K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 8 2016

Đền Gióng còn gọi là đền Sóc thờ Thánh Gióng, tức Phù Đổng Thiên Vương được dựng trên núi Vệ Linh, Sóc Sơn, xưa thuộc địa phận hương Bình Lỗ, nay thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn – ngoại thành Hà Nội. Phía bắc đền Gióng là các xã Nam Sơn, Hồng Kỳ. Phía nam là xã Tiên Dược và huyện lỵ Sóc Sơn. Phía tây có sân bay quốc tế Nội Bài. Phía đông giáp xã Tân Minh và quốc lộ số 3.

Tục truyền núi Sóc Sơn là cái rốn tích tụ lại mọi linh khí của hệ thống núi Tam Đảo. Hệ Tam Đảo có khoảng 99 ngọn núi, xếp thành 3 đỉnh lớn nổi lên như 3 hòn đảo nên được gọi là núi Tam Đảo. Đỉnh giữa của núi Tam Đảo là đỉnh Thạch Bàn cao 1388 m, bên trên có tảng đá Chợ Tiên, bên dưới có các thác chảy thành Thác Bạc quanh co. Còn hai đỉnh nữa là đỉnh Phù Nghĩa và đỉnh Thiên Thị cũng đều cao xấp xỉ 1400 m. Núi Tam đảo có chỗ cao tận mây trời, rồi chạy dài như bức tường thành theo hướng tây bắc – đông nam, đến cuối dãy thì hạ thấp xuống còn khoảng 600 m chỗ Đèo Nhe và hạ thấp 300 m chỗ Kẽm Dõm rồi lặn dần và hoà vào đồng bằng vùng huyện Sóc Sơn.

 

 
Căn cứ vào tấm bia đá ghi sự tích ở đền thì sau khi đánh thắng giặc Ân, vua Hùng sai dựng đền thờ để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng. Vua phong sắc ghi hiệu thần là Đổng Thiên Vương. Ngôi đền được dựng vào nơi có vết chân ngựa sắt, tức là ngôi đền Thượng ngày nay. Cũng theo văn bia, Đền Thượng là ngôi đền thờ Thánh Gióng đầu tiên, dựng trên ngọn núi Ninh Sóc thuộc sơn phận làng Vệ Linh. Tiếp đó dân lại dựng thêm ngôi đền nữa gọi là đền Mã, đó là nơi xưa có cây đa tục truyền Thánh Gióng đã cởi áo sắt khoác vào đó. Ngôi đền này đến nay đã bị giặc phá mất tích.

 

Đến thế kỷ 10 có vị cao tăng là Ngô Chân Lưu được nhân dân cả nước biết tiếng, lại được vua Lê Đại Hành coi như tâm phúc. Sư quê ở làng Cát Lị, quận Thường Lạc, tức làng Hương Gia, thuộc tổng Ninh Bắc, huyện Kim Anh thời Nguyễn. Sư hành đạo ở chùa Khai Quốc, mỗi lần về quê Cát Lị thường sang làng Vệ Linh thăm bạn, ngoạn cảnh muốn dựng am thờ Phật trên núi Sóc. Theo ý sư, dân làng đã tạc tượng thần, sửa sang lại ngôi đền chính là đền Thượng. Bên cạnh đền lại dựng chùa Đại Bi và am cho Khuông Việt trụ trì. Có lẽ đây là lần trùng tu đầu tiên ngôi đền Thượng thờ Thánh Gióng. Đến năm Canh Thìn (980) trong cuộc kháng chiến chống Tống, để cô kết thêm lòng dân vua Lê Đại Hành đã sai Khuông Việt thiền sư tới núi Vệ Linh cầu đảo Thánh Gióng giúp vua đánh giặc. Sau khi thắng trận trở về vua Lê có ghé thăm dân làng, đổi tên làng Vệ Linh làm hương Bình Lỗ, tế tạ thần và phong thêm hiệu thần là Sóc Sơn Đổng Thiên Vương, Đà Giang hiển thánh, phù thánh giá đại vương, thượng đẳng sơn thần. (Nghĩa là: Ông Đổng Thiên Vương là thần thiêng ở núi Sóc, đã có phép thánh hiện hình lên ở Đà Giang Dịch giúp xa giá vua Lê đốc thúc quân sĩ đánh giặc, được phong thêm tước hiệu đại vương, bậc thượng đẳng thần). Như vậy duệ hiệu Thánh Gióng đến thời Lê Đại Hành đã được gia phong thêm nhiều mỹ tự, dài tới 18 chữ. Bởi vậy trên trán pho tượng đồng phải viết tắt ba chữ Thánh – Thần – Vương cho vừa khung trán và dễ làm khuôn đúc.

Đến thời vua Lý Nhân Tông, thần lại giúp thắng Tống lần thứ hai. Vua Lý gia phong thêm 2 chữ Xung Thiên và duệ hiệu thần có đến 20 chữ.

Theo tài liệu địa phương và lời kể của các cụ già thì đền đã được trùng tu qua mười ba lần, các lần trùng tu lớn nhất, quy mô nhất, khang trang nhất là lần trùng tu năm Canh Thân (1920), năm Thân Dậu (1921) và năm 1992. Cũng từ đợt trùng tu này đền mới có thêm công trình Nhà bia cứa khối văn bia tám mặt. Nhà hành lễ và tiếp khách từ xưa đã có nhưng sơ sài thì nay đã khang trang hơn.

QUANG CẢNH ĐỀN SÓC

Trên đỉnh Sóc Sơn có vết chân to của ông Đùng, giẫm lõm đá, sâu hơn tấc, có dấu vết chân ngựa sắt của Thánh Gióng khi ngài cởi áo giáp sắt để bay lên Trời. Huyền tích, di tích vẫn còn. Đền miếu đã bao lần tu tạo, đến nay vẫn quanh năm hương khói.

Trước đền có núi Độc Tôn, núi Đại Thính, núi Hòn Ngọc và có các con suối, các cụ thường gọi là Suối Xe. Bên phải đền có núi Vây Rồng, bên trái đền có núi Đá Đen. Phía sau đền là núi Thanh Lãm.

Khu di tích đền miếu Sóc Sơn gồm có 6 công trình kiến tạo, mỗi công trình có một giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật riêng biệt. Đó là: Đền Thượng, Đền Mẫu, Đền Trình (Đền Hạ), Chùa Đại Bi, Chùa Non và khu nhà bia (nơi có lăng bia đá 8 mặt). Quần thể di tích này trải từ chân núi lên đỉnh núi Vệ Linh, nằm trong địa bàn thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Trước khi lên thăm các di tích trên ngọn núi này, du khách hãy ghé thăm các di tích nằm ở khu vực chân núi gồm : đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng được bố trí rất gần nhau. Tâm điểm của tập hợp các di tích này là đền Thượng – nơi thờ Đức Thánh Gióng với quy mô đồ sộ, kiến trúc theo kiểu chuôi vồ, bên ngoài ngôi đền gồm năm gian hai trái, bên trong là hậu cung. Cách bài trí trong đền, cách sắp xếp đồ thờ, khí tự … tạo ra sự linh thiêng của nơi thờ cúng thần linh. Ngôi đền có cách bài trí sắp xếp mang đậm dấu ấn văn hóa Việt.

Di tích đền Thượng có nhiều tình tiết phức tạp và có niên đại xưa nhất. Theo tục truyền nơi đó vào buổi bình minh của lịch sử người Việt cổ đã tôn thờ một tảng đá có vết chân người cực to gọi là ông Đùng. Trong tiếng Việt cổ thì Đùng là to, là lớn. Từ hòn đá thời ban đầu xuất hiện một ngôi miếu nhỏ, rồi đến lớn. Đó là quá trình Thánh Gióng với sự tích phá giặc Ân kỳ vỹ được đồng nhất với ông Đùng có sức bạt núi, lấp sông, dẹp tắt bão, ngăn sóng biển.

Đền Hạ thờ sơn thần thổ địa (các vị thần cai quản núi Sóc). Bên phải đền lùi về phía sau, trên lưng chừng núi có tấm bia 8 mặt kể chuyện Thánh Gióng có niên đại Dương Đức thứ nhất (1672).

Đền Mẫu thờ bà mẹ sinh ra Thánh Gióng. Còn một ngôi chùa có tên là Đại Bi, vị thiền sư nổi tiếng đời Đinh – Lê là Khuông Việt đã tu tại đây. Đền Mẫu và chùa Đại Bi mới được tu sửa lại năm 1999.

Rời đền Thượng và các di tích ở phía dưới chân núi, những bậc thang phủ đầy rêu phong sẽ đưa chân du khách lên đến chùa Non Nước (tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền Tự) nằm ở độ cao hơn 110m so với chân núi. Ở độ cao ấy không gian của chùa trở nên khoáng đạt xua tan đi biết bao mệt mỏi sau một quãng đường leo núi. Du khách như muốn hít căng tràn lồng ngực bầu không khí trong lành, tinh khiết ấy, đắm mình vào tiếng chuông chùa ngân vang, trầm lắng và cái hư ảo, huyền thoại của không gian đầy khói sương. Ngôi chùa này còn là nơi toạ lạc của pho tượng Phật tổ Như Laibằng đồng đúc liền khối lớn nhất tại Việt Nam. Tượng nặng 30 tấn, cao 6,50m. Nếu tính cả chân bệ đá thì chiều cao lên đến hơn 8 m được khởi công từ ngày Mồng 8 tháng Tư năm Tân Tỵ (2001) để đến ngày Mồng 8 tháng Tám năm Nhâm Ngọ được rước từ cơ sở đúc đồng huyện Ý Yên – Nam Định về Sóc Sơn, an tọa tại chùa Non Nước. Tượng đúc đồng liền khối nặng hàng chục tấn đòi hỏi kỹ thuật rất cao.

Rời chùa Non Nước, du khách tiếp tục leo lên những bậc đá để lên tận đỉnh của ngọn núi Vệ Linh cao chót vót là dấu tích nơi Thánh Gióng ngồi nghỉ, cởi áo giáp sắt, ngắm nhìn non sông đất nước lần cuối rồi từ từ bay về trời. Bài ca Hội Gióng có câu:

Nhớ xưa thứ sáu đời Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
Lên ba đang tuổi anh hài
Gươm thần, ngựa sắt ra oai trận liền
Giặc Ân khi đã dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ bước thần tiên lên trời.

Đứng ở đây du khách sẽ cảm nhận được hết vẻ đẹp về hình thế địa lý, vẻ đẹp thiên nhiên của ngọn núi có rất nhiều thông và cây cổ thụ trong khu vực thắng cảnh. Đây cũng chính là nơi đặt tượng đài Thánh Gióng với tư thế Thánh Gióng đang cưỡi ngựa bay về trời. Tượng cao 9,9m, rộng 13,5m trọng lượng hơn 60 tấn, được đúc bằng đồng mô tả hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt về trời từ trên đỉnh núi. Giáo hội Phật giáo Việt nam tổ chức làm lễ khánh thành tượng đài vào tháng 10 năm 2010 đúng dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đứng ở đây nhìn ra xa ngút tầm mắt là một khoảng không gian bao la với bát ngát ruộng đồng, rừng cây xanh mướt. Và quan trọng hơn là du khách đã vượt qua một quãng đường leo núi thật là dài và gian nan để được hiểu thêm, cảm nhận sâu hơn về truyền thống hào hùng của dân tộc.

Trên đường xuống núi du khách có thể dừng chân ghé thăm Học viện Phật giáo Việt Nam với các khu quảng trường, tượng đài, đại giảng đường, thư viện, bảo tàng, câu lạc bộ, ký túc xá, sân vận động… Du khách có thể dừng chân vào thăm Thiền viện, xin gặp các vị Thiền sư, Hòa thượng thỉnh giáo triết lý của đạo Phật mà tỏ ngộ, giải thoát được những vướng bận của đời thường.

Trong các công trình có tại đền miếu Sóc Sơn có nhiều tài liệu ghi bằng chữ Hán quý giá. Ví dụ ở đền còn văn bia và câu đối ca ngợi thần đã giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng giặc Tống. Hoặc ở đền Thượng có câu đối của Đại thi hào Nguyễn Du như sau:

Thiên giáng Thánh nhân bình Bắc lỗ
Địa lưu thần tích trấn Nam bang

Tạm dịch:

Trời sinh người Thánh trừ giặc Bắc
Đất giữ chuyện Thần trấn nước Nam.

Hay câu đối của Cao Bá Quát:

Phá tan đãn hiền tam tuế vãn
Đằng không do hận cửu thiên đê

Nghĩa là:

Đánh giặc lên ba hiềm đã muộn
Lên mây tầng chín giận chưa cao.

Khu di tích đền Sóc được nhà nước xếp hạng khu di tích lịch sử văn hoá vào năm 1962, được xây dựng từ thời Tiền Lê (năm 980), đến nay đã trải qua 13 lần trùng tu nhưng vẫn giữ nguyên được kiểu dáng kiến trúc, quy mô và vị trí của các công trình. Trong thế kỷ XX, mặc dù đã phải trải qua hai cuộc đấu tranh chống ngoại xâm ác liệt nhưng hầu như các di tích trong khu vực không bi ảnh hưởng. Khu di tích lịch sử đền Sóc vẫn giữ được nhiều giá trị lịch sử văn hóa vô giá, góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam, được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa cấp quốc gia. Hiện nay do sự phân cấp quản lý, tu tạo khá cụ thể và hiệu quả, quần thể di tích thực sự là một điểm đến đầy hấp dẫn đối với du khách xa gần khi đến thăm nơi ra đời những huyền thoại tuyệt đẹp về con người Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước.

cảm ơn bạn chân thànhhiuhiu

Tham khảo mạng:>

6 tháng 5 2022

tham khoả trên mạng í

Em hãy viết bài văn đã lập giàn ý như sau: - Mở bài: Hội Gióng được tổ chức ở đền Sóc từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm với mục đích tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng. - Thân bài: + Đêm mùng 5, lễ Mộc Dục được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. + Ngày mùng 6 khai hội, dâng các lễ vật. + Sáng ngày mùng 7 chính hội, diễn tả lại cảnh...
Đọc tiếp

Em hãy viết bài văn đã lập giàn ý như sau: - Mở bài: Hội Gióng được tổ chức ở đền Sóc từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm với mục đích tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng. - Thân bài: + Đêm mùng 5, lễ Mộc Dục được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. + Ngày mùng 6 khai hội, dâng các lễ vật. + Sáng ngày mùng 7 chính hội, diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng. + Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội. - Kết bài: + Một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền. + Liên kết cộng đồng, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc

1
8 tháng 2 2022

Tham khảo:

Những lễ hội tưng bừng, náo nhiệt là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Người dân Việt Nam tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết ơn đối với những đấng siêu nhiên như thần thánh hoặc những vị anh hùng dân tộc. Lễ hội Gióng cũng là một lễ hội mang ý nghĩa thiêng liêng như vậy để kỉ niệm đức Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương.

Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.

Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.

Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…

Để chuẩn bị cho ngày hội chính, vào đêm mùng 5, lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Trong đó, nghi lễ dâng hoa tre lên đền Thượng của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) được tổ chức đầu tiên. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống đền Hạ rồi phát cho người dự hội để
cầu may.

Sáng ngày mùng 7 chính hội (ngày Thánh hóa theo truyền thuyết), hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức. Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội bởi voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chiến thắng và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi.

Tất cả du khách tham gia lễ hội đều mong được chung tay khiêng voi và ngựa ra bờ sông để hóa bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…

Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu“ là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng“ tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông Hổ“ là đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“ là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“ là đội dân binh…

Bên cạnh đó, lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường“ là đi trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ là đàm phán, kêu gọi hòa bình; “Rước trận Soi Bia“ là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt…

Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ… Ngày 16/11/2010, tại thành phố Nairobi (thủ đô của Kenya), trong kỳ họp thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. UNESCO đã ghi nhận một cách ngắn gọn và đầy đủ về Hội Gióng, đó là "Một bảo tàng văn hóa của Việt Nam, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa, tín ngưỡng".

10 tháng 5 2016

1,

Em thấy việc bảo vệ môi trường rất cần thiết, vì mang lại sức khỏe cho mọi người chính vì vậy lớp em đã chọn công việc tổng vệ sinh lớp học. Vào chiều thứ sáu lớp em bắt đầu. Để làm việc tốt lớp em đã chuẩn bị khẩu trang, giẻ lau, chổi.... Cô giáo giao nhiệm vụ cho từng tổ, từng bạn rất chi tiết tỉ mỉ. Các bạn nam khỏe nên cô giáo giao nhiệm vụ kê bàn ghế, quét mạng nhện. Còn các bạn nữ thì làm công việc nhặt rác, lau bảng. Em được cô giáo phân công lau bảng. Đầu tiên em đi vò khăn rồi quay về lớp để lau bảng. Em lau từ bảng này đến bảng khác cho thật sạch để cô khen. Buổi lao động rất mệt nhưng lại thật vui, em nhìn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhãi. Khi cô hiệu trưởng bước vào lớp em, cô rất khen làm cô chủ nhiệm rất vui lòng nên cả lớp em mỗi người được thưởng điểm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ lớp em đã xong. Em rất tự hào về lớp học của mình.

2,Vì mk ko bít bn ở đâu nên ko làm được nhagianroi

11 tháng 5 2016

tả vịnh hạ long cũng được

 

11 tháng 6 2016

Mùa hè năm ngoái, trong chuyến đi nghỉ mát ở Nha Trang cùng gia đình, em đã được thưởng thức những vẻ đẹp diệu kì của biển.

Thành phố Nha Trang trước mặt là biển, sau lưng là núi nên phong cảnh đẹp vô cùng! Bãi biển Nha Trang được xếp loại là một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới.

Lúc chiếc xe chở du khách còn đang bon bon trên đường, em đã nhận ra làn gió mát mang hương vị mặn mà của biển. Có ai đó reo lên mừng rỡ: Biển kìa! Nhìn ra phía chân trời, em chỉ thấy một vệt xanh mờ mờ xa tít. Đến lúc xe dừng lại thì mặt biển bao la đã hiện ra trước mắt em.

Bờ biển cong cong mềm mại, thoai thoải dần xuống mép sóng. Bãi cát trắng phau, mịn màng dưới chân. Ven bờ, hàng dừa nghiêng nghiêng. Tàu dừa giống như những cánh tay dài vẫy gió.

Chưa bao giờ em được nhìn thấy một vùng trời nước mênh mông nhường ấy. Phóng tầm mắt ra xa, em thấy biển có màu xanh thẫm. Nhìn xuống mặt nước gần ngay bờ cát, em lại thấy nước biển màu xanh da trời. Từng đợt, từng đợt sóng trắng nối nhau ào ạt vỗ bờ rồi lại rút ra xa, chẳng khác chi đám trẻ mê mải nô đùa không biết mệt. Mặt trời trên cao toả nắng vàng rực rỡ xuống biển xanh. Hàng ngàn người vui vẻ, ồn ào trên bãi tắm, tận hưởng không khí trong lành và làn nước mát lạnh của đại dương. Những chiếc phao nhiều màu dập dềnh trên sóng biếc.

Đến chiều, em được cha mẹ cho đi thăm các đảo bằng ca-nô. Chiếc ca-nô sơn hai màu xanh trắng, trước buồng lái cắm một lá cờ đỏ sao vàng phần phật tung bay. Bốn năm chục du khách thích thú cười vang giữa tiếng sóng xô dào dạt. Chiếc ca-nô lướt như bay, đuôi rẽ nước thành hai luồng rẻ quạt, bọt tung trắng xoá.

Khung cảnh thiên nhiên ở đảo nào cũng đẹp! Em như choáng ngợp trước một không gian toàn một màu xanh: xanh trời, xanh biển và xanh cây lá hoà quyện vào nhau, tạo nên thế giới thần tiên. Em thích nhất là khu đảo cá Trí Nguyên với những chiếc hồ nhân tạo được xây ngay trên mặt biển. Trong đó có rất nhiều loài cá quý hiếm của biển khơi: hàng chục loại cá heo, cá mập, cá kiếm, cá song, hàng trăm loại cá cảnh biển đủ màu sắc và hình thù lạ mắt khiến cho người xem mê mải. Em mua một túi bỏng ngô rồi bước xuống bậc tam cấp dẫn xuống hồ nuôi vích. Những chú rùa biển khổng lồ và hiền lành nhẹ nhàng đớp từng hạt ngô từ lòng bàn tay em rồi đủng đỉnh bơi đi.

Ngày hôm sau, đoàn du khách được đưa đi thăm Tháp Bà, bãi biển Hòn Chồng và Viện Hải dương học. Lần đầu tiên, em được tận mắt nhìn thấy những sinh vật kì lạ của đại dương. Trước khi về, em đứng cạnh bộ xương chú cá voi dài như chiếc thuyền, chụp một kiểu ảnh làm kỉ niệm.

Sau hai ngày tham quan Nha Trang, em biết thêm được bao điều mới mẻ và thú vị. Thiên nhiên xung quanh ta quả là đẹp đẽ, hấp dẫn vô cùng! Tạm biệt Nha Trang với biển xanh, cát trắng, voi những con đường vàng rực màu hoa Nữ hoàng và lồng lộng làn gió đại dương, em thấy trong lòng dâng lên một cảm xúc rưng rưng khó tả. Tạm biệt nhé Nha Trang! Hẹn mùa hè sang năm, ta sẽ gặp lại nhau!

 

11 tháng 6 2016

Quê tôi ở gần biển. Đó là một vùng nắng chói chang, có gió Lào thổi về và có biển. Trong trí óc của tôi luôn lưu giừ nhừng buổi bình minh về biển, nhừng ngày chạy trên cát rát bỏng đôi chân. Vào mỗi buổi sớm, biển mơ màng dịu hơi sương, vài cơn gió nhè nhẹ thối vào đất liền cái vị mặn mòi đặc trưng của biển. Nêu không quen sông nơi xứ biển, người ta dề dàng nhăn mặt vì cái vị nồng nồng khó tả phả vào người. Trên thinh không, nhửng con hải âu trắng chao nghiêng đôi cánh, mải miết bay về phía chân tròi xa thắp nơi bình minh hồng tươi đang hắt nhừng tia nắng hình dẻ quạt xuông mặt nước. Biển gợi sóng êm ả lấp lánh như được cát vàng. Nơi ấy, một ngày mới bắt đầu thật yên ả và thanh bình. Tôi rất thích được chạy trên cát. Từng hạt cát mịn màng, mát rượi lùi lại dưới đôi chân của tôi. Tôi tìm, nhặt nhạnh từng chiêc vỏ ôc lăn lóc trên cát. Mỗi cái vỏ chứa đựng trong tôi bao nhiêu ki niệm. Chi cần ta hà hơi vào rồi áp tai nghe thì sẽ nghe thấy tiêng sóng vỗ, nhịp điệu, âm thanh của biển. Những con sóng vỗ bờ cát, tung bọt trắng xóa- Nó nhào lên rồi rút về để lại trê cát không biết bao nhiêu là vỏ ốc và những chú cua con vội vàng lân trốn. Những người dân ở đây bắt đầu công việc một ngày của họ là đánh bắt cá. Chân họ dậm từng bước chắc nịch hằn lên bãi cát, chiếc thuyền bằng gỗ nâu đen bóng như lướt trên cát theo sức đấy của nhừng cánh tay dài lực lưỡng. Bọn trẻ con ríu rít chạy theo bứt nhừng bông hoa muống biển tim tím, cánh còn ướt đẫm sương đêm ném lên thuyền. Hoa muống biến mọc rất nhiều trên bãi cát, có khi phủ kín cả một bãi cát rộng mênh mông, nhìn xa cứ như một tâm thảm nhung màu tím. Không biết có phải vì vẻ đẹp bình dị của hoa hay bởi sức sống mãnh liệt của nó mà nguời dân ở đây coi hoa muống biển như một loài hoa lành đem bình yên đến. Hoa theo những con thuyền lênh đênh ngoài khơi xa mang theo nỗi mong chờ của người ở lại. Biển hiền hòa là thế nhưng cũng có lúc sục sôi giận dữ. Đó là những ngày biển động sóng nổi lên dữ dội. Những con sóng bạc đầu không còn khẽ khàng mơn man lên bờ cát mà điên cuồng xô ầm ầm vào vách đá. Những ngày như thế nhanh chóng tan đi khi phiên chợ cá đông vui tới. Ấy là khi thuyền về. Các con thuyền chở nặng cá tôm hoan hỉ trở về sau chuyến đi dài ngày vất vả. Nhìn từ xa, hai con mắt thuyền mở to như vui mừng khi lại được nhìn thấy bến bờ. Thuyền vừa cập bến người trên bờ đã đổ xô đến. Kẻ ôm chầm lấy nhau mừng mừng, tủi tủi, người nhanh nhẹn khiêng những sọt cá lên khoang bờ. Những con cá béo nung núc, những thịt mang còn phì phò bong bóng được xếp lẫn với những con tôm còn tươi roi rói cứ búng càng tanh tách như dọa bọn trẻ con thò tay nghịch bắt. Tiếng lao xao trả giá, tiếng lịch kịch thúng mủng của trăm người bán, vạn người mua hòa lẫn vào nhau nghe đông vui khó tả. Trời đã vãn chiều trên bãi cát chỉ còn lổng chổng sọt không thì người ta mới lục đục kéo nhau về. Những con thuyền bây giờ mới nhẹ nhõm gối đầu lên bờ cát trắng, nằm nghỉ ngơi sau một chuyến đi dài; Hoàng hôn đến từ lúc nào đang nghẹ dần buông trên biển. Đó là một ngày ở biển khi tôi được về thăm mảnh đất quê hương. Biển vẫn thế, vẫn đẹp và thật kì diệu. Biển mang đến cho tôi nhiều kỉ niệm để nhớ về quê hương. Cám ơn mẹ đã sinh ra con ở nơi có tiếng sóng, có cát vàng, và có những bông hoa muống biển tuyệt đẹp


 

5 tháng 5 2020

Hà Nội, tháng 3 năm 2020 – Trong những ngày này, với những người làm cha mẹ ở Việt Nam thì việc duy trì công việc và chăm sóc con cái khi các con ở nhà giữa tâm dịch Covid-19 vừa là thách thức lẫn cơ hội.

Trong suốt bảy tuần qua kể từ sau Tết Nguyên Đán, các trường học ở Việt Nam đã và đang phải cho học sinh nghỉ học liên tục. Trẻ em và học sinh trên cả nước đang ở nhà tránh dịch với ngày trở lại trường dường như còng khá xa. Cuối tháng 1 năm 2020, Việt Nam phát hiện ca dương tính Covid-19 đầu tiên. Tính đến sáng ngày 24 tháng 3, Việt Nam đã có 123 ca dương tính. Trong các nỗ lực ứng phó sớm với dịch COVID-19, Chính phủ đã quyết định tạm cho học sinh trên cả nước nghỉ học từ đầu tháng 2.

“Tôi nghĩ trong giai đoạn nguy cơ lây nhiễm cao thì cho các con nghỉ học, không phải đến trường, là một việc cần làm”, chị Lê Nguyệt, người mẹ hai con, tâm sự. “Nhưng đối với hầu hết các cha mẹ, chăm sóc con cái khi các cháu không đến trường hàng ngày cũng là một thách thức.”

Gọi khoảng thời gian này là “một kỳ nghỉ dài  đặc biệt”, chị Nguyệt và những ông bố bà mẹ khác đang phải xoay xở giữa công việc ăn lương và chăm sóc con khi chúng không đến trường. Nhiều bố mẹ phải nhờ họ hàng, ông bà trông cháu giúp vào ban ngày. Với những gia đình sống ở thành phố và có họ hàng ở quê, trẻ con cũng được gửi về quê. Với những bố mẹ không có ai hỗ trợ thì anh chị lớn hơn được giao tự trông em với sự theo dõi sát sao của cha mẹ từ xa. Một số bố mẹ không có sự lựa chọn nào khác là phải xin nghỉ không lương hoặc nghỉ việc để có thể vượt qua được thay đổi này.

“Điều quan trọng cần làm ở thời điểm này tìm những nguồn năng lượng tích cực và sức mạnh ở chính cộng đồng. Nếu không có sự quan tâm và hướng dẫn, trẻ em có thể sẽ phải ở nhà mà không ai quan tâm hoặc do không quản lý nên các cháu không làm gì mà chỉ lên mạng,” chị Nguyệt nói thêm.

Ở vùng nông thôn Việt Nam, tuy nhiên, những người làm cha mẹ lại gặp những khó khăn khác. Ở nơi mà phần lớn cha mẹ làm nông, cả ngày làm việc dưới ánh nắng gay gắt chói chang, trẻ em phải theo mẹ đi làm. Trong lúc cha mẹ làm việc, các em phải tránh nắng dưới tán lá cây hay tự chơi gần đó. “Vừa làm nông, cuốc đất, trồng cây và vừa trông chừng con rất là khó,” chị Nu - một bà mẹ dân tộc Ba Na – tâm sự. “Còn khó khăn hơn khi có ngày con không khỏe và vẫn phải theo bố mẹ ra đồng làm việc. Có ngày tôi phải chọn hoặc là lên rẫy hoặc là ở nhà trông con.”

Gạt sang một bên những thiệt hại to lớn về kinh tế đang ảnh hưởng đến nhiều nơi trên cả nước, các cha mẹ Việt Nam đang cố gắng hết sức xoay xở để thích ứng với tình hình mới. Những người mẹ như chị Nguyệt, chị Nu, đều cùng chung một quan điểm và cho chúng ta thấy rõ  rằng việc chăm sóc nuôi dưỡng con cái là thiên chức của những người làm cha làm mẹ và không khó khăn có thể khiến họ đầu hàng. - HẾT

9 tháng 2 2022

nhanh ik mn

9 tháng 2 2022

mk đang cần gấp lắm