K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2017

    - Điều kiện tự nhiên: chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho bước đi đầu tiên của con người; địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng lại phong phú về nguồn thức ăn, đã tạo ra không gian thuận lợi cho cuộc sống con người thời cổ. Vì vậy, từ rất xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

    - Quá trình chuyển biến từ vượn thành người đã diễn ra ở Đông Nam Á:

        + người tối cổ thời kỳ đồ đá cũ.

        + Người tinh khôn thời kỳ đồ đá cũ hậu kỳ.

    - Điều kiện kinh tế: Sự phát triển các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời hàng loạt quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nhưng ở mỗi nước đã hình thành một số ngành thủ công truyền thống.

    - Sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam á còn gắn liền với tác động về kinh tế của các thương nhân Ấn và ảnh hưởng của văn hóa ấn Độ.

    - Trong khoảng 10 thế kỷ đầu sau Công nguyên, hàng loạt quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á được hình thành và phát triển.

16 tháng 1 2019

- Điều kiện tự nhiên: Đông Nam Á là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Vì vậy từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

- Điều kiện kinh tế: Đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt. Việc buôn bán đường biển cũng rất phát đạt, nhiều thành thị - hải cảng đã ra đời. Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt các quốc gia cổ ở đây.

- Do sự tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ấn Độ và văn hóa Ấn Độ.

7 tháng 1 2021
Thời gianNội dung
Thế kỉ VII - XHình thành các quốc gia phong kiến dân tộc: Vương quốc Cam-pu-chia, Vương quốc của người Môn, người Miến ở hạ lưu sông Mê nam.
Thế kỉ X - XVIIIThời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIXĐông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái, trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây
14 tháng 12 2021

Chữ mờ quá bn ko nhìn rõ

5 tháng 1 2021

1.Văn học Ấn độ.

2.Ấn Độ giáo, Phật giáo

 

23 tháng 12 2020

Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

* Quá trình hình thành:

Từ thế kỉ VII đến X, ở Đông Nam Á hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc.Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.Inđônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hit (1213 - 1527).Trên bán đảo Đông Dương ngoài Đại Việt, Chăm-pa, vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ IX cũng bước vào thời kì Ăng-co huy hoàng.Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi từ giữa thế kỉ XI, mở đầu hình thành và phát triển của vương quốc Pa-gan (sau là Mianma).Thế kỉ XVI, thống nhất lập vương quốc Su-khô-thay (Thái).Giữa thế kỉ XIV vương quốc Lan Xang thành lập.

* Biểu hiện của sự phát triển:

Kinh tế: Cung cấp lượng lớn lứa gạo, sản phẩm thủ công…cho nhiều nước trên thế giới.Chính trị: Tổ chức bọ máy chặt chẽ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.Văn hóa: Các dân tộc Đông Nam Á xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo.
13 tháng 10 2018

* Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong điều kiện tự nhiên và kinh tế:

   - Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành dựa trên điều kiện tự nhiên thuận lợi: Trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc…hàng năm có phù sa màu mỡ, có nước tưới theo mùa.

   - Nền kinh tế chính của cư dân phương Đông là nông nghiệp lúa nước. Bên cạnh nông nghiệp, các ngành nghề thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng khá phát triển, đã tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên.

   - Nhờ điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế đó, các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành:

      + Ai Cập cổ đại được hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN.

      + Lưỡng Hà được hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN, do hàng chục nước nhỏ của người Su – me.

       + Ấn Độ vào giữa thiên niên kỷ IV TCN.

       + Trung Quốc cuối thiên niên kỷ III TCN.

   - Các quốc gia cổ đại phương Đông đều được hình thành từ khoảng thiên niên kỷ IV- III TCN, khi cư dân chưa hề biết tới công cụ bằng sắt.

* Những nét lớn về xã hội cổ đại phương Đông

Xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hóa sâu sắc thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị:

   - Giai cấp thống trị:

       + Vua chuyên chế nắm mọi quyền hành.

       + Quý tộc gồm các quan lại, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi, tôn giáo. Tầng lớp này sống sung sướng, dựa trên sự bóc lột nông dân.

   - Giai cấp bị trị:

       + Nông dân công xã, sống theo gia đình, có tài sản tư hữu nhưng vẫn duy trì và gắn bó với công xã. Họ là thành phần sản xuất chính trong xã hội; tự tiến hành sản xuất trên phần ruộng đất được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thủy lợi và thu hoạch; tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế. Họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính.

       + Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, là những tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ không trả được hoặc bị phạm tội. Vai trò của họ là làm các việc nặng, khó, và hầu hạ quý tộc.

4 tháng 10 2019

Chọn A