Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo bài chính chị viết nhé, bài đã được đăng trên fanpage Hoc24 rồi:
Đố kị là một tính xấu mà chúng ta nên tránh xa. Đố kị là gì? Là sự ghen ghét, khó chịu thể hiện qua hành động, lời nói, suy nghĩ khi thấy người khác có hoặc làm được. Sự đố kị luôn có trong mỗi con người chúng ta, một khi nó bộc phát sẽ khiến con người có những suy nghĩ, việc làm tiêu cực. Có thể nói ''đố kị là bản năng, loại bỏ đố kị mới là bản lĩnh'' là như vậy. Đố kị có những tác hại vô cùng lớn với xã hội. Trong môi trường học tập, đố kị ở học sinh là điều không hề hiếm thấy, nó sẽ dẫn đến những xung đột, tranh cãi không đáng có. Ở lứa tuổi học sinh, khi nhận thức còn nhỏ, nên phải loại bỏ sự đố kị, đó chắc hẳn là lí do khiến tổng thống Lincoln muốn nhà trường dạy cho con mình. Hay như trong chuyện cổ tích Thạch Sanh, vì muốn được nhận thưởng, được lấy công chúa... mà hết lần này đến lần khác Lý Thông bày mưu để lừa gạt Thạch Sanh để rồi cuối cùng lại nhận đắng cay. Trong công việc, khi nhìn thấy đồng nghiệp đạt thành tích, được mọi người yêu mến, chắc hẳn ai cũng có sự ghen tị, nhưng nếu là người tích cực, họ sẽ tìm cách cố gắng, chúc mừng, còn nếu là người tiêu cực, họ sẽ dùng thủ đoạn để chiếm được thành công, hãm hại người khác. Đối với bản thân chúng ta, khi đố kị với người khác, chỉ khiến ta thêm phần suy nghĩ tiêu cực và bị người khác ghét bỏ, bản thân em luôn dặn mình phải cố gắng, dù nhỏ nhưng không bao giờ được đố kị với người khác. Đố kị sẽ khiến cho ta mù quáng, suy nghĩ không tốt để rồi hành động, buông lời không tốt làm tổn thương người khác. Chúng ta hãy lên tiếng tố cáo, ngăn chặn sự đố kị, ngưỡng mộ, học tập theo những người giỏi hơn để lấy đó làm mục tiêu cố gắng cho bản thân.
Tham khảo:
Trong cuộc sống xã hội hiện đại, mỗi người có một khả năng, một sự hiểu biết và một hướng đi cho cuộc đời mình. Mỗi khả năng ấy sẽ mang đến thành công cho cuộc đời bạn nhưng nếu bạn không biết vận dụng khả năng của mình bạn có thể thất bại. Khi thất bại có nghĩa là bạn sẽ kém hơn người khác và khi ấy rất có thể tính đố kỵ sẽ xuất hiện. Đố kị là một đức tính xấu của con người. Những người có lòng đố kị thường tỏ ra khó chịu khi thấy người khác thành công hơn mình. Tính đố kỵ có nhiều biểu hiện khác nhau như là cảm giác bực bội, tức tối khi thấy người khác hơn mình, là ghen ghét khi thấy người khác giỏi hơn mình. Thậm chí, người đố kị còn đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh và luôn tìm cách làm hại người tốt hơn, giỏi hơn. Có thể nói tính đố kỵ xuất phát từ sự thiếu tự tin, mặc cảm, tự ti nhưng khi thể hiện ở bên ngoài lại luôn tự cao tự đại cho rằng mình chỉ là không may mắn mà thôi. Xuất phát từ những người luôn bất mãn với cuộc sống của bản thân và ghen tị với thành công của người khác. Khi mang trong mình tính đố kị người ấy sẽ luôn cảm thấy mình kém cỏi, thua thiệt và có khi còn cảm thấy đau, không được thanh thản. Người có tính đố kỵ sẽ ít có thời gian để nhận ra và hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống của chính mình. Con người đố kị sống không thoải mái, không vô tư thanh thân được. Bên cạnh đó đố kỵ còn phá hoại mối quan hệ giữa người với người, cản trở con người phát triển tài năng, năng lực của bản thân mình và của người khác. Chính vì vậy mỗi người chúng ta phải biết nhận thức lòng đố kỵ là một tính xấu cần loại bỏ nó ra trong cuộc sống. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui và san sẻ với thành công của người khác - Hãy cạnh tranh lành mạnh. Hãy cố gắng nỗ lực và coi đó là động lực vươn lên. Có như thế, mỗi người mới có thể tự hoàn thiện chính mình, xã hội mới hòa bình, yên ổn. Mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy tự xác định cho mình một hướng đi tốt đẹp trong cuộc đời để từ đó phát huy hết khả năng, sở trường của mình giúp cho việc học tập và thi cử trở nên thuận lợi hơn và thành công hơn về sau này.
Tham khảo!
Mẹ có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi chúng ta. Người mẹ là người vất vả mang thai con trong chín tháng mười ngày với bao hiểm nguy. Phút giây mẹ sinh ra con cũng là khi những hiểm nguy rình rập bên mẹ. Vậy mà mẹ vẫn không quản ngại vất vả và hi sinh trọn vẹn vì con. Người mẹ là người chăm sóc con khôn lớn và là nguồn lực mạnh mẽ cổ vũ tinh thần con. Không chỉ có ý nghĩa với con cái, trong gia đình, nhờ có bàn tay của mẹ mà ngọn lửa hạnh phúc luôn được thắp sáng. Mẹ chính là người nối kết yêu thương giữa những thành viên và là sợi dây bền chặt gắn kết tình cảm. Nếu thiếu đi người mẹ, tổ ấm vắng bóng nụ cười, tiếng nói và bàn tay mẹ thì sẽ không thể hạnh phúc, ấm êm.
Em tham khảo:
Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan tọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
A. Mở doan
- Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO).
B. Thân doan
1. Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em
a) Tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ ; phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực... của thế hệ trẻ. Trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.
b) Qua vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chúng ta có thể nhận ra được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội.
2. Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay.
a) Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng :
- Năm 1989, Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.
- Năm 1990, Tuyên bố thế giới... đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.
b) Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em. sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
c) Trên cơ sở đường lối, chiến lược phát triển đó, chính quyền địa phương các cấp đã vạch kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học... để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây dựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa...
3. Suy nghĩ của em về sựu quan tâm của cộng đồng quốc tế, các chính quyền địa phương đối với vấn đề quyền lợi của trẻ em :
(Gợi ý : Em có vui và hoan nghênh những nỗ lực cố gắng của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam... về vấn đề này hay không ? Vì sao ? Ý kiến đề xuất của em, nếu có, để chính phủ, chính quyền địa phương nơi em sinh sống thực thi tốt hơn việc bảo đảm quyền lợi cho trẻ em ?)
C. Kết doan
- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được cộng đồng quốc tế nói chung, chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội Việt Nam nói riêng ý thức đầy đủ và có kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực.
- Để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc ấy, mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện để có thể gánh vác trọng trách là người chủ tương lai của nước nhà sau này.
Bạn tham khảo dàn ý này nhé:
Học để biết:
+ "Học để biết" là mục đích đầu tiên của việc học. "Biết" là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người. Con người từ chỗ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, biết sơ sài đến biết sâu sắc, biết một lĩnh vực đến hiểu biết về nhiều lĩnh vực đời sống...
+ Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, tự làm giàu kho tri thức khoa học của mình, tạo được vốn sống sâu sắc...
+ Quan trọng hơn, qua những tri thức đó, con người có khả năng hiểu biết về bản chất con người và tự nhận thức bản thân, "biết người", "biết mình", biết giao tiếp, ứng xử với nhau sao cho "Đắc nhân tâm"...
- Học để làm:
+ "Học để làm" là mục đích tiếp theo của việc học. "Làm" là vận dụng kiến thức có được vào thực tế cuộc sống. Đây là mục đích thiết thực nhất của việc học – "Học đi đôi với hành".
+ Làm để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống của bản thân và góp phần tạo nên của cải cho xã hội.
+ Ví dụ: Người nông dân, kĩ sư, bác sĩ... đều mang kiến thức đã học được áp dụng vào thực tế, để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
+ Học mà không làm thì kiến thức có được không có ích, không bền vững, không được sàng lọc.
- Học để chung sống:
+ Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học. "Chung sống" là khả năng hòa nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp, ứng xử... để tự thích nghi với mọi môi trường sống, các quan hệ phức tạp của con người trong quá trình sống để không bị tụt hậu, lạc lõng. Đây là hệ quả tất yếu của việc "biết", "làm".
+ Bởi lẽ, "con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội". Bản chất, giá trị, nhân cách của con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan hệ đó.
- Học để tự khẳng định mình:
+ Là mục đích sau cùng của việc học. "Tự khẳng định mình" là tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống.
+ Từ việc học, mỗi người có cơ hội khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất...
=> Bài học nhận thức cho cá nhân: Học không phải là con đường duy nhất nhưng là con đường ngắn nhất để đi tới thành công. Chính vì vậy khi chúng ta còn trẻ, hãy dốc sức học tập vì tương lai tốt đẹp của bản thân.