K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 7 2017

Suốt quá trình trao duyên, Kiều luôn nghĩ đến cái chết.

- Khi thuyết phục em nhận lười trao duyên, Kiều lấy cái chết làm lời ủy thác

- Sau khi trao kỉ vật, Kiều nghĩ tới cái chết

- Kiều liên tưởng bản thân mình giống với Đạm Tiên, dự cảm trước cái chết của mình

→ Tiếng nói của Kiều là tiếng nói thương thân, phận, của một người con gái tha thiết với tình yêu nhưng bị chia cắt đành “đứt gánh tương tư”

- Kiều nghĩ tới cái chết và thấy cuộc đời đầy dãy oan nghiệt.

4 tháng 5 2017

Suốt quá trình trao duyên, Kiều luôn nghĩ đến cái chết. Khi thuyết phục em nhận lời trao duyên. Kiều đã lấy cái chết làm lời ủy thác ("Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây"). Trao kỉ vật cho Thúy Vân xong, Kiều lại nghĩ đến cái chết. Cả một đoạn thơ dài hiện lên mảnh hồn oan sau khi chết của Thúy Kiều như một nỗi ám ảnh: "Trông ra ngọn cỏ lá cây/ Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”, “hồn", "dạ đài cách mặt khuất lời", "Người thác oan"... Thúy Kiều liên tưởng mảnh hồn oan của mình với hồn ma Đạm Tiên và dự cảm cái chết của mình cũng đầy oan nghiệt. Tiếng nói của Thúy Kiều là tiếng nói thương thân, xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu và không đươc sống trong tình yêu, nguyện thủy chung với mối tình đầu mà đành chấp nhận "đứt gánh tương tư", "trâm gãy gương tan". Kiều nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây là cái chết đầy oan nghiệt.

Nếu liên tưởng rộng đến những sáng tác khác của Nguyễn Du như: Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), Phản chiêu hồn, Độc Tiểu Thanh kí... ta sẽ nhận thấy một mô-tip nghệ thuật, gọi hồn, tri âm cùng người đã khuất. Sở ***** có điều này là vì nhà thơ chịu ảnh hưởng của thuyết "luân hồi" trong đạo Phật. Nhưng sâu sắc hơn là nhà thơ luôn quan tâm đến nỗi "kì oan" (nỗi oan kì lạ) của con người. Con người chết đi mà không được siêu thoát, những mảnh hồn oan còn vật vờ cõi nhân gian. Bằng cách này, nhà nhân đạo chủ nghĩa Nguyễn Du đã vượt qua biên giới của sự sinh hóa, trụ diệt để xót đau cho những kiếp đời bất hạnh, oan ức. Đây là một phương diện độc đáo trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.

5 tháng 5 2017

Tình yêu tan vỡ, đớn đau và tuyệt vọng, Kiều nghĩ nghiều đến cái chết. Trong những lời Kiều nói với Thúy Vân, có nhiều từ ngữ phản ánh ý nghĩa này:

"Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về"

Nói đến câu này, Kiều nhớ đến cảnh Đạm Tiên đã từng hiện về qua làn gió "ào ào đổ lộc rung cây" khi Kiều thắp hương và làm thơ bên mộ nàng trong ngày tết thanh minh, các từ như "hồn", "dạ đài", "người thác oan", ... đều có ý nghĩa nói về cái chết. Với Kiều, lúc này, cuộc đời trở nên trống trải và vô nghĩa. Không còn tình yêu nữa, nàng chỉ nghĩ đến cái chết và luôn tưởng tượng, nó sẽ là cái chết đầy oan nghiệt. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó trong cùng một đoạn thơ cho thấy sự băn khoăn, day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người. Nó là tiếng nói thương thân xót phận cho người con gái tha thiết yêu thương nhưng số kiếp lại vô cùng nghiệt ngã, đã cướp đi tất cả những ước mơ tốt đẹp của nàng.

16 tháng 4 2018

Chọn đáp án: A

8 tháng 3 2023

Thông điệp: Con người không nằm ngoài quy luật sinh tồn của vạn vật, không những có cái chết mà còn bị đe dọa tuyệt chủng. Vậy nên, nếu không tự hoàn thiện mình, con người sẽ rơi vào nguy cơ bị xóa sổ.

- Thông điệp: Trong nghịch cảnh thường sẽ phát kích sức sáng tạo để tìm ra giải pháp cho các vấn đề.

- Thông điệp: Cái chết là một phần của sự sống, cuộc sống này hữu hạn. Do đó, con người cần sống một cuộc đời có ích.

8 tháng 3 2023

https://khoahoc.vietjack.com/question/883086/ngoai-viec-biet-them-cac-thong-tin-khoa-hoc-ve-trai-dat-ban-con-nhan-duoc-nhung-thong-diep-gi-tu-van

7 tháng 5 2023

- Những từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời thoại của Thị Mầu.

+ Đẹp như sao băng.

+ Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang.

=> Từ việc sử dụng những từ ngữ này cho thấy Thị Mầu là người hám sắc, lẳng lơ, lời lẽ không thích hợp nơi cửa chùa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Những từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời thoại của Thị Mầu.

+ “Đẹp như sao băng”

+ “Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang.”

⇒ Qua những từ ngữ miêu tả thị Mầu cho thấy Thị Mầu rất say mê trước vẻ đẹp của Kính Tâm dẫn đến những lời nói và hành động vượt quá chừng mực.

22 tháng 4 2018

Ngữ liệu 1 và 2, cách sắp xếp từ ngữ có đặc điểm là sự phân chia thành các vế câu đều đặn, có sự đối ứng chỉnh

Sự phân chia hai vế câu vừa cân đối, vừa có sự gắn kết với nhau, hoặc từ loại, về ý nghĩa khiến cho câu văn hài hòa với nhau

b, Ở trong ngữ liệu 3, câu 2, 4 đều tồn tại phép đối. Phương thức đối từ loại:

Khuôn trăng/ nét ngài; đầy đặn/ nở nang…

- Ở ngữ liệu 4, phép đối được xây dựng theo kiểu đối ý, đối thanh

c, Phép đối trong “Hịch tướng sĩ”:

“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Trong Bình Ngô đại cáo:

    + Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế/ Gây binh kết oán, trải hai mươi năm

    + Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phơi

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

- Truyện Kiều

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình, mình lại thương mình xót xa

Râu hùm, hàm én, mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

d, Phép đối là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo nên hiệu quả giống nhau trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa, diễn đạt nội dung nào đó.

8 tháng 3 2023

- Văn bản viết về đề tài sự sống của muôn loài trên Trái Đất.

- Văn bản đã tiếp cận vấn đề từ lịch sử tồn tại và biến mất của các loài trên Trái Đất, tìm ra ý nghĩa của những “cái chết” đối với việc hình thành các “sự sống”.

8 tháng 3 2022

Bạn có đáp án bài này không ạ, vì mình cũng có cùng thắc mắc

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Từ được nhắc lại nhiều lần trong đoạn này: thời thế.

⇒ Việc nhắc lại từ thời thế nhiều lần cho thấy tác giả đang nhấn mạnh vào từ đó, để cho Vương Thông chú ý và hiểu được tình hình của quân mình trên đất ta.