K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Ta có thể nói quan niệm thơ chính là số phận của mổ nhà thơ.

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ Những giọt nước bé nhỏNhững hạt bụi đang bayĐã làm nên biển lớnVà cả trái đất nàyCũng thế, giây và phútTa tưởng ngắn, không dàiĐã làm nên thế kỷQuá khứ và tương laiNhững sai lầm bé nhỏTa tưởng chẳng là gìTích lại thành tai hoạLàm chệch hướng ta điNhững điều tốt nhỏ...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ

Ảnh đại diện

 

Những giọt nước bé nhỏ
Những hạt bụi đang bay
Đã làm nên biển lớn
Và cả trái đất này

Cũng thế, giây và phút
Ta tưởng ngắn, không dài
Đã làm nên thế kỷ
Quá khứ và tương lai

Những sai lầm bé nhỏ
Ta tưởng chẳng là gì
Tích lại thành tai hoạ
Làm chệch hướng ta đi

Những điều tốt nhỏ nhặt
Những lời nói yêu thương
Làm trái đất thành đẹp
Đẹp như chốn Thiên Đường

Câu 1: Chỉ ra những điều bé nhỏ được tác giả nhắc đến trong bài thơ

Câu 2: Theo tác giả ,mối quan hệ giữa những điều nhỏ bé và những điều lớn lao là gì? Anh chị tâm đắc nhất với phát hiện nào của người viết trong bài thơ?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ .

Câu 4: Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả ở khổ 3:"Những sai lầm nhỏ bé...Làm ta chệch hướng đi." không? Vì sao?

PHẦN LÀM VĂN:

Từ nội dung bài thơ ở phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ )trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của "những điều tốt nhỏ nhặt" trong cuộc sống.

0
3 tháng 3 2023

* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:

– Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ

– Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau

* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ

– Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mua thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

 

– Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vất chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.

– Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.

* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:

– Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuât bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

– Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu

– Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng

– Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.

29 tháng 8 2023

* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:

- Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ

- Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau

* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ

- Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

- Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vật chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.

- Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.

* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:

- Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

- Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu

- Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng

- Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.

10 tháng 12 2021

Em tham khảo:

 

Đến hai câu kết, là nỗi khát mong của người nghệ sĩ muôn đời mong được tri âm, đồng cảm:

“Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”.

Ba trăm năm là khoảng thời gian xác định nhưng rất dài. Nó là khoảng thời gian đủ để mọi việc lui vào quá khứ cái còn cái mất. Cả câu thơ là hơn ba trăm năm sau liệu trên thế gian này có người nào khóc Tố Như. Ông khắc khoải mong chờ một sự cảm thông của hậu thế. Vậy là từ số phận của nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du liên tưởng tới số phận mình. Chiếc gạch nối xuyên thời gian, không gian ấy có ý nghĩa như một yêu cầu phổ quát đặt ra cho mọi dân tộc, mọi thời đại về thái độ nhân hậu, trước hết là sự cảm thông đối với cái đẹp, sự hoàn thiện hoàn mĩ thể chất và tâm hồn con người. Nguyễn Du là con người bị bế tắc, mong được giải thoát mà vẫn không tìm thấy đường ra. “ Khấp” là đến tận cùng của sự đau thương. Khấp là khóc cho Nguyễn Du cũng như bao người tài hoa như ông.

10 tháng 12 2021

Cảm ơn bạn 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

Cảm xúc mùa thu không chỉ vẽ nên một bức tranh thu giàu chất gợi hình mà còn gợi lên trong ta một nỗi niềm sâu kín. Mượn hình ảnh của thiên nhiên để nói lên tâm trạng của mình, đó là nỗi lo âu thế sự, nỗi nhớ quê hương cùng nỗi cô đơn, lạnh lẽo của tác giả. Tác giả như đang khắc họa bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc, bất an, chao đảo. Nỗi buồn lạc lõng giữa thiên nhiên phải chăng cũng là nỗi chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc. Nỗi nhớ quê hương tha thiết, dồn nén không thể giải tỏa được, đồng thời vẽ ra những hình ảnh quen thuộc về cuộc sống quê nhà khắc sâu tâm trạng lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.

5 tháng 3 2023

- Những biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam được tác giả nêu lên trong văn bản:

+ Những đặc trưng cho dân tộc: tiếng Việt, những thành tựu văn hóa lâu đời, kho tàng dân ca, văn học nghệ thuật, tôn giáo…

+ Bản sắc văn hóa không nên xung đột với những điều mới mẻ, hội nhập

+ Bản sắc có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh, giúp ích cho du lịch

+ Bản sắc văn hóa còn có thể bổ sung giá trị cho các hàng hóa và dịch vụ của chúng ta, hấp dẫn trong và ngoài nước.

- Bổ sung những biểu hiện khác của bản sắc dân tộc: Bản sắc không thể bị mất đi dù qua nhiều thời gian, bản sắc có thể hiện hữu dưới dạng vật thể và phi vật thể…

29 tháng 8 2023

- Những biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam:

+ Tự hào về tiếng Việt.

+ Tự hào về những thành tựu văn hóa: trống đồng, tượng chùa Tây Phương, kho tàng dân ca, kho tàng văn học nghệ thuật (tiêu biểu là truyện Kiều).

+ Hệ thống giá trị tinh thần: tình yêu quê hương xứ sở, đời sống tâm linh phong phú (với việc thờ cúng tổ tiên)

+ Phố cổ Hà Nội, Hồ Gươm và các gánh hàng hoa trên đường phố,...

- Bổ xung một số biểu hiện khác:

+ Biểu hiện về lối tư duy và tính thẩm mỹ truyền thống.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Học sinh lựa chọn 1 trong 2 đề.

- Đọc kĩ văn bản và các nội dung có trong đề bài.

Lời giải chi tiết:

a.

Văn bản

Xung đột chính trong cốt truyện

Đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật

Diễn biến tâm lí nhân vật

Đặc điểm tính cách nhân vật

1. Thị Mầu lên chùa

Xung đột tính cách của hai nhân vật Thị Mầu - Thị Kính.

- Thị Mầu (đào lẳng): ngôn ngữ phóng khoáng, táo bạo.

- Thị Kính (đào thương): ngôn ngữ truyền thống, nhẹ nhàng.

 

 

- Thị Mầu: háo hức đến rung động và cuối cùng là quyết tâm.

- Thị Kính: từ trầm lắng đến hốt hoảng.

- Thị Mầu: lẳng lơ, táo bạo, đi ngược lễ giáo phong kiến, không phù hợp với người phụ nữ truyền thống xưa.

- Thị Kính : dịu dàng, biểu tượng của người phụ nữ thời phong kiến, tần tảo.

2. Xã trưởng – mẹ Đốp

Xung đột trong suy nghĩa và nghề nghiệp của hai nhân vật.

- Xã trưởng (hề áo dài): ngôn ngữ sỗ sàng, ngạo mạn, khinh thường kẻ thấp hèn.

- Mẹ Đốp (hài áo ngắn): ngôn từ đối đáp khôn khéo, lanh lợi.

 

- Xã trưởng tự cao nhưng rồi bị đuối lí trước màn đối đáp khôn khéo , tinh tế của mẹ Đốp. Cuối cùng chỉ còn sự ngu si, lố bịch.

- Mẹ Đốp: vẫn luôn giữ thế chủ động trong suốt cuộc trò chuyện.

- Xã trưởng:ngu dốt, háo sắc, tự cao

- Mẹ Đốp: thông minh, nhanh nhẹn, tinh tế.

b.

Văn bản

Mâu thuẫn, xung đột chính trong cốt truyện

Đặc điểm, tính cách của các nhân vật

Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả

Cảm hứng chủ đạo

1. Huyện Trìa xử án

Trùm Sò báo án, một lòng muốn lấy lại đồ. Nhưng Huyện Trìa, Đề Hầu lại thiên vị Thị Hến vì nhan sắc. Thành ra báo án không thành, không lấy được đồ đã mất cắp.

- Huyện Trìa : tham của, sợ vợ.

 

- Đề Hầu: hay nói xằng nói bậy, nói xấu người khác.

Biểu đạt quan điểm từ lời thoại của nhân vật : châm biếm, mỉa mai.

Những tình huống, sự kiện xảy ra trong cuộc sống thường ngày thời phong kiến. Ở đây là hình ảnh các tên quan tham xử án không liêm chính.

2.Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu

Cả ba vị đều đến nhà Thị Hến vì háo sắc. Cuối cùng thành một màn xét xử tội lỗi của cả 3.

- Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu: háo sắc, hèn nhát.

- Thị Hến: thông minh, biết giữ gìn tiết hạnh.

Biểu đạt quan từ lời thoại của nhân vật : châm biếm, mỉa mai.

Những tình huống, sự kiện xảy ra trong cuộc sống thường ngày thời phong kiến. Ở đây là hình ảnh các những kẻ có danh, có quyền nhưng lại hèn nhát, đam mê nữ sắc

7 tháng 5 2023

a.

Văn bản

Xung đột

chính trong

cốt truyện

Đặc điểm ngôn

ngữ của nhân vật

Diễn biến tâm lí nhân vật

Đặc điểm tính cách

nhân vật

1. Thị

Mầu lên

chùa

Xung đột

tính cách

của hai nhân

vật Thị Mầu

- Thị Kính.

- Thị Mầu (đào

lẳng): ngôn ngữ

phóng khoáng,

táo bạo.

- Thị Kính (đào

thương): ngôn

ngữ truyền thống,

nhẹ nhàng.

 

 

- Thị Mầu: háo hức đến

rung động và cuối cùng là

quyết tâm.

- Thị Kính: từ trầm lắng

đến hốt hoảng.

- Thị Mầu: lẳng lơ, táo

bạo, đi ngược lễ giáo

phong kiến, không

phù hợp với người phụ

nữ truyền thống xưa.

- Thị Kính : dịu dàng,

biểu tượng của người

phụ nữ thời phong

kiến, tần tảo.

2. Xã

trưởng – mẹ Đốp

Xung đột

trong suy

nghĩa và

nghề nghiệp

của hai nhân vật.

- Xã trưởng (hề áo

dài): ngôn ngữ sỗ

sàng, ngạo mạn,

khinh thường kẻ

thấp hèn.

- Mẹ Đốp (hài áo

ngắn): ngôn từ

đối đáp khôn

khéo, lanh lợi.

 

- Xã trưởng tự cao nhưng

rồi bị đuối lí trước màn

đối đáp khôn khéo , tinh

tế của mẹ Đốp. Cuối cùng

chỉ còn sự ngu si, lố bịch.

- Mẹ Đốp: vẫn luôn giữ

thế chủ động trong suốt

cuộc trò chuyện.

- Xã trưởng:ngu dốt,

háo sắc, tự cao

- Mẹ Đốp: thông

minh, nhanh nhẹn,

tinh tế.

b.

Văn bản

Mâu thuẫn, xung đột

chính trong cốt truyện

Đặc điểm,

tính cách

của các

nhân vật

Cách thể

hiện tính

cảm, cảm

xúc của tác

giả

Cảm hứng chủ đạo

1. Huyện Trìa xử án

Trùm Sò báo án, một

lòng muốn lấy lại đồ.

Nhưng Huyện Trìa, Đề

Hầu lại thiên vị Thị Hến vì

nhan sắc. Thành ra báo

án không thành, không

lấy được đồ đã mất cắp.

- Huyện

Trìa: tham

của, sợ vợ.

 

- Đề Hầu:

hay nói

xằng nói

bậy, nói

xấu người

khác.

Biểu đạt quan

từ lời thoại

của nhân vật:

châm biếm,

mỉa mai.

Những tình huống, sự kiện

xảy ra trong cuộc sống

thường ngày thời phong

kiến. Ở đây là hình ảnh các

tên quan tham xử án không

liêm chính.

2.Huyện

Trìa, Đề

Hầu, Thầy

Nghêu

Cả ba vị đều đến nhà Thị

Hến vì háo sắc. Cuối

cùng thành một màn xét

xử tội lỗi của cả 3.

- Huyện

Trìa, Đề

Hầu, Thầy

Nghêu: háo

sắc, hèn

nhát.

- Thị Hến:

thông

minh, biết

giữ gìn tiết

hạnh.

Biểu đạt quan

từ lời thoại

của nhân vật:

châm biếm,

mỉa mai.

Những tình huống, sự kiện

xảy ra trong cuộc sống

thường ngày thời phong

kiến. Ở đây là hình ảnh các

những kẻ có danh, có

quyền nhưng lại hèn nhát,

đam mê nữ sắc