Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo tại đây:
https://dethihocki.com/de-thi-giua-hoc-ki-1-lop-8-mon-toan-e721.html
chac ban BACH DUONG DE THUONG hay chep tren mang
minh khuyen ban khong nen chep theo ho nhu the do labai vua ho khong phai cua minh
chi nen tham khao khong chep y nguyen
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. Nội dung bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu là gì?
a. Thể hiện lòng yêu cuộc sống của nhà thơ
b. Thể hiện lòng yêu cuộc sống và khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày
c. Thể hiện lòng yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả
2. Câu thơ: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ” thể hiện tâm trạng nào của Bác?
a. Tâm trạng vui tươi, lạc quan thưởng ngoạn ánh trăng
b. Sự vô tư, hồn nhiên của Bác khi hòa cùng ánh trăng
c. Lòng say mê thiên nhiên, phong thái ung dung của Bác ngay trong cảnh ngục tù tăm tối
d. Sự bối rối, xốn xang của Bác khi bắt gặp ánh trăng
3. Vua Lý Công Uẩn đã nhận định thành Đại La có ưu thế gì để lựa chọn làm kinh đô mới?
a. Ở vào nơi trung tâm đất trời, được thế rồng cuộn hổ ngồi
b. Đúng ngôi nam, bắc, đông, tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi
c. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng
d. Cả a, b, c
4. Văn bản Nước Đại Việt ta nêu lên những tiền đề cơ bản nào có ý nghĩa then chốt với toàn bài cáo?
a. Tiền đề về nhân nghĩa
b. Tiền đề lịch sử: chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt
c. Cả a và b
5. Câu: “Anh đã nghĩ thương em thế này hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh” thực hiện hành động nói nào?
a. Hành động trình bày
b. Hạnh động cầu khiến
c. Hành đông bộc lộ cảm xúc
d. Hành động hứa hẹn
6. Câu: “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” trong Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp có ý nghĩa gì?
a. Phê phán lối học thực dụng, hình thức hòng mưu cầu danh lợi
b. Phê phán lối học thụ động
c. Phê phán lối học vẹt
d. Phê phán lối học sách vở, thiếu thực tiễn
7. Qua đoạn trích Đi bộ ngao du, em hiểu Ru – xô là người như thế nào?
a. Là người giản dị
b. Người yêu mến, gần gũi với thiên nhiên
c. Người yêu tự do
d. Cả a, b, c
8. Quan hệ vai giao tiếp giữa ông Giuốc – đanh và bác phó may là:
a. Quan hệ ngang hàng
b. Quan hệ trên dưới
c. Quan hệ thân sơ
II. Tự luận (6 điểm)
1. Chép nguyên văn bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ (2đ).
2. Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ. (4đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
b | c | d | c | b | a | d | b |
II. Phần tự luận
1.
Chép nguyên văn bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ (2đ).
- Nguyên văn:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang. (1đ)
- Nội dung: bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng còn đầy gian khổ. (0.5đ)
- Nghệ thuật: thể thơ tứ tuyệt, giọng điệu lạc quan, tươi vui, ngôn ngữ dể hiểu, hình ảnh chân thực đời thường. (0.5đ)
2.
Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.
a. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần thuyết minh. (0.5đ)
b. Thân bài: Nêu được nội dung cơ bản sau:
- Về tác giả Trần Quốc Tuấn (2đ):
+ Thời đại: (1231? – 1300), là vị anh hùng triều Trần, góp công lớn cùng quân dân nhà Trần đại phá quân Nguyên Mông.
+ Gia đình - quê hương: Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê quán ở phủ Thiên Trường, thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ngày nay.
+ Bản thân: Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Mông – Nguyên tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm Tướng chỉ huy. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt đã có những chiến thắng quan trọng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
+ Ông đã soạn hai bộ binh thư: “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Trong giai đoạn giặc Mông – Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược nước ta, ông đã viết “Hịch tướng sĩ” để truyền lệnh cho các tướng, răn dạy quân sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, chuẩn bị chống giặc.
+ Sau khi kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ ba thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến xin ý kiến, kế sách của ông.
+ Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngài được người dân bao đời sùng kính phong là Đức Thánh Trần.
+ Đặc biệt, danh tướng Trần Hưng Đạo đã được các nhà bác học và quân sự thế giới vinh danh là một trong 10 vị Đại Nguyên soái quân sự của thế giới trong một phiên họp do Hoàng gia Anh chủ trì tại Luân Đôn vào năm 1984.
- Về tác phẩm Hịch tướng sĩ (1đ):
+ Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai, bằng thể hịch.
+ Mục đích: khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược.
+ Bố cục: 4 phần
+ Nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện cụ thể qua lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến với kẻ thù xâm lược.
+ Nghệ thuật: Áng văn chính luận xuất sắc, kết hợp lập luận chặt chẽ, lời văn thống thiết, giàu hình ảnh và sức biểu cảm.
c. Kết bài (0.5đ)
Khẳng định lại sức vóc, sự đóng góp củaTrần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. Theo Nguyễn Trãi, để đem lại cuộc sống yên ổn cho dân, trước hết phải:
a. Làm cho dân được giàu có, ấm no
b. Làm cho dân được ăn no, mặc đẹp
c. Thương dân, trừ bạo ngược
2. Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
a. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ
b. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng
c. Khi tác giả bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác
d. Khi tác giả vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do
3 Nội dung chính của văn bản Thuế máu là gì?
a. Lên án, tố cáo sự bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp với người lao động trên đất thuộc địa
b. Phản ánh tình cảnh khổ cực của người dân thuộc địa trên đất Pháp
c. Thể hiện sự bất bình của người An Nam đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa
d. Tố cáo thủ đoạn lừa bịp, giả dối của thực dân Pháp khi biến người dân nghèo ở các nước thuộc địa thành vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa
4. Câu thơ: “Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?” thuộc kiểu hành động nói nào?
a. Hành động hỏi
b. Hành động trình bày
c. Hành động cầu khiến
d. Hành động bộc lộ cảm xúc
5. Em hiểu quan điểm: “theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp trong Bàn luận về phép học là gì?
a. Học phải theo mục đích chân chính
b. Học phải đi đôi với hành
c. Phải làm theo điều được học
d. Học phải biết thâu tóm cái tinh túy cốt lõi nhất
6. Câu nào dưới đây không mắc lỗi lô – gic?
a. Có nhiều nhà thơ nữ có đóng góp to lớn cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn
b. Linh không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép
c. Tuy phải làm nhiều việc nhà nhưng Hồng vẫn học giỏi
d. Tuy học hành chăm chỉ nhưng năm nào An cũng đạt học sinh giỏi
II. Tự luận (6 điểm)
1. Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:
Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ? (1đ)
2. Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”
a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)
b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)
3. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn trong đó có sử dụng một câu cầu khiến hoặc cảm thán. (2đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
c | a | d | a | b | c |
II. Phần tự luận
1.
Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:
Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?
→ Kiểu câu nghi vấn (0.5đ)
→ Hành động hỏi, bộc lộ cảm xúc (0.5đ)
2.
Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”
a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)
- Khổ thơ nói về nỗi nhớ làng khôn nguôi của tác giả khi xa quê. (0.5đ)
- Quê hương trong nỗi nhớ của Tế Hanh thật sống động với cả hình ảnh (con thuyền rẽ sóng), màu sắc (xanh, bạc...), hương vị (mùi mặn nồng). (0.5đ)
- Động từ nhớ lặp lại 2 lần, khắc sâu thêm nỗi lòng da diết, khôn nguôi của tác giả khi nhớ quê. (0.5đ)
- Khổ thơ sinh động với nhiều danh, động, tính từ màu sắc. Phải là người yêu quê hương sâu nặng mới có nỗi nhớ đầy xao xuyến và ám ảnh người đọc đến vậy. (0.5đ)
3.
Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn. (2đ)
- HS viết được đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề ở đầu đoạn, dung lượng 3 – 5 câu, có sử dụng câu cầu khiến hoặc cảm thán (1đ)
- HS nêu được một vài nét sau: mục đích học tập đúng đắn:
+ Học để làm người, để chiếm lĩnh tri thức, không phải để cầu danh lợi... (1đ)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?
A. Tự sự B. Miêu tả
C. Biểu cảm D. Thuyết minh.
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. :
Nỗi nhung nhớ , yêu thương thầm lặng của người con đối với người mẹ . Cùng với cảm xúc , sự biết ơn giữa con cái với người mẹ , người sinh ra , nuôi nấng và chăm sóc mình .
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ...: Nhân hoá : Thời gian chạy qua tóc mẹ, tương phản :
Lưng mẹ cứ còng dần xuống ,Cho con ngày một thêm cao.
- Hiệu quả : Dùng các biện pháp tu từ nhằm nói lên những sự vất vả , mệt nhọc , sự hy sinh lớn lao của người mẹ rành cho đứa con và qua đó cũng nhấn mạnh sự biết ơn , yêu thương của đứa con dành cho người mẹ thương yêu
Câu 4. Câu thơ/ khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng)
Cái này thì bạn tự viết . Gợi ý , có thể bạn sẽ có ấn tượng về : lòng biết ơn của đứa con hoặc lời ru của ng mẹ ,....
*Mình chỉ có thể giúp bạn phần I thôi , phần II là TLV bạn phải tự viết theo cảm nhận , lời văn của mình !
1.
3. Cấu trúc : gồm ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc chính của câu chuyện.
- Thân bài: Diễn biến sự việc theo một trìmh tự nhất định, thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện, thái độ của người kể.
2
Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự giúp sự việc được thể hiện cụ thể, tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét, làm cho việc kể chuyện thêm sinh động, sâu sắc hơn, đồng thời thể hiện được thái độ, tình cảm của người kể.
3
1. Sách giáo khoa là số 1
Nhiều bạn luôn nghĩ rằng, ôn khối C thì phải chú trọng học nhiều từ sách tham khảo. Nhưng thật ra, những kiến thức trong sách giáo khoa đã là khá đầy đủ và chuẩn nhất theo chương trình của Bộ GD & ĐT, các đáp án của đề thi đại học – cao đẳng cũng chỉ yêu cầu cấp độ cơ bản như vậy. Do đó, nếu bạn không phải là một người học đặc biệt xuất sắc các môn xã hội, thì đừng vội “nhảy cóc” với sách tham khảo vì như thế sẽ phải ôm đồm một lượng kiến thức rất lớn và dễ làm bạn nản chí nếu quá sức. Hãy làm bạn với sách giáo khoa thật thân thiết trước khi “mở rộng mối quan hệ” ra những cuốn văn mẫu, để học tốt hay sách tham khảo…
2. Chép tay thay vì đọc thuộc
Khoa học đã chứng minh rằng, việc đọc thuộc chỉ là ghi nhớ tạm thời trong vỏ não, nó sẽ nhanh chóng bị quên đi nếu như bạn không thường xuyên đọc đi đọc lại với một tần suất lớn trong suốt một thời gian dài. Thậm chí, kể cả khi bạn đã thuộc làu làu như “cháo trảy” thì vẫn có thể đến một lúc nào đó sau này, bạn hoàn toàn không còn chút ấn tượng nào về điều đó. Trong tâm lí học, người ta gọi đó là “ sự quên” của vỏ não. Chính vì vậy, thay vì cầm quyển sách lên và đọc như một con vẹt, bạn hãy tập cho mình thói quen chép tất cả những điều cần nhớ ra giấy. Điều này lại càng đặc biệt hữu ích cho những bạn “chữ gà bới” có cơ hội luyện viết.
Lưu ý rằng, phải chép thật gọn gàng và sạch đẹp bởi điều này sẽ quyết định rất lớn đến hứng thú ôn bài của bạn. Sẽ thật tồi tệ nếu như bạn cầm một quyển vở chữ nghĩa loằng ngoằng dịch mãi không ra hay nhem nhuốc, gạch xóa lung tung. Kiên nhẫn và cẩn thận chép đi, chép lại hai ba lần rồi ghim những tờ giấy chép tay đó lại thành một tập tài liệu cá nhân (dùng để áp dụng những bí quyết 3 – 4 tiếp sau đây). Sẽ hơi tốn một chút thời gian và công sức nhưng chắc chắn hiệu quả của nó đem lại sẽ tốt không ngờ đấy.
3. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ cây (hay còn gọi là sơ đồ tư duy)
Hãy thử tưởng tượng, nếu làm theo bí quyết 1 và 2, với 3 quyển sách giáo khoa Văn – Sử - Địa dày cộp sẽ ngốn của bạn bao nhiêu thời gian và công sức để chép lại hoàn toàn ra giấy, hơn nữa là chép đi chép lại hai-ba lần. Để khắc phục nhược điểm này, bí quyết 3 ra đời. Đọc kĩ sách giáo khoa và gạch chân những ý chính, đặc biệt là những bài giảng trên lớp của giáo viên cũng đều đã có nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm, chủ yếu. Khi chép ra giấy, bạn hãy sơ đồ hóa nó (thay vì diễn đạt lại dài dòng những câu văn lê thê) thật ngắn gọn, súc tích từ ý chính dẫn đến ý phụ, từ ý nhỏ dẫn đến ý lớn. Trình bày thật sáng sủa, khoa học và đặc biệt là dễ đọc. Có thể sử dụng kí hiệu, viết tắt cho đỡ tốn không gian, miễn là bạn hiểu.
4. Từ khóa (key word)
Là những từ, cụm từ hay những con số đơn giản, đặc biệt, khác lạ để dễ nhớ và phân biệt. Với mỗi một chuyên đề, một tác phẩm hay vùng miền địa lý hoặc sự kiện lịch sử, hãy tìm ra những từ khóa riêng biệt bao quát toàn bộ nội dung của chúng. Để chỉ cần nhìn thấy những từ này là bạn đã có thể hình dung ra được tổng thể nhất, đầy đủ và bản chất nhất sự việc là gì? diễn ra như thế nào? Ví dụ, cao su nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, hình ảnh tương phản sáng – tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, từ khóa của cuộc khởi nghĩa Nam Kì là lá cờ đỏ sao vàng lần đầu xuất hiện…
Học thuộc bằng sơ đồ hình cây
5. Tưởng tượng và tư duy liên hệ
Nếu bạn là một người giàu trí tưởng tượng thì bí quyết này thật sự sẽ chắp cánh cho những bài học của bạn. Đặc biệt là đối với những kiến thức khó hiểu hay những con số rắc rối, ngày tháng năm sự kiện dễ nhầm lẫn nhưng luôn yêu cầu sự chính xác tuyệt đối thì bây giờ việc ghi nhớ chúng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Với mỗi một câu chuyện trong văn học, những trận chiến trong lịch sử, bạn hãy tưởng tượng mọi sự việc, mọi chi tiết diễn ra trong đầu bạn như những câu chuyện của chính mình, mình là nhân vật được tham gia vào câu chuyện. Cũng có thể bạn thích thú với một bộ phim, một bài hát hay cuốn truyện tranh nào đó, hãy liên hệ và biến chúng thành những tác phẩm văn học, sự kiện lịch sử kia.
Ví dụ, nếu bạn đã từng xem phim “Mùa lá rụng” thì việc cảm nhận tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng sẽ hoàn toàn trong tầm tay. Bạn là người chị gái trong “Những đứa con trong gia đình”, bố mẹ bạn bị giặc Mỹ giết hại và bạn với em trai nhất định tranh nhau đi nhập ngũ rồi được chú bạn đồng ý… Hãy tưởng tượng theo cách mà bạn muốn dù nó ngô nghê và buồn cười, miễn là bạn thấy thích thú với nó, đảm bảo những câu chuyện dài hàng trang giấy, những sự kiện lịch sử lằng nhằng sẽ trở nên thú vị rất nhiều.
Riêng đối với những con số, ngày/tháng/năm lịch sử, bạn chỉ cần liên hệ chúng cho giống với ngày sinh nhật của người thân, bạn bè, người nổi tiếng, những con số may mắn, phổ biến. Ví dụ như ngày 7/5 là ngày sinh nhật đứa bạn thân bạn và đó cũng là ngày chiến dịch Điện Biên Phủ đại thắng vang dội. Chỉ cần bạn chịu khó quan sát và để ý, sẽ có nhiều sự liên hệ thú vị và đặc biệt không ngờ đấy.
6. So sánh giống và khác để học một nhưng nhớ nhiều
Có thể nói đây là một phương pháp đơn giản, dễ làm mà tính hiệu quả lại đặc biệt cao. Chỉ cần đưa ra những tiêu chí so sánh chung cho hai hoặc nhiều hơn những sự kiện, sự việc, câu chuyện xảy ra ở cùng một không gian hay thời gian, những con số gần giống nhau của các nội dung khác nhau thì lượng kiến thức khổng lồ sẽ được gói gọn lại rất nhiều.
Ví dụ, so sánh các hội nghị TW Đảng với nhau về mục tiêu, nhiệm vụ, khẩu hiệu, xác định kẻ thù…, các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn- khởi nghĩa Nam Kỳ và binh biến Đô Lương về nội dung, diễn biến, kết quả, ý nghĩa… hay so sánh vùng đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng duyên hải miền Trung về các tiêu chí như diện tích, đặc trưng, sản lượng… các con số gần giống nhau hay tương phản nhau như đỉnh Phanxipang cao 3143m thì tổng chiều dài đường sắt ở Việt Nam cũng là 3143 km, Việt Nam có 2360 con sông thì đường bờ biển Việt Nam dài 3260 km (chỉ đảo vị trí số 2 và số 3), hiệp định Giơnever kí ngày 21/7/54 thì hiệp định Paris kí ngày 27/1/73. Việc so sánh này nên trình bày theo kiểu kẻ bảng thật rõ ràng, khoa học sẽ dễ học hơn. Sau khi so sánh, bạn hãy túm gọn những điểm giống của chúng và chỉ cần nhớ một lần, những điềm khác nhau còn lại sẽ còn rất ít và sẽ làm bạn nhớ sâu sắc hơn bởi đó là bản chất của sự việc.
7. Đọc thật nhiều
Đọc cũng là cách giúp học thuộc nhanh
Nghe có vẻ mâu thuẫn với bí quyết 1 nhưng thực sự hai điều này hoàn toàn liên quan và hỗ trợ mật thiết cho nhau. Nếu nói học từ sách giáo khoa là học từ người thầy, thì học từ việc đọc nhiều sách là học từ bạn. Đọc nhiều sách giúp bồi dưỡng vốn từ, cách sử dụng câu cú cũng như đảm bảo đúng chính tả khi làm bài tập. Không phủ nhận việc sử dụng sách giáo khoa làm khung xương chính, vai trò nền tảng cung cấp kiến thức chủ yếu nhưng cũng phải khẳng định vai trò lớn lao của việc đọc nhiều sách, báo, truyện…sẽ giúp việc diễn đạt, trình bày những kiến thức thu nhận từ sách giáo khoa được hay, rõ, và đúng hơn.
Tuy nhiên, riêng với sách tham khảo hay văn mẫu. Bạn nên chỉ chọn 3 quyển cho 3 môn mà bạn thấy hay và tâm đắc nhất. Tránh trường hợp “lắm thầy nhiều ma” việc tham khảo hàng đống cuốn văn mẫu chẳng hạn sẽ làm đầu bạn rối bù lên và băn khoăn không biết học theo cái nào, có khi khiến bạn trở nên tự ti với vốn liếng viết văn của mình dẫn đến chắp vá câu chữ khi cố làm cho giống, hay y chang như văn mẫu.
8. Giấy nhớ
Có một sự thật là, đôi khi việc chép giấy cũng không còn hiệu quả nếu như nội dung ấy không được lặp lại thường xuyên để nhắc bạn rằng nó vẫn còn tồn tại. Điều này giấy nhớ sẽ giúp bạn. Hãy dán ở bất cứ đâu bạn có thể nhìn thấy nó, đặc biệt những nơi thường xuyên đến như tủ lạnh, cánh cửa sổ, xung quanh gương, hành lang cầu thang, hay những nơi mà khi bạn làm việc gì đó nhưng vẫn có thể rảnh rang đọc và suy nghĩ được như tủ bếp, nhà tắm hay thậm chí là trong toa-let. Mỗi lần bạn đi qua, liếc nhìn sẽ là một lần ghi nhớ.
Tuy nhiên có một lưu ý là giấy nhớ nên viết thật to, rõ (thậm chí có thể viết trên khổ A0 hoặc lớn hơn với những bài kiến thức rộng nếu diện tích nơi dán cho phép) để có thể nhìn từ xa và mật độ giấy nhớ mỗi nơi được dán phải vừa đủ thoáng mắt. Đừng quá lạm dụng mà dán chi chít để rồi không biết nhìn vào cái nào để đọc hay mất hàng đống thời gian để có thể “nhìn” hết chúng. Chỉ nên dán 1-2 tờ/1 nơi. Khi cảm thấy nhớ kỹ rồi mới tháo nó xuống và thay tờ khác vào.
9. Học nhóm - đố và trả lời
Hãy tìm cho bạn một cạ cứng (thường là bạn thân trong lớp) cũng đang ôn thi khối C cùng học với bạn. Hai người hoặc nhiều hơn sẽ thay nhau đố và trả lời các câu hỏi về môn học. Ví dụ như Nam Cao sinh năm bao nhiêu, quê ở đâu, diện tích nước ta là bao nhiêu…Việc mọi người sôi nổi trao đổi về những kiến thức đã học sẽ để lại ấn tượng rõ ràng hơn trong đầu bạn. Bạn sẽ ghi dấu sâu sắc hơn vì trong quá trình hỏi – đáp sẽ đi đôi với những tình huống phát sinh, câu nói vui nào đó khiến não bạn sẽ phân tích rằng, hai sự việc ấy là một và chỉ cần bạn nhớ một cái (thường là rất ấn tượng, đặc biệt) thì cái kia sẽ tự động tồn tại trong đầu bạn.
10. Thoải mái (học khi muốn, thư giãn khi mệt)
Đây là bí quyết cực kì quan trọng, nó quyết định toàn bộ đến sự hiệu quả của những bí quyết trên kia. Hãy thử tưởng tượng nếu như bạn rất mệt mỏi và không hứng thú với việc học thì có cố nhồi nhét cũng chỉ khiến cho bạn thấy chán nản, áp lực hơn hay thậm chí là thấy sợ học. Chính vì thế, hãy thoải mái nghỉ ngơi khi mệt, thư giãn khi chán và làm những điều bạn thích. Tránh xa nơi học tập tù túng trong bốn bức tường của phòng bạn để đến với những nơi rộng rãi, thoáng đãng hơn và “refresh” lại tinh thần. Những nơi như bờ sông, cánh đồng lúa, hàng cây (ở nông thôn) hay công viên, vườn hoa…(ở thành phố) sẽ đặc biệt tốt cho bạn vào lúc này.
Thả lỏng và quên hết những áp lực thi cử, hãy nghĩ đến những điều bạn thích thú như cuộc sống sinh viên sẽ vui như thế nào, ăn mừng đỗ đại học sẽ làm gì, đi đâu…Cứ mơ mộng vì như thế sẽ làm bạn có động lực hơn, tinh thần sẽ quyết tâm hơn cho việc ôn thi. Cũng có thể rủ bạn bè đi chơi đâu đó và tâm sự, miễn là khiến bạn thấy nhẹ nhõm và xả được “stress”.
tắm nắng buổi sáng để có thêm vitamin D
chăm sóc và có thức ăn hợp lý
chắm sóc từ khi còn ở trong bụng mẹ
`.~
Hãy tha thứ cho anh em yêu nhé
Ta chẳng còn sang sẽ những buồn vui
Anh không thể bên em nở nụ cười
Hay vươn vai mỗi lần em khóc tựa
Hãy tha thứ cho anh thêm lần nữa
Dẫu mai này sẽ mãi mãi cách xa
Khi nỗi nhớ đôi tim đã nhạt nhòa
Và kỉ niệm làm hồn ta héo úa
Hãy tha thứ bởi anh luôn gìn giữ
Ánh mắt buồn những khao khát tim em
Cả nụ cười với dáng đứng nghiêng nghiêng
Anh không thể lãng quên vào quá khứ
Lần cuối cùng anh xin em tha thứ
Đặt dấu chân lên một đoạn đường đời
Khiến những lúc em cảm thấy chơi vơi
Vì anh đã rẽ sang bên lối khác
Anh hi vọng anh là người đi lạc
Để em tìm được hạnh phúc bao la
Rồi mai này năm tháng có trôi qua
Anh vẫn nhớ em người anh yêu thương nhất.
Hạnh phúc vốn ở ngay trước mắt…
Nhưng người ta tự đặt nó ra xa.
Hạnh phúc vốn dĩ chẳng xa hoa…
Nhưng người ta tự biến nhó thành xa xỉ.
Hạnh phúc đơn giản khi ta nghĩ…
Chỉ cần yêu và kiên nhẫn đợi chờ..!
~hok tốt~
1+1:2x0=1
P/S: Mới lớp 5 nên ko có đề
Nâng cao hay thường ?
Mà tui cũng đang cần ai cho xin đề