Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
hà bác em có nuôi một con lợn. Mỗi lần về quê em thường theo bác ra xem cho lợn ăn. Chú lợn rất ngộ nghĩnh và đáng yêu.
Bác có ý định nuôi lâu dài nên chọn giống lợn sề. Chú lợn tính đến nay đã đươc 6 tháng tuổi. Ngày mới bắt về chú chỉ nhỏ xíu nhưng giờ đã nặng tới 60 kg. Bác em thường xuyên cân chú để biết tình hình rồi chăm sóc cho tốt hơn. Chú lợn có màu khoang đen trắng, nổi bật trên đó là những hàng lông ngắn và cưng cứng, vuốt cảm giác hơi tê tê tay. Đầu chú nhìn như quả dưa hấu nhỏ, suốt ngày gục gặc rất đáng yêu. Tau chú như 2 chiếc lá mít, mỗi khi cử động lại rung rung. Em để ý tai chú còn còn thể phe phẩy một cách rất ngộ nghĩnh. Đôi mắt chú nhỏ dài, màu đen nhánh như 2 hòn bi. Hai lỗ mũi nhỏ hồng hồng suốt ngày khụt khịt, thỉnh thoảng lại hắt xì rất đáng yêu. Chiếc mõm chú dài với hàm răng nhọn hoắt. Lúc mới mua về bác em còn phải nhổ răng nanh cho chú lợn khiến chú kêu ầm ĩ hết cả nhà. Thân hình chú tròn trịa, cái bụng cồng kềnh sệ suống sắt mặt đất. Mông chú căng tròn, nở nang. Bốn chân chắc khỏe, vững chãi với bộ móng dày và cứng. Đuôi chú không dài lắm, suốt ngày ve vẩy đuổi ruồi, cuối đuôi có một chùm lông ngắn màu đen.
Em rất yêu quý chú lợn vì những hành động ngộ nghĩnh chủa chú. Mỗi lần về quê em đều ra ngắm nhìn chú. Nhìn chú lớn lên mỗi lần là em lại cảm thấy rất vui. Một ngày nào đó chú lợn sẽ giúp cho kinh tế gia đình bác em khá lên. Điều đó khiến em càng thêm yêu quý chú hơn.
susu
Em còn nhớ buổi sáng hôm ấy, cả xóm giật mình vì tiếng lợn kêu đến váng tai nhức óc. Bố em bực tức bước ra khỏi giường nói to: “Gớm! Làm gì mà ầm lên thế! Váng đầu váng óc!” Thì ra, đó là bác Hoan, người mà bố em đã có lần hẹn bắt cho chú lợn con về nuôi. Bố em vội vội vã xin lỗi, cảm ơn bác Hoan rồi bê chú lợn vào chuồng.
Lúc mới bắt về, chú lợn còn bé lắm, chỉ bằng cái xô xách nước của em Phương thôi. Thế mà giờ đây, sau hai tháng được chăm bẵm như chăm em bé mới sinh, chú lợn đã lớn bổng lên, to bằng cái vại nhỡ. Đôi mắt của chú đến là buồn cười. Khác hẳn những chú lợn bình thường, chú lợn này có hai con mắt với màu sắc không giống nhau, một bên màu xanh nhạt, một bên màu nâu đậm. Tai lợn luôn ve vẩy như cái quạt nan bé xíu xua cái nóng mùa hè. Cái mõm của chú ngắn tun ngủn, hễ sục vào máng ăn là cám lại dính đầy, y hệt lũ ruồi bám quanh một đĩa bánh ngon. Thân chú tròn trĩnh, mấy cái vú gần chạm đất, trông cứ như những trái ớt nhỏ trên cây. Da chú màu trắng pha đen, lông cứng mọc lởm chởm như rừng cây con. Cái đuôi lợn ngắn cũn ve vẩy xua đuổi ruồi muỗi, Bốn chân thấp lè tè. Mỗi lần nghe tiếng chân quen thuộc của bà em, chú lợn biết ngay có người mang thức ăn đến. Nó nhảy chồm lên thành chuồng, hếch mõm hít ngửi mùi cám thơm phức. Trông chú lợn ăn tòm tọp, ngon đáo để. Ăn hết máng cám, nó ghé mõm hất máng lên, ra vẻ đòi nữa. Bà em cứ phải múc thêm cám cho lợn vài lượt mới đủ no. Khi đã no bụng, lợn nằm ệch ngay ở góc chuồng, thở phì phò, bụng phình lên hạ xuống có vẻ khó chịu lắm. Ngày nào em cùng xem bà cho lợn ăn. Thỉnh thoảng em tắm cho lợn. Nó nằm ngoan ngoãn, mắt lim dim ra chiều thích thú, đuôi ngoe nguẩy cuống quýt.
Ấy, chú lợn nhà em như thế đấy. Trông chú thì bình thường, nhưng nếu không quan sát kĩ, sẽ chẳng thấy được cái dáng vẻ đặc biệt của chú đâu. Lợn chóng béo nên em rất thích, nhưng cứ nghĩ bố em sắp bán nó thì em lại tiếc biết bao.
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để có thể học tập tốt hơn.
Sáng nào cũng vậy, khi ông mặt trời còn cuộn mình trong chiếc chăn bông ấm áp. Tôi lại cùng các bạn sánh bước tới trường. Gió nhè nhẹ thổi cho tôi một cảm giác thật dễ chịu. Hít một hơi thật dài rồi thong thả bước đi. Chắc hẳn một ngày học của tôi có nhiều thú vị.
Lúc này vạn vật đang đắm mình trong làn sương sớm. Chỉ có chiếc cổng trường là nổi bật dòng chữ: " Trường trung học cơ sở Kiều Phú". Cánh cửa sơn xanh luôn dang rộng vòng tay đón tôi vào trường. Sân trường vắng lặng. Hai hàng cây đứng im lìm như anh lính gác. Lác đác các bạn học sinh đến sớm làm trực nhật. Cửa phòng được mở, đèn điện được bật sáng làm nổi bật hai hàng ghế đều tăm tắp..............
Mình bận quá, mình viết nốt sau nhé
Bùi Khánh Vân, bạn nên trả lời đầy đủ đúng nội dung đề bài và có cách làm hay nhé !
Tình cha con luôn là thứ tình cảm âm thầm, lặng lẽ nhưng mạnh mẽ và da diết. Chưa bao giờ em viết bất cứ một điều gì dành cho cha, bởi rằng có lẽ ngôn từ không đủ sức để diễn tả hết tình cảm đó. Và có lẽ em không đủ can đảm để viết ra những lời tự sâu trong trái tim dành cho cha. Đó là một người đàn ông đặc biệt trong cuộc đời em hôm nay và cả mai sau nữa.
Cha là người mang đến cho em một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc và nhiều yêu thương như thế này. Cha gánh trên đôi vai gầy cả một gia đình lớn, gánh hết ước mơ của những đứa con đnag tuổi ăn tuổi học. Những điều cha làm cho chúng em chưa bao giờ là thừa, bởi với cha, tình yêu chưa bao giờ là đủ giành cho gia đình.
Cả cuộc đời cha nhọc nhằn, vất vả, tần tảo sớm hôm vì miếng cơm manh áo của gia đình, của những đứa con thơ đang trông ngóng trông từng ngày.
Nếu như mẹ âm thầm tần tảo sớm hôm thì cha là người đàn ông đầy nghị lực, gánh vác hết mọi chuyện lớn trong gia đình. Cha như cây đại thụ chống những cơn bão nổi dậy trong gia đình. Nếu không có ý chí, nghị lực và tình yêu phi thường thì cha không thể gánh vác được trách nhiệm lớn lao như thế.
Ba tôi năm nay đã ngoài 40 tuổi, ba tôi rất vất vả với gia đình, nhưng nhìn ba vẫn trẻ hơn nhiều so với tuổi. Tóc ba vẫn còn đen, họa hoằn lắm mới tìm thấy vài sợi tóc trắng. Ba tôi dáng người cao gầy, nhưng nhìn rất khỏe và nhanh nhẹn. Ba làm cán bọ ở một cơ quan nhà nước, công việc cũng vất vả nhưng ba điều tiết thời gian rất giỏi. Dù bận mải thế nào ba cũng dành thời gian tập thể đục vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ ba em rất thích chơi thể thao; bóng chuyền, bóng bàn, môn nào ba cũng giỏi. Gương mặt ba hao hao như hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.
Tan giờ làm ở cơ quan, ba đi thẳng về nhà, dọn dep nhà cửa đỡ đần cho mẹ, có hôm ba còn vào bếp làm món ăn cho cả nhà. Ba rất giỏi nấu nướng và nấu món nào cũng ngon. Xong việc ba em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Cho nên, tuy vườn nhà em không rộng lắm nhưng có nhiều thứ cây trái. Cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.
Khi đêm đến, chị em tôi đã say trong giấc ngủ, ba vẫn loay hoay làm thêm một số công việc để tăng thu nhập cho gia đình. Ba đã không quản khó nhọc để lo cho cuộc sống của hai chị em.Ba thường nói với em rằng: dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thấy chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu “Công cha như núi Thái Sơn” thật là cao cả biết dường nào.
Ba làm nhiều việc như vậy nhưng ba rất giỏi sắp xếp công việc nên ba vẫn có thời giandắt chúng em đi dạo quanh xóm. Vừa đi, ba vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. À, mà sao cái gì ba cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em hết nhờ ba giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Ba đúng là ông thầy thứ hai, ở nhà.
Ba đã vất vả rất nhiều để lo cho cuộc sống của gia đình, ba đã dành tất cả tình yêu thương cho hai chị em tôi. Để đền đáp công ơn ấy, tôi sẽ chăm chỉ học tập tốt, xứng đáng với những gì ba đã hi sinh cho chúng tôi.
Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?
Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ.
Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió.
Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình. Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày.
Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.
Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.
Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường.
Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.
Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?
Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.
Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng...
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố.
Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi. Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào?
Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa.
Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia.
Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại.
Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa. Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố?
Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.
Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi.
Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
REFER
Trước cách mạng tháng 8, nhà văn Nguyễn Tuân chìm đắm trong dư âm dư ảnh của “một thời vang bóng” với tư tưởng duy mỹ và vị nghệ thuật có phần tiêu cực về cái đẹp, cái tài: bất kỳ ai, dù làm nghề gì, chỉ cần nhuần nhuyễn và thành thục trong nghề nghiệp của mình thì đều có tư cách của tài hoa, nghệ sĩ. Và vì như thế, văn chương và đời sống nghệ thuật Nguyễn Tuân lúc đó có đủ mọi thành phần “tử tù nghệ sĩ”, “đao phủ nghệ sĩ”, “đạo chích nghệ sĩ”...trong đó, dĩ nhiên, có cả những “đào nương nghệ sĩ” mà ca nương Quách Thị Hồ là một ví dụ kinh điển cho quan niệm cái đẹp độc đáo ấy của Nguyễn Tuân.
Hồ “Vạn Thái” (biệt danh của Quách nghệ nhân trong giới ca trù, ám chỉ “địa điểm” hành nghề về thành danh của bà - làng Vạn Thái, tức khu Bạch Mai ngày nay), Phúc Hậu (nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Phúc), Bích Thạch Hồn, Trương Bảy, Chu Thị Bốn, Chu Thị Năm, Ba Thỉnh… là những danh ca bậc nhất đương thời mà theo Nguyễn Tuân: “tiếng róc phách của họ đủ khiến cho người nằm thiên cổ phải tung nắp ván thiên ngồi nhổm dậy”. Hồ “Vạn Thái” (1909 – 2001, quê gốc tại Bắc Ninh) nổi tiếng trong giới ca trù bấy giời với những “ngón nghề” đã đi vào văn học, được miêu tả là: “giỏi chữ nho, nổi tiếng với những bài Tương tiến tửu và Tiền hậu Xích Bích phú” (Đinh Hùng, Giai thoại một chầu hát không tiền khoáng hậu – Thạch Lam thẩm âm)
Những biến động của lịch sử và xã hội sau năm 1945 đã vô tình phủ vào ca trù cùng số phận những ca nương một lớp trầm tích của rất nhiều những định kiến ấu trĩ để buộc thứ nghệ thuật hàn lâm uyên bác này phải “im hơi” ngót nửa thế kỷ. Các danh ca, danh cầm phải lần lượt mai danh ẩn tích và giấu kín thân phận vì những mặc cảm trong quá khứ. Và trong bối cảnh ấy, chỉ có cụ Quách Thị Hồ dõng dạc tuyên bố rằng: “Tôi sẵn sàng đeo biển trước ngực đi trên phố để nói tôi là người hát Ca trù”
Niềm tự hào và đức tin mãnh liệt về nghề Tổ cùng kỹ thuật âm nhạc trác tuyệt đã đưa tiếng hát của NSND Quách Thị Hồ đến với thế giới và lập tức được quốc tế ghi nhận bằng những giải thưởng hết sức cao quý: Năm 1978, Hội đồng Âm nhạc Quốc tế của UNESCO và Viện Nghiên cứu Quốc tế về Âm nhạc đã trao tặng bà bằng danh dự cho công lao "gìn giữ một di sản nghệ thuật truyền thống quý báu của Việt Nam, một vốn quý của nhân loại". Năm 1983, băng ghi âm tiếng hát của bà đại diện cho Việt Nam đã được xếp hạng nhất tại Liên hoan Quốc tế Âm nhạc Truyền thống châu Á ở Bình Nhưỡng. Những sự kiện này không chỉ khẳng định tài năng của lão nghệ sĩ mà còn góp phần thay đổi cái nhìn đầy định kiến của xã hội về ca trù, mở ra những hi vọng cho quá trình phục dựng loại hình nghệ thuật bác học này.
Với những cống hiến to lớn của mình cho sự nghiệp văn hóa của dân tộc, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1988 – đây là danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân duy nhất của loại hình ca trù. Cho đến hôm nay, giọng hát của cố nghệ sĩ Quách Thị Hồ vẫn mãi là đỉnh cao của ca trù Việt Nam. Một giọng ca huyền thoại: “đẹp và tráng lệ như một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy…. Tiếng hát ấy vừa cao sang bác học, vừa mê hoặc ám ảnh, diễn tả ở mức tuyệt đỉnh nhất các ý tứ của các văn nhân thi sĩ”. Một giọng ca như rót mật đổ vàng, liêu trai, ma mị và có uy quyền “đến mức hiếp đáp được người nghe”. Một giọng ca làm vẻ vang cho nghệ thuật truyền thống nước nhà !
Dượng Hương Thư giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ là hình ảnh so sánh đầy sự gợi hình. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới hình ảnh của những huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường đang hiện ra trước mắt. So sánh như vậy tác giả nhằm khắc họa và tôn vinh sức mạnh của con người chế ngự thiên tai. Hình ảnh Dượng Hương Thư hôm nay không phải một Dượng Hương Thư như mọi ngày nữa.Tính cách đối lập với Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. Qua đó tác giả khẳng định phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn, nhu mì nhút nhát trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn, thử thách.
Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm.
Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác
Tham khảo nhs pn !
Phan Nguyễn Diệu Linh
Bị ốm :
Cơn đau đầu lại ập tới bất chợt. Tôi nửa tỉnh nửa mê, cảm thấy mọi thứ xung quanh mờ hẳn. Cả người tôi nóng rực, khó chịu, và cổ họng khô rát, dường như tôi đang chìm vào một cơn mê, mà ở đó, tôi chẳng rõ là gì.
Mọi thứ vẫn chưa hết khó chịu khi mẹ sờ tay vào trán tôi. Đôi bàn tay thô ráp của bà đặt lên thật chẳng mềm mại chút nào, nó dày và chai sạn. Đó là kết quả của những giờ lao động mệt nhọc- với công việc của một người bán hàng vào mỗi buổi sớm. Tôi thực sự chẳng thể cười nổi, nhưng với đôi bàn tay ấy của mẹ, tôi vẫn có thể tự nhủ rằng mình đang cười trong cơn sốt đang lây lan khắp cơ thể. Nằm trên giường, tôi cố mở đôi mắt trông mọi vật trong phòng, tôi không muốn cứ tiếp tục nhắm nghiền mắt mà chật vật với cơn mê. Mẹ đã đi đâu mất, đồ đạc bị xáo trộn cả lên. Bên cạnh tôi, nào khăn, nào nước ấm, nào chén, nào muỗng, nào thuốc uống. Tất cả đều được mẹ tận tay đem lên. Tôi bất chợt ngửi thấy thoang thoảng mùi cháo hành từ tầng dưới, và cả tiếng reo của nước sôi. Đột nhiên, trong khoảnh khắc của người mắc cơn sốt nhất thời, tôi lại thèm được xuống nhà và tận mắt xem mẹ nấu ăn, tôi muốn nói, muốn đi lại, chứ tuyệt đối chẳng muốn cái cảnh nằm dính trên giường cả ngày, chờ cho được đút ăn, được uống thuốc đều đặn. Đang miên man trong cơn nhức đầu và sức nóng rạo rực, tôi mừng hẳn khi nghe tiếng bước chân mẹ trên cầu thang. Mẹ đã lên đây, trên tay không quên tô cháo được múc sẵn. Đến gần nơi tôi đang nằm, mẹ khẽ quỳ xuống, đặt tô cháo sang bên cạnh, một tay mẹ nâng đầu tôi lên, phụ tôi gượng dậy và dựa lưng vào tường trên một chiếc gối êm, sẵn muỗng trên tay, mẹ vớt một muỗng nhỏ và nhẹ thổi cho bớt nóng, rồi đưa lên miệng tôi, thúc tôi ăn:
-Ăn đi con! Rồi mẹ đưa thuốc cho con uống.
Tôi ngậm một muỗng trong miệng mà thấy âm ấm, vị cháo tuy không rõ nhưng tôi vẫn còn cảm nhận được hơi ấm tỏa ra từ nó. Mẹ vừa đút vừa lấy khăn lau cho tôi, đột nhiên, tôi thấy đôi tay mẹ ươn ướt, trán mẹ đẫm mồ hôi. Đôi mắt mẹ lúc ấy trông thâm quầng và ánh lên nỗi lo âu, với màu mắt nâu đen loáng thoáng một chút mơ hồ, xen lẫn mệt mỏi rã rời. Làn da của mẹ đen sạm hơn bình thường, vầng trán nhăn lại chỉ làm lộ thêm những nếp nhăn hằn sâu trên trán. Tôi vẫn còn nhớ man máng cái phút mà mẹ lấy nước cho tôi dùng, đôi tay mẹ lúc ấy vẫn nhẹ nhàng, nhưng gầy gò và ôm lấy những đường gân xanh bị che đi bởi màu da sạm nắng. Tôi ngạc nhiên và ngỡ ngàng khi chính bây giờ mới nhận ra hình ảnh của mẹ thay đổi bấy lâu nay, vậy mà, vì mải chơi nên tôi không quan tâm tới sự thay đổi ấy. Nhất là ngay lúc này đây, hình ảnh ấy mỗi lúc một rõ nét thêm, nỗi lo lắng cho tôi chỉ làm cho hình ảnh ấy của mẹ khắc khổ hơn, buồn rầu và xác xơ, khiến cho lòng tôi vang lên những tiếng kêu nghe tê tái. Mẹ nay đã không còn là hình ảnh trẻ trung, xinh tươi như xưa, trước mắt tôi giờ là người phụ nữ với dáng người ốm gầy, xanh xao và da đen sạm nắng gắt, mái tóc mẹ chẳng còn đen, bồng bềnh như xưa để cho lúc tôi đùa với những lọn tóc xoăn tự nhiên mỗi khi nằm cạnh mẹ, mà bây giờ, nó điểm nhiều sợi bạc trắng, trông xác xơ và rời rạc. Lúc mẹ đút cho tôi ăn, những sợi tóc vẫn vô tình vướng trên trán đẫm mồ hôi, chúng thấm nước và nằm ở trên đó, như chờ cho có ai vén lên trở lại, hòa cùng hai màu tóc trắng và đen thay đổi theo năm tháng mờ nhạt. Mẹ đã già đi rất nhiều cùng với nỗi lo toan trong cuộc sống, với những sáng sớm cật lực khi trời vẫn mờ sương. Mẹ đang đi cùng tôi qua những chặn đường của cuộc đời, mẹ vì tình thương dành cho tôi mà chấp nhận hi sinh sắc đẹp của tuổi xuân, chấp nhận chịu bao đau khổ chỉ để mong tôi sống mà thành người. Mẹ đã đánh đổi cuộc đời mình… Giờ đây, trái tim tôi đang đau nhức vì nhận ra hình ảnh mẹ không còn như xưa, nụ cười của mẹ khi xưa giờ đã héo đi, để lại dấu vết môi đỏ vụng về trên khóe miệng. Mẹ giờ đã khác xa với hình ảnh mẹ thuở nào…
Tôi, cho đến bây giờ vẫn không thể quên giây phút ốm đau ấy, được tay mẹ chăm sóc, dỗ dành. Dáng người mẹ vẫn thế trong tâm trí tôi, hoàn toàn khác nhau, một là mẹ của thời còn trẻ, một là mẹ của bây giờ. Hai con người ấy, tuy bên ngoài khác nhau hoàn toàn, nhưng bên trong tâm hồn vẫn tràn ngập ánh sáng và tình yêu thương lớn lao dành cho con. Và người con ấy chính là tôi.
Làm việc tốt :
Trời đã xế chiều nhưng nắng vẫn chói chang. Trên đường, người và xe tấp nập ngược xuôi, mặc cho hơi nóng bốc lên hầm hập. Một tuần trôi qua nhanh thật! Hôm nay đã là thứ bảy.
Chợt ngoài cửa có tiếng chú bưu tá gọi vọng vào: “Mời bác Quang ra kí nhận
thư bảo đảm! ”. Buông vội tờ báo, ba em bước ra ngoài. ít phút sau, ba trở vào
tay cầm chiếc phong bì lớn. Ba cười thật tươi, vẻ mặt rạng rỡ lạ thường. Không
nén nổi tò mò, em chạy đến bên ba và hỏi:
- Thư của ai hả ba?
Không trả lời, ba mở phong bì, lấy thư ra đọc rồi bất chợt nhấc bổng em lên,
quay tít. Tiếng reo của ba vang khắp căn phòng nhỏ:
- Thành công rồi! Cha con ta thành công rồi! Bống nhà ta đã đoạt giải thưởng cuộc thi vẽ Mùa hè của em! Con gái của ba giỏi lắm! Chúc mừng con! Ba sẽ thưởng cho con hộp màu nước thật “xịn” của Nhật! Thích không?!
Niềm vui tràn ngập, toả sáng trên gương mặt mỗi người thân trong gia đình. Ông nội em chậm rãi vuốt chòm râu bạc, từ tốn nói:
- Ông đã bảo mà! Cái Bống nhà ta có khiếu, lại say mê học vẽ. Có chí thì nên cháu ạ!
Mẹ em từ dưới bếp chạy lên, ôm em vào lòng, xuýt xoa khen:
- Bống của mẹ “cừ” thật đấy! Vượt qua được bao nhiêu bạn cùng tham gia thi vẽ. Thế là từ nay nhà ta có “hoạ sĩ” rồi! Nhưng mẹ bảo này, “hoạ sĩ Bống” chớ có mừng quá mà phổng mũi lên nghe chưa!
Trước tin vui, em xúc động đến chảy nước mắt. Em không ngờ bức tranh của mình lại đoạt được giải thưởng. Trong tranh, em vẽ một thảm cỏ xanh, một bầu trời trong xanh với những đám mây trắng bồng bềnh, làm nền cho cô bé mặc bộ đồng phục học sinh, cổ quàng khăn đỏ, hai cánh tay giơ cao tung chú chim bồ câu trắng.
Trong thư mời ghi rõ 9 giờ sáng mai, Nhà văn hoá thiếu nhi thành phố sẽ tổ chức triển lãm tranh và lễ phát phần thưởng. Ba em bảo cả nhà cùng đi cho vui. Cu Tùng cứ tíu tít chạy tới chạy lui, năn nỉ: “Chị Bống cho Tùng đi theo với nhé! ”. Mẹ em mở tủ, chọn cho em bộ váy áo đẹp nhất. Không khí trong nhà rộn ràng và vui như Tết.
Người vui nhất có lẽ là ba em vì suốt mấy năm nay, ba không quản nắng mưa, đưa em đi học vẽ. Ba động viên em rất nhiều, Ba dành dụm từ đồng lương ít ỏi của mình Đềmua cho em bút lông, màu nước và giấy vẽ. Thành công của em hôm nay có không ít mồ hôi và công sức của ba. Đến một ngày nào đó, em sẽ vẽ bức chân dung của ba với vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc. Em tự nhủ phải cố gắng thêm nhiều Đềmang lại niềm vui, niềm tự hào cho những người thân yêu.
hình như 2 bài này mình xem đâu đó rồi đấy,với lại nó không làm rõ cái mở bài(MB:giới thiệu về đối tượng em định tả).Đó là theo suy nghĩ của mình nha!!!
Ấn tượng ban đầu của em về Dế Mèn một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn hoàn toàn độc lập và tự chủ cuộc sống của mình mà không cần phụ thuộc vào bản thân. Từ nhân vật này toát ra khí chất, bản lĩnh của một thủ lĩnh có thể lấn án người khác. Nhưng cũng chính sự vượt trội của mình mà Dế Mèn vô cùng ngạo mạn và coi thường người khác. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Đặc biệt cái tính bốc đồng nhưng không dám chịu trách nhiệm và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Sau sự việc ấy, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời, kìm nén cái tôi của mình xuống. Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể ấn tượng nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách song đang dần có sự chuyển tốt đẹp.