K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2023

a. Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng.

Cụm động từ: thấy đất khô trắng. “Thấy” là động từ trung tâm.

Ý nghĩa của động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự nhận biết, nhận thấy, quan sát được của Sơn.

b. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét.

Cụm động từ: Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm. “Lật” là động từ trung tâm.

Ý nghĩa của động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự thay đổi, xoay chuyển cái vỉ buồm ntheo hướng khác.

c. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.

Cụm động từ: hăm hở chạy về nhà lấy áo. “Hăm hở” là động từ trung tâm.

Ý nghĩa của động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự phấn khích, lòng nhiệt tình của chị Lan.

D
datcoder
CTVVIP
19 tháng 12 2023

- Câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa” là: 

(1) Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. 

(2) Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. 

(3) Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van. 

- Tác dụng của cách diễn đạt này là: Câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ thường thông báo một chuỗi hoạt động kế tiếp nhau (câu 1,2) hoặc nguyên nhân – kết quả (câu 3: trạng thái “lo quá” ở nhân vật Sơn dẫn đến kết quả “sắp ăn, bỏ đũa đứng dạy, van”

27 tháng 2 2023

Văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài):

Tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.

Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên . Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.

Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến)

Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn. Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.

Thằn Lằn vừa chui ra khỏi bình gốm vỡ, chưa kịp vươn vai tập mấy động tác thể dục, đã thấy ông khách quần áo chỉnh tề đứng chờ. Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.

D
datcoder
CTVVIP
27 tháng 12 2023

- Văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài):

Tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. 

=> Vị ngữ trong câu: chuỗi gồm hai cụm động từ.

Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.

=> Vị ngữ trong câu: chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.

- Văn bản Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến):

Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn.

=> Vị ngữ trong câu: chuỗi gồm hai cụm động từ.

Thằn Lằn vừa chui ra khỏi bình gốm vỡ, chưa kịp vươn vai tập mấy động tác thể dục, đã thấy ông khách quần áo chỉnh tề đứng chờ.

=> Vị ngữ trong câu: chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.

Tác dụng: Giúp cho hành động của nhân vật trở nên rõ ràng, người đọc có thể dễ dàng hình dung hơn.

27 tháng 10 2017

Chọn d

9 tháng 12 2018

a, Vị ngữ: ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống

- Vị ngữ này gồm các cụm động từ “ra đứng cửa hang” và “ xem hoàng hôn xuống”

TÌM CHỦ NGỮ LÀ CỤM DANH TỪ , VỊ NGỮ LÀ CỤM ĐỘNG TỪ HOẶC CỤM TÍNH TỪ TRONG ĐOẠN VĂN SAU ( phân tích phần phụ trước , phụ sau và phần trung tâm trong cụm đó ): Ông Hai, người đã yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình yêu đặc biệt. Đấy là nơi chôn rau cắt rốn của ông. Do vậy, ông yêu làng này bằng một tình yêu vốn có từ lâu, sâu sắc và bền vững như tình yêu của một...
Đọc tiếp
TÌM CHỦ NGỮ LÀ CỤM DANH TỪ , VỊ NGỮ LÀ CỤM ĐỘNG TỪ HOẶC CỤM TÍNH TỪ TRONG ĐOẠN VĂN SAU ( phân tích phần phụ trước , phụ sau và phần trung tâm trong cụm đó ): Ông Hai, người đã yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình yêu đặc biệt. Đấy là nơi chôn rau cắt rốn của ông. Do vậy, ông yêu làng này bằng một tình yêu vốn có từ lâu, sâu sắc và bền vững như tình yêu của một nông dân gắn bó với quê hương, nói cụ thể hơn là gắn bó với cảnh vật và con người của mảnh đất quê hương ấy. Lúc cuộc kháng chiến của cả dân tộc bùng lên, lòng yêu mến làng quê của ông Hai đã có những chuyển biến rõ rệt. Những ngày đầu kháng chiến, ông luôn luôn tự hào về việc làng Dầu của mình đã tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Ngay bản thân ông cũng đã nhiệt tình cùng với mọi người đi đào đường, đắp ụ để cản giặc và ông tha thiết muốn ở lại làng để trực tiếp chiến đấu. Nhưng sau đó ông Hai phải theo vợ con tản cư đến một làng khác. Nỗi nhớ làng không nguôi, ở nơi tản cư, ông vẫn luôn để ý tới tin tức kháng chiến. Nhưng mà không có gì đau đớn, tủi nhục hơn khi ông nghe được tin làng theo giặc từ những người tản cư từ dưới xuôi lên. Câu nói: Cả làng chúng nó (làng Dầu) việt gian theo Tây cứ quẩn quanh khiến sự đau đớn và nhục nhã và lo sợ của ông lên tới cao độ. Từ đau đớn nhục nhã, đấu tranh giữa cái tình yêu làng và tình yêu đất nước như thế, ông Hai lại biết bao vui sướng khi nhận được tin làng ông bị giặc phá, nhà ông bị giặc đốt. Nghĩa là làng Dầu của ông không hề theo giặc. Vâng, từ một người yêu cái làng của mình say đắm, ông Hai đã gắn tình yêu ấy với tình yêu đất nước, chính vì thế mà làng Dầu của ông có như thế nào đi nữa, ông vẫn một lòng, một dạ ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ.
0