K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2016

1. Sự khác biệt giữa CMH của TDMNBB với TNguyên

- Tây nguyên chủ yếu trồng cây CN lâu năm của vùng cận nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) ngoài ra còn trồng chè là cây cận nhiệt ở cao nguyên Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa là chủ yếu.

- TDMNBB: chủ yếu trồng cây CN có nguồn gốc ôn đới ,cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi, quế,…) Các cây CN ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá, cây dược liệu, cây ăn quả,…Chăn nuôi trâu, bò, (trâu nhiều hơn) lấy thịt, lấy sữa và lợn.

- Ngoài ra còn khác biệt về qui mô:

Mặc dù đều trồng chè nhưng DTchè ởTDMNBB lớn hơn.Ch.nuôi ở TDMNBB cũng phát triển hơn.

2.Sự khác biệt CMH giữa ĐBSH và ĐBSCL

- ĐBSH có ưu thế về tập đoàn cây có nguồn gốc cận nhiệt ôn đới, đặc biệt là rau (cà chua, su hào, bắp cải), chăn nuôi lợn, gia cầm.

- ĐBSCL chủ yếu cây nhiệt đới,chiếm ưu thế về chăn nuôi thủy sản nước mặn, lợ, ngọt, chăn nuôi vịt,

-Cùng là trồng lúa và nuôi trồng th.sản nhưng qui mô sxuất ở ĐBSCL lớn hơn rất nhiều sơ với ĐBSH.

3.Nguyên nhân:

Do sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.

23 tháng 5 2016

-Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi với Tây Nguyên:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

+ Tây Nguyên: chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.

-  Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đồng bằng sông Hồng: có thế mạnh để trồng các cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, bắp cải,...: chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,...

+ Đồng bằng sông Cửu Long: chủ yếu là các cây trồng của vùng nhiệt đới; chăn nuôi gia cầm, thủy sản,...

- Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.

26 tháng 7 2018

a, Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên

   - Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi...); cây đậu tương, thuốc lá; cây ăn quả, dược liệu; trâu, bò lấy thịt, sữa, lạn (trung du).

   - Tây Nguyên: cà phê, chè, cao su, dâu tằm, hồ tiêu; bò thịt và bò sữa.

   Sự khác nhau về các sản phẩm chuyên môn hoá bắt nguồn từ sự khác nhau về điều kiện phát triển nổi bật: Trung du và miền núi Bắc Bộ với khí hậu có một mùa đông lạnh thích hợp cho các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt; đất feralit, nói riêng là đất đỏ đá vôi thuận lợi cho các cây đậu tương, thuốc lá... Tây Nguyên có đất đỏ badan diện tích rộng và khí hậu có tính cận xích đạo, nên thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm; trên vùng núi cao, nhiệt độ hạ thấp có thể trồng chè. Chăn nuôi được phát triển cả ở hai vùng dựa trên các đồng cỏ và tác động của khí hậu.

b, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

   - Đồng bằng sông Hồng: lúa cao sản, lúa có chất lượng cao; cây thực phẩm, cây ăn quả; đay, cói; lợn, bò sữa, gia cầm, nuôi thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ.

   - Đồng bằng sông Cửu Long: lúa, lúa có chất lượng cao; cây công nghiệp ngắn ngày; cây ăn quả nhiệt đới; thuỷ sản (đặc biệt là tôm); gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).

   - Nguyên nhân: Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh lúa cao; có mùa đông lạnh cho phép phát triển vụ đông; có nguồn thức ăn cho chăn nuôi từ các phụ phẩm của ngành trồng trọt; nhiều ao hồ, mặt nước, cửa sông... Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất rộng, trong đó diện tích đất phù sa ngọt tương đối lớn; khí hậu có tính cận xích đạo; diện tích mặt nước rộng, dọc bờ biển có nhiều bãi triều, nhiều cánh rừng ngập mặn...

31 tháng 3 2017

-Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi với Tây Nguyên:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

+ Tây Nguyên: chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.

- Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đồng bằng sông Hồng: có thế mạnh để trồng các cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, bắp cải,...: chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,...

+ Đồng bằng sông Cửu Long: chủ yếu là các cây trồng của vùng nhiệt đới; chăn nuôi gia cầm, thủy sản,...

- Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.

31 tháng 3 2017

# Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

- Tây Nguyên:

+ Chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cà phê, cao su, hồ tiêu)

+ Cà phê trồng nhiều ở Tây Nguyên do Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, đất badan phù hợp với cà phê.

+ Chè là cây cận nhiệt ở cao nguyên Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ.

+ Chè búp chỉ trồng trên các cao nguyên có độ cao trên 1.000 m

+ Chăn nuôi bò thịt và bò sữa là chủ yếu.

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: cà phê, đậu tương, chè búp, cao su, trâu bò, dừa, điều

- Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Chủ yếu là trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi quế,…)

+ Các cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá,….

+ Chăn nuôi trâu, bò lấy thịt, lấy sữa và lợn.

+ Chè búp trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ do có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp với cây chè.

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: trâu bò, chè búp, đậu tương, lợn, ….

Tuy nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích trồng chè và chăn nuôi lớn hơn vùng Tây Nguyên.

2. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Chủ yếu là cây thực phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (su hào, bắp cải, khoai tây,…)

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: lợn, gia cầm, đay, cói, lúa gạo, thủy sản nước ngọt, đậu tương, trâu bò, chè búp.

- Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới.

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính:lúa gạo, gia cầm, thủy sản nước ngọt, mía, lợn, đay, cói,…

Tuy nhiên, cùng là vùng trồng lúa và nuôi trồng thủy sản nhưng quy mô sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn rất nhiều so với Đồng bằng sông Hồng.

# Nguyên nhân của sự khác nhau đó.

- Do sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp: địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.

28 tháng 1 2016

* Giống nhau về các nguồn lực tự nhiên:
- Về VTĐL:
     + Cả 2 vùng đều nằm ở hạ lưu của 2 sông lớn cho nên đất đai của 2 vùng luôn được phù sa bồi đắp rất màu mỡ thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp.

     + Cả 2 vùng đều giáp biển nên vừa có vùng biển rộng thuận lợi cho phát triển GT vừa có nguồn tài nguyên thuỷ hải sản rất
phong phú.

- Khí hậu:

     + Cả 2 vùng đều có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với nền bức xạ cao lắm nắng, nhiều mưa rất thuận lợi cho phát
triển 1 nền nông nghiệp nhiệt đới.

     + Cả 2 vùng đều phân hóa rõ theo 2 mùa mưa và khô trong đó mùa mưa thì thừa nước, mùa khô thì thiếu nước.

- Tài nguyên đất:
     + Đất đai của 2 vùng đều rất đa dạng về loại hình, (đều có phù sa ngọt, mặn, phèn...).
     + Đất của 2 vùng đều tiếp tục được mở rộng thêm nhờ vào quá trình quai đê, lấn biển.
     + Đất đai của 2 vùng đều rất màu mở đều thích hợp với trồng nhiều cây LTTP, nhiều cây công nghiệp ngắn ngày và nuôi
trồng thuỷ sản.

- Tài nguyên nước: do cả 2 vùng đều có lượng mưa lớn 1400-1800mm và đều có mạng lưới sông ngòi dày đặc,mỗi vùng đều
có 2 hệ thống sông lớn, đều có trữ lượng nước tưới dồi dào, đều có lượng phù sa phong phú, đồng thời sông ngòi của 2 vùng rất tốt
cho nuôi trồng thuỷ sản lại rất thuận lợi cho phát triển GT.

- Tài nguyên sinh vật: S/vật của 2 vùng đều rất phong phú ở cả trên đất liền và dưới biển, trong đó trên đất liền là hệ thống
cây trồng, vật nuôi rất đa dạng, còn dưới biển tài nguyên hải sản rất phong phú với nhiều ngư trường lớn, nhiều bãi cá, bãi tôm lớn.
Nhưng tài nguyên sinh vật của 2 vùng đều có xu thế cạn kiệt nhanh do đánh bắt khai thác bừa bãi và ô nhiễm môi trường.

- Tài nguyên khoáng sản: cả 2 vùng hải sản trên đất liền đều có than nâu, than bùn và VLXD như đá vôi, đất sét... khoáng
sản dưới biển của 2 vùng đều có khí đốt.

- Tài nguyên du lịch: cả 2 vùng đều có cảnh quan thiên nhiên đa dạng hấp dẫn, có các điểm du lịch như cảnh quan biển, rừng
rất hấp dẫn và đặc biệt tài nguyên sông nước.

Tóm lại, về các nguồn tài nguyên thiên nhiên của ĐBSH và ĐBSCL nhìn chung đa dạng giầu tiềm năng, thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội.

* Giống nhau về các nguồn lực KT-XH
- Về dân cư:
      + Cả 2 vùng hiện nay đều rất đông dân và lớn nhất cả nước, đồng thời có nguồn lao động dồi dào nhất, mật độ trung bình
cao nhất cho nên cũng là những thị trường tiêu thụ lớn nhất và có động lực phát triển KTXH lớn nhất.
      + Trình độ lao động, trình độ dân trí của 2 vùng này đều khá cao, đặc biệt trình độ thâm canh lúa được coi là cao nhất cả
nước. Vì thế nguồn lao động của 2 vùng này được coi là nguồn lực chính để sản xuất ra nhiều lúa gạo nhất cho cả nước.

- Về cơ sở hạ tầng: Nhìn chung cả 2 vùng đều có cơ sở hạ tầng phát triển mà trước hết biểu hiện mật độ giao thông đường
bộ, đường thuỷ dày đặc nhất cả nước, nhiều trung tâm công nghiệp, nhiều đô thị lớn vào loại bậc nhất cả nước, nhiều cảng sông
cảng biển lớn nhất như cảng Hải Phòng, cảng Cần Thơ. Hiện nay cả 2 vùng này đều là những vùng chuyên canh lương thực trọng
điểm nhất cả nước.

- Về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước: Cả 2 vùng trước hết đều được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều nhất;
đồng thời cũng được vận dụng sáng tạo nhất, năng động nhất, mọi chủ trương đường lối chính sáchc của Đảng về phát triển kinh tế
xã hội như chính sách khoán 10, cơ chế thị trường, đồng thời 2 vùng này cũng là những khu vực có khả năng thu hút hấp dẫn nhiều
dự án hợp tác liên doanh nước ngoài nhất.

* Khác nhau về các nguồn lực tự nhiên:
- Về VTĐL:
       + Hai vùng này tuy đều nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới nhưng ĐBSH nằm gần chí tuyến hơn là gần xích đạo; ĐBSCL
lại nằm gần xích đạo hơn là gần chí tuyến.
       + ĐBSH thuộc khu vực vùng kinh tế năng động phía Bắc: Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh còn ĐBSCL giáp
với vùng kinh tế năng động phía Nam TPHCM - Bình Dương - Đồng Nai - Vũng Tàu. Nhưng ĐBSCL thuận lợi hơn là nằm gần
đường biển quốc tế, dó là eo biển Malacca gần cảng Singapore, Thái Lan thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và được các nước
này đầu tư phát triển sớm.

- Về tài nguyên khí hậu: Mặc dù 2 vùng này đều có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đều phân hóa theo mùa, nhưng ĐBSH vì
gần chí tuyến hơn là gần xích đạo nên có mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4. Cho nên ĐBSH rất thuận lợi để hình thành
1 hệ thống cây trồng đa dạng gồm nhiều cây ưa nóng và nhiều cây ưa lạnh (xu hào, cải bắp, xúp lơ..). Trong khi đó ĐBSCL nằm
gần xích đạo nên có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nóng nắng quanh năm, nên cơ cấu cây trồng cũng đa dạng, nhưng chủ yếu là cây
ưa nóng mà điển hình là lúa, lạc, mía, đậu tương...) nhưng khí hậu ĐBSH thì diễn biến thất thường khắc nghiệt nhiều thiên tai ĐB
bão, lũ lụt, sương muối... nên năng suất cây trồng rất bấp bênh trong khí hậu ĐBSCL khá ôn hòa nên năng suất và sản lượng cây
trồng khá ổn định.

- Về chế độ nước trên sông ngòi.
Tuy cả 2 vùng đều phân hóa theo 2 mùa mưa và khô, nhưng mức độ phân hóa ở ĐBSH ít thể hiện rõ sự thừa và thiếu nước
không gay gắt vào mùa khô nhưng mức độ phân hóa giữa mùa mưa và khô ở ĐBSCL rất gay gắt, trong đó mùa mưa thì rất thừa
nước, mùa khô rất thiếu nước mà mùa khô và mùa mưa ở vùng này rất kéo dài. Vì vậy mùa khô hạn hán nghiêm trọng còn mùa mưa
thì buộc phải tìm cách "chung thuỷ" với lũ lụt.

- Tài nguyên sinh vật: Sinh vật hoang dã trên đất liền ở ĐBSH coi như đã cạn kiệt hết nhưng ĐBSCL còn rất phong phú điển
hình là các loài chim, ong, bò sát, vì vậy nguồn động vật hoang dã ở ĐBSCL là cơ sở để tạo ra nguồn thực phẩm rất có giá trị.

- Tài nguyên hải sản ở ĐBSH có trữ lượng ít hơn ĐBSCL chỉ = 20% cả nước, trong khi đó ở ĐBSCL có hơn 50% cả nước.
Cho nên khả năng phát triển ngành đánh bắt chế biến hải sản ở ĐBSCL cũng mạnh hơn nhiều lần ĐBSH. Sinh vật nuôi trồng ở
ĐBSCL mạnh hơn nhiều lần ở ĐBSH vì ĐBSCL có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn gấp 35 lần ở ĐBSH.

- Tài nguyên đất: Hầu hết các loại đất ở ĐBSCL đều lớn hơn rất nhiều lần ĐBSH, đặc biệt đất phù sa ngọt ĐBSCL hơn 1 tr
ha, ĐBSH hơn 500 ngàn ha. Đất phù sa ngập phèn ĐBSCL khoảng 1,5tr ha, ĐBSH không đáng kể, đất phù sa ngập mặn ở ĐBSCL
0,5tr ha thì ĐBSH 1 vạn ha. Nhìn chung đất nông nghiệp của 2 vùng đều rất màu mỡ. Nhưng có thể nói ở ĐBSH màu mỡ hơn
ĐBSCL vì ĐBSH vừa được phù sa bồi đắp, vừa được con người cải tao, chăm bón thường xuyên nên đất rất tươi xốp và giàu N, P,
K (đạm, lân, ka li...). Đất nông nghiệp ĐBSCL màu mỡ chủ yếu là do phù xa bồi đắp nên đất quá chặt, thiếu dinh dưỡng, thiếu N, P,
K. Vì vậy năng suất cây trồng nói chung, trong đó năng suất LTTP nói riêng ở ĐBSH cao hơn ĐBSCl.

- Tài nguyên khoáng sản:
          + Khoáng sản trên đất liền thì ở ĐBSH phong phú hơn ĐBSCL có trữ lượng than nâu khoảng 980 tr tấn trong khi đó
ĐBSCL than nâu có trữ lượng nhỏ, nhưng than bùn ở ĐBSCL trữ lượng lớn còn ĐBSH thì ngược lại.
          + Các loại VLXD như đá vôi, đất sét, cao lanh... ĐBSH rất phong phú nổi tiếng như đa vôi Hải Phòng, Hải Dương, Ninh
Bình, nổi tiếng đất sét ở Kim Môn - Hải Dương. Trong khi dó ĐBSCL VLXD chính là đá vôi nhưng chỉ có trữ lượng nhỏ ở Hà
Tiên.
          + Khoáng sản dưới biển ở ĐBSCL rất phong phú gấp nhiều lần so với ĐBSH vì có 3 bể trầm tích chứa dầu mỏ khí đốt đó là
Nam Côn Đảo, vùng trũng Cửu Long và thổ Chu Mã Lai, trong khi đó ĐBSH mới phát hiện trữ lượng khí đốt nhỏ ở ven biển Thái
Bình. Cho nên trước mắt ĐBSCL đã là vựa lớn nhất cả nước nhưng trong tương lai sẽ trở thành vùng cơ cấu công nghiệp phát triển
mạnh và rất đa dạng.

* Khác nhau về các nguồn lực KTXH.
- Dân số + lao động:
. Tuy người lao động của 2 vùng này đều dồi dào, đểu có trình độ thâm canh LTTP cao, nhưng nguồn lao động ở ĐBSH mặc
dù có bản chất rất cần cù nhưng thiếu tác phong công nghiệp chưa quan với cơ chế thị trường, thiếu đội ngũ lao động có kỹ thuật
trình độ tay nghề cao. Trong khi đó nguồn lao động ở ĐBSCL thì đã rất quen với tác phong công nghiệp, quen với cơ chế thị trường
và quen với sản xuất nông nghiệp và mục đích hàng hoá cao. Cho nên nguồn lao động của ĐBSCL khi chuyển đổi sang kinh tế thị
trường rất phù hợp rất năng động còn ở ĐBSH thì ngược lại.

- Về CSHT: + Có thể nói trước tiên ở ĐBSH mạnh hơn ở ĐBSCL vì mật độ giao thông đường bộ ở ĐBSH cao nhất cả nước
1,18km/km2 trong khi đó giao thông đường bộ ở ĐBSCL kém phát triển mà vùng này giao thông đường sông phát triển mạnh hơn
ĐBSH.
        + CSVCKTHT ở ĐBSH đã được Nhà nước đầu tư khai thác từ lâu mà biểu hiện là đã xây dựng được hệ thống để điều rất
kiên cố từ lâu đời, trong khi đó ở ĐBSCL chưa có đê mà lại mới bắt đầu được khai thác từ năm 1975 đến nay. ở ĐBSH có mật độ
đô thị cao nhất cả nước vì có tới 3 thành phố lớn ở trong vùng như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và có tới 10 thị xã trực thuộc,
với số dân đô thị hiện nay là 35% trong khi đó ở ĐBSCL có 1 thành phố lớn là Cần Thơ và mỗi tỉnh chỉ có 1 thị xã.
        + ở ĐBSH có hệ thống trường học Đại học, Cao đẳng lớn nhất cả nước, với 45 trường, trong đó ở ĐBSCL có gần 20 trường,
trong đó chỉ có 3 trường Đại học. Cho nên có thể nói ĐBSH hiện nay có nhiều thuận lợi tiến nhanh lên công nghiệp hóa, hiện đại
hóa hơn ĐBSCL.

- Về đường lối, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Do ĐBSH gần Đảng gần Chính phủ hơn ĐBSCL cho nên mọi chủ trương của Đảng và Chính phủ đều được vận dụng trước
hớn.

- ĐBSCL do rất năng động thích ứng nhanh với cơ chế thị trường nên hiện nay có nhiều khả năng lớn hơn so với ĐBSH về
mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút các nguồn vồn đầu tư nước ngoài…

1 tháng 1 2017

a) So sánh sự khác nhau về họat động công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây Bắc

- Nhìn chung, Đông Bắc có nhiều ngành công nghiệp phát triển hơn Tây Bắc.

- Tinh hình phát triển:

+ Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao gấp nhiều lần so vơi Tây Bắc (gấp 20,5 lần, năm 2002).

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc (2,31 lần so với 2,17 lần trong giai đoạn 1995 - 2002).

- Cơ cấu ngành:

+ Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất,...

+ Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật.

- Mức độ tập trung công nghiệp của Đông Bắc cao hơn nhiều lần Tây Bắc.

+ Đông Bắc có trung tâm công nghiệp với quy mô trung bình (từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng) như: Hạ Long và các trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ (dưới 9 nghìn tỉ đồng) như: Thái Nguyên, Cẩm Phả, Việt Trì.

+ Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước. Ở đây không có trung tâm công nghiệp, chỉ có các điểm công nghiệp như: Quỳnh Nhai (khai thác than), Sơn La (sản xuất vật liệu xây dựng), Điện Biên Phủ (chế biến nông sản), Hòa Bình (thuỷ điện),

b) Giải thích

- Công nghiệp Tây Bắc nhỏ bé, kém phát triển hơn Đông Bắc do:

+ Địa hình núi cao, hiểm trở, đi lại gặp nhiều khó khăn.

+ Tài nguyên khoáng sản ít hơn, trữ lượng nhỏ, khó khai thác.

+ Dân cư thưa thớt, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp còn nhiều hạn chế, yếu kém.

- Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn do:

+ Vị trí địa lí thuận lợi, một phần lãnh thổ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; có nhiều tỉnh giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng (vùng kinh tế phát triển năng động, vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm thứ hai cả nước).

+ Địa hình thấp hơn nên việc đi lại, giao lưu dễ dàng hơn.

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, một số loại có trữ lượng khá lớn như: than, quặng sắt, thiếc,..

+ Có nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản dồi dào hơn.

+ Dân cư đông, nhiều lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật hơn.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp phát triển tốt hơn.

+ Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp; thị trường rộng lớn,...

21 tháng 5 2017

Đây là hai trong ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.

1. Giống nhau

a) Về quy mô

-Cả hai vùng đều là các vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất nước ta

-Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao. Có các khu vực trồng cà phê (Tây Nguyên), chè (Trung du và miền núi Bắc Bộ) tập trung trên một diện tích khá lớn. Điều đó thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

b) Về hướng chuyên môn hóa: cá hai vùng đều trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu và đạt hiệu quả kinh tế cao trên hướng chuyên môn hóa này

c) Về điều kiện phát triển

-Cả hai vùng đều có tiềm năng phong phú về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất đai và khí hậu

-Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm về việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp

-Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sơ chế biến. …

2. Khác nhau

a) Về quy mô

-Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, với mức độ tập trung hóa cao của một số sản phẩm cây công nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước (cà phê)

-Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với mức độ lập trung hóa thấp hơn (ngoài chè được trồng thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, còn các cây công nghiệp khác trồng phân tán trên diện tích nhỏ chỉ mang tính chất địa phương)

b) Về hướng chuyên môn hóa

-Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè

-Trung du và miền núi Bắc Bộ: chè

c) Về điều kiện phát triển

-Địa hình

+Tây Nguyên: các cao nguyên xếp tầng với độ cao trung bình 500 - 600m, bề mặt tương đối bằng phẳng

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, địa thế hiểm trở, độ chia cắt lớn

Sự khác nhau về địa hình (độ cao), trong một chừng mực nhất định có ảnh hương đến mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa cây công nghiệp

-Đất đai:

+Tây Nguyên: chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá badan

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác

-Khí hậu

+Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, lại có sự phân hóa theo độ cao. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển cây công nghiệp

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì thế, ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè). Vào nửa đầu mùa đông có mưa phùn ẩm ướt cũng là điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển. Tuy nhiên, vào những ngày có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh thường xuất hiện các hiện tượng như sương muối, sương giá và tuyết rơi trên vùng núi cao, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển cây công nghiệp

Điều kiện kinh tế - xã hội

-Dân cư và nguồn lao động

+Tây Nguyên: có mật độ dân số trung bình 89 người/km2 (năm 2006). Đây là vùng thưa dân nhất nước ta

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có mật độ dân số trung bình là 119 người/km2 (năm 2006)

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có một số tuyến đường bộ: quốc lộ 1A, 2, 3, 5, 6,... và có 5 tuyến đường sắt nối với Đồng bằng sông Hồng và các vùng khác. Các cơ sơ chế biến chè tập trung ở Mộc Châu (Sơn La), Yên Bái, Thái Nguyên

+Tây Nguyên: cơ sơ vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế

2. Giải thích

Nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở hai vùng là do

-Có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên

+Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng rộng lớn nên thường thích hợp trồng chè theo quy mô lớn. Các cây khác có quy mô nhỏ trong cơ cấu cây công nghiệp của vùng

+Tây Nguyên có khí hậu nóng quanh năm, các cao nguyên có độ cao không lớn, tương đối bằng phẳng, lại được phủ đất badan màu mỡ thích hợp với việc trồng cây cà phê, cao su, hồ tiêu, dâu tằm,... trên quy mô lớn và tập trung

-Có sự khác biệt về đặc điểm dân cư - xã hội, nhất là lịch sử khai thác lãnh thổ, tập quán sản xuất, sinh họat của nhân dân ở hai vùng này

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến chè từ lâu đời

+Tây Nguyên: dân cư có kinh nghiệm trồng cà phê, cao su nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá

29 tháng 12 2017

Hướng dẫn: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.

 

Chọn: C.

27 tháng 4 2017

Hướng dẫn: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: C.

10 tháng 5 2019

HƯỚNG DẪN

a) So sánh sự khác nhau về chuyên môn hoá sản xuất

- Trung du và miền núi Bắc Bộ: Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi...); đậu tương lạc, thuốc lá...; cây ăn quả, cây dược liệu; trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

- Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu; bò thịt và bò sữa.

b) Giải thích

- Sự khác nhau do điều kiện sinh thái nông nghiệp và điều kiện kinh tế - xã hội tác động.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Chủ yếu là núi, cao nguyến, đồi thấp. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu. Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới hên núi, có mùa đông lạnh.

+ Mật độ dân số tuơng đối thấp; dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Ở vùng núi còn nhiều khó khăn.

- Tây Nguyên

+ Là nơi có các cao nguyên badan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.

+ Khí hậu phân ra hai mùa mùa khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô.

c) Việc phát triển nông nghiệp hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới, vì:

- Làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, khắc phục những hạn chế do tính mùa vụ khắt khe vốn có của nông nghiệp nhiệt đới.

- Làm cơ cấu nông nghiệp trở nên đa dạng hơn, thích ứng tốt hơn với các điều kiện của thị trường. Cung cấp các nông sản hàng hoá với khối lượng lớn (tươi sống và đã qua chế biến) tới các thị trường khác nhau trên thế giới, với những khác biệt về mùa vụ giữa nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.

- Sử dụng tốt hơn các nguồn lực (đất đai, khí hậu, lao động...).

31 tháng 5 2016

Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi với Tây Nguyên:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

+ Tây Nguyên: chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.

-  Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đồng bằng sông Hồng: có thế mạnh để trồng các cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, bắp cải,...: chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,...

+ Đồng bằng sông Cửu Long: chủ yếu là các cây trồng của vùng nhiệt đới; chăn nuôi gia cầm, thủy sản,...

- Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.


 

31 tháng 5 2016

đã nha!ok