Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa…"
Đó là những câu thơ được trích từ bài “Nghe thầy đọc thơ” - một bài thơ mà em rất yêu thích. Lý do em yêu thích bài thơ ấy, không chỉ vì nó rất hay, mà hơn hết là vì nó dường như đã viết về người thầy mà em yêu quý nhất - thầy Khoa.
Thầy Khoa là thầy giáo chủ nhiệm của em hồi lớp 2. Lúc ấy, thầy đã ngoài bốn mươi tuổi, làm nghề dạy học được gần hai mươi năm. Lần đầu gặp thầy, em đã rất sợ sệt bởi vẻ ngoài nghiêm túc của thầy. Thầy Khoa có vẻ ngoài điển hình của một người giáo viên nghiêm túc. Mái tóc đã pha chút bạc của thầy lúc nào cũng được chải vuốt gọn gàng. Khi đến trường, thầy luôn mặc áo sơ mi được là phẳng phiu, sơ vin gọn gàng trong chiếc quần âu không một nếp gấp. Ngay cả đôi giày da của thầy lúc nào cũng sáng bóng, sạch sẽ. Khuôn mặt thầy luôn nghiêm túc, đôi môi khẽ mím, và hầu như thầy chẳng mấy khi nở nụ cười. Mỗi ngày, thầy luôn đến trường đúng giờ. Cứ năm phút trước khi vào học là thầy có mặt ở trên bàn giáo viên. Thầy cứ ngồi ở đó, im lặng quan sát những học sinh của mình.
Mỗi giờ học của thầy đều vô cùng thú vị. Thầy dạy học một cách chậm rãi, cẩn thận. Điều gì học sinh không hiểu, thầy sẽ dạy lại, một lần không hiểu thì dạy hai lần, hai lần không hiểu thì ba lần. Chẳng khi nào thầy khó chịu cả. Em cũng chẳng thấy thầy quát mắng học sinh bao giờ hết. Khi có ai làm sai, thầy lại im lặng, nhìn chăm chú vào học sinh ấy, cho đến khi người học trò nhỏ tự mình nhận lỗi mới thôi. Cách phạt học sinh của thầy cũng rất khác. Thầy không đánh, không mắng, không chép phạt, cũng không gọi phụ huynh. mà thầy chỉ yêu cầu học sinh ngồi im lặng ở góc lớp. Ngồi đến hết buổi học thì trở về nhà. Ấy vậy mà em thấy cách của thầy vô cùng hiệu quả. Trong lớp học của thầy, đứa học trò nào cũng nghiêm túc học tập.
Hồi ấy, tuy đã lên lớp 2 nhưng em vẫn đọc rất kém. Không chỉ đọc chậm, mà còn không thể đọc liền mạch được, cứ ngắc ngứ mãi. Mỗi khi em đứng dậy đọc, các bạn lại cười ồ lên. Vậy nên, trong tiết tập đọc đầu tiên mà thầy Khoa dạy, em đã rất lo lắng. Khi đến lượt mình, em đứng dậy đọc, mồ hôi ở tay thắm cả vào trang sách. Em bắt đầu đọc từng chữ một “Hôm… nay… là…” Chưa dứt câu, tiếng cười quen thuộc từ các bạn lại vang lên, nhưng nó đã dừng lại ngay lập tức. Em ngước đầu ra khỏi trang sách, thì ra thầy Khoa đang nghiêm mặt nhìn cả lớp. Khi mọi người đã yên lặng, thầy nhẹ nhàng nói: Em đọc tiếp đi. Và rồi, lần đầu tiên sau bao ngày, em đứng đọc hết một bài văn trước lớp. Dù em đọc chậm, ngắc ngứ nhưng thầy vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Chữ nào em không đọc được, thầy lại đọc mẫu cho em trước, rồi em bắt chước theo. Sau khi em đọc xong, thầy gật đầu và bảo: Tốt lắm, em ngồi xuống đi. Lời khen ấy của thầy đã khiến em vô cùng sung sướng và có thêm niềm tin. Từ hôm ấy, tiết tập đọc nào thầy cũng gọi em đứng dậy đọc trước lớp. Hiểu được tấm lòng của thầy, em càng thêm ra sức tập luyện. Ở nhà, hôm nào em cũng tập đọc để nâng cao khả năng của mình. Vậy nên, chỉ hơn một tháng sau, em đã có thể đọc rất tốt rồi. Vào hôm sau đó, lần đầu tiên em xung phong đứng dậy đọc bài. Sau khi đọc xong, em sung sướng nhìn thầy, và đó cũng là lần đầu em thấy thầy cười tươi đến vậy, một nụ cười sung sướng của người giáo viên khi học sinh của mình tiến bộ. Điều thầy Khoa đã trao cho em chính là sự bao dung, niềm tin của một nhà giáo. Chính sự tin tưởng của thầy đã giúp em có thêm động lực để cố gắng học tập hơn.
Đến bây giờ, đã nhiều năm trôi qua. Nhưng hình ảnh người thầy giáo ngồi bên khung cửa, cùng giọng đọc trầm ấm ấy vẫn luôn khắc ghi trong tâm trí của em. Em luôn kính yêu và quý mến thầy rất nhiều. Mỗi lần về thăm trường cũ, em đều ghé qua lớp học của thầy. Đứng ngoài cửa sổ nhìn vào bên trong, hồi ức lại những ngày xưa ấy. Và nhẩm theo giọng đọc của thầy.
Em mong thầy mãi luôn khỏe mạnh, sống vui vẻ. Để có thể chắp thêm đôi cánh ước mơ, vun đắp thêm cho nhiều thế hệ học sinh nữa. Để cho những đứa trẻ như em lại có cơ hội được học với một người thầy giáo tuyệt vời như thầy.
TL
Mỗi người thầy người cô như một ánh nắng sớm mai đánh thức tỉnh mọi điều diệu kì trong con người chúng ta. Trong rất nhiều nhiều những tia nắng ấy thì luôn có một tia nắng luôn dõi theo em từng ngày, đó chính là cô giáo chủ nhiệm lớp 5 của em.
Cô có dáng người cao cao, ánh mắt cô dịu hiền và nụ cười thì tỏa nắng luôn khiên em cảm thấy cô thật gần gũi, bước vào tuổi tứ tuần nên những nếp nhăn trên trán cô đã ngày càng lộ rõ hơn. Giọng nói của cô thật ấm áp, những lần cô đọc thơ luôn cuốn hút chúng em nghe cô đọc thơ mà không có tiếng động gì ngoài những làn gió mát và có lẽ giọng nói ấy chẳng bao giờ em quên được, mỗi ngày đến lớp em đều thấy cô trong bộ tranh phục thanh lịch ngồi cùng các bạn trong lớp để chia sẻ những câu chuyện đầu ngày. Nếu ai có hỏi em về cô thì em luôn tự hào mà kể rằng cô của chúng em rất hiền lành, tốt bụng và luôn thấu hiểu mọi chuyện, em nhớ có lần vô tình đi học mà em quên mang cả cái hộp bút to ở nhà làm buổi học hôm ấy không có cây bút nào ghi bài, ấy vậy khi thấy cô không những không mắng mà mẹ nhàng lấy trong cặp ra một cây bút máy thật đẹp nhẹ nhàng nói “ Em dùng cây bút của cô nhé ” chỉ hành động nhỏ như vậy thôi làm em ghi nhớ suốt thời học sinh.
Em rất yêu quý cô cô như là người mẹ thứ hai của em vậy, em hứa sẽ cố gắng học tập tốt để cô luôn nở nụ cười trên môi
K cho mik nha
HT
Tôi không thể nào định nghĩa được tình thầy trò là gì? Phải chăng tình thầy trò có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn dù chỉ là một phần nhỉ? Đó là tình cảm mà bạn có thể tìm thấy được một khoảnh khắc nào đó trong cuộc sống. Chắc hẳn trong chúng ta cũng đã có một thời gian gắn bó bên mái trường, được học tập dưới sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của thầy cô. Xúc động làm sao khi nghĩ về hình ảnh những người giáo viên đã luôn ân cần dạy dỗ chúng ta nên người.
“Cha mẹ cho ta hình hài, thầy cô cho ta trí thức”
Quả đúng là như vậy, công lao của thầy cô là to lớn biết nhường nào. Mà có lẽ là cả cuộc đời này, chúng ta cũng không thể nào đền đáp được hết. Chính các thầy cô là người lái đò đưa những thế hệ học trò cập bến tương lai. Làm sao tôi có thể quên những ánh mắt ấm áp, dịu hiền của thầy cô, những ánh mắt luôn dõi theo hình bóng của từng học trò bé nhỏ trong suốt cả quảng đời cấp sách đến trường. Hình ảnh những cô giáo trước tà áo dài thước tha. Những người thầy với vẻ mặt lúc nào cũng nghiêm khắc ấy lại chứa động cả một khoảng trời yêu thương rộng lớn đã để lại trước tâm trí những người học trò chúng tôi không biết đến bao nhiêu ký ức khó phai. Không chỉ vậy, điều gây ấn tượng nhiều nhất với tôi chính là nụ cười của các thầy cô. Đặc điểm này không hẳn là kiêu sa, cũng chẳng đặc biệt gì nhưng tôi lại vô cùng trân trọng những nụ cười ấy. Vì đó chính là sự động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao, là nguồn động lực giúp tôi vươn lên trong học tập. Mỗi khi tôi phạm lỗi, vẫn là khuôn mặt quen thuộc ấy nhưng hành động đã không còn những nụ cười vui vẻ của ngày nào mà thay vào đó là một ánh mắt nghiêm nghị. Mặc dù thầy cô không la hoặc trách mắng gì nhưng tôi như đọc được một chút buồn bã và thất vọng thoáng qua những đôi mắt kia. Những lúc như vậy sao mà tôi cảm thấy ân hận quá! Vì chính tôi đã làm các thầy cô cảm thấy thất vọng. Nhưng cũng nhờ đó mà tôi nhận ra được những lỗi lầm thực sự của mình để sửa chữa.
Đến tận bây giờ tôi mới nhận ra được một điều: không phải lúc nào thầy cô cũng cười với chúng tôi nhưng chỉ cần những người thầy, người cô cười một nụ cười yêu thương thì trong tôi bổng dâng trào một niềm vui sướng giống như tôi vừa làm được một điều gì rất lớn cho thầy cô. Sao lại có thể quên những nụ cười hạnh phúc, hay những nụ cười vỗ về,an ủi. Thầy cô ơi! Các thầy cô có biét rằng những nụ cười của các thầy cô lại chính là ngọn lửa hồng sưởi ấm những trái tim nhỏ bé non nớt của đám học trò chúng con hay không? Chỉ bao nhiêu đó là mình quá may mắn hơn rất nhiều đứa trẻ khác. Bao gánh nặng về cuộc sống, công việc, gia đình và những cực nhọc chất chồng lên đôi vai của những người giáo viên. Thật không thể nào có thể diễn tả được hết nỗi biết ơn sâu nặng cúa tôi đối với các thầy cô, những người luôn miệt mài bên những trang giáo án, truyền đến học trò chúng tôi những bài học hay và bổ ích, những người đã không quên nhọc nhằn giúp xây dựng một thế giới huy hoàng, một tương lai tươi sáng bằng con đường học vấn. Thế giới của tri thức nhân loại mới rộng lớn và bao la làm sao! Nhưng chính những người thầy người cô đã dẫn dắt chúng tôi bước vào một thế giới mà đối với các thế hệ học sinh dường như là hoàn toàn mới mẻ và lạ lẫm. Và rồi từng ngày trôi qua, tôi đã quen dần với mài trường này, nơi mà chúng tôi thường gọi là ngôi nhà thứ hai. Hình ảnh người thầy cô ân cần, tận tụy dạy cho chúng tôi không chỉ về kiến thức mà cả về những kĩ năng sống cần thiết không biết tự bao giờ đã trở thành một ấn tựợng khó phai trong ký ức những cô cậu học trò tinh nghịch ngày nào! Thầy cô đã dày công dạy dỗ chúng tôi nên người giúp chúng tôi biết thế nào là lòng nhân ái. Chính các thầy cô đã tạo nên những khoảng thời gian giúp những đứa học trò gặp gỡ, tìm hiểu nhau hơn. Thầy cô cũng như là cha mẹ của chúng tối. Dấu trường thành theo thời gian giờ đây tôi mới hiểu rằng làm giáo viên chưa hẳn là sung sướng. Tôi nghiêm khắc ghi trong tim những công ơn lớn lao của thầy cô giáo viên với niềm kính trọng nhất. Thầy cô ơi, những kiến thức được thầy cô đúc kết thành những tinh hoa của nhân loại qua boa nhiêu thế hệ đã giúp con nhận ra rằng, những gì mà ta thu thập được từ kho tàng kiến thức rộng lớn sẽ tan biết đi vào một khoảng không gian trống một khi chúng ta nhụt chí và lùi bước. Thầy cô đã gieo những hạt giống của trí tuệ vào tâm hổn trong sáng của những đứa học sinh, là người cầm bó đuốc tri thức của nhân loại soi đường chỉ lối cho thế hệ học trò.
Ôi! Tôi ước sao mình mãi là đứa học trò yêu dấu của thầy cô, mặc dù biết là không thể được. Tuy vậy, tôi vẫn cầu mong là các thầy cô sẽ mãi tiếp tục dẫn dắt nhiều thế hệ măng non bước qua cánh cửa dẫn đến một vùng đất kì dịu. Thầy cô ơi! Em không biết phải bày tỏ tình cảm của minh như thế nào nữa, em chỉ muốn cảm ơn vì tất cả những điều hay, điều bổ ích mà thầy cô đã truyền đạt đến thế hệ học sinh chúng em. Những người lái đò của một tương lai mộng mơ
Không thầy đố mày làm nên, một triết lí dân gian đã được lưu truyền từ bao đời nay. Điều này cho chúng ta thấy người thầy có vai trò to lớn đối với con đường học vấn của mỗi học trò. Dẫu là học trò bán tự, nhất tự (có câu "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" - một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy), huống hồ chi, chúng ta, trong đời ai chẳng là học trò hơn một lần "nhất tự" hiểu theo nghĩa rộng của khái niệm này. Nhưng điều tôi muốn nói đến ở đây là một mặt khác nữa của câu tục ngữ - Đó cũng là lời nhắn nhủ, khuyên răn chúng ta phải nhớ ơn thầy cô.
Mỗi người có được công danh, sự nghiệp thành đạt đều nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô. Những người chiến sĩ trong cuộc chiến sinh tử với giặc ngoại xâm, trong hành trang tinh thần mang ra mặt trận cũng có lời thầy cô. Chúng ta, hẳn đã nhiều người đọc nhật kí của anh Nguyễn Văn Thạc (Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản dưới nhan đề Mãi mãi tuổi hai mươi) học sinh trường cấp 3 (THPT) Yên Hòa B - Từ Liêm, Hà Nội. Trang nhật kí ngày 24/5/1972, ghi trước khi anh hi sinh tại chiến trường Quảng Trị hai tháng, bảy ngày sau đó, người học trò này đã nhớ lời dạy thầy giáo cũ - thầy Lưu, và nói rằng, cho đến lúc này, anh mới hiểu hết lời dạy của thầy. Xin được trích đoạn nguyên văn "Lòng tin tưởng ở con người cũng chính là một nét riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo - Điều này thầy Lưu đã nói rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ hơn 2 năm trước - Nhưng đến giờ mình mới hiểu một cách sâu xa và đầy đủ nhất". Người học trò Nguyễn Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời mình. "Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc dời một tâm hồn chính trực và cao cả - Biết yêu và biết ghét - Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế - Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm". Chính vì thế ta không thể quên được công ơn của thầy cô.
Thầy cô giáo là người hướng dẫn, bồi dưỡng, truyền đạt cho ta những kinh nghiệm mà nhân loại đã tích luỹ trong suốt quá trình lịch sử lâu dài về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và kinh nghiệm sống để mở rộng trí óc cho chúng ta. Thầy cô không chỉ cho chúng ta tri thức mà còn rèn luyện cho chúng ta bài học làm người. Lúc còn bé thơ thầy cô dạy ta từng chữ cái, từng con số, rồi theo năm tháng chúng ta dần lớn lên thầy cô dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để giáo dục ta thành người có tri thức, có đạo đức. Các thầy cô đã Vì lợi ích trăm năm trồng người, đào tạo chúng ta thành những người hữu ích. Tại sao danh họa Ý Lê-ô-na đơ Vanh xi (1452 - 1519) có thể trở thành đỉnh cao của thời Phục hưng và thế giới. Vì ông có người thầy là họa sĩ Vê-rô-ki-ô. Thoạt đầu thầy bắt cậu bé học trò vẽ quả trứng gà mấy chục ngày liền. Bởi ông muốn cho nhà họa sĩ thiên tài tương lai biết "trong một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái hoàn toàn giống nhau...Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu...Đó còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo". Các thầy cô giáo là người "mài sắt nên kim", công lao biết bao ! Thật đúng như nhà thơ Bùi Đăng Sinh, hiện nay đã là nhà giáo kì cựu, lúc còn ngồi trên ghế nhà trường đã viết :
Đồi cao thắm sắc ti gôn
Trồng hoa thầy đã trồng luôn cả người
Các thầy, các cô đang làm một nghề cao quý nhất, nghề dạy học, nghề mà dân tộc ta vốn rất coi trọng, quan tâm và biết ơn. Ông cha ta thường nói :
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy
Vì học sinh thân yêu, các thầy giáo, cô giáo đã luôn luôn quan tâm đến sự tiến bộ, vui sướng trước sự trưởng thành của chúng ta, trăn trở trước thiếu sót mà chúng ta mắc phải. Từ cái nôi là nhà trường, tình cảm gắn bó giữa chúng ta và các thầy cô là một tình cảm đặc biệt, sâu sắc. Tình cảm đó sẽ cùng đi suốt cuộc đời, động viên, nâng đỡ chúng ta trưởng thành. Mọi người chúng ta phải khắc ghi và biết ơn. Phải ghi nhớ trong lòng, đạo thầy trò là một trong những đạo lớn, giữ cho xã hội lành mạnh, vững chắc. Lại xin kể với các bạn một câu chuyện mà nhân vật học trò là một nhà thơ nổi tiếng của chúng ta. Chuyện của nhà thơ Hoàng Cầm, thi sĩ yêu thương của miền Kinh Bắc, cái nôi của văn hóa Việt Nam. Nhà thơ đã làm cho con sông Đuống thành dòng sông trữ tình, dòng sông thi ca. Năm học 1935 - 1936, Hoàng Cầm học với thầy Hoàng Ngọc Phách, cũng là một nhà văn (tác giả Tố Tâm, thiên tiểu thuyết lãng mạn vào loại mở đầu văn chương lãng mạn). Ai ngờ sau đó ít lâu, lại lấy chị gái họ thầy giáo mình. Một ngày tết ở thị xã Bắc Ninh, khi hai vợ chồng thi sĩ đi chúc tết họ hàng, vào nhà thầy, theo tôn ti trật tự, thầy cứ một điều "thưa bác", hai điều "thưa bác". Vợ nhà thơ cũng thản nhiên "cậu câu, tôi tôi" mặc dù kém đến trên 20 tuổi. Song Hoàng Cầm thì không dám. Ông lễ phép xưng "con", gọi "thầy". Về nhà, bà vợ phàn nàn :
- Sao mình lại xưng "con" với cậu ấy ? Cậu ấy là em mình chứ !
Hoàng Cầm đã quả quyết trả lời :
- Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi anh là chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ !
Lòng biết ơn thầy cô là phải biết giữ đúng "Đạo". Nhưng cao hơn, phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Muốn vậy chúng ta phải học tập tốt, đạt nhiều thành tích cao. Đây cũng chính là đạo lí làm người, là cách ứng xử của người có nhân cách. Đất nước ta có rất nhiều tấm gương đáng để noi theo như người học trò con vua Thủy Tề của thầy Chu Văn An. Biết là trái mệnh Ngọc Hoàng, tất bị chết chém, nhưng vẫn tuân theo lời dạy bảo nhân nghĩa của thầy.
Bác Hồ từng dạy : Kẻ có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Nền tảng của con người vẫn là đạo đức, đạo đức kết hợp với tài năng thì làm chuyện gì cũng thành công. Xã hội hiện đại ngày nay, vấn đề đạo đức đang còn nhiều cái để quan tâm, đó là tình trạng học sinh vô lễ, vô ơn bạc nghĩa với thầy cô. Thậm chí có hành vi lăng mạ, côn đồ. Tất cả đều bị chê trách, lên án gay gắt.
Trong bối cảnh như thế, thiết nghĩ, lòng biết ơn là món quà giá trị nhất, là bông hoa tươi thắm nhất để các thế hệ học sinh dâng tặng thầy cô kính yêu. Đây không phải chỉ là bổn phận và nghĩa vụ mà còn là thứ tình cảm cao quí, thiêng liêng, ở đâu, lúc nào cũng cần gìn giữ, nêu cao.
Bạn tham khảo nhé !!!
Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn. Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha , người mẹ thứ hai.
Thầy cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em . Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh . Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến .Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị . Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn , thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ . Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển,lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn , để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui ,niềm không chỉ riêng của chúng em , mà còn của thầy cô nữa.Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng ,cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Bài văn cảm nghĩ về cô giáo - Ảnh minh họa
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất ,thời của tuổi mộng mơ,của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi,của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em ,uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn .Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó , thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa , là biết cách cư xử cho phải phép . Rồi từng ngày ,chúng ta bướclên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức .Thầy cô luôn dõi theo chúng ta . Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ , một lần không thuộc bài ,thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở .Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức ,cho chúng em một tương lai tươi đẹp .
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt ,mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ.Ở đây,thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy,người cô mà còn là người cha người mẹ .Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc ,những tâm sự của chúng em .Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng.Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em .Thầy cô khẽ cười và gật đàu khi chúng em cúi chào lễ phép .Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo.Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư,để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em.Vâng,tất cả ,tất cả ,từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng,vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.Tình mẫu tử ,tình phụ tử ,tình anh em và cả tình thầy trò .Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau .Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò ,một tình thầy trò thực thụ.Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô.Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11.Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em.Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện.Thầy cô ơi ,thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời.Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô.
Thân bài: - Lý do mình yêu mến thầy, cô giáo
- Hình ảnh thầy cô giữa đàn em nhỏ
- Giọng nói thầy cô lúc giảng bài rất hay
- H/ảnh thầy cô theo dõi lớp học
- H/ảnh thầy cô vui mừng khi học trò đạt thành tích cao trong học tập, thể thao,...
- H/ảnh thầy cô buồn khi có học sinh vi phạm kỷ luật, học tập
- Thầy cô quan tâm đến sự buồn vui của lớp
- Thầy cô là những người chia sẻ khi em gặp chuyện đâu buồn
=> do đó, hình ảnh những người thầy cô đã để lại trong em nhiều tình cảm và ký niệm tốt đẹp mà không bào giờ em có thể quên được.
Kết bài: - Tình cảm về thầy ,cô giáo. Có thể hứa hẹn.
Tham Khảo:
Ai trong mỗi cuộc đời học trò đều sẽ có cho mình những người thầy lái đó đưa chúng ta qua sông để cập bến thành công, cũng như bao thế hệ học trò khác em cũng có nhiều người thầy đã dìu dắt em nên người. Thế nhưng người “thầy” mà em nhớ nhất đó chính là cô Lan người đã cho em động lực mạnh mẽ giúp em tự tin như ngày hôm nay.
Tên đầy đủ của cô là Đỗ Thu Lan dù chỉ mới 25 tuổi thôi nhưng cô rất nhiệt huyết với nghề giáo tận tuỵ với học trò, với thân hình cân đối nhỏ nhắn và sở hữu một bộ tóc dài mượt mà đặc biệt với nước da trắng sứ thì cô luôn được gọi là hoa khôi của trường em. Là cô giáo chuyên Văn nên giọng điệu cô rất nhẹ nhàng truyền cảm, giọng cô thánh thót ngọt ngào như đưa chúng em sống trong câu truyện cô kể, mỗi bài giảng của cô đều rất thú vị, nhen nhóm trong tâm thức mỗi bạn học sinh niềm yêu thích với môn Văn. Cô luôn nhắc nhở chúng em mỗi ngày hãy cười nhiều hơn giúp đỡ những người xung quanh nhiều hơn để ta thấy tự tin hơn, yêu cuộc sống hơn.
Với chúng em cô luôn là người cho đi, cô cho đi kiến thức trên mỗi giờ học, cho đi những tình thương và cả sự cảm thông thấu hiểu, cô hiểu học trò cần gì và phải làm gì. Cô nói “Học tập đã là một hành trình dài nhưng học làm người lại là cả một cuộc đời, cô muốn các em học làm người nhiều hơn nữa”. Câu nói ấy như đã in sâu vào tiềm thức của em nó như là một chuẩn mực cuộc sống để hướng tới và em yêu những giây phút cô lắng lại kiến thức trên bục giảng để kể cho chúng em nghe về những mảnh đời đầy khó khăn nhưng họ vẫn luôn cho đi nhiều hơn nhận lại, ở đó cô như muốn mang đến một thông điệp cuộc sống thiêng liêng đến với học trò của cô, em yêu cả cách cô quan tâm đến học trò, đến hoàn cảnh của những bạn khó khăn trong lớp và thường xuyên tổ chức những phong trào ủng hộ giúp đỡ những bạn như vậy.
Với riêng em lại là một kỉ niệm khác, còn nhớ có một lần em bị bố mẹ mắng vì do em không đạt điểm cao môn Tiếng Anh trong bài thi cuối kì như mong muốn của bố mẹ, lúc ấy em rất buồn và luôn cảm thấy mình yếu kém so với các bạn trong lớp, thế nhưng khi biết chuyện cô đã đến bên em ôm em vào lòng chỉ vỗ nhẹ vài cái vào vai thôi nhưng khoảnh khắc đó làm em súc động đến oà khóc ngay trong vòng tay của cô, chỉ đơn giản là bởi em cảm nhận được từ cô sự yêu thương, san sẻ và cả một nghị lực mà trong lồng ngực trái cô truyền cho em.
Em luôn tự hào vì được là học trò của cô sau này khi xa mái trường em vẫn luôn luôn nhớ về cô và em hứa sẽ cố gắng học tập theo những gì cô đã chỉ bảo cho chúng em.
Cô giáo dạy em năm lớp Một tên là Vân.
Cô rất quan tâm và thương yêu học sinh. Em nhớ như in giọng nói dịu dàng, đầm ấm của cô trong giờ kể chuyện. Đối với bạn chưa ngoan, cô ân cần khuyên bảo chứ không hề trách phạt. Em rất quý mến cô, luôn xem cô như người mẹ hiền của em. Khi em viết chưa đẹp, cô cầm tay em uốn nắn theo từng con chữ. Những bài toán khó, cô giảng thật tỉ mỉ cho em hiểu. Em có tiến bộ như ngày nay đều nhờ vào sự chăm chút của cô. Em cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để đáp lại công ơn của cô đã dành cho em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất ,thời của tuổi mộng mơ,của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi,của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em ,uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn .Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó , thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa , là biết cách cư xử cho phải phép . Rồi từng ngày ,chúng ta bướclên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức .Thầy cô luôn dõi theo chúng ta . Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ , một lần không thuộc bài ,thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở .Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức ,cho chúng em một tương lai tươi đẹp .Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt ,mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ.Ở đây,thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy,người cô mà còn là người cha người mẹ .Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc ,những tâm sự của chúng em .Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng.Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em .Thầy cô khẽ cười và gật đàu khi chúng em cúi chào lễ phép .Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo.Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư,để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em.Vâng,tất cả ,tất cả ,từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng,vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Bạn tự tìm hộ mk với nhé!
Lúc còn ấu thơ, chắc ai ai cũng ngỡ rằng chỉ có cha mẹ là cho ta tình cảm nhiều nhất. Nhưng không! Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi được cắp sách tới trường thì em mới nhận ra được rằng tình cảm của thầy cô dành cho em cũng như tình cảm của cha mẹ dành cho em vậy. Cô như người mẹ, thầy như người cha đã dìu dắt chúng em trên con đường học vấn.Thời cắp sách tới trường của mỗi chúng ta là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng ta, uốn nắn chúng ta từng chút một trên con đường học tập. Ngày ngày đến lớp đều được nghe những lời nói ngọt ngào và ấm áp của thầy cô. Ôi! Những lời nói thân thương chứa đựng biết bao tình cảm như những dòng sữa rót vào lòng chúng em. Từ khi chúng em còn bi bô tập nói thì đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng em biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Ngày ngày trôi qua, chúng em dần dần bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức và thầy cô luôn dõi theo chúng em. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.Thầy cô - hai tiếng thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người đã chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy cô dạy cho em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó mà chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui. Không chỉ riêng của chúng em mà còn của cả thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em vậy. Những tiếng gọi thiêng liêng “cha, mẹ, thầy, cô” là những tiếng gọi chứa đựng bao tình cảm thân thương và sâu sắc trong lòng em. Cha mẹ là người đã có công sinh thành ra em, thì thầy cô là người đã có công dạy dỗ em. Mái trường giống như ngôi nhà thứ hai của em, thì thầy cô cũng giống như cha mẹ thứ hai của em vậy. Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã không quản ngại khó nhọc để dạy dỗ, bảo ban chúng em, để đưa chúng em trở thành người con ngoan trò giỏi. Em tự hứa với lòng mình là sẽ luôn vâng lời thầy cô và học tập ngày một tiến bộ hơn để mai sau sẽ trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước. Em mong rằng thầy cô luôn tin tưởng em. Cuối cùng, chúng em xin kính chúc quý thầy, cô giáo trên toàn đất nước mỗi ngày có thêm nhiều sức khỏe, thành đạt hơn, thành công hơn để luôn luôn là những toa tàu đi đầu, hướng dẫn đàn em của mình đưa đất nước mỗi ngày một vinh quang hơn. Thầy cô ơi! Lúc nào em cũng thương yêu và kính trọng thầy cô nhiều lắm!
Quan niệm: “ tôn sư trọng đạo” là quan niệm tồn tại có từ xưa đến nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người ,nhất là trong cuộc dời học sinh của mỗi chúng ta.
Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật , là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò.
Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, day dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy vừa là ngừoi cha,vừa là người mẹ ,vừa là ngừơi bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này. Đã có biết bao tấm gương về những người thầy vượt khó, vượt lên trên tất cả những hoàn cảnh khắc nghiêt của cuộc sống nhưng vẫn yêu nghề , yêu học sinh tận tâm với công việc. Đó chính là cái tình của người thầy dành cho trò của mình. Còn học trò là người tiếp nhận cái tình đó, tiếp nhận cái tri thức đó, để rồi tự nhận thức được những tình cảm của thầy dành cho mình, mà cố gắng học tập. Thầy là người không đòi hỏi bất cứ những gì ở học trò của mình chỉ mong rằng học trò của mình có thể thành tài và trở thành một con người tốt cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Như CHU VĂN AN, một người thầy của mọi thời đại, ông không chỉ là một người thầy bình thường mà đối với những người học trò của ông, ông còn là một người cha đáng kính, người đã dạy dỗ biết bao nhân tài cho đất nước. Học trò của ông toàn là những vị quan to nhưng khi nói chuyện với ông đều rất cung kính, lễ phép, và kính nễ ông. Đó chính là tình nghĩa giữa thầy với trò, mặc dù không còn dạy mình nhưng người xưa đã có câu: “ Nhất tự vi sư , bán tự vi sư”. Một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy. Đã dạy dỗ mình thì suốt đời cũng là thầy, mãi mãi luôn khắc ghi trong tim. Những người biết kính trọng thầy của mình thì sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, còn những người không biết quý trọng thầy của mình là những người tự hạ thấp bản thân , thầy như cha như mẹ của mình, là người dạy dỗ và quan tâm mình, thế mà không biết yêu quý kinh trọng thì mãi mãi chằng bao giờ trở thành những người tốt được.
Bên cạnh những người biết kính trọng và yêu quý thầy của mình thì lại có những loại người ăn cháo đá bát, người đã tận tâm dạy dỗ mình thế mà giờ đây lại thiếu lễ phép, không biết kính trọng thầy của mình. Thử hỏi loại người như vậy thì làm sao có thể trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước này. Trong môi trường học đường ngày nay, có những học sinh tuy đã được dạy dỗ đàng hoàng thế nhưng thật sự lại chẳng hiểu biết gì. Người thầy là người đã lấy cả tâm huyết , cố gắng dạy bảo ta, vậy mà những học sinh ấy lại có những hành động và thái độ vô cùng thiếu lễ phép, ngang nhiên dám cãi lại những gì thầy cô đã nói. Liệu những người học sinh như vậy có đáng nhận được sự yêu thương, dạy dỗ từ thầy cô hay không? Khi hành động như vậy, những học sinh ấy có suy nghĩ hay không?Có biết rằng những việc đó , làm tổn thương đến người khác mà nhất là đối với người yêu thương mình , dạy dỗ cho mình, muốn mình nên người. Không có việc gì đáng buồn hơn chính là việc ấy.
Qua những suy nghĩ trên, em đã rút ra được một bài học cho bản thân, chính là phải biết luôn luôn yêu quý và kính trọng thầy cô, những người yêu thương, dạy dỗ ta, hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp. Mỗi người chúng ta phải khắc ghi câu thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”. Bởi tình nghĩa thầy trò chính là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên đời này.Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng học thật giỏi, nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập, đó củng là cách để thể hiện tình cảm với thầy của mình.
Tình nghĩa thầy trò , mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh . Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất . “Trọng thầy mới được làm thầy
Quan niệm: “ tôn sư trọng đạo” là quan niệm tồn tại có từ xưa đến nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người ,nhất là trong cuộc dời học sinh của mỗi chúng ta.
Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật , là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò.
Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, day dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy vừa là ngừoi cha,vừa là người mẹ ,vừa là ngừơi bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này. Đã có biết bao tấm gương về những người thầy vượt khó, vượt lên trên tất cả những hoàn cảnh khắc nghiêt của cuộc sống nhưng vẫn yêu nghề , yêu học sinh tận tâm với công việc. Đó chính là cái tình của người thầy dành cho trò của mình. Còn học trò là người tiếp nhận cái tình đó, tiếp nhận cái tri thức đó, để rồi tự nhận thức được những tình cảm của thầy dành cho mình, mà cố gắng học tập. Thầy là người không đòi hỏi bất cứ những gì ở học trò của mình chỉ mong rằng học trò của mình có thể thành tài và trở thành một con người tốt cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Như CHU VĂN AN, một người thầy của mọi thời đại, ông không chỉ là một người thầy bình thường mà đối với những người học trò của ông, ông còn là một người cha đáng kính, người đã dạy dỗ biết bao nhân tài cho đất nước. Học trò của ông toàn là những vị quan to nhưng khi nói chuyện với ông đều rất cung kính, lễ phép, và kính nễ ông. Đó chính là tình nghĩa giữa thầy với trò, mặc dù không còn dạy mình nhưng người xưa đã có câu: “ Nhất tự vi sư , bán tự vi sư”. Một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy. Đã dạy dỗ mình thì suốt đời cũng là thầy, mãi mãi luôn khắc ghi trong tim. Những người biết kính trọng thầy của mình thì sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, còn những người không biết quý trọng thầy của mình là những người tự hạ thấp bản thân , thầy như cha như mẹ của mình, là người dạy dỗ và quan tâm mình, thế mà không biết yêu quý kinh trọng thì mãi mãi chằng bao giờ trở thành những người tốt được.
Bên cạnh những người biết kính trọng và yêu quý thầy của mình thì lại có những loại người ăn cháo đá bát, người đã tận tâm dạy dỗ mình thế mà giờ đây lại thiếu lễ phép, không biết kính trọng thầy của mình. Thử hỏi loại người như vậy thì làm sao có thể trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước này. Trong môi trường học đường ngày nay, có những học sinh tuy đã được dạy dỗ đàng hoàng thế nhưng thật sự lại chẳng hiểu biết gì. Người thầy là người đã lấy cả tâm huyết , cố gắng dạy bảo ta, vậy mà những học sinh ấy lại có những hành động và thái độ vô cùng thiếu lễ phép, ngang nhiên dám cãi lại những gì thầy cô đã nói. Liệu những người học sinh như vậy có đáng nhận được sự yêu thương, dạy dỗ từ thầy cô hay không? Khi hành động như vậy, những học sinh ấy có suy nghĩ hay không?Có biết rằng những việc đó , làm tổn thương đến người khác mà nhất là đối với người yêu thương mình , dạy dỗ cho mình, muốn mình nên người. Không có việc gì đáng buồn hơn chính là việc ấy.
Qua những suy nghĩ trên, em đã rút ra được một bài học cho bản thân, chính là phải biết luôn luôn yêu quý và kính trọng thầy cô, những người yêu thương, dạy dỗ ta, hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp. Mỗi người chúng ta phải khắc ghi câu thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”. Bởi tình nghĩa thầy trò chính là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên đời này.Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng học thật giỏi, nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập, đó củng là cách để thể hiện tình cảm với thầy của mình.
Tình nghĩa thầy trò , mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh . Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất . “Trọng thầy mới được làm thầy
Cô luôn dành tình yêu thương đến học sinh. Năm nào cũng vậy, cứ đầu năm là mọi người lại thấy cô tất tả đi khắp các cửa hàng văn phòng phẩm để vận động tập sách về hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Cô còn vận động các bạn trong lớp chia sẻ những bộ sách cũ với những em học sinh khóa sau, để các em không phải lo lắng vì thiếu sách đến trường. Mỗi khi cô nghe bạn nào không đến lớp được vì hoàn cảnh khó khăn, cô tìm đến tận nhà để động viên, an ủi. Cô dạy chúng tôi rằng mỗi người chúng ta chính là một bông hoa nhỏ, hãy để sắc hương của mình làm đẹp cho cuộc đời. Muốn được vậy, chúng ta chỉ cần làm nhiều việc tốt thì sắc hoa càng lung linh hơn. Mỗi lời dạy của cô luôn khắc sâu trong trái tim chúng tôi. Người ta nói “cô giáo như mẹ hiền” còn đối với chúng tôi, cô như người bạn thân thương, cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống. Cô không chỉ dạy chúng tôi chữ nghĩa mà còn dạy cách sống, cách làm người. Thời gian sẽ trôi qua nhưng ký ức về cô giáo dạy văn nhỏ nhắn nhưng nghị lực mạnh mẽ và tâm hồn giàu lòng nhân ái sẽ mãi mãi còn lại với chúng tôi. Mỗi ngày đến lớp, qua những bài học ý nghĩa từ cô, chúng tôi như được bước thêm một bước để tự thấy mình nhỏ bé và cố gắng hoàn thiện mình hơn.
Năm học lớp Một, cô Trang là cô giáo chủ nhiệm của lớp em. Cô có mái tóc óng mượt, đôi mắt đen và sáng. Dáng người cô nhỏ nhắn và nhanh nhẹn. Giờ Toán, cô hướng dẫn chúng em đọc bài và trả lời câu hỏi. Giờ học Tiếng Việt, cả lớp chăm chú nghe cô giảng. Cô ân cần hướng dẫn chúng em tập viết. Em nhớ nhất là khi cô cười, nụ cười của cô giống hệt một tia nắng ấm áp truyền cho chúng em thêm hứng khởi học tập. Khi em và các bạn mắc lỗi, cô luôn nhắc nhở chúng em bằng giọng dịu dàng mà nghiêm trang. Chúng em rất yêu quý và kính trọng cô. Nghe lời cô chúng em chăm chỉ học.
Tham khảo