K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2018

Đề 1:

Khi viết đơn kiến nghị các em cần lưu ý một số nội dung cần viết chính xác trong lá đơn: Ngày viết đơn, tên của đơn, tên người viết đơn, chức vụ lí do viết đơn, kiến nghị cách giải quyết, cảm ơn.

     -   Tên của đơn: Đơn kiến nghị

     -   Nơi nhận đơn.

       + Với đơn viết theo đề 1: Công ty Cây xanh hoặc Ủy han Nhân dân địa phương (quận, huyện, thị xã, thị trấn,...)

       + Với đơn viết  theo đề 2: Ủy ban Nhân dân hoặc Công an địa phương (quận, huyện, thị xã, thị trấn,...)

     -   Người viết đơn

       + Với đề 1: Bác tổ trưởng dân phố phải đứng tên người viết đơn.

       + Với đề 2: Bác trưởng thôn hoặc tổ trưởng dân phố đứng tên viết đơn.

     -   Chức vụ (người viết đơn): tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn.

     -   Lí do viết đơn: Trình bày tình hình thực tế, những tác động xấu đã, đang và sẽ xảy ra, đề nghị cách giải quyết. Đây là phần quan trọng nhất của lá đơn.

Đề 1:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày... tháng... năm...

ĐƠN KIẾN NGHỊ

     Kính gửi: Công ty Cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh.

     Tôi tên là: Phan Ngọc Tuấn

     Sinh ngày: 10/4/1957

     Chức vụ: Tổ trưởng tổ dân phố 1. Đường Nơ Trang Long, Phường 7, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

     Lí do viết đơn: Sắp đến mùa mưa bão, ở phố tôi có một hàng cây to, có nhiều cành vướng vào đường dây điện, một số cành sà xuống rất thấp dễ gây nguy hiểm cho người dân đi lại và một số căn hộ xung quanh. Nay tôi đề nghị Công ty cây xanh thành phố cho người xuống xử lí tình trạng đã nêu ở trên để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

     Thay mặt tổ dân phố, tôi xin chân thành cảm ơn công ty.

                                                                                          ký tên

                                                                            ____________________

6 tháng 7 2018

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Cam Ranh, ngày 2 - 7 - 2017

ĐƠN KIẾN NGHỊ

Kính gửi: Công an thị xã Cam Ranh

Tên tôi là : Đỗ Minh Thức

Sinh ngày : 20 - 9 - 1955

Là tổ trưởng khu phố Hiệp Hòa, thị xã Cam Ranh

Tôi viết đơn này xin trình bày với cơ quan công an một việc như sau : Ngày 29 - 6 - 2017 vừa qua, tôi đi làm về ngang dốc Đá Bạc, tôi thấy ba thanh niên đang dùng thuốc nổ đánh bắt cá, làm cá chết nhiều và gây sạt lở hai bờ suối, nguy hiểm cho người đi lại. Vì vậy, tôi viết đơn này đề nghị cơ quan công an có ngay biện pháp ngăn chặn việc làm phạm pháp trên để bảo vệ cây cầu bắc ngang suối, bảo vệ người qua lại.

Xin chân thành cảm ơn

Người làm đơn kí tên

Thức

Đỗ Minh Thức

19 tháng 11 2021

 

                                                                   ĐƠN KIẾN NGHỊ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hòa Thạch,ngày 19 tháng 11 năm 2021 

ĐƠN KIẾN NGHỊ

Kính gửi: Công ty Cây xanh - Môi trường đô thị TP. Hà Nội

Tôi tên: Trần Bá Viễn - Tổ trưởng dân phố tổ 21 - phường 8 - quận Gò Vấp - TP. Hồ Chí Minh.

Tôi viết đơn này tường trình và kiến nghị Công ty Môi trường đô thị quan tâm xem xét tình hình cây hai bên đường Quang Trung phường 8, 9, 10, 11 có nhiều cành cao đụng dây điện, một số cành lại sà quá thấp rất nguy hiểm cho khách bộ hành và các hộ dân hai bên đường. Đề nghị Công ty cho chặt bớt nhánh các cây gây nguy hiểm này.

Kính mong quý Công ty xem xét thực tế, mau chóng giải quyết.

Chân thành cảm ơn.

Hòa Thạch,ngày 19 tháng 11 năm 2021 

Người viết đơn,

Trần Bá Viễn

 

25 tháng 8 2019

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 09 năm 2017

ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TÌNH NGUYỆN

GIÚP ĐỠ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM

Kính gửi: Ban chấp hành Hội Chữ thập đỏ phường 12

Tên em là : Đỗ Minh Khang

Sinh ngày : 7 - 9 - 2007

Học sinh lớp 5A. Trường Tiểu học Lạc Long Quân, Quận 11

Sau khi được nghe giới thiệu về hoạt động của đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, thuộc Hội chữ thập đỏ của phường, em thấy hoạt động của Đội rất có ý nghĩa và thiết thực, đã xoa dịu một phần rất lớn nỗi đau của các nạn nhân. Em thấy mình có thể tham gia hoạt động của hội, để giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc. Vì vậy, em viết đơn này bày tỏ nguyện vọng được gia nhập Đội tình nguyện, góp phần nhỏ bé của mình làm giảm nỗi bất hạnh của các nạn nhân.

Em xin hứa tôn trọng nội quy và tham gia tích cực mọi hoạt động của Đội.

Em xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn

Khang

Đỗ Minh Khang

5 tháng 12 2018

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

BIÊN BẢN CUỘC HỌP

I. Thời gian địa điểm

1. Thời gian : lúc 9 giờ, ngày 25 tháng 11 năm 2017

2. Địa điểm : lớp 5B, Trường Tiểu học Lạc Long Quân

ll. Thành phần tham dự :

1. Bạn Nguyễn Ngọc Lan - tổ trưởng tổ 4

2. Bạn Trần Lam - tổ phó

3. Toàn thể 9 tổ viên

lll. Thư ký :

Nguyễn Ngọc Dạ Hương - Thư ký

IV. Nội dung cuộc họp :

1. - Tổ báo cáo tình hình học tập trong tháng qua của cả tổ

- Tổ trưởng nhận xét, đưa ra phương hướng và kế hoạch học tập trong tháng tới.

2. Thảo luận: + Bạn Lê : Trong tháng qua, thực sự kết quả học tập của tổ ta rất tiến bộ, nhưng để nâng cao học tập lên nữa, đề nghị lập “đôi bạn cùng tiến” trong tổ.

+ Bạn Hiền : Đồng ý với ý kiến của bạn Lê

+ Bạn Ý : Thành lập “đôi bạn cùng tiến trong tổ” nhưng không quên những kế hoạch chung của lớp đề ra, các bạn trong “đôi bạn cùng tiến” phải đoàn kết, chan hòa với cả lớp, không tách nhóm riêng lẻ

+ Bạn Hương : các bạn nên trao đổi sách hay cho nhau để mọi người cùng được tham khảo những tài liệu bổ ích.

3. Kết luận của cuộc họp :

+ Thành lập “đôi bạn cùng tiến”

1. Bạn Hương - bạn Ý

2. Bạn Lê - bạn Lan

3. Bạn Hiền - bạn Lam

4. Bạn Phụng - bạn Sinh

5. Bạn Quân - bạn Tùng

6. Bạn Chi - bạn Diễm

+ Các bạn sẽ khảo bài nhau, giúp nhau trong học tập và các hoạt động thi đua của tổ, của lớp.

+ Đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua học tập trong lớp, tổ.

Cuộc họp kết thúc lúc 10 giờ 30 phút, ngày 25 / 11 / 2006

Thư ký

Hương

Nguyễn Ngọc Dạ Hương

 

22 tháng 12 2021

THAM KHẢO

Em có một chị gái tên mà My. Chị có dáng người thon thả, mảnh mai. Năm nay, chị tròn 17 tuổi. Không chỉ sở hữu vóc dáng đẹp mà chị có có khuôn mặt hình trái xoan cùng với nụ cười có lúm đồng tiền rất duyên dáng. Mái tóc chị dài quá lưng đen và dài óng mượt. Đặc biệt, chị có đôi mắt bồ câu rất đẹp, đó là điểm nổi bật nhất trên khuôn mặt của chị. Mỗi khi chị cười đôi mắt ấy sáng long lanh và rất hiền.

22 tháng 12 2021

Chị Ly đầu xóm thoáng chốc đã bước sang tuổi 20. Khuôn mặt chị hình trái xoan với nước da trắng hồng, mềm mịn.Mái tóc chị dài ngang lưng, óng ả. Đôi mắt chị tựa như chim bồ câu, đen láy và đẹp tuyệt. Chị có dáng người mảnh mai hệt như tính cách vậy, thùy mị và nết na nên được rất nhiều người yêu quý! 

19 tháng 7 2019

Nhà bà ngoại nhìn ra bến phà. Sáng sớm nhìn ra bờ sông, con nước đục ngầu phù sa, hiền hòa chảy. Trên mặt nước, từng đám lục bình trôi dập dềnh, những cánh hoa phơn phớt tím, rung rinh trong gió. Thỉnh thoảng, vài con thuyền chở đầy hàng hóa xuôi theo dòng nước, vài chiếc xà lan nặng nề chở cát, tưởng như sắp bị dòng sông nuốt chửng. Hai bên bờ sông, dãy dừa nước lao xao, ẩn hiện sau đó là vài nóc nhà. Náo động nhất có lẽ là bến phà. Từng chuyến phà lớn, chở đầy người và xe cộ, hàng hóa chăm chỉ qua lại hai bờ sông. Hai bên bờ, hành khách chờ xuống phà, tiếng người xen lẫn tiếng xe, tạo thành dòng âm thanh ồn ào, náo nhiệt,... Nắng sớm mai lấp lóa như dát vàng mặt nước. Dòng sông vẫn cuồn cuộn chảy đỏ sậm phù sa, mang nặng nghĩa tình của con sông đối với người và đất miền Tây.

25 tháng 10 2017

Em vẫn thường gặp cô Lan, cô giáo dạy em năm em học lớp một. Trong em, những ấn tượng tốt đẹp nhất về cô mãi mãi không phai mờ.

Ngày đầu tiên, khi em bỡ ngỡ theo chân mẹ đến trường, cô đã để lại cho em những kỉ niệm khó phai. Cô đã dịu dàng đón chúng em ở cửa lớp, làm cho những học sinh lần đầu tiên tới trường như em thật an tâm và tin tưởng. Cô giáo em chừng hai sáu, hai bảy tuổi. Cô dong dỏng cao, khuôn mặt nhìn rất phúc hậu với ánh mắt dịu dàng và nhất là mái tóc, mái tóc cô đen, mượt mà như dòng suối. Hàm răng cô trắng và đều đặn ... Cô nhìn chúng em với ánh nhìn trìu mến, dắt tay từng bạn, đưa về chỗ ngồi, như một người mẹ hiền vậy.

Cô rất thương yêu chúng em, lúc chúng em nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học cô chỉ dịu dàng nhắc nhở. Cô cầm tay cho từng bạn trong lớp, uốn từng nét chữ; đếm từng con số... Cô còn là một đồng nghiệp thân thiện, hòa nhã với các giáo viên khác trong trường. Đối với em, cô giáo em là “giáo sư biết tuốt” vì cô có thể trả lời tất cả những thắc mắc của chúng em, từ chuyện bài học đến những thắc mắc ngoài sách vở ...

 

Em rất yêu quý cô. Cho dù bây giờ em không còn học cô nữa nhưng em vẫn mong muốn mình học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là học trò của cô. Em mong cô có sức khỏe để giảng dạy thật tốt, để cô tiếp tục dìu dắt những lớp đàn em, như em ngày xưa, cái ngày đầu tiên bỡ ngỡ đến trường, rời tay mẹ, nắm lấy tay cô và thấy lòng mình ấm áp.

28 tháng 9 2017

1) Tả quyển sách tiếng Việt lớp 5 , tập  2 của em

    Sách là thứ không thể thiếu của con người. Vì nó chứa đựng những tinh hoa của cuộc sống. Trong những cuốn sách mà em thích nhất là quyển Tiếng Việt 5 tập hai mà đầu năm ba mua cho em.   

   Quyển sách này rất đẹp, vừa cầm nó trên tay là em đã mãi mê đọc ngay. Quyển sách hình chữ nhật có bề ngang 17cm, bề dài 24cm. Nó khá dày khoảng 180 trang

      Ngay trang bìa là một bức tranh tuyệt đẹp. Nổi bật nhất là các bạn học sinh ở các vùng miền, dân tộc khác nhau ngồi trò chuyện rất vui vẻ trên thảm cỏ xanh mượt. Một bạn nam chỉ tay về biển khơi, đàn hải âu với bộ áo trắng bay lượn cùng những con tàu vượt trùng dương. Trước mặt các bạn là những bác nông dân đang cấy cày chăm chỉ trên cánh đồng bao la. Xa xa là đồng bằng là đồi núi cùng thôn xóm lấp ló sau hàng cây xanh. Phía trên là hàng chữ in hoa "BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO". Ở dưới là hai chữ "Tiếng Việt" màu xanh đậm. Ngay sát dưới con số 5 màu đỏ là chữ "TẬP HAI". Còn phía dưới là lô gô và tên nhà xuất bản Giáo Dục.
      Mở quyển sách ra em thấy thoải mái bởi nét chữ rõ ràng trang giấy trắng tinh còn thơm mùi giấy mới. Quyển sách bắt đầu là tuần 19, đến nay em đang học tuần 25 rồi. Từ đầu đến cuối cuốn sách em thấy có các chủ điểm: Người công dân. - Vì cuộc sống thanh bình. - Nhớ nguồn. - Nam và nữ. - Những chủ nhân tương lai. Mỗi tuần, mỗi chủ điểm vẫn đầy đủ các môn như: Tập đọc, chính tả, tập làm văn, kể chuyện, luyện từ và câu. Mỗi bài học lại có một bức tranh minh họa giúp em hiểu bài hơn. Trong số các bài tập đọc đã học em thích nhất là bài "Người công dân số một", bài tập đọc đã nói lên sự dũng cảm của thanh niên Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm đường để cứu dân, cứu nước thể hiện qua câu tục ngữ "Dám nghĩ, dám làm". Các bài luyện từ và câu giúp em biết thêm về ngữ pháp và câu ghép. Còn tập làm văn giúp em tả người, tả đồ vật hay hơn. Sách còn cho em thêm hiểu, thêm yêu thiên nhiên đất nước mình và biết nhiều về phong tục tập quán của các nước trên thế giới.
      Sách Tiếng Việt 5 là một cuốn sách hay. Em rất yêu quý cuốn sách này. Em đã bọc lại và giữ gìn nó thật cẩn thận. Sách không chỉ giúp em học mà còn truyền lại cho các bạn lớp sau.

     ~ Hết ~

Ps: Các bạn thực hiện không đúng yêu cầu đề bài. Đề bài bảo chọn một trong các đề sau . Thế mà các bạn chọn tất cả luôn cơ à! 

28 tháng 9 2017

Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em.

   Để chuẩn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.

   Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.

   Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các hạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài cấy lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.

   Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ “Tuần 19” và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh hoạ cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh hoạ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.

   Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

  Tả cái đồng hồ báo thức.

   Để giúp mọi người đi làm và em đi học đúng giờ, ba đi công tác về mua cho gia đình em một chiếc đồng hồ báo thức.

   Đây là chiếc đồng hồ của Nhật còn mới tinh. Nó được để trong một chiếc hộp vuông xinh xắn. Loại đồng hồ chạy bằng pin, hiệu Sony. Cả đồng hồ là một khối tròn, đường kính khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Vỏ đồng hồ được bọc một lớp mạ kền sáng loáng. Phía trên có quai xách cong cong rất tiện cho việc di chuyển. Sau tấm mi ka trắng là mặt đồng hồ. Mặt đồng hồ được phân định ra thành mười hai vạch chia đều cho các con số: mười hai, chín, sáu và ba. Riêng con số mười hai được ghi bằng màu đỏ. Các số khác màu đen. Giáp tâm đồng hồ có một ô nhỏ hình chữ nhật ghi ngày, tháng. Trên mặt đồng hồ có ba kim dài ngắn, to nhỏ, di chuyển nhanh chậm khác nhau. Kim nhỏ nhất, mảnh mai, màu đỏ là cô em út có tên gọi là kim giây, chạy nhiều và nhanh nhất. Nhìn vào, em thấy cô bé này quay liên tục không biết mệt mỏi. To và ngắn hơn là anh kim phút, lâu lâu anh ta mới nhích một chút. Chị kim giờ thấp người hơn anh kim phút, dường như đứng tại chỗ, nhưng thực ra, chị ta quay rất chậm, từ tốn như bước đi của một bà già ngoài bảy mươi tuổi.

   Mặt sau đồng hồ có hai cái núm tròn cũng được mạ kền sáng bóng. Một núm để điều chỉnh giờ, núm kia là hẹn báo thức để gọi em dậy đi học. Hằng ngày, tiếng “tích tắc! tích tắc!” của đồng hồ đều đặn vang lên. Trong nhà, ai cần biết giờ chỉ cần chạy ra nhìn nó là biết ngay. Sáng sớm, lúc năm giờ, đồng hồ vang lên một hồi chuông dài và tiếp sau là tiếng “cạp, cạp” của chú vịt Đô-nan khiến mọi người bừng tỉnh giấc.

   Em rất thích chiếc đồng hồ này, nó không những giúp em đi học đúng giờ mà còn nhắc nhở em chuyên cần hơn nữa trong học tập. Em sẽ cố gắng làm bài và sinh hoạt đúng giờ, biết giữ gìn đồng hồ và quý trọng thời gian

 Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. (Tả chiếc cặp sách)

   Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến, em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.

   Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc chị học ở Tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chi nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muôn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kì II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng, tất cả đều dồn vào cặp nên khi nước mưa thấm vào đã làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập của em bị rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi học xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, đế nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.

   Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tổng hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lãm xăng-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khoá móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhỏ lên như hai đầu đũa. móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mi-ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.

   Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.

   Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày, chiếc cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.



 

(Tả một đồ vật trong viện bảo tàng: Trống đồng Đông Sơn)

Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.

Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Ngôi sao lớn ở giữa biểu tượng cho tục lệ thờ Thần Mặt Trời của người Việt cổ, mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Bao quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình conngười múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Hoạ tiết hình chim có các hình tam giác đan xen vào nhau. Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng, vành tròn ngoài có hoa văn hình răng cưa, và các vạch ngắn song song.

Thân trống là phần hình trụ của khối tròn. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và thú. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dâythừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Theo lời cô thuyết minh của viện bảo tàng, trống đồng được làm từ thế kỉ VI và thể kỉ VII trước Công nguyên. Các hình khắc trên trống đồng cho ta hình dung được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Hoa văn của trống ghi lại các hoạt động của xã hội Lạc Việt thời đó: dân ta đã biết đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, sản xuất thủ công và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp.

Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống đồng trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc. Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hoá Đông Sơn của người Việt cổ. Việc nghiên cứu lịch sử, thời gian, biểu tượng của trống còn đang tiến hành nhưng

những gì em biết được từ cô thuyết minh cũng làm em bồi hồi cảm động. Bộ sưutập trống đồng Đông Sơn của Việt Nam là bộ sưutập trống lớn nhất thế giới. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ có thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước. Được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn thật là một nịềm vui lớn và may mắn của em.

Em ra về mang theo trong tâm hồn xúc cảm dạt dào của lòng tự tôn dân tộc. Em được mở mang thêm kiến thức về lịch sử nước nhà. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Việt, cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc đúng như lời Bác Hồ dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”.

BÀI LÀM 2

(Tả một đồ vật trưng bày ở nhà truyền thống: cờ giải  Đố vui để học)

Phòng Truyền thống trường em nằm cùng dãy nhà với phòng Thiết bị và Thư viện. Phòng Truyền thống trưng bày các hình ảnh, giải thưởng từ những phong trào mà nhà trường đã tham gia. Cùng với cúp thể thao và huy chương, lá cờ giải nhất “Đố vui để học” được trưng bày ở ngăn thứ hai của tủ kính.

Lá cờ hình tam giác, cạnh đáy tam giác là đầu cờ. Cờ rộng hai mươi bảy xăng-ti-mét, dài ba mươi lăm xăng-ti-mét. Cờ may bằng vải sa-tanh bóng màu đỏ thắm. Xung quanh cờ viền rua màu vàng đậm. Lá cờ được treo trong khung gỗ có chân đế. Chân đế khung cờ khắc chạm hoa văn vòng tròn và hình thoi xen kẽ nhau. Chân đế được đánh vec-ni bóng loáng nổi vân gỗ màu nâu sậm tuyệt đẹp. Đầu cờ được may chần hai xăng-ti-mét để luồn nẹp cứng treo vào khung. Trên nền cờ đỏ, nổi bật hàng chữ: Giải I - Đố vui để học - HuyệnCần Giờ - niên khoá 2011 - 2012 thêu bằng chỉ vàng đậm. Ở phần nhọn của lá cờ, người ta thêu một quyển sách mở rộng trang giấy cạnh một cây nến đã thắp sáng. Cờ được luồn nẹp và lồng dây rua vàng treo vào khung. Lá cờ được đặt trang trọng cạnh những cúp thể thao mà nhà trường đã giành được trong các kì thi Hội khoẻ Phù Đổng, các kì cắm trại của Liên chi đội trưởng.

Lá cờ tuy nhỏ nhưng nó là vật biểu tượng cho thành tích dạy và học của thầy trò trường em. Lá cờ còn mang ý nghĩa động viên, cổ vũ cho toàn trường dạy tốt và học tốt. Cờ được giữ gìn và trưng bày để chúng em phát huy năng lực học tập, học tốt, học giỏi hơn.

Ngắm lá cờ ở phòng Truyền thống nhà trường,em càng thêm yêu mến ngôi trường Tiểu học thân quen. Em tự hào trường em có nền nếp tốt, học tập giỏi. Em thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa trong học tập để không hổ thẹn là anh chị lớn, cánh chim đầu đàn của mái trường Tiểu học.



 

17 tháng 10 2017

lên google mà tra có đấy

17 tháng 10 2017

Bạn kiếm trên mạng chọn lọc ra những bai văn hay rồi suy nghĩ ra những cau tựa tựa