Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý:
1. Giải thích
- “Giọt nước mắt”: là một trong những biểu hiện của trạng thái cảm xúc, thể hiện sự xúc động cao độ.
- “Cuộc sống cũng cần những giọt nước mắt”: khẳng định vai trò, sự cần thiết của “giọt nước mắt” trong cuộc sống.
2 Bàn luận: Vì sao “nước mắt” lại cần thiết trong cuộc sống?
- Nước mắt thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, làm cho cuộc sống nhân ái và tốt đẹp hơn.
- Nước mắt là một hình thức cần thiết để giải tỏa nỗi niềm, giúp con người vơi đi những buồn đau để lấy lại năng lượng trong cuộc sống.
- Nước mắt đâu phải là sự yếu mền. Có những giọt nước mắt thể hiện ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm trước mọi khó khăn, thử thách. Nước mắt cũng như mưa, sau cơn mưa trời sẽ sáng, sau nước mắt là kiên cường.
- Giọt nước mắt của sự ân hận, ăn năn, có tác dụng thức tỉnh, giúp ta dũng cảm đối diện với những sai lầm của chính mình để ngày càng hoàn thiện hơn.
- Giọt nước mắt còn là sự xúc động chân thành trước những vui sướng và niềm hạnh phúc mà ta có được trong cuộc sống. Giọt nước mắt ấy cho ta niềm tin, tình yêu với cuộc sống mà ta đang có.
3 .Bài học nhận thức và hành động
- Cần trân trọng và bồi đắp những xúc cảm chân thành trong cuộc sống để tâm hồn mỗi người không trở thành một cỗ máy khô cằn, chai sạn trong guồng quay của cuộc sống hiện đại.
- “Nước mắt” cần đi liền với lí trí sáng suốt để tránh tình thương bị lợi dụng.- Không chỉ biết “khóc” mà chúng ta cũng cần phải can đảm “hành động” để vượt qua những mất mát, khổ đau và những thử thách trong cuộc sống
Con người khi chào đời đã cất tiếng khóc để từ đó hành trình tồn tại của bạn trên cõi đời là hành trình tràn đầy cảm xúc. Se luôn có những gam màu sáng tối, hòa quyện vào nhau tạo nên một “giai điệu” của môi một tâm hồn con người. Những giọt nước mắt còn ẩn chứa những thông điệp từ sâu thẳm tâm hồn mà đôi lúc con người không thể nói – diễn đạt cụ thể bằng ngôn ngữ. Vì thế có người đã nói rằng: Cuộc sống cũng cần những giọt nước mắt.
Giọt nước mắt là một trong những biểu hiện của trạng thái cảm xúc, thể hiện sự xúc động cao độ. Cuộc sống cũng cần những giọt nước mắt như một sự khẳng định vai trò, sự cần thiết của giọt nước mắt trong cuộc sống.
Diễn viên Charles Spencer Chaplin đã từng biết đến với thông điệp: Tôi thích đi dưới mưa, để không một ai có thể biết rằng tôi đang khóc. Một câu nói tuyệt vời, nhưng đối với tôi câu nói này gợi lên nhiều câu hỏi: Có bao giờ bạn không cho phép mình khóc; hay không để cho người khác nhìn thấy mình khóc chỉ vì cho rằng khóc là chứng tỏ mình yếu đuối bất lực, và khóc thì chẳng làm được gì hay thay đổi được gì cả? Những giọt nước mắt được xem như một trong những cơ chế giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Như vậy ta có thể thấy rằng: Giọt nước mắt không chỉ biểu hiện cảm xúc con người, mà đó còn ấn chứa bên trong những thông điệp.
Nước mắt thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, làm cho cuộc sống nhân ái và tốt đẹp hơn. Nước mắt là một hình thức cần thiết để giải tỏa nôi niềm, giúp con người vơi đi những buồn đau để lấy lại năng lượng trong cuộc sống. Người ta bảo cười là vui, cười là hạnh phúc, cười tươi làm cuộc sống vui vẻ hơn, có ý nghĩa hơn. Nhưng đôi khi, những giọt nước mắt cũng là một minh chứng cho những hạnh phúc tột độ, những cảm xúc sung sướng không diễn tả thành lời. Một người mẹ không cầm được những giọt lệ khi lần đầu tiên bế trên tay đứa con mới chào đời, nhìn con bé nhỏ trong tay, đôi môi, ánh mắt, cái mũi xinh xắn khiến lòng mẹ như vỡ òa. Mẹ cám ơn con, cám ơn đời đã đưa con đến bên mẹ, thiên sứ của cuộc đời mẹ. Cha – người trụ cột trong gia đình, không bao giờ cho phép bản thân yếu đuối để bảo vệ vợ và con, rồi cũng không thể không rơi lệ khi bé con chập chững bập bẹ hai tiếng: bố ơi! Ôi nghe sao mà ngọt dịu, mà thân thương quá… Rồi khi con lớn khôn, con cũng se buông những giọt nước mắt hạnh phúc, khi con đạt được một thành tích mà mình đã trải qua bao gian nan rèn luyện, những tối muộn ôn bài. Con ôm choàng lấy mẹ, lấy bố, nức nở vì con đã thành công!
Tham khảo:
Từ khi sinh ra và lớn lên, ai trong chúng ta đều mang trong mình lòng trắc ẩn. Người hay nói lòng trắc ẩn hoặc là sự thương cảm. Chúng ta sẽ cảm giác được nỗi đau, đau nỗi đau của người khấc. thương cảm, xót xa cho số phận, cho những hoàn cảnh khó khăn. Lòng trắc ẩn sẽ giúp người với người gần nhau hơn. Cuộc sống dù có hiện đại, có phát triển đến đâu thì sự thương cảm với mọi người vẫn là quan trọng nhất. Chúng ta vẫn còn nhớ câu nói " Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình người." Đối ngược với lòng trắc ẩn, sự thương cảm đó là vô tam. Con người chúng ta đang càng ngày càng vô tâm, vô cảm, thờ ơ với những con người xung quanh mình. Nếu chúng ta thấy một người gặp nạn, hay gặp khó khăn chúng ta không những không giúp mà còn chỉ trích hay hôi của đó là những hành động không hề đẹp một chút nào. Vậy nên chúng ta nên giáo dục, dạy dỗ trẻ nhỏ về lòng trắc ẩn và đồng thời cũng lên tiếng khi có những hành động thờ ơ, vô cảm.
1. Giải thích:
- Giọt nước: chỉ những gì nhỏ bé, đơn lẻ, những con người riêng lẻ.
- Biển cả: dạng vật chất tồn tại với mức độ lớn; chỉ sự mênh mông, cộng đồng xã hội.
- Không cạn: Nói lên sức mạnh vô song khi ở trong mối liên kết với cộng đồng.
=> Câu nói của Đức Phật: hàm chỉ mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa một con người với muôn triệu con người. Cũng mang ý nghĩa đó, tục ngữ Việt Nam có câu:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
2 . Phân tích - chứng minh :
Ý 1: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”
- Giọt nước: nhỏ bé, đại dương: bao la bát ngát. Giọt nước dễ tan biến, đại dương: tồn tại mãi mãi. Chỉ khi nào hòa vào các dòng nước, làm nên sông suối, biển cả mênh mông, chúng mới có thể hiện hữu.
- Trong quan hệ xã hội, giữa cá nhân và tập thể có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại. Không có cá nhân thì không có tập thể, tập thể chỉ tồn tại khi các cá nhân có quan hệ gắn kết. Cá nhân gắn bó với tập thể thì sức mạnh được nhân lên và tồn tại vững bền.
- Một trường học được tạo nên bởi nhiều thầy cô và học sinh. Khu dân cư được hình thành từ nhiều hộ gia đình, gia đình là tế bào của xã hội. Chỉ mỗi phần tử cá nhân không thể làm nên một gia đình.
Ý 2: Cá nhân rất cần đến tập thể
- Cá nhân chỉ là cá thể nhỏ bé với nhiều giới hạn, nếu sống biệt lập thì không thể tồn tại lâu được. Cá nhân không thể nào sống tách rời tập thể.
° Trong gia đình, con cái cần đến cha mẹ ông bà, anh chị em cần sự giúp đỡ nhau. Ra ngoài xã hội, cá nhân cần sự giúp đỡ, quan tâm của bạn bè và những người khác. Người nông dân muốn duy trì sản xuất cần đến những kĩ sư khoa học, những nhà doanh nghiệp.
° Do hoàn cảnh xô đẩy, Rô-bin-xơn, vợ chồng Mai An Tiêm phải sống một mình giữa hoang đảo, nhưng họ luôn khao khát trở về đất liền, về xã hội. Họ đã thực hiện được điều đó và họ đã tồn tại.
- Tập thể mang đến cho cá nhân cho con người những niềm vui, sự chia sẻ. Con người khi gặp thử thách, gian truân thì được sự giúp đỡ; lúc cô đơn, sầu muộn sẽ được an ủi, động viên.
° Những Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh là nơi tập hợp những thành viên. Đó còn là những tổ chức tương trợ nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
° Các tổ hòa giải ở các khu phố đã cứu biết bao gia đình khỏi tan vỡ…
+ Cá nhân chỉ có sức mạnh khi hòa hợp, gắn bó với tập thể. Tập thể tạo môi trường cho cá nhân hoạt động và bộc lộ khả năng.
° Trường học không chỉ là nơi để học sinh học tập, rèn luyện mà còn là nơi họ có thể thi thố, thể hiện năng lực học tập của chính mình.
° Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc thắng lợi được nhờ sức mạnh của cả dân tộc, trong đó mọi cá nhân đều góp mặt bằng sức mạnh riêng, khả năng riêng.
Ý 3: Có phải lúc nào cá nhân cũng cần đến tập thể?
- Nếu cá nhân chỉ dựa vào người khác mà không có ý thức tự vươn lên thì không thể trưởng thành được.
Con cái lúc nào cũng cậy vào cha mẹ thì lớn lên không thể tạo sự nghiệp cho mình.
- Sự khẳng định, nỗ lực của cá nhân vẫn là điều quan trọng.
Những gian nan thử thách trong cuộc sống luôn đến bất ngờ, lúc đó ta không có sẵn người để giúp đỡ, an ủi thì ta tự chọn cho mình hướng giải quyết riêng.
3. Đánh giá - mở rộng:
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: Lời dạy của đức Phật sẽ không bao giờ bị vùi lấp nếu nó nằm trong tâm niệm của một người, một thế hệ và của nhiều người. nhiều thế hệ.
- Phê phán lối sống trái ngược:
+ Những con người, cá nhân nào sống biệt lập, không cần đến những người khác thì sớm hay muộn cũng sẽ gặp thất bại và sẽ bị đào thải.
+ Sống trong tập thể, nếu cá nhân không có sự rộng lượng và hăng hái, không có trách nhiệm cho tập thể thì cũng không có đủ sức mạnh, sự tự tin để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống để đi đến thành công.
- Mở rộng: Một giọt nước nếu ở riêng lẻ thì sẽ nhanh chóng cạn khô và không mang lại lợi ích gì. Nếu nó hòa vào biển cả thì khác. Con người nếu sống một mình thì sẽ không có ai giúp sức, dễ dàng bị quật đổ. Nếu biết đồng lòng, đoàn kết thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng và cuộc sống sẽ không bao giờ kết thúc.
4. Bài học nhận thức, hành động:
* Nhận thức:
- Sống trong cộng đồng xã hội, ta không thể tách rời mà không hòa nhập, không có trách nhiệm với cộng đồng. Mỗi cá nhân đều tiềm tàng những sức mạnh riêng. Hãy mang sức mạnh đó cống hiến cho tập thể, chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa sự tồn tại của mình.
* Hành động:
- Sống trong tập thể, phải có sự quan tâm đến những khó khăn của anh em; phải biết đồng cảm, xót xa cho những số phận không may mắn. Phải biết sống với và cho người thì cuộc sống mới thành công, mới có ý nghĩa.
- Cá nhân nào thì tập thể ấy, vì thế, mỗi cá nhân phải tự rèn luyện mình để tạo nên tập thể mạnh: “Mỗi người khỏe mạnh thì tạo nên cả dân tộc đều khỏe mạnh” (Hồ Chí Minh).
- Hình ảnh cảm động sâu sắc trước tình yêu thương mẹ của bé Hồng
Bài 1: Sưu tầm
Pác Bó hùng vĩ
Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là,
Đây suối Lê nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.
Không đề
Hai mươi năm trước ở hang này,
Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây
Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu,
Non sông gấm vóc có ngày nay.
Bài 2:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
(Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)