con gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng… Ba tháng hè trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng. Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày mai đã là ngày khai giảng, phượng mong nhớ, chờ đợi để đc gặp lại các bạn học sinh. Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng…Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào. Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm? Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng.Loai hoa học trò thân thương.
Mỗi khi nhớ về mái trường tiểu học thì tôi lại nhớ về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết bên một loài cây mà tôi yêu quý.Cái cây ấy đã rất quen thuộc với tuổi học trò chúng tôi.Một nhà văn đã gọi nó là: hoa học trò
Nhắc đến hoa phượng tôi lại không quên được màu đỏ rực rỡ của nó-màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.Phượng không thơm,cũng không đẹp mấy nhưng phượng đỏ, phượng nở nhiều, phượng lại có 1 linh hồn sắc sảo mênh mang và phượng gắn liền với tuổi thơ học trò.
Ngày chia tay, lũ học sinh vui vẻ đi chơi nhưng cũng không ít tiếng khóc khi phải xa thầy cô, bè bạn, mái trường thân yêu, xa những kỉ niệm đẹp dưới gốc phượng đỏ.Cánh cổng trường khép lại, sân trường không một bóng người, phượng buồn bã, phượng khóc khi xa học trò.Tôi cũng khóc vì từ đây tôi không thể nô đùa trong sân trường, không thể ngắm cái màu đỏ của hoa phượng, và phải xa những kỉ niệm đẹp đã khắc sâu trong tâm trí tôi.May thay em tôi lên lớp 1 và cũng học ở trường cũ mà tôi từng học. Để rồi đây, lúc tôi đến đón em, tôi đã không khỏi xúc động.Nhớ về cây phượng, về những giờ ra chơi cùng bạn bè chơi quanh gốc cây vào mùa hạ, nhặt từng chiếc lá ném nhau, có khi còn lấy nhị hoa chơi chọi gà.
Mùa thu lá phượng rụng.Từng đợt, từng đợt, những chiếc lá úa rời khỏi cành cây rơi xuống mặt đất. Thế mà, phượng vẫn vui vẻ chơi đùa với làn gió mát , với ánh nắng ấm áp, chan hòa. Học sinh đã trở lại trường rồi, còn gì để không tươi cười nữa đây!
Đông đến, mang theo tiết trời lạnh rét. Học sinh không thể ra chơi, mà chỉ ở trong lớp với chiếc áo ấm khoác lên người. Phượng lạnh, phượng ngước nhìn bầu trời ,mong sao xuân mau đến để được cười đùa với học sinh.
Xuân sang, những ngày lạnh lẽo đã trôi đi, nắng vàng trở lại sưởi ấm sắc trời. Phượng ra lá, lá xanh um, mát rượi. Lá ban đầu khép lại, còn e thè, dần sau cũng xòe ra cho gió đưa đẩy.
Phượng là 1 người bạn vô hình, người bạn đã để lại cho tôi rất nhiều kỉ niệm suốt những năm tháng học trò tiểu học. Giờ đây, tôi đã lớn rồi, cũng là lúc xa trường cũ để cố gắng và phấn đấu ở ngôi trường mới, nhưng dù thế tôi vẫn không quên được hình ảnh của cây phượng. Tôi yêu cây phượng- hoa học trò than thương
Thường thì những ngày hai chín, ba mươi Tết, dù bận đến thế nào, những người phụ nữ cũng phải gội đầu để đón năm mới. Đó là những ngày có nhiều tóc rối cài lên mái nhà. Cả trước ngày rằm tháng giêng, mọi người chuẩn bị tắm gội sạch sẽ để lên chùa lễ Phật, ai chả phải gội đầu.
Và chỉ sau đó vài hôm, thế nào cũng có những bà hàng kẹo mầm đi thu nhặt những búi tóc rối ấy bằng cái nồi kẹo mầm, đổi kẹo cho trẻ con để lấy tóc rối.
Đó là những ngày hết Tết rồi. Trong mọi nhà chả còn một thứ bánh mứt, kẹo gì, bọn trẻ con chúng tôi mới mong những bà hàng kẹo mầm xuất hiện trên đường làng. Với tiếng rao: "Ai tóc rối đổi kẹo không nàỏ". Tiếng rao như một câu hỏi vu vơ cứ ngân dài trong những ngõ quê. Chắc người lớn chẳng ai để ý đến tiếng rao ấy. Nhưng bọn trẻ con chúng tôi thì cứ dỏng tai lên nghe, xem cái tiếng rao của bà hàng kẹo mầm đã gần đến ngõ nhà mình chưa. Và khi đã chắc chắn là bà hàng kẹo mầm đang đi về phía nhà mình rồi, anh em tôi bắc cái ghế đẩu trèo lên, đưa tay vào những khe tầu lá cọ moi ra những búi tóc rối. Chúng tôi gỡ gỡ búi tóc ra, vo lẫn vào nhau thành một nắm tưởng như to tướng trong lòng bàn tay, với hy vọng sẽ đổi được cái kẹo to.
Bọn trẻ ngồi vây quanh bà hàng kẹo mầm, vừa xem, vừa chờ đến lượt mình, mỗi thằng cầm một nắm tóc rối bù xù. Bà hàng kẹo đỗ quang gánh, mở cái mẹt đậy thúng ra, lấy nồi kẹo mầm và một nắm que tăm để lên mẹt. Tay phải bà ta thoăn thoắt véo kẹo, kéo dài sợi kẹo từ trong nồi ra như làm phép. Tay trái bà ta cầm cái que tăm, mỗi lần hai tay bà chập vào nhau là một đoạn của sợi kẹo lại dính vào đầu que tăm que bên trái. Những sợi kẹo nhỏ như tơ tằm, cứ chập vào lại kéo ra như người biểu diễn một điệu múa. Người xem đến hoa mắt không nhận ra hai tay bà hàng kẹo vừa xoay que tăm vừa dính sợi kẹo vào đầu que nữa. Bọn trẻ chúng tôi đứa nào cũng kêu rằng túm tóc của mình to, bà phải thêm kẹo. Bà hàng kẹo không bao giờ cãi lại bọn trẻ con, bà nhanh miệng làm vừa lòng bọn trẻ bằng cách càng kéo mỏng sợi kẹo ra và chập thêm vào đầu que tăm. Mỗi lần thêm như vậy, bà ta lại kèm thêm một câu nói: "Này to, này!... Này, nhiều này!...". Tay bà ta làm, miệng nói, cứ như người phù thủy bắt quyết và đọc thần chú. Bà hàng kẹo làm xong một que, đưa cho đứa nào bà cũng nói thêm một câu: "To nhớ!... Thích nhớ!" cùng với miệng cười tươi hơn cả cô đào đóng vai Thị Mầu.
Bà hàng kẹo làm rất nhanh, chỉ một lúc sau, hơn một chục đứa chúng tôi đứa nào cũng có trên tay một que kẹo. Những sợi kẹo xù trên đầu que tăm như một bối bòng bong. Trông thì to xù như một bông hoa mẫu đơn, tưởng có thể ăn suốt ngày cũng không hết được. Nhưng chỉ cần cho vào mồm ngậm lại, xoay một cái là những sợi kẹo tóp lại dính vào nhau, chỉ to bằng cái quả xoan hay cái hạt táo.
Và đúng như lời bà hàng kẹo nói câu: "Thích nhớ", đứa nào cũng thích thật. Kẹo ngọt mát, tưởng như chẳng có thứ mứt tết nào bằng. Và chúng tôi coi đây là ngày "Tết" của trẻ con xóm quê vậy. Bởi đứa nào cũng vui tíu tít. Chúng tôi đứng nhìn theo bà hàng kẹo gánh hàng đi ngõ khác. Tiếng bà ta lại ngân dài trên đường làng: "Ai tóc rối... đổi kẹo kh..ộ.ông? Nà..àọ.?". Câu hỏi vu vơ bay vào trong các ngõ. Và lại có những đứa trẻ chạy ra, tay mỗi đứa cầm một nắm tóc rối.
Đó là những kỷ niệm của một thời thơ ấu, của lớp người bây giờ đã bạc đầu cả rồi. Ai còn sống trong những làng quê, ai đã đi ra thành phố? Ai đã đi nước lạ, quê người? Cuộc sống náo nhiệt, sung túc, tràn trề bánh kẹo ngoại hôm nay, có ai nhớ về quê làng cái thuở lắng tai nghe tiếng rao ngọt ngào, câu hỏi vu vơ bay trong lối ngõ quê hương?
LUYỆN NÓI : VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI
I.CHUẨN BỊ BÀI
1.Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “ người lái đò” đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.
MỞ BÀI : cảm nghĩ chung về hình ảnh thầy cô giáo trong suy nghĩ và tình cảm của học trò.
THÂN BÀI :
-Cảm nghĩ về những tri thức mà thầy cô mở ra cho học sinh :
+Thầy cô là người mang cho học sinh tri thức ( những kiến thức trong vấn đề học tập, cách đối nhân xử thế, cách cư xử…)
+Ý nghĩa của những tri thức đó trong giáo dục và bồi dưỡng tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh.
-Cảm nghĩ về hình ảnh người thầy, người cô :
+ hình ảnh thầy cô trong việc truyền tải tri thức ( liên tưởng đến hình ảnh thầy cô soạn giáo án, thầy cô giảng dạy…).
+Cảm nghĩ về sự quan tâm và những tình cảm của thầy cô với lớp học.
+nêu suy nghĩ bản thân về cuộc sống thanh bạch của người thầy và “nghề giáo”.
- Nêu cảm nghĩ về những đóng góp của thầy cô cho tương lai đất nước
-Suy nghĩ về hình ảnh người thầy, người cô hiện nay ( mở rộng vấn đề).
KẾT BÀI : khẳng định hình ảnh thầy cô sống mãi trong lòng học sinh.
2.Đề 2 : cảm nghĩ về tình bạn
MB : cảm nghĩ chung về ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống : con người không thể sống thiếu tình bạn.
TB : nêu cảm nghĩ về biểu hiện và ý nghĩa của tình bạn.
-Những biểu hiện của tình bạn trong cuộc sống ( giúp đỡ, quan tâm nhau trong học tập, công việc….)
-Ý nghĩa của tình bạn đối với mỗi người :
+Tình bạn tốt giúp con người biết sống đẹp : biết hi sinh vì người khác, biế sống chia sẻ, đầy vị tha để có cuộc sống ý nghĩa hơn.
+Tình bạn tốt giúp mỗi người vượt qua những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống.
+Tình bạn đẹp, tốt sẽ giúp con người sống tốt hơn, vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn.
KB : khẳng định tình bạn là một thứ tình cảm cao đẹp mà con người cần hướng tới.
3.Đề 3 : Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hằng ngày :
MB : nêu suy nghĩ chung về vai trò của sách vở đối với bản thân nói riêng và con người nói chung.
TB :
-Nêu hiểu biết bản thân về một số loại sách : ( vd : có nhiều loại sách, mỗi loại cung cấp một mảng tri thức khác nhau :…).
-Nêu cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa to lớn của những kiến thức mà sách đem lại cho bản thân và thế giới mỗi người:
+Sách cung cấp tri thức tự nhiên và xã hội.
+Sách giúp con người hiểu biết hơn, giỏi hơn.
+Đọc sách có thể là một phương thức giải trí của rất nhiều người, trong đó có bản thân.
+…
-Nêu cảm nghĩ về việc lưu giữ tri thức mà sách vở đem lại:
+Sách vở giúp con người lưu giữ tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+Sách vở lưu giữ tri thức => cơ sở cho con người nghiên cứu, tìm hiểu quá khứ.
+So sánh với 1 số hình thức lưu giữ thông tin khác hiện nay.
+…
-Cảm nghĩ về ý nghĩa của sách vở trong việc giáo dục bản thân hoàn thiện nhân cách :
+Sách vở giúp em biết suy nghĩ, biết sống tốt đẹp hơn.
+Từ việc học tập trong sách => hình thành cách đối nhân xử thế, cách sống …
+Trong sách vở có nhiều tấm gương tốt => bản thân học tập, noi theo.
-Hiện nay, có nhiều sách vở in ấn tràn lan, nhưng không phải sách nào cũng tốt =>cần phải chọn lọc sách để nó thật sự phát huy vai trò tích cực của mình ( mở rộng vấn đề).
KB : khẳng định lại vai trò của sách trong cuộc sống.
d.Đề 4 : cảm nghĩ về một món quà em nhận được thời thơ ấu.
MB : Giới thiệu sơ lược về món quà, cảm nghĩ chung về ý nghĩa món quà với bản thân.
TB :
-Hồi tưởng về món quà : đó là gì ? do ai tặng ( bạn bè, người thân, thầy cô…), nhận được món quà vào dịp nào ?
-Hồi tưởng lại tâm trạng và tình cảm của bản thân khi nhận được món quà : cảm thấy vui vẻ, xúc động, biết ơn….
-Nêu cảm nghĩ về ý nghĩa của món quà với bản thân trong quá khứ và hiện tại.
+Quá khứ : món quà có ý nghĩa gì với cuộc sống bản thân ( có thể là sự khích lệ với bản thân để phấn đấu, món quà mang lại niềm vui tuổi thơ…)
+Hiện tại : món quà đó có ý nghĩa như thế nào ( vd: nó trở thành nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ; chính món quà cũng là một kỉ niệm, hồi ức không thể quên được…)
KB : Nêu suy nghĩ, tình cảm với món quà và ý nghĩa của nó với bản thân trong cuộc đời
Chúc bn hok tốt !
Cảm nghĩ về tình bạn
a. Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp ?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
c. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.
Soạn bài : Luyện tập tạo lập văn bản
Chào thân ái!
Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đọc thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời.
Từ tuổi 25, Lí Bạch đã xa quê và xa mãi, nhưng hình bóng quê hương luôn in đậm trong tâm khảm của ông. Vì thế mà trên bước đường lữ thứ tha phương, mỗi lần ngắm trăng sáng là ông lại chạnh lòng nhớ quê và chỉ biết gửi gắm tâm sự vào những vần thơ. Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Lí Bạch sáng tác trong một hoàn cảnh như vậy.
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Ngỡ mặt đất phủ sương.
(Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương).
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương).
Hai cầu thơ sau đối ý, đối thanh thật chỉnh. Nhà thơ đã sáng tạo trên cơ sở một câu dân ca quen thuộc: Ngưỡng đầu khán minh nguyệt (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng), chỉ thay từ ngưỡng bằng từ cử, từ khán bằng từ vọng. Câu thơ của Lí Bạch là: Cử đầu vọng minh nguyệt. Cũng vẫn giống nhau ở tư thế ngẩng đầu nhìn trăng sáng nhưng cái nhìn trong câu dân ca mang tính khách quan, còn cái nhìn trong thơ Lí Bạch lại đậm tính chủ quan. (Khán: nhìn, ý nghĩa trung hòa. Vọng: nhìn xa, ý nghĩa biểu cảm). Vọng minh nguyệt là cố nhìn ra xa để thấy cho rõ vầng trăng sáng. Tình cảm thiết tha của nhà thơ gửi gắm cả trong từ vọng ấy và chỉ trong khoảnh khắc, cái tư thế Ngẩng đầu nhìn trăng sáng đã chuyển thành Cúi đầu nhớ cố hương. Hai tư thế đối lập nhau nhưng cùng thể hiện một tâm trạng. Niềm vui trước đêm trăng sáng có thể là dạt dào vô tận nhưng nỗi nhớ cố hương cũng day đứt khôn nguôi! Ánh trăng sáng đêm nay là tác nhân gợi nhớ đến vầng trăng xưa trên quê cũ thuở nào. Quả là nỗi nhớ quê hương thiết tha, khắc khoải… luôn ám ảnh trong lòng Lí Bạch.
Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.
– Đê (đầu) – tư (cố hương).
Câu chuyện kể về cuộc chia tay của Thành và Thủy.Vì bố mẹ chia tay nhau nên hai anh em Thành và Thủy đã phải chia tay.Thành ở lại với bố còn Thủy về quê ngoại với mẹ .Trước khi chia tay ,hai anh em chia đồ chơi.Thủy đau đớn khi chia tay thầy cô và các bạn .Trước khi trèo lên xe ,Thủy chạy vào nhà đặt hai con búp bê ở lại và dặn anh không bao giờ để chúng cách xa nhau.
Thành và Thủy là hai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng lại phải chia tay nhau vì bố mẹ họ ly dị. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh lại gặp ác mộng, chia cho anh con búp bê Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn em nhận lấy con Em nhỏ. Hai anh em còn đến trường để Thủy chia tay với cô giáo và bạn bè. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì mẹ đã sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. Trước khi chia tay, Thủy suy nghĩ lại, đã đưa luôn cho anh con búp bê Em Nhỏ, đề hai con búp bê không bao giờ phải xa nhau như Thành và Thủy.
Tác phẩm
Tác phẩm
Tác phẩm
dai quá