Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xin chào các bạn, tôi tên là Nguyễn Phương Linh học sinh lớp 8A1 trường THCS Quốc Tế thành phố Hồ Chí Minh. Sở thích của tôi là nghe nhac, đọc sách, đi chơi cùng bạn bè và gia đình. Tôi thích những nơi ốn ào náo nhiệt, nơi đó giúp tôi cảm thấy giải tỏa được mỗi khi căng thẳng việc học. Tôi không thích những người nói mà không giữ lời, sống không đúng với bản thân mình. Tính cách của tôi khá lạ nên mọi người ít khi gần tôi, bề ngoài lạnh lùng không hay nói chuyện nhưng nếu các bạn đã nói chuyện và gần với tôi thì cách cư sử của tôi với các ban rất thỏa mái. Tôi là người vui vẻ hay cười dù có thất bại tôi cũng không muốn khóc vì tôi tin rằng bản thân tôi sẽ chinh phục được các thử thách và đến đích một cách vinh quanh. Tôi yêu gia đình của mình, nó là nơi cho tôi hạnh phúc và nuôi dưỡng tôi trưởng thành. Tôi yêu mọi thứ xung quanh tôi. Và tôi yêu chính bản thân mình cính vì thế mà tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều.
Cảm ơn các bạn và thầy cô đã nghe phần giới thiệu về bản thân em.
Chúc bạn học tốt!
Xin chào các bạn hôm nay tôi xin giới thiệu về gia đình của mình.Gia đình tôi gồm có 5 người bố tôi mẹ tôi, tôi chị tôi và em tôi.
Bố tôi là một kĩ sư xây dựng, mẹ tôi là nội trợ trong gia đình, chị tôi đang làm việc tại báo điện tử dân trí, tôi là học sinh lớp 6 C trường THCS Kim Liên, em gái tôi là học sinh lớp 3 trường tiểu học Kim Liên.
Rất cảm ơn các bạn đã lắng nghe cuộc giới thiệu của tôi, chúc các bạn có một ngày thật vui vẻ và bây giờ tớ xin nhường lời cho bạn khác.Chúc bạn học tốt ,vì lòng nhân ái mình mới giúp
Bài mẫu 1.
My best friend in high school is Lan. Lan sits next to me in class, eats with me at break time, and hangs out with me after school. She has long and beautiful hair; my mother always says that I need to pay more attention to my hair so it can be pretty as hers. I am good at English while Lan is excellent in Math, therefore we can help each other every time one of us has trouble in understanding those subjects. Besides our study, Lan is always by my side whenever I feel upset. I tell her everything, and only her can know my true feelings. We have been best friends since our young age, and I will keep this friendship forever.
Dịch:
Bạn thân nhất ở trường của tôi là Lan. Lan ngồi cạnh tôi trong lớp, ăn cùng tôi vào giờ giải lao, và cùng đi chơi với tôi sau giờ tan trường. Cô ấy có mái tóc dài và đẹp, mẹ tôi luôn bảo rằng tôi cần chú ý đến mái tóc của tôi nhiều hơn để nó có thể được đẹp như tóc Lan. Tôi giỏi tiếng Anh còn Lan giỏi Toán, vậy nên chúng tôi có thể giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi một trong hai chúng tôi gặp rắc rối trong những môn đó. Bên cạnh việc học, Lan luôn bên cạnh tôi mỗi khi tôi buồn. Tôi kể Lan nghe nghe mọi thứ, và chỉ có Lan biết được cảm giác thật sự của tôi. Chúng tôi đã là bạn kể từ khi cả hai còn nhỏ, và tôi sẽ giữ tình bạn này mãi mãi.
Bài mẫu 2.
- Project (n): Dự án.
- Since forever: Từ rất lâu, lâu đến không thể nhớ được.
I have a best friend named Nha, we have been together since we were just little kids. She has beautiful bright skin and big black eyes. We have a lot of things in common, such as we love the same band, food and books. She and I even share the same name, and it is a small surprise for anyone who has talked to us. Nha is not my classmate, but we always help each other with the homework and school projects. We spend every minute in our break time to talk about all the things that happen in class, and people usually ask what can even makes us laugh that hard. Sometimes I think it is we have been best mates since forever, and I hope that we will be happy this for a very long time.
Dịch:
Tôi có một người bạn thân tên Nhã, chúng tôi đã chơi cùng nhau kể từ khi còn là những đứa trẻ. Cô ấy có một làn da trắng rất đẹp và đôi mắt lo đen láy. Chúng tôi có nhiều điểm chung, ví dụ như tôi và cậu ấy thích chung một ban nhạc, thức ăn và sách. Tôi và cô ấy thậm chí còn có chung tên, và đó là một điều ngạc nhiên nhỏ cho những ai từng nói chuyện với chúng tôi. Nhã không phải là bạn chung lớp với tôi, nhưng chúng tôi luôn giúp đỡ nhau làm bài tập về nhà và những dự án của trường. Chúng tôi dành từng phút của giờ nghỉ trưa để nói về mọi chuyện ở lớp, và mọi người thường thắc mắc điều gì có thể khiến hai chúng tôi cười nhiều đến vậy. Đôi khi tôi nghĩ rằng chúng tôi đã là bạn thân từ rất lâu rồi, và tôi hy vọng chúng tôi sẽ luôn vui vẻ như thế thật lâu nữa.
Bài mẫu 3.
- Close (adj): Gần gũi.
- Improve (v): Cải thiện.
I and Hung are team mates in our school’s soccer team, and that is the reason we became best friends. At first we did not know each other, but we quickly became close after just a few weeks. Hung is a good player, so he always helps me prace to improve my skills. In order to thank him, I become his instructor in some of the subjects in class. I am as tall and slim as Hung, and many people say that we look brothers. In fact, we are even closer than brothers. We can share almost everything, from feelings to clothes and hobbies. I always proud of our friend ship, and we will keep it this as long as we can.
Dịch:
Tôi và Hùng là đồng đội trong đội bóng đá của trường, và đó là lý do chúng tôi trở thành bạn thân. Lúc đầu chúng tôi không biết gì về nhau, nhưng chỉ một vài tuần sau chúng tôi nhanh chóng trở nên gần gũi. Hùng là một cầu thủ giỏi, vậy nên cậu ấy luôn giúp tôi luyện tập để cải thiện kỹ năng. Để cảm ơn Hùng, tôi làm người hướng dẫn cho cậu ấy trong một số môn học ở lớp. Tôi cao và ốm như Hùng, và rất nhiều người nói chúng tôi nhìn giống hai anh em. Thực tế thì chúng tôi còn thân hơn anh em. Chúng tôi chia sẻ với nhau gần như mọi thứ, từ cảm giác đến quần áo và sở thích. Tôi luôn tự hào về tình bạn này, và chúng tôi sẽ giữ như thế này đến lâu nhất có thể.
Bài mẫu 4.
- Exist (v): Tồn tại.
- Prove (v): Chứng minh, chứng tỏ.
- Pick someone up (v): Đón, rước.
People say that friendship cannot exist between a girl and a boy, but I and my best mate Nam are proving that statement is wrong. Nam is my neighbor, and we are even study in the same class. Every morning, Nam stops by and picks me up in his bike, and sometimes I make him breakfast in other to thank him for being my driver. He is tall and slim, so I have to chase him when we walk together. He always makes a joke on me for being shorter than him. After school, we usually do our homework together at my house, and my mother always invites him to stay for dinner. We each other a lot, and we will be best friends forever.
Dịch:
Mọi người nói rằng tình bạn không tồn tại giữa hai người nam và nữ, nhưng tôi và bạn thân Nam chứng minh rằng câu nói đó là sai. Nam là hàng xóm của tôi, và chúng tôi thậm chí còn học chung lớp. Mỗi buổi sáng Nam ghé ngang và đón tôi bằng xe đạp, và đôi khi tôi làm bữa sáng cho Nam để cảm ơn vì đã làm tài xế cho tôi. Nam cao và ốm, vì thế tôi phải chạy theo mỗi khi chúng tôi đi cùng nhau. Nam luôn trêu ghẹo tôi vì tôi thấp hơn cậu ấy. Sau giờ học, chúng tôi thường làm bài tập chung tại nhà tôi, và mẹ tôi luôn mời cậu ấy ở lại ăn tối. Chúng tôi rất quý mến nhau, tôi và cậu ấy sẽ mãi là bạn thân.
Bài mẫu 4.
Of all my friend, Duong and My are my best friends.
We are at the same class at the primary school and secondary school. We are also neighbors, so we spend most of our time studying and talking together.
My is a beautiful girl with black eyes and a oval face. She is a intelligent student whois always at the top of the class. She s reading and going to the library whenever she has free time.
Duong isn's as beautiful as Hanh but she has a lovely smile and a good appearance .Mai is very sporty.She spends most of her free time playing sports.Mai is a volleyball star of our school. She is also very cociable and has a good sense of humor.Her jokes always make us laugh.
I love both of my friends and I always hope our friendship wills last forever.
=>Bản dịch
Trong tất cả bạn tôi, Dương và My là bạn thân của tôi.
Chúng tôi học cùng lớp ở trường tiểu học và trung học. Chúng tôi cũng là hàng xóm, vì vậy chúng tôi dành phần lớn thời gian để học và nói chuyện với nhau.
My là một cô gái xinh đẹp với đôi mắt đen và khuôn mặt trái xoan. Cô ấy là một học sinh thông minh luôn đứng đầu lớp. Cô ấy thích đọc sách và đến thư viện bất cứ khi nào có thời gian rảnh.
Dương cũng xinh đẹp như Hạnh nhưng cô ấy có nụ cười dễ thương và ngoại hình đẹp. Mai rất thích thể thao. Cô ấy dành phần lớn thời gian rảnh để chơi thể thao. Cô là một ngôi sao bóng chuyền của trường chúng tôi. Cô ấy cũng rất dễ thương và có khiếu hài hước. Những trò đùa của cô ấy luôn làm chúng tôi cười.
Tôi yêu cả hai người bạn của tôi và tôi luôn hy vọng tình bạn của chúng tôi sẽ tồn tại mãi mãi.
#Băng Băng
Bài mẫu số 1.
Ngày đầu tiên đến trường chắc ai cũng trong tâm trạng lo sợ, bẽn lẽn không dám nói chuyện với thầy cô, bạn bè của mình đúng không nào? Em cũng vậy đó. Khi ấy em rất nhút nhát, sợ sệt với những cảnh vật mới và cả thầy cô mới nữa. Và một người bạn đã giúp em hòa đồng tự tin hơn là Trà My - Một người bạn thân ở lớp mà em quý mến nhất.
Em và My chơi thân với nhau từ lớp Một đến giờ. Hai đứa bằng tuổi nhau nhưng em cao hơn My một chút và tính tình lại có phần dễ thương. Bạn không đẹp nhưng với khuôn mặt hiền lành dễ thương nên được rất nhiều bạn quý mến. Làn da ngăm ngăm màu bánh mật khỏe khoắn nhưng rất mịn màng bạn tự hào vì đó là sở hữu một làn da giống ba. Khuôn mặt dễ nhìn, tô điểm cho khuôn mặt ấy là mái tóc đen huyền trông khá mượt mà, lúc nào cũng được bạn cột rất gọn gàng. Thỉnh thoảng, My còn thắt bính hai bên trông thật dễ thương làm sao. Vầng trán cao và rộng hơi nhô nhô về phía trước cho thấy bạn là một người thông minh và nhanh nhẹn. Nhưng em nghĩ bạn học giỏi là do bạn ham học hỏi, tìm tòi chứ không phải nhờ vầng trán cao. My luôn thu hút mọi người vì đôi mắt như biết cười, biết nói. Mỗi khi nói chuyện cùng bạn, em mới thấy đôi mắt ấy đẹp biết nhường nào. Đã vậy, khi nhìn ai, My cũng nhìn thẳng cho thấy bạn là một người trung thực, can đảm không sợ gì cả. Sở hữu một hàm răng trắng đều như hạt bắp, bạn trông thật “ăn ảnh” trong các bức hình chụp em cùng với bạn.
Bạn là tấm gương để em noi theo. Ở lớp, My là lớp phó nên bạn vừa học giỏi vừa tích cực tham gia các hoạt động học tập, văn nghệ do lớp, trường tổ chức. Mỗi ngày đi học, quần áo của bạn đều tươm tất, gọn gàng chứ không luộm thuộm như các bạn khác do bạn đã chuẩn bị trước từ tối. Tác phong của bạn luôn được cô tuyên dương trước lớp trong các buổi sinh hoạt cuối tuần, thế còn học tập thì sao nhỉ ? Thật ra , bạn rất chăm học và chữ viết của bạn cũng đẹp nữa. Trong lớp, mỗi khi cô cho bài tập toán nâng cao, bạn đều kiên trì suy nghĩ để tìm ra hướng giải chứ không bỏ cuộc như chúng em. Còn khi không hiểu bài, bạn liền tự tin nhờ cô hướng dẫn để rút kinh nghiệm cho các bài tập khác. Bạn còn được bạn bè đặc biệt danh là cây văn vì bạn viết văn rất hay, mạch lạc. Ở lớp, bạn vừa chăm học vừa lễ phép với thầy cô, hòa đồng cùng bạn bè còn ở nhà thì bạn cũng rất ngoan ngoãn, siêng năng làm việc. Có dịp đến nhà bạn chơi , em vô cùng bất ngờ khi thấy bạn đang cặm cụi nấu ăn, tưới cây giúp bố mẹ. Bạn chia thời gian làm bài, làm việc rất hợp lý nên dù bận làm bài nhưng bạn vẫn còn thời gian giúp bố mẹ, chơi đùa giải trí.
Bạn My là bạn thân nhất của em suốt thời Tiểu học. Mỗi khi buồn hay vui, chúng em đều trò chuyện chia sẻ với nhau rất vui vẻ. Đối với em, bạn luôn là một tấm gương sáng để em học tập theo. Còn vài tháng nữa là chúng em xa trường. Có thể chúng sẽ không gặp lại nhau nữa nhưng các kỉ niệm về bạn, em sẽ không bao giờ quên.
Bài mẫu số 2.
Em có một đứa bạn thân, chơi cùng em từ bé. Ngoài những bạn thân trong lớp, có lẽ bạn ấy là một người mà em yêu quý nhất. Bạn là Ngọc Duy ở lớp kế bên.
Em quen bạn Duy trong một lần tình cờ gặp nhau trên sân trường. Chúng em nhanh chóng làm quen với nhau, chơi với nhau rồi thân nhau lúc nào không biết. Năm nay, Duy tròn mười một tuổi. Bạn có dáng người vừa phải, không cao cũng không thấp, chỉ cao hơn em nửa cái đầu. Làn da hơi ngăm ngăm trông rất rắn chắc. Mái tóc bạn đen nhánh, lúc nào cũng gọn gàng. Gương mặt đầy đặn và hay tươi cười. Đôi mắt sáng tinh anh làm bạn có vẻ rất thông minh. Bạn làm gì cũng nhanh nhẹn, chỉ nhoáng cái là xong.
Tính Duy rất hiền lành, hay nhường nhịn bạn. Mỗi khi rảnh rỗi, bạn ấy thường rủ em học chung hoặc chơi cờ. Mỗi khi chơi trò gì đó, nó thường nhường bạn chơi trước. Dù chơi có thua hay thắng, nét mặt bạn ấy vẫn luôn tươi cười. Bạn ấy học rất giỏi, thường được cô giáo khen. Năm nào bạn ấy cũng được nhận phần thưởng của trường và của lớp.
Chơi với nhau gần năm năm, chúng em đã có rất nhiều kỉ niệm. Có lần, chúng em chơi đuổi bắt, Duy bị vấp cục đá, té trầy hết cả chân tay. Hai đứa sợ bố mẹ xanh cả mặt mày. Rất may là không có chuyện gì xảy ra. Hôm sau gặp nhau lại cười toe toét.
Năm năm học trôi qua thật nhanh. Sang năm đã chuyển trường mới chắc là không còn học chung với nhau nữa. Dù thế nào đi nữa, chúng em vẫn sẽ giữ bao kỉ niệm đẹp về nhau.
Bài mẫu số 3.
Lớp em học có tất cả ba mươi bạn, mười tám bạn nữ và mười hai bạn nam, mỗi bạn một vẻ một tính cách, bạn nào cũng rất tốt bụng và hòa đồng, dễ mến. Nhưng trong tất cả các bạn, em ấn tượng và rất quý bạn Thanh, bạn ngồi cùng bàn với em.
Bạn có dáng người cao, hơi mập đặc biệt bạn có làn da trắng hồng rất dễ thương. Thanh có khuôn mặt tròn, chiếc mũi cao, đôi mắt đen lay láy cong vút như lá liễu, đôi lông mày thanh tú nhiều lúc nhíu lại khi cảm thấy không bằng lòng truyện gì. Chiếc miệng xinh xắn với hàm răng trắng bóng đều như hạt bắp và đôi môi hồng luôn nở nụ cười rạng rỡ mỗi khi có truyện vui.
Nổi bật nhất trên khuôn mặt là đôi má lúm đồng tiền, mỗi khi bạn cười má lúm đồng tiền xuất hiện trông bạn thật duyên dáng. Thanh có mái tóc dài đến ngang vai, đen mượt, hơi xoăn luôn được buộc cao trông rất gọn gàng. Thanh rất giản dị và hòa đồng nên rất được nhiều bạn quý mến, các bạn trong lớp đặt cho Thanh cái tên nghe thật dễ thương đó là “Thanh béo”, cái tên này xuất hiện chỉ đơn giản là vì bạn mập nhất trong các bạn nữ lớp em. Ngồi gần bạn nên em biết bạn rất chăm chỉ học tập, các thầy cô giáo có giao bài tập về nhà bạn làm rất đầy đủ, khi lên lớp thì tích cực phát biểu xây dựng bài.
Không chỉ có các bạn cùng lớp quý mến, bạn còn được cô giáo chủ nhiệm tin tưởng và giao cho làm lớp trưởng để giúp cô quản lớp. Mặc dù làm lớp trưởng và được cô giáo tin cậy nhưng bạn không những không kiêu căng mà còn tỏ ra rất hòa đồng, luôn thân thiện với các bạn trong lớp và giúp đỡ những bạn có học lực kém hơn. Lớp có bạn nào bị ốm không đi học được, Thanh cùng các bạn trong lớp đến thăm và hướng dẫn lại bài cô giáo giảng trên lớp để bạn hiểu.
Thanh luôn thực hiện rất tốt vai trò của một người lớp trưởng. Không những thế, bạn còn rất tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của trường của lớp, bạn hát rất hay và đã đạt giải tiếng hát học sinh cấp trường. Nhà em ở gần nhà bạn nên biết ngoài việc học tập ở trường, bạn còn dành thời gian giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà. Cuối năm học bạn luôn được nhận giấy khen và danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ vì những thành tích học tập xuất sắc của bạn.
Không chỉ có em mà các bạn trong lớp cũng rất yêu quý Thanh không chỉ bởi đức tính giản dị, siêng năng cần cù mà còn thật sự khâm phục những thành tích học tập mà Thanh đạt được. Bạn xứng đáng là tấm gương sang để các bạn khác học tập và noi theo.
Bài mẫu số 4.
Trong cuộc sống con người chúng ta luôn có những niềm vui, nỗi buồn, luôn có những khó khăn cần được chia sẻ và giúp đỡ. Chính vì vậy chúng ta cần có những người bạn tốt để giúp ta trong những lúc như vậy. Và em cũng có một người như vậy ngay từ tuổi nhỏ. Cậu ấy tên Quang.
Quang là hàng xóm của em. Chúng em chơi với nhau lúc còn bé xíu. Khi ấy cậu mập mạp, trắng trẻo rất đáng yêu. Lớn hơn một chút, chúng em học cùng lớp mẫu giáo, rồi lại cùng nhau vào trường tiểu học. Càng ngày chúng em càng thân thiết với nhau hơn.
Giờ đây cậu ấy sở hữu một khuôn mặt chữa điền, làn da không còn trắng mịn như con gái mà ngăm đen khỏe mạnh. Cậu ấy chỉ cao hơn em một chút. Mái tóc cắt ngắn trông rất gọn gàng. Quang là một con người thân thiện, luôn tươi cười, cởi mở với mọi người xung quanh. Học nhóm, chơi thể thao, làm bài tập ngữ văn, lúc nào em và Quang cũng thành một cặp, gắn bó với nhau như hình với bóng.
Không chỉ thông minh, nhanh nhẹn, Quang còn rất biết quan tâm giúp đỡ người khác, nhất là với em. Vì em học kém môn Ngữ văn nên Quang ngày nào cũng sang nhà em làm gia sư bất đắc dĩ. Anh bạn gia sư của em còn là một cây văn nghệ cừ khôi. Cậu ấy đã từng dành ngôi vị quán quân trong cuộc thi tiếng hát học sinh toàn trường. Mỗi dịp có lễ hội, nhìn cậu ấy hát trên sân khấu nhà trường, em thấy bạn rất chuyên nghiệp và trong lòng em có cảm giác tự hào khi có được người bạn như Quang.
Không chỉ học giỏi, hát hay, Quang còn rất ngoan ngoãn và biết giúp đỡ cha mẹ. Mỗi chiều đi học về em thường thấy Quang giúp bố mẹ cơm nước, dọn dẹp nhà cửa. Không những thế, những món ăn mà Quang nấu cũng không thể chê vào đâu được. Trong mắt em Quang trở thành một người bạn hoàn hảo. Là tấm gương xứng đáng cho em học tập và cố gắng noi theo.
Mỗi người bạn đều đem lại cho chúng ta những tình cảm tốt đẹp. Nhưng người bạn thân thiết gắn bó khiến ta tự hào, ngưỡng mộ mà trở nên cố gắng tốt đẹp hơn càng đáng quý. Em mong tình cảm giữa em và Quang mãi mãi như bây giờ.
#Băng Băng
Bài văn mẫu 1: Cảm nhận về bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu
Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chú bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.
Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:
Ngày mai trên quãng đường trắng
Có em bé lại dẫn đường bên anh.
Miệng cười chân bước nhanh nhanh,
Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.
Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quý Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!
Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:
Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!
Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm
Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu của Lượm.
Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:
Ra thế
Lượm ơi!
Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:
Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư để "thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?
Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ, ở trên nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bằng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.
Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt: Lượm ơi còn không?
Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!
Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.
Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Bài văn mẫu 2: Cảm nhận về bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thiếu nhi Việt Nam hăng hái làm theo lời dạy của Bác Hồ:
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
Tùy theo sức của mình.
Nhiều bạn đã hi sinh tuổi thơ trong sáng cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của dân tộc. Hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, dũng cảm trong bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại trong em niềm cảm phục sâu sắc.
Lượm theo bộ đội làm liên lạc hồi đầu kháng chiến (cuối năm 1946). Lúc này, Pháp chưa đánh rộng ra. Quân ta đóng ở đồn Mang Cá một cứ điểm quan trọng của Huế. Trong một trận tấn công vào đồn giặc, Lượm hi sinh. Tác giả biết tin, vô cùng xúc động và đã sáng tác nên bài thơ này (1949).
Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, nhà thơ đã khắc họa sinh động hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm.
Thể thơ bốn chữ cùng với nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
Mở đầu bài thơ, tác giả dựng lại khung cảnh buổi gặp gỡ đáng nhớ giữa hai chú cháu:
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
Cuộc gặp gỡ đáng nhớ bởi nó diễn ra trong thời gian, không gian đặc biệt: Ngày Huế đổ máu. Huế đổ máu, Huế chiến đấu ác liệt để ngăn chặn bàn chân xâm lược của giặc Pháp vì chúng muốn chiếm lại nước ta. Ngày ấy là ngày mọi người không thể nào quên. Hoàn cảnh điển hình đó càng tô đậm thêm tính cách của nhân vật Lượm.
Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ Vệ quốc bởi Lượm cũng là một chiến sĩ thực sự. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái xắc đeo bên mình cùng chỉ xinh xinh. Chiếc mũ ca lô đội lệch bộc lộ vẻ tinh nghịch và hiếu động.
Lượm được nhà thơ miêu tả với tấm lòng yêu mến chân thành:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Dáng Lượm loắt choắt, đã nhỏ lại gầy nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch. Chân thì thoăn thoắt, rất nhanh và rất nhẹ. Đầu nghênh nghênh, lúc nghiêng bên này, lúc nghiêng bên kia. Nhịp thơ nhanh gợi lên hình ảnh chú bé vui tươi, nhí nhảnh, yêu đời.
Đặc điểm bên ngoài phần nào đã thể hiện tính cách bên trong của Lượm. Ca lô không chịu đội thẳng mà đội lệch. Miệng luôn huýt sáo vang. Lượm chẳng khác nào như con chim chích bé nhỏ nhảy trên đường vàng.
Lượm hồn nhiên kể chuyện:
Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà
Bấy giờ, cái gian khổ của kháng chiến trường kì chưa tới. Mọi người đang sống trong không khí phấn khởi hào hứng của độc lập, tự do sau Cách mạng tháng Tám. Cái vui của Lượm bắt đầu từ niềm vui của đất nước, của dân tộc. Lượm vui trong lòng, vui ngoài nét mặt, dáng điệu, cử chỉ, lời nói. Tưởng chừng cái xắc cũng vui lây, cũng nhún nhảy theo nhịp chân của chú bé. Đeo xắc là dấu hiệu của người làm cán bộ. Lượm thấy oai lắm, ra vẻ lắm nên tỏ ra rất tự hào.
Giống như các bạn cùng lứa tuổi, Lượm rất hiếu động. Đặc điểm này đã được hướng vào những công việc có ích cho kháng chiến. Hình ảnh Lượm lúc chia tay tác giả thật đẹp và đầy sức sống:
Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
Cả câu: Thôi chào đồng chí! cũng mang dấu ấn của niềm vui. Lượm chào chú bằng đồng chí, rất tinh nghịch, dí dỏm, mà cùng rất nghiêm túc, bởi Lượm đã tham gia kháng chiến.
Đoạn thơ dùng thể thơ bốn chữ, nhịp nhanh, cùng nhiều từ láy (loắt choắt, thoăn thoát, nghênh nghênh) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi) say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.
Câu chuyện của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng được kể qua lời của người kể với những cảm xúc đau xót, tiếc thương, tự hào được biểu hiện trực tiếp và qua cả cách nhìn, cách miêu tả.
Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên: Ra thế Lượm ơi!...
Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc còn tươi nguyên trong lòng nhà thơ thì bỗng dưng có tin chẳng lành. Câu thơ bình thường bỗng nhiên bị ngắt làm đôi. Ám hiệu ngập ngừng và dấu chấm than thể hiện tâm trạng ngạc nhiên và xúc động đến bàng hoàng.
Tác giả hình dung ra tình huống hi sinh của Lượm thật cụ thể. Cũng như bao lần đi làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái và đầy quyết tâm, không nề nguy hiểm:
Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo
Chiến trường đầy khói lửa nhưng Lượm vẫn xông pha làm nhiệm vụ. Bỗng lòe chớp đỏ, Thôi rồi Lượm ơi! Kể lại, hình dung lại sự việc mà tưởng chừng như tác giả đang tận mắt chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kiềm chế được, tự đáy lòng bật thốt lên tiếng kêu đau đớn. Câu thơ như tiếng nấc nghẹn ngào đầy xót thương và cảm phục của tác giả của chúng ta trước cái chết bất ngờ của người chiến sĩ nhỏ. Chú bé đã hi sinh anh dũng giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, tươi trẻ đầy hứa hẹn. Nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót mà ông cảm nhận rằng sự hi sinh của Lượm rất đỗi thiêng liêng, cao cả. Chú như một thiên thần bé nhỏ yên nghỉ trên cánh đồng quê hương. Lượm đã hóa thân vào đất mẹ:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Bao quanh Lượm là sự sống mơn mởn đang lên. Hương lúa thơm như mùi sữa mẹ. Sự hi sinh của Lượm vô cùng nhẹ nhàng, thanh thản. Câu thơ: Hồn bay giữa đồng khẳng định tinh thần bất tử của Lượm. Lượm đã chết cho quê hương xứ sở.
Câu thơ Lượm ơi, còn không? là một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng có tác dụng nhấn mạnh, đặc tả nỗi đau đớn xót xa và niềm bâng khuâng, nhớ tiếc khôn nguôi của tác giả.
Hai khổ thơ cuối lặp lại như một điệp khúc khắc sâu hình ảnh đẹp đẽ của Lượm trong tâm hồn mọi người:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Lượm là bài thơ hay trong số những bài viết về tuổi nhỏ Việt Nam hồn nhiên, dũng cảm. Em thấy Lượm rất xứng đáng với những gương sáng của thanh thiếu niên thế hệ trước như Lí Tự Trọng, Kim Đồng; xứng đáng là đàn anh của những anh hùng dũng sĩ thiếu niên như Nguyễn Bá Ngọc, Kpa Klơng, Nguyễn Văn Hòa... thời đánh Mĩ.
Bài văn mẫu 3: Cảm nhận về bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu
Lượm là bài thơ rất tiêu biểu cho thơ Tố Hữu trên nhiều phương diện, về mặt hình tượng, Lượm là một nhân vật nằm trong hệ thống những nhân vật trở đi trở lại nhiều lần trong các tác phẩm của ông, nhất là trong tập thơ Việt Bắc: những bà mẹ, người chị, anh bộ đội, đứa em,... nghĩa là hình ảnh một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Giọng kể, cách kể trung thực và sinh động trong một bài thơ bốn chữ với tiết tấu nhanh thích hợp với nhân vật được kể. Bố cục của bài thơ rõ ràng, mạch lạc: cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhà thơ và nhân vật, chuyến đi liên lạc cuối cùng, sự hi sinh dũng cảm của em, kết thúc là những cảm nghĩ của nhà thơ về "con người không chết" ấy.
Hình tượng nhân vật Lượm, trong năm khổ thơ đầu nếu chuyển từ thơ ca sang kí hoạ miêu tả chân dung, ta thấy đó là một người có thật, từ trang phục đến dáng đi, cử chỉ, lời nói. Nhưng giá trị của bức tranh không chỉ dừng lại ở những nét vẽ ngoại hình. Hoặc nói khác đi, từ những đường nét có thật của ngoại hình, vẻ đẹp bên trong của em được bộc lộ. Đó mới là điều tạo nên ấn tượng sâu sắc với nhà thơ:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Giọng thơ dĩ nhiên là theo lời kể, một cách kể nhịp nhàng, về trang phục và dáng đi, cả nét người, khuôn mặt. Những từ "cái" đặt ở đầu câu tạo nên một cấu trúc hệ thống, vừa lặp lại vừa rất đáng ngạc nhiên hay là cảm giác ngạc nhiên trong sự lặp lại. Thích hợp với hệ thống ấy, là một loạt những tính từ, động từ chỉ vật (đồ vật) và chỉ người hoàn toàn bằng từ láy. Có những từ láy gần âm và gần nghĩa (giữa "thoăn thoắt" và "loắt choắt") bổ sung cho nhau tạo ấn tượng về sự nhỏ bé và nhanh nhẹn, nhưng cũng có những từ láy mà cả âm và nghĩa đều khác xa nhau: "xinh xinh" với "nghênh nghênh" chẳng hạn: "xinh xinh" là vẻ đẹp tươi tắn, hồn nhiên (hoà hợp giữa trang phục với dáng người thấp nhỏ), còn "nghênh nghênh" tạo dáng một trẻ em mới lớn cả sức vóc và ý chí, mong muốn sớm tự khẳng định mình. Tính đồng bộ về sự ăn nhập ngoại hình phải đến câu tiếp theo "Ca lô đội lệch", và chỉ chờ có thế là một niềm vui oà ra, cất cánh:
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
So sánh đã thay dần cho tả thực, một tính cách đã định hình. Nhà thơ không chỉ quan sát, nhìn ra mà là cảm thấy. Con đường mà em Lượm đang đi cứ lớn rộng dần ra, và là con đường rất đẹp (đường vàng). Hình ảnh con đường mang nhiều lớp nghĩa vừa chỉ hướng đi, vừa chỉ hướng dời. Đặt chân vào con đường ấy (con đường kháng chiến của toàn dân), em như bước vào ngày hội ("Mồm huýt sáo vang"). Nhịp thơ không chỉ thể hiện bước đi nhanh và ngắn như ở khổ hai mà dài hơn, xa hơn và thay cho "đi" là "nhảy". Những điệp từ và từ láy không còn cũng vì lí do ấy. Sự lớn lên trong tâm hồn, trong tư tưởng ở em giống như một bước nhảy vọt trong khi về dáng dấp, hình hài vẫn là một đứa trẻ thơ. Chính sự không ăn khớp đến so le này đã tạo cho Lượm một vẻ đẹp riêng, vượt qua cái khác lạ hình thức bên ngoài (ngộ nghĩnh) có tính chất đơn lẻ, cá nhân mà vươn tới một vóc dáng tinh thần khác mang âm vang cái hào hùng có tính chất thời đại, có tính chất toàn dân. Chỉ có điều cái "khác thường" ấy thống nhất với cái bình thường. Đứa trẻ bình thường ấy đã rất hồn nhiên:
Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà !
Có lẽ niềm vui lớn nhất cần được chia sẻ lúc này là niềm vui của con cá tung tăng được từ suối, ra sông, ra biển. Lượm đã là con của đất nước "con của vạn nhà" chứ không chỉ hạn hẹp là con của một nhà. Thơ không phân tích lí giải mà đơn giản chỉ giãi bày thì đó cũng là một dấu hiệu về sự hồn nhiên, hợp với tuổi nhỏ. Cũng như tâm lí thích làm người lớn, tập làm người lớn là biểu hiện của cái háo hức bên trong không giấu được của mình:
Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
Thôi chào đồng chí!
Cháu đi xa dần...
Một từ "đồng chí" mà náo nức, xôn xao. Đó là ngôn ngữ mà cũng là tiếng reo vang khi người ta có thể giã từ tuổi thơ để bước vào đội ngũ. Một thế giới mới lạ mở ra, cho dù dấu vết của tuổi thơ còn đó (cười híp mí, má đỏ bồ quân). Với nhà thơ, những kỉ niệm ấy làm sao có thể dễ dàng quên, quên đi lớp thiếu niên của nước Việt Nam độc lập, quên đi đứa cháu thật đáng tự hào và cũng rất đáng yêu của mình như thế? Trong hành trang của nhà thơ, hình tượng bé Lượm là một sự cổ vũ lớn, có một vị trí không gì thay thế được.
Giá như Lượm không mất thì chưa chắc Tố Hữu đã có được bài thơ cảm động này. Thì ra, sự ác liệt của chiến tranh đã không loại trừ một ai kể cả những em nhỏ chưa kịp thành người lớn. Lượm tự nguyện bước vào cuộc đời chiến đấu và chấp nhận hi sinh, dũng cảm hi sinh. Hình ảnh ấy đã trở nên một thứ tượng đài bất tử. Đoạn thơ nói về cái chết anh dũng của em bắt dầu từ câu: "Ra thế - Lượm ơi!".
Một câu thơ tưởng như đơn giản vậy thôi mà hội đủ ba tính chất: nhất quán, cao trào và đột biến. Nói nhất quán vì đây là một bài thơ kết hợp hai yếu tố trữ tinh và tự sự. Tự sự là mạch nối, còn mạch chìm là cảm xúc của nhà thơ. Nói cao trào vì đây là những nỗi niềm của nhà thơ dâng lên cực điểm. Còn nói đột biến vì dòng cảm xúc từ yêu thương, phấn khởi đã thành đột ngột, hụt hẫng, đau đớn, rụng rời. Câu thơ tự nó vỡ ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. "Ra thế" thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn "Lượm ơi!" là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở? "Ra thế" thuộc về khách quan, còn "Lượm ơi!" thuộc về chủ quan, về nỗi đau của trái tim nhà thơ như viên đạn bắn vào. Từ cảm xúc tức thời ấy mà câu chuyện trong cái kênh "tin nhà" kia được kể lại, tất nhiên là trong tưởng tượng mà nhà thơ có thể hình dung:
Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao...
Chuyển thư từ, mệnh lệnh là nhiệm vụ hằng ngày của những em bé "liên lạc" như Lượm thì có gì phải kể? Nhưng mà không. Yếu tố tự sự của lời kể bỗng nhiên có ý nghĩa khi nó kết hợp làm một với yếu tố trữ tình, thông qua yếu tố trữ tình. Yếu tố trữ tình ở đây thể hiện trong việc sử dụng một thứ thời gian không xác định "Một hôm nào đó - Như bao hôm nào". Có một cái gì thật mơ hồ, một phần có lẽ vì trong chiến tranh người ta không nhớ được thật cụ thể (ngày, giờ), một phần diễn tả đúng được tính cách vô tư của Lượm. Em có biết đâu đấy là ngày định mệnh của mình. Khổ thơ chuẩn bị cho cái chết của nhân vật ở đoạn sau. Cái chết đang đến gần mà Lượm không biết, nhưng người kể thì đâu có vô tâm. Chính với ý thức ấy mà nhà thơ thay đổi đại từ xưng gọi, những đại từ đơn: cháu, chú bé, Lượm... bằng một đại từ ghép: chú đồng chí nhỏ. Cách gọi tên trang trọng này tương ứng với hành động, với sự kiện hi sinh. Vị trí của người kể chuyện khi thì hoà nhập vào nhân vật được kể, khi thì tách ra với cự li cần có để đảm bảo tính khách quan của việc trần thuật:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vẽo
Thư đề "Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?
Đối mặt với cái chết mà Lượm không hề nghĩ đến nó mặc dù nó có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Vì yêu cầu của nhiệm vụ, Lượm đã vượt lên tất cả, đó là trường hợp tác giả đã hoá thân vào nhân vật cua mình. Còn khổ thơ sau đó, ông trở lại vị trí của người quan sát:
Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng...
Tách nhà thơ ra khỏi nhân vật được kể trong thơ, nhưng thi sĩ đã tạo nên một sự hoà nhập mới giữa nhân vật trẻ thơ của mình với đồng quê, ruộng lúa, những gì thật gần gũi, thân thuộc với trẻ thơ. Chất biểu cảm trữ tình trong thơ tự sự toả ra theo một cách riêng từ phía ấy. Và chính nó làm cho người theo dõi lo lắng đến thắt lòng. Kẻ thù (đồng nghĩa với cái chết) thì tàn bạo, hiểm độc mà chú bé của chúng ta trong trẻo, thơ ngây như một tiên đồng. Cái hồn nhiên thần thánh ở nhân vật là ở chỗ: trước họng súng của kẻ thù, em vẫn không biết giấu mình, cứ lồ lộ, không hề quan tâm đến hiểm hoạ bao vây. Bởi vậy, khi cái chết ập đến, câu thơ như có gì vỡ ra thật đau đớn, nghẹn ngào. Giọng trần thuật không còn ở dạng thông thường. Thay thế cho nó là một tiếng kêu thảng thốt cất lên. Tâm trạng của nhà thơ qua câu: "Thôi rồi, Lượm ơi!" chẳng những như người bước hụt mà còn có gì như bâng khuâng nửa mê nửa tỉnh. Cảm giác không tin là có thật, vì bé Lượm, vì chú tiên đồng làm sao có thể chết?
Nhưng sự thực đau xót "Một dòng máu tươi" lại không thể không tin. Chỉ có điều kẻ thù cướp đi mạng sống mà không giết được cái thanh thản, hồn nhiên của một tâm hồn thơm mùi đồng quê gặt hái.
Đoạn thứ ba của bài bắt đầu bằng một câu thơ đặc biệt: "Lượm ơi, còn không?". Đặc biệt vì lẽ thứ nhất: nó tách ra thành một dòng riêng, không ăn nhập với khổ nào. Và lẽ thứ hai: không tự sự, cũng không trữ tình, nó khái quát triết học về lẽ còn mất, trước một cao cả nhân sinh. Để sau đó, hai khổ tiếp theo như một luận chứng tâm hồn: Lượm không bao giờ mất đi trong niềm mến yêu, nhớ tiếc. Lượm vẫn sống trong lòng đồng chí, đồng bào. Cấu trúc trùng điệp (hai khổ kết lặp lại hai khổ đầu của bài thơ) như một âm vang bất tử. Nó vừa là câu hỏi, vừa là những hồi âm. Sự hô ứng trong bài thơ này dễ tạo nên ở người đọc sự tri âm, đồng điệu.
Về nghệ thuật bài thơ, Tố Hữu đã bắc được một cái cầu nối với bạn đọc nhỏ tuổi bằng thể thơ bốn chữ thật trong trẻo, hồn nhiên như bà kể cho cháu, mẹ kể cho con. Cách kể cũng không một chiều, đơn điệu. Tuy vẫn sử dụng cấu trúc đường thẳng, lấy trục thời gian làm điểm tựa nhưng khi trực tiếp (đoạn một), lúc gián tiếp (đoạn hai), kết hợp giữa miêu tả (đoạn một, đoạn hai) với độc thoại (đoạn ba). Tính sinh động của bài thơ còn thể hiện ở sự ngắt nhịp như những nốt lặng trên dòng chảy tâm tình. Những khổ thơ đặc biệt như "Ra thế - Lượm ơi!", hoặc "Lượm ơi, còn không?" là những cơ hội giao tiếp (giữa nhà thơ với bạn đọc, giữa nhà thơ với nhân vật), cũng là cơ hội mà tác giả bộc lộ tâm tình. Một dụng ý không thể không nói là nhà thơ đặt nhân vật anh hùng nhỏ tuổi vào bối cảnh thiên nhiên, một thiên nhiên thuần phác, trẻ trung, ngọt ngào rất quen thuộc. Với Lượm, thiên nhiên ấy như một thứ khí trời, về với nó, cá được về với nước. Sự quấn quýt giữa Lượm với cánh đồng quê phảng phất một tình mẫu tử thân thiết lạ lùng, có một cái gì thật thanh khiết bản năng. Đó là nơi ra đi (đi chiến đấu), cũng là bờ bến trở về (lúc hi sinh):
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Thiên nhiên ấy, với đầu óc còn thơ ngây của Lượm, nó chính là quê hương, và rộng hơn: nó là đất nước.
I.Tìm hiểu chung.
1.Tác giả, tác phẩm.
- Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành là nhà cách mạng vừa là nhà thơ.
- Bài thơ “Lượm” viết vào năm 1949.
II.Tìm hiểu chi tiết.
1.Hình ảnh Lượm và cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.
- Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch.
- Hình dáng: cái chân thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh.
- Cử chỉ: mồm huýt sáo vang, cháu cười híp mí.
- Lời nói: cháu đi liên lạc, vui lắm chú à,…
=>Nhịp thơ nhanh, kết hợp với nhiều từ láy gợi hình và phép so sánh.
=> Khắc họa hình ảnh một chú bé liên lạc, nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, vui tươi và yêu đời.
2.Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc và sự hi sinh.
- Hình ảnh Lượm được miêu tả qua các câu thơ:
+ Vượt qua mặt trận.
+ Cháu nằm trên lúa.
+ Hồn bay giữa đồng.
+ Đạn bay vèo vèo.
=> Dùng động từ mạnh, câu hỏi tu từ kết hợp với phương thức kể.
=> Dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái, hoàn thành nghĩa vụ và hi sinh thanh thản.
=>Đoạn thơ kể chuyện vê sự hi sinh dũng cảm, đẹp đẽcủa chú bé liên lạc trong sự thương tiếc của nhà thơ. 3.Hình ảnh Lượm trong suy nghĩ của tác giả và mọi người.
- Lặp lại hai khổ thơ đầu
->tái hiện lại hình ảnh của Lượm
-> khẳng định rằng Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng nhà thơ và sống mãi với quê hương đất nước.
.ANghệ thuật.
- Sử dụng thể thơ bốn chữ, giàu chất dân gian phù hợp với lối kể chuyện.
- Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình, giàu âm điệu.
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Cách ngắt dòng các câu thơ rất đặc biệt.
- Kết cấu đầu cuối tương ứng để khắc sâu hình ảnh của nhân vật là làm nổi bật chủ đề.
2.Ý nghĩa.
- Bài thơ khắc họa hình ảnh của một chú bé hồn nhiên dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ ca Tố Hữu.
- Đồng thời bài thơ thể hiện chân thật, tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho Lượm nói riêng và tất cả những người yêu nước như Lượm nói chung.
Ha Long Bay is a famous beauty-spot in the North-east coast of Vietnam, belongs to Quang Ninh province, 151km far from Hanoi to the east. This is one of Vietnam's tourist destinations recognized by UNESCO as a World Natural Heritage. Ha Long attracts many tourists with a special beauty including both excellent and roman charm. Tourists coming to Ha Long in any season of the year also discover its own seductive and charming beauty.
Ha Long is a majes natural landscape not only for anyone but the whole country of Vietnam. I have to Ha Long Bay has a feeling just as familiar, as strange, "said Vu Huynh Kim Thoa shared.
As a girl born and raised on the land south, but fortunate to have once set foot in Ha Long Bay. One go is a lifetime imprint. It can be said that Ha Long Bay is a place where in each of us life should go through once to admire a sculpture of nature that nature has donated.
Looking down from above, Ha Long Bay is a lively picture with all sorts of sparkling illusion. Standing down with a wave of immense water with the surroundings around us as if lost in a fantasy world. A world that not everyone can come to. Once here is a moment to feel the beauty of the beautiful Ha Long Bay.
Ha Long is the belief for those who once came to and when back is full of regret and choking. It seems to me that the worries of life have made me lose myself and forget my own childhood memories. Happiness is a simple thing but only to those who appreciate and appreciate it. Is it from these simple things that have made our lives full of beliefs and hopes to move on in the coming years.
Where we go is also where I come, Ha Long too so strange stars but there is a little something to stop me. For once we look back in this world there is a place to make us remember the skin. Life is a mystery, and so is Halong, only someone who knows how to feel, feels good.
"The wonders of the world are hereThe boat on Ha Long Bay made me feel my soul immersed in the immense waves in a scenic, sparkling sparkling fanciful. Do not know myself ever Ha Long has deposited in my mind a love song forever. Ha Long forever and will be more and more attracted to people once come here.
First Vietnam this fairy scene. " (March)
Ha Long is a gift of nature, as well as a legacy of ancestors left behind for our generation. In life there are some things that make us unhappy, but without those things, it is not life. The real moment is to find the place where we love, where we can send confessions while we seem to fall.
I feel so blessed to have once come here, confided everything that can not tell a person who trusts secretly will never know. The day I go to work I look forward to, then the time to return to my heart was not far away from this place.
Perhaps in this life we are always looking for things that are far away from reality, but these things are always dreams for ourselves. The aspirations of life, the strong forces that we ourselves must pass through in this life. I love what is so peaceful and quiet in Ha Long Bay and love how many people have come here.
That beautiful beauty has deep in my heart a simple dream of this life, give me a dream of flying into that fairy space so that this life is always fresh flowers that I was a Spread your arms wide to receive it. This life is always the gift of how each of us should learn how to accept the barbaric how.
The first time to Ha Long Bay was once a little peace. I will never forget the handshakes. I feel the sea singing, smiling to say goodbye to all of us, each wave as undulating as hugs affectionately. I have never had this kind of emotion, no matter where I go, there are still memories of life.
Goodbye Ha Long, goodbye what is peaceful here. Ha Long will engrave in my heart the deep sweet aftertaste in the coming I have to pass. And one day not far away will find Ha Long to find a little peace in life
1.Chém chết chằn tinh
Lấy được tên vàng
Giết cả đại bàng
Cứu nguy công chúa
Chư hầu khiếp vía
Bởi một niêu cơm
Để lại tiếng thơm
Lưu truyền sử sách.
2. Mặt mũi lấm lem
Vì chế mực vẽ
Thiên tài hội hoạ
Trong sáng hồn nhiên
Nhân hậu như tiên
Thương anh trai nhất.
Hello! Minh Anh is my name. I'm eleven years old. I'm in class 5A. My school name is Tran Quoc Toan primary school. I'm in grade 5. I'm from Hoa Binh, Viet Nam. I'm Vietnamese. I'm a student. I blue very much. My favourite food is chicken. My favourite drink is lamonede. My favourite subject is English because I think it very fun. In the freetime, I often watch TV. My hobby are listen to music and read some books. There are four people in my family. They are my dad, my mum, my sister and me. At the weekend, we usually go camping. I lovw my family very much. And how about you? I't so nice to meet you.
mk nha
Mới bước vào cấp hai nên trong lớp có khá nhiều bạn mới, chính vì vậy hôm nay trên lớp, cô giáo bảo mỗi bạn viết một bản tự giới thiệu về bản thân để nộp cho cô giáo bao gồm các thông tin về bản thân và một số thông tin có liên quan khác. Và đây là bản tự giới thiệu về bản thân của em.
Em tên là my, họ và tên đầy đủ là nghuyễn khởi my . Sinh ngày 12/11/2006. Năm nay em 12 tuổi, hiện là học sinh lớp7A trường trung học cơ sở hoa quảng . Em thích đọc truyện đặc biệt là truyện Đô rê mon và thám tử lừng danh Cô nan, nghe nhạc và xem phim hoạt hình, nghe các bài hát của thiếu nhi, ngoài ra em còn rất thích đi chơi cùng gia đình như vào các kì nghỉ hè bố mẹ đều đưa em về quê thăm mọi người hoặc tổ chức một chuyến tham quan cùng mọi người trong xóm. Không chỉ đi chơi với gia đình mà còn thích các buổi đi chơi tập trung cùng với lớp như các buổi cắm trại toàn trường, đi dã ngoại do nhà trường tổ chức. Món ăn ưa thích của em là là món sườn xào chua ngọt, đặc biệt là do mẹ em làm.
Em còn có một sở thích đặc biệt là sưu tập rất nhiều con búp bê rồi may váy, quần áo cho chúng nó. Hiện giờ nhà em đã có một bộ sưu tập rất nhiều các bé búp bê rất dễ thương. Em còn thích nuôi các loài động vật như chó, mèo nhưng lại rất sợ gián, chuột và một số loài côn trùng khác. Môn học yêu thích của em là môn Ngữ văn và Lịch sử, em thích quan sát mọi vật xung quanh và đưa chúng vào những bài văn của mình, mong muốn tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc, về một thời chiến đấu oanh liệt của ông cha ta. Đó là sở thích còn về sở ghét thì em ghét bị người khác nói dối, dù chỉ là những việc nhỏ nhất, ghét thịt chó và tôm hay nói đúng hơn là không ăn được hai món đó vì khi ăn vào em bị dị ứng dẫn đến nổi những nốt đỏ trên da. Chắc mỗi bạn ai cũng có một hoặc nhiều ước mơ và em cũng vậy,ước mơ của em sau này là thi đỗ vào một trường đại học và khi ra trường sẽ trở thành một cô giáo dạy Văn, Nhà em ở nghệ an . Em sống cùng bố mẹ và một em trai đang học lớp Một. Em rất mong được kết bạn và làm quen với các bạn cùng lứa tuổi.
Em nghĩ qua bài giới thiệu về bản thân mình, các bạn trong lớp sẽ hiểu thêm về nhau hơn. Từ đó xây dựng nên một lớp học đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập
học tốt
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Gia đình em có 4 người: ba, mẹ, em và em Kiến(1). Mỗi buổi sáng khi ông Mặt trời thức dậy, bố và mẹ đi làm, còn em và em Kiến đến trường đi học(2). Buổi trưa ba mẹ em ăn cơm tại chỗ làm để chiều tiếp tục làm việc, em và em Kiến thì ăn cơm tại trường, nghỉ ngơi để chiều học tiếp(3). Đến buổi tối, cả nhà em mới quây quần bên nhau ăn cơm và xem ti vi(4). Em học bài và đi ngủ lúc 9 giờ 30(5).
- Hoán dụ: Từ “nhà”.
Tôi đã mắc 1 lỗi lầm nên ông trời ko tha thứ nên bị biến thành một loại ây......................................
Em là một cô học sinh lớp sáu đầy mơ mộng, hồn nhiên với bao nhiêu những ước mơ vĩ đại cùng với nguồn sống đầy mạnh mẽ, dồi dào. Lứa tuổi học sinh là tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người, đó là lúc con người ta vô lo vô nghĩ, những suy nghĩ giản đơn, ôm ấp những giấc mơ đẹp. Em cũng như bao bạn học sinh khác, sống đúng với lứa tuổi của mình với những suy nghĩ và hành động vẫn còn những nét ngây thơ, hồn nhiên.
Em tên là Mai Anh, năm nay em mười hai tuổi và đã là học sinh lớp sáu của trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Điều em tự hào nhất đến bây giờ chính là em có thể trở thành một thành viên trong mái nhà Nguyễn Huệ yêu dấu. Từ rất lâu rồi em luôn mong muốn có thể thi vào trường bằng năng lực của mình. Bởi trường Nguyễn Huệ không chỉ là một mái trường truyền thống trong đào tạo ra rất nhiều thế hệ học sinh, mà đó còn là nơi em luôn ngưỡng mộ, yêu mến, em biết đến ngôi trường này qua những lời kể của các anh chị đi trước. Vì vậy mà giờ đây khi đã trở thành học sinh của trường thì trong em không chỉ có niềm vui sướng mà còn dâng lên biết bao tự hào.
kể về mình mà bạn