Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Huế Ɩà một trong những nơi nổi tiếng về dòng nhạc dân gian.Qua bài văn “Ca Huế trên sông Hương”.Tác giả muốn ta cảm nhận được sự huyền diệu c̠ủa̠ ca Huế.Các Ɩàn điệu phong phú ѵà đa dạng, sâu sắc, chan chứa tình cảm.Kết hợp giữa dòng nhạc dân gian ѵà ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng, uy nghi nên có thần thái c̠ủa̠ ca nhạc thính phòng.Nghe ca Huế Ɩà một thú vui tao nhã.Thể điệu c̠ủa̠ ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán,…Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi nên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.Các ca công còn rấт trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng nhìn rấт duyên dáng.Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, dây, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.Dàn nhạc cất lên tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt Ɩàm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người mang đậm nét dân tộc.
câu dùng dấu chấm lửng: Nghe ca Huế Ɩà một thú vui tao nhã.Thể điệu c̠ủa̠ ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán,….
câu dùng dấu chấm phẩy: Các ca công còn rấт trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng nhìn rấт duyên dáng.
Sử dụng phép liệt kê: Nghe ca Huế Ɩà một thú vui tao nhã.Thể điệu c̠ủa̠ ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán,…
Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” đã khắc họa vô cùng chân thực cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai. Khi đọc những dòng văn đầu tiên, người đọc như bị lôi cuốn vào câu chuyện. Tác giả đã xây dựng được một tình huống độc đáo: “Gần một giờ đêm, không gian (địa điểm) là khúc đê làng X, thuộc phủ X. Đồng thời miêu tả thời tiết lúc này “trời mưa tầm tã, nước càng ngày càng dâng cao”, “hai ba đoạn nước đã ngấm qua và rỉ chảy đi nơi khác”. Việc sử dụng nghệ thuật tăng cấp, qua đó diễn tả sức hung bạo của mực nước và điều đó đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Trong hoàn cảnh đó hàng trăm người vất vả, cố sức giữ đê: “Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ… Khung cảnh náo loạn với tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi”. Cuối cùng là một lời nhận xét ngắn gọn nhưng hoàn toàn đúng đắn: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Nhà văn còn khéo léo bộc lộ thái độ của mình qua: “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Có thể thấy khung cảnh bên ngoài lúc này thật nhốn nháo, căng thẳng, con người dường như bất lực hoàn toàn. Đọc những dòng văn của Phạm Duy Tốn, người đọc cảm nhận được không khí khẩn trương, gấp gáp như chính mình đang được tham gia vào cuộc hộ đê vậy. Từ đó mà càng thấu hiểu được nỗi khổ cực của người dân lúc này. Để rồi cảm thấy tức giận trước hình ảnh viên quan phụ mẫu. Tác giả đã khắc họa khung cảnh tráng lệ trong đình, nơi quan ngồi chơi bài, hoàn toàn đối lập với ngoài đê, để càng tô đậm nỗi khổ cực của nhân dân. Đặc biệt nhất là đoạn cuối, khi nhà văn miêu tả con đê bị vỡ. Còn “nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”. Đó lại là lúc quan sung sướng vì đã ù được ván bài. Sự đối lập này đã khiến người đọc cảm thấy đau đớn, xót xa thay trước tình cảnh bi thảm của nhân dân, căm giận thái độ thờ ơ và vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu. Đồng thời đó còn là niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và do thái độ, trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
Refer:
Ở quê hương em cũng có rất nhiều lễ hội như đua thuyền, kéo co, chọi trâu, ném còn, đấu vật, (liệt kê)...(dấu chấm lửng)Nhưng trong số đó thì em thích nhất là lễ hội kéo co.Lễ hội này luôn mang đến cho những người xem ,nhất là trẻ em có thêm sự hứng thú ,vui vẻ. Thông thường, người ta sẽ có một vạch thẳng ở giữa hai đội chơi.Đội nào kéo được đối phương về bên mình thì sẽ thắng.Và trò chơi này cũng thể hiện sự đoàn kết giữa 2 đội.Có như vậy thì nó sẽ mang lại chiến thắng cho họ.Dù trò chơi kết thúc mà cả 2 đội có 1 đội thua 1 đội thắng nhưng họ vẫn chẳng giận hờn gì nhau.Thời gian có trôi nhanh như nào đi chăng nữa thì em mong lễ hội kéo co này vẫn được giữ mãi theo thời gian.
Ở quê hương em cũng có rất nhiều lễ hội như đua thuyền,kéo co,chọi trâu,ném còn,đấu vật,...Nhưng trong số đó thì em thích nhất là lễ hội kéo co.Lễ hội này luôn mang đến cho những người xem ,nhất là trẻ em có thêm sự hứng thú ,vui vẻ. Thông thường, người ta sẽ có một vạch thẳng ở giữa hai đội chơi.Đội nào kéo được đối phương về bên mình thì sẽ thắng.Và trò chơi này cũng thể hiện sự đoàn kết giữa 2 đội.Có như vậy thì nó sẽ mang lại chiến thắng cho họ.Dù trò chơi kết thúc mà cả 2 đội có 1 đội thua 1 đội thắng nhưng họ vẫn chẳng giận hờn gì nhau.Thời gian có trôi nhanh như nào đi chăng nữa thì em mong lễ hội kéo co này vẫn được giữ mãi theo thời gian.
Bài làm
Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ(1) cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn,....(2) đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong "Cuộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn.
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trong cuộc sống nhỉ ?
* Chú thích:
(1) : Dấu gạch ngang dùng để giải thích
(2) : Dùng để để hiện lời nói chưa diễn tả, diễn đạt được hết.
# Học tốt #
Tham khảo
Trong văn bản Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật viên quan phụ mẫu. Nhân vật này được đặt trong thế đối lập và tương phản với những người dân nghèo, qua đó bộc lộ được bản chất xấu xa, độc ác của hắn. Là một viên quan phụ mẫu, đáng nhẽ ra hắn phải yêu thương và chăm sóc những người dân như con cái của mình. Thế nhưng không, hắn ta chỉ biết chăm chăm vào hưởng lạc cho riêng mình mà bỏ bê cái gọi là sứ mệnh. Trong khi người dân ngụp lặn trong biển mưa để hòng níu giữ chút của cải cuối cùng trước khi đê vỡ. Thì tên quan phụ mẫu lại ở trên đình cao, hút thuốc phiện, uống chè yến và đánh tổ tôm. Đỉnh điểm, là tiếng cười ré lên sung sướng khi ù một ván bài của tên độc ác ấy, đã át đi cả tiếng la hét đau đớn của bao sinh mạng dưới chân đồi khi đê vỡ. Niềm sung sướng độc ác ấy, đã khiến hắn cam tâm chửi rủa những người lính tội nghiệp, đòi bỏ tù họ chỉ vì dám báo tin chẳng tốt lành khi hắn đang vui. Chao ôi! Biết bao sinh linh nhỏ bé bị vùi dập trong cơn mưa bão lại chẳng bù vào được một giây phút ù tổ tôm của tên quan phụ mẫu. Đó chính là một kẻ máu lạnh cần được lên án mạnh mẽ. Và qua hình mẫu nhân vật ấy, tác giả đã phê phán cả một hệ thống quan lại vô nhân tính lúc bấy giờ. Bởi những tên quan phụ mẫu độc ác không chỉ có một mà có rất nhiều. Cũng như có vô vàn những số phận nhỏ bé bị vùi dập dưới bàn tay chúng.
Câu đặc biệt: Chao ôi!
Phép liệt kê: hút thuốc phiện, uống chè yến và đánh tổ tôm
Bài làm
Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước, tổ quốc thân yêu của mình - Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... . Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam.
# Chúc bạn học tốt #