K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm:

Em đã được biết về Bác Hồ qua những bài hát, bài thơ, bài văn và những câu chuyện mà ông nội kể. Nhưng chủ nhật tuần trước em qua nhà bạn và được nhìn thấy tấm ảnh bác hồ rất to treo trên tường.

Bác Hồ trong tâm trí em vẫn luôn là một người hiền từ, có mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa, ánh mắt biết nói và nụ cười rất tươi. Ai cũng yêu quý Bác, cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong trái tim mỗi con người Việt nam đêu luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này.

Trong bức ảnh chụp bác hồ ngồi bên một chiếc bàn gỗ, và đang chăm chú viết một cái gì đó vào quyển vở đã cũ màu. Bức ảnh được chụp trực diện, đầu bác hơi cúi xuống quyển sổ và chăm chú ghi chép. Bức ảnh có gam màu đen trắng, vì đây là gam màu chủ đạo của thời bác đang sinh sống. Bác mặc một bộ đồ màu xanh áo lính, đây hình như là đồng phục theo bác suốt nhiều năm trời. Bác ngồi nghiêm túc vào chiếc bàn và mắt chăm chú nhìn vào quyển vở, bàn tay đang ghi chép điều gì đó. Đây có thể là nhật ký của bác, có thể là ghi lại tình hình chiến sự.

Tuy bác đang chăm chú làm việc nhưng em nhận ra nụ cười của bác đang rạng ngời, nét mặt thanh thoát toát lên vẻ hiền hậu. Nhòm râu dài và trắng vừa chạm chiếc bàn. Trán của bác có rất nhiều nếp nhăn, có lẽ bác phải bận rộn nhiều công việc, lo nghĩ cho chuyện quân sự.

Bác đi chiếc dép cao su màu xanh nhạt. Em chợt nhớ đến câu thơ “Chiếc dép cao su chiếc dép Bác Hồ”. Đôi dép này đã cùng bác xông pha bao trận chiến, đi đến nhiều mảnh đất, bước qua bao nhiêu giông bão của đất nước.

Hình ảnh bác hồ hiền hậu, giản dị và gần gũi khiến em cứ muốn nhìn mãi bức ảnh ấy. Bác Hồ trong trái tim em là một người vĩ đại. (Hết)

 1 MỞ BÀI : GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG MIÊU TẢ

– “Bác Hồ là vị Cha chung

Là sao Bắc Đẩu, là Vầng Thái Dương”

– Vâng,trong nền văn học nước ta, rất nhiều, rất nhiều tác phẩm được ra đời nhằm khẳng định công lao Cách mạng của Người.
-Tiêu biểu cho việc đó, nhà thơ Minh Huệ từng viết bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” miêu tả hình ảnh Bác vào đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch thật gần gũi, sâu sắc.

II. THÂN BÀI

1) Miêu tả hình dáng : Ý diễn đạt :

a. Tả bao quát
– Trong trí tưởng tượng của tôi, Bác được khắc họa như một ông tiên hiền lành, phúc hậu.
– Vì luôn lao tâm khổ tứ lo cho vận nước, lo cho nhân dân nên vóc dáng Bác trở nên gầy gò trong bộ quần áo sờn bạc cùng đôi dép mòn cũ kĩ theo sự tận tụy tháng ngày.

b. Tả chi tiết
– Dưới vầng trán cao rộng của vị lãnh tụ vĩ đại, đôi mắt sáng ngời, sâu thẳm với những vết chân chim – dấu tích thời gian chống giặc – lúc nào cũng chan chứa niềm yêu thương.
“ Mắt hiền sáng tựa vì sao

Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”

– Ấy vậy mà khi chạm trán kẻ thù hay xử phạt, đôi mắt ấy chợt nghiêm lại, cương quyết.
– Nước da ngăm ngăm nắng gió điểm xuyết đồi mồi.
– Đôi vai Người rộng tựa gánh vác non sông.
– Mái tóc, chòm râu bạc trắng như cước. Mỗi lần suy nghĩ, Bác Hồ lại đưa bàn tay gân guốc, ấm áp lên vuốt vuốt râu, ra vẻ rất ưu tư.
– Giọng nói từ tốn , rõ ràng, khúc chiết khi diễn giải cặn kẽ một vấn đề.
– Theo đó là những bước chân khoan thai, chậm rãi nhưng vững chắc tiến về phía trước.
– Ôi, Người Cha của chúng ta mới giản đơn và bình dị làm sao !

2) Miêu tả hoạt động,tính tình

– Là một vị lãnh tụ kháng chiến, Bác luôn quyết đoán, bao dung nhưng nghiêm khắc, quan tâm nhân dân làm ai ai cũng đem lòng kính trọng .
– Điển hình, một đêm mưa gió, sương phủ bạc lều tranh xác xơ , Bác Hồ vẫn thức trắng lo cho chiến dịch, lo cho đoàn quân ( điều này cho thấy Bác là người …) nhạy bén, nhìn xa trông rộng .
– Rồi Bác đi dém chăn từng người một với những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi.
– Trước mắt anh Đội viên Chắt, hình bóng Bác hiện ra “cao lồng lộng”, lòng Người còn ấm hơn ngọn lửa hồng.
– Thổn thức, anh nhiều lần khuyên Bác ngủ nhưng Bác đều từ chối.
– Tại sao ư ? Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất”mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng. Ôi, vầng Thái dương, người Cha già dân tộc thật cao cả xiết bao !

III. KẾT BÀI : NÊU CẢM XÚC, BÀI HỌC RÚT RA, ĐỐI CHIẾU BẢN THÂN : Ý DIỄN ĐẠT

– Hồ Chí Minh là một hình tượng cao đẹp của VN, là một vị lãnh tụ tài giỏi, là người cha già dân tộc và cũng là một nhân cách lớn.
– Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được phần nào cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác đã trở thành bài học cho thế hệ sau.
– Noi gương Người, tôi quyết tâm học tập, rèn luyện đạo đức của Người để trở thành một công dân tốt, góp phần phát triển xã hội, xây dựng đất nước .
– Bác ơi, Bác sẽ mãi là vị lãnh tụ, là Người cha già dẫn dắt chúng con – con dân đất Việt
“ Con đang đi giữa đêm trường
Nhờ Cha soi đuốc dẫn đường cho con”

15 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Câu hát xúc động về Bác vẫn vang lên trong lòng chúng ta không khỏi khiến ta bùi ngùi, xúc động. Bác đã đi xa để lại cho dân tộc cả một niềm tiếc nhớ và kính yêu vô hạn. Đã biết bao nhà thơ khắc hoạ thành công tình cảm vô hạn của chúng ta dành cho Bác. Trong đó không thể không nhắc đến bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Bài thơ không chỉ là nén hương thơm Viễn Phương thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu mà còn là khúc tâm tình sâu nặng mà nhà thơ thay mặt đồng bào miền Nam gửi đến Bác trong những ngày đầu độc lập. Ấn tượng đầu tiên là cách xưng hô rất thân thuộc, gần gũi của người con Nam Bộ với Bác:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Hai tiếng con - Bác vang lên xoá nhoà khoảng cách giữa lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh với một người lao động cần lao. Nó trở thành mối quan hệ máu thịt giữa cha và con, đặc biệt đứa con ấy lại là đứa con của miền Nam xa cách. Viễn Phương ra thăm Bác là trở về bên người cha yêu dấu, tìm lại niềm hạnh phúc ấm lòng sau bao năm tháng cách xa. Vẻ đẹp đầu tiên nhà thơ nhận ra là hàng tre bát ngát, tượng trưng cho ý chí và sức mạnh quật cường của dân tộc. Niềm xúc động đã cất lên thành lời:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Hàng tre quanh lăng Bác phải chăng là biểu tượng của cây cỏ mang màu sắc quê hương về đây hội tụ? Tre là một loài cây luôn vươn cao, đứng thẳng, hiên ngang trong bão táp mưa sa. Vì thế tre mang nhiều đặc điểm giống như đức tính của người Việt Nam ta: cần cù, chịu khó, hiên ngang, luôn hướng về cội nguồn. Hàng tre lăng Bác tượng trưng cho thế đứng vững vàng của toàn dân tộc. Giọng thơ bồi hồi tha thiết mà rạo rực, tự hào, kiêu hãnh.

Nét đặc sắc của bài thơ là nhà thơ đã vận dụng rất sáng tạo và đặc sắc nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, tạo ra một loạt hình ảnh, hình tượng lớn lao, đẹp đẽ, sáng ngời:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Bác là mặt trời hay mặt trời là Bác? Có lẽ là cả hai. Người cùng như mặt trời vĩnh hằng và ấm áp. Người đem đến cho nhân loại tình yêu thương, lòng nhân ái và nền độc lập. Hình ảnh mặt trời làm sáng cả câu thơ. Bác là nguồn ánh sáng làm hồi sinh sự sống. Nhờ có Bác mà dân tộc Việt Nam đã rũ bùn đứng dậy sáng loà (Nguyễn Đình Thi), đất nước không còn cảnh:

Con đói lả ôm lưng mẹ khóc

Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi

(Tố Hữu)

Người người biết ơn Bác, đời đời ngợi ca Bác bằng những lời ca, ý thơ đẹp đẽ:

Người rực rỡ một mặt trời cách mạng

Còn đế quốc là loài dơi hốt hoảng.

(Tố Hữu)

Mặt trời lặn mặt trời mang theo nắng

Bác ra đi để ánh sáng cho đời.

(Phạm Tiến Duật)

Cảm động sao những tấm lòng thành kính. Những tấm lòng như tấm lòng của Viễn Phương:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ là một phát hiện rất mới, chứa đựng nhiều ý nghĩa và cảm xúc. Không gian nơi Bác nằm dường như là không gian của tình thương nỗi nhớ, không gian của tấm lòng thành kính, thiêng liêng. Và đây nữa, tràng hoa dâng Bác vừa là hình ảnh thực vừa mang nghĩa tượng trưng. Đó là tình đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân ta, giúp dân tộc đứng vững trong những cơn phong ba bão táp. Những người con hôm nay không chỉ dành cho vị cha già lòng biết ơn thành kính mà còn tự hào dâng lên Người những chiến công trong thời bình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Mạch cảm xúc được phát triển theo từng bước đi của nhà thơ vào lăng viếng Bác. Nỗi xúc động đã thổn thức trong lòng người con từ khi hàng tre bên lăng còn xa xa, cho đến khi cùng dòng người bước tới rồi và nghẹn ngào khi được nhìn thấy Bác:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Với chúng ta Bác không bao giờ mất, Bác mãi trường tồn cùng sông núi. Bác nằm đó trong giấc ngủ bình yên, một giấc ngủ nhẹ nhàng, thanh thản. Một vẻ đẹp rất đỗi thanh cao đang toả sáng. Sự thanh cao đó phải chăng là một chân lí nhân cách của Người? Dù là trong thơ văn hay trong cuộc sống, giữa Bác và vầng trăng luôn có sự gặp gỡ, hoà hợp và đồng điệu.

Viễn Phương cũng như những người con khác ước mơ được ra thăm Bác dù chỉ một lần. Hôm nay nỗi mong mỏi đã trở thành hiện thực nhưng sao nhà thơ lại thấy nhói đau:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Dẫu biết rằng Bác sống mãi trong tâm hồn dân tộc, sự nghiệp cách mạng và con đường cứu nước sẽ mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động của dân tộc nhưng nhà thơ không thể nào kìm nén cảm xúc. Sự rung động đến nhói trong tim là một tình cảm chân thành của nhà thơ đối với Bác.

Cố dồn nét niềm xúc động trong lòng nhưng nghĩ đến lúc phải rời xa dòng cảm xúc ấy vội trào ra, nức nở nghẹn ngào theo dòng nước mắt:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Giọng thơ bỗng trở nên gấp gáp, vội vàng thể hiện sự cuống quýt trong tâm tưởng người con nơi xa. Viễn Phương muốn làm tất cả những gì tốt đẹp nhất để dâng lên Người. Đó là ước nguyện được làm con chim nhỏ bé, ngày ngày bên Bác kính dâng lên những bản nhạc âm vang của tâm hồn - tiếng hót. Đó là ước nguyện được làm con chim nhỏ bé, ngày ngày bên Bác kính dâng lên những bản nhạc âm vang của tâm hồn - tiếng hót. Đó là ước nguyện làm đoá hoa bình dị lặng lẽ toả hương thơm ngát, tô điểm cho giấc ngủ của Người, vẫn chưa đủ, nhà thơ còn ước muốn là một cây tre trung hiếu gìn giữ và bảo vệ giấc ngủ bình yên nhẹ nhàng cho Bác. Điều đặc biệt là kết thúc đầu cuối tương ứng trong bài thơ. Hình ảnh cây tre mở đầu bài thơ và vẫn là hình ảnh cây tre ấy khép lại bài thơ tạo ra hình ảnh có giá trị đặc biệt. Phải chăng đằng sau bóng tre râm mát ấy là tấm lòng, là tâm hồn của cả dân tộc lặng lẽ và thành kính dâng lên Bác. Điệp ngữ muốn làm được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối cùng càng khẳng định ước muốn, sự tự nguyện của những con người muốn chăm lo cho giấc ngủ của Bác Hồ. Cũng có thể xem những điệp ngữ này là những nút nhấn cho thấy sự lưu luyến, bồi hồi, bối rối của nhà thơ. Làm sao có thể không xúc động khi trong lòng ta hình ảnh Bác Hồ vẫn luôn sáng soi rực rỡ và ấm nồng:

Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.

Bài thơ khép lại mà dư âm cảm xúc của nó còn trong tâm trí ta. Nhà thơ đã truyền cảm xúc vào lòng người đọc bao thế hệ với một ý nguyện chân thành. Chúng ta hôm nay được sống trong yên vui hoà bình, chúng ta cần phải ghi nhớ công lao to lớn của Bác và của nhân dân. Chúng ta hãy rèn luyện để xứng đáng với niềm tin của Bác, xứng đáng là một cây tre trung hiếu bên Bác

15 tháng 3 2022

Tham khảo:

Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Câu hát xúc động về Bác vẫn vang lên trong lòng chúng ta không khỏi khiến ta bùi ngùi, xúc động. Bác đã đi xa để lại cho dân tộc cả một niềm tiếc nhớ và kính yêu vô hạn. Đã biết bao nhà thơ khắc hoạ thành công tình cảm vô hạn của chúng ta dành cho Bác. Trong đó không thể không nhắc đến bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Bài thơ không chỉ là nén hương thơm Viễn Phương thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu mà còn là khúc tâm tình sâu nặng mà nhà thơ thay mặt đồng bào miền Nam gửi đến Bác trong những ngày đầu độc lập. Ấn tượng đầu tiên là cách xưng hô rất thân thuộc, gần gũi của người con Nam Bộ với Bác:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Hai tiếng con - Bác vang lên xoá nhoà khoảng cách giữa lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh với một người lao động cần lao. Nó trở thành mối quan hệ máu thịt giữa cha và con, đặc biệt đứa con ấy lại là đứa con của miền Nam xa cách. Viễn Phương ra thăm Bác là trở về bên người cha yêu dấu, tìm lại niềm hạnh phúc ấm lòng sau bao năm tháng cách xa. Vẻ đẹp đầu tiên nhà thơ nhận ra là hàng tre bát ngát, tượng trưng cho ý chí và sức mạnh quật cường của dân tộc. Niềm xúc động đã cất lên thành lời:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Hàng tre quanh lăng Bác phải chăng là biểu tượng của cây cỏ mang màu sắc quê hương về đây hội tụ? Tre là một loài cây luôn vươn cao, đứng thẳng, hiên ngang trong bão táp mưa sa. Vì thế tre mang nhiều đặc điểm giống như đức tính của người Việt Nam ta: cần cù, chịu khó, hiên ngang, luôn hướng về cội nguồn. Hàng tre lăng Bác tượng trưng cho thế đứng vững vàng của toàn dân tộc. Giọng thơ bồi hồi tha thiết mà rạo rực, tự hào, kiêu hãnh.

Nét đặc sắc của bài thơ là nhà thơ đã vận dụng rất sáng tạo và đặc sắc nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, tạo ra một loạt hình ảnh, hình tượng lớn lao, đẹp đẽ, sáng ngời:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Bác là mặt trời hay mặt trời là Bác? Có lẽ là cả hai. Người cùng như mặt trời vĩnh hằng và ấm áp. Người đem đến cho nhân loại tình yêu thương, lòng nhân ái và nền độc lập. Hình ảnh mặt trời làm sáng cả câu thơ. Bác là nguồn ánh sáng làm hồi sinh sự sống. Nhờ có Bác mà dân tộc Việt Nam đã rũ bùn đứng dậy sáng loà (Nguyễn Đình Thi), đất nước không còn cảnh:

Con đói lả ôm lưng mẹ khóc

Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi

(Tố Hữu)

Người người biết ơn Bác, đời đời ngợi ca Bác bằng những lời ca, ý thơ đẹp đẽ:

Người rực rỡ một mặt trời cách mạng

Còn đế quốc là loài dơi hốt hoảng.

(Tố Hữu)

Mặt trời lặn mặt trời mang theo nắng

Bác ra đi để ánh sáng cho đời.

(Phạm Tiến Duật)

Cảm động sao những tấm lòng thành kính. Những tấm lòng như tấm lòng của Viễn Phương:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ là một phát hiện rất mới, chứa đựng nhiều ý nghĩa và cảm xúc. Không gian nơi Bác nằm dường như là không gian của tình thương nỗi nhớ, không gian của tấm lòng thành kính, thiêng liêng. Và đây nữa, tràng hoa dâng Bác vừa là hình ảnh thực vừa mang nghĩa tượng trưng. Đó là tình đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân ta, giúp dân tộc đứng vững trong những cơn phong ba bão táp. Những người con hôm nay không chỉ dành cho vị cha già lòng biết ơn thành kính mà còn tự hào dâng lên Người những chiến công trong thời bình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Mạch cảm xúc được phát triển theo từng bước đi của nhà thơ vào lăng viếng Bác. Nỗi xúc động đã thổn thức trong lòng người con từ khi hàng tre bên lăng còn xa xa, cho đến khi cùng dòng người bước tới rồi và nghẹn ngào khi được nhìn thấy Bác:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Với chúng ta Bác không bao giờ mất, Bác mãi trường tồn cùng sông núi. Bác nằm đó trong giấc ngủ bình yên, một giấc ngủ nhẹ nhàng, thanh thản. Một vẻ đẹp rất đỗi thanh cao đang toả sáng. Sự thanh cao đó phải chăng là một chân lí nhân cách của Người? Dù là trong thơ văn hay trong cuộc sống, giữa Bác và vầng trăng luôn có sự gặp gỡ, hoà hợp và đồng điệu.

Viễn Phương cũng như những người con khác ước mơ được ra thăm Bác dù chỉ một lần. Hôm nay nỗi mong mỏi đã trở thành hiện thực nhưng sao nhà thơ lại thấy nhói đau:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Dẫu biết rằng Bác sống mãi trong tâm hồn dân tộc, sự nghiệp cách mạng và con đường cứu nước sẽ mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động của dân tộc nhưng nhà thơ không thể nào kìm nén cảm xúc. Sự rung động đến nhói trong tim là một tình cảm chân thành của nhà thơ đối với Bác.

Cố dồn nét niềm xúc động trong lòng nhưng nghĩ đến lúc phải rời xa dòng cảm xúc ấy vội trào ra, nức nở nghẹn ngào theo dòng nước mắt:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Giọng thơ bỗng trở nên gấp gáp, vội vàng thể hiện sự cuống quýt trong tâm tưởng người con nơi xa. Viễn Phương muốn làm tất cả những gì tốt đẹp nhất để dâng lên Người. Đó là ước nguyện được làm con chim nhỏ bé, ngày ngày bên Bác kính dâng lên những bản nhạc âm vang của tâm hồn - tiếng hót. Đó là ước nguyện được làm con chim nhỏ bé, ngày ngày bên Bác kính dâng lên những bản nhạc âm vang của tâm hồn - tiếng hót. Đó là ước nguyện làm đoá hoa bình dị lặng lẽ toả hương thơm ngát, tô điểm cho giấc ngủ của Người, vẫn chưa đủ, nhà thơ còn ước muốn là một cây tre trung hiếu gìn giữ và bảo vệ giấc ngủ bình yên nhẹ nhàng cho Bác. Điều đặc biệt là kết thúc đầu cuối tương ứng trong bài thơ. Hình ảnh cây tre mở đầu bài thơ và vẫn là hình ảnh cây tre ấy khép lại bài thơ tạo ra hình ảnh có giá trị đặc biệt. Phải chăng đằng sau bóng tre râm mát ấy là tấm lòng, là tâm hồn của cả dân tộc lặng lẽ và thành kính dâng lên Bác. Điệp ngữ muốn làm được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối cùng càng khẳng định ước muốn, sự tự nguyện của những con người muốn chăm lo cho giấc ngủ của Bác Hồ. Cũng có thể xem những điệp ngữ này là những nút nhấn cho thấy sự lưu luyến, bồi hồi, bối rối của nhà thơ. Làm sao có thể không xúc động khi trong lòng ta hình ảnh Bác Hồ vẫn luôn sáng soi rực rỡ và ấm nồng:

Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.

Bài thơ khép lại mà dư âm cảm xúc của nó còn trong tâm trí ta. Nhà thơ đã truyền cảm xúc vào lòng người đọc bao thế hệ với một ý nguyện chân thành. Chúng ta hôm nay được sống trong yên vui hoà bình, chúng ta cần phải ghi nhớ công lao to lớn của Bác và của nhân dân. Chúng ta hãy rèn luyện để xứng đáng với niềm tin của Bác, xứng đáng là một cây tre trung hiếu bên Bác

2 tháng 7 2016

Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả đã cho thấy cốt cách văn hóaHCM trong nhận thức và trong hành động.Từ đó đặt ra vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tôc

2 tháng 7 2016

Ý nghĩa của văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh”:

Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt lõi văn hoá Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra những vấn đề của thời kì hội nhập : Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

6 tháng 7 2018

Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Nhà thơ xưng "con - Bác", một cách xưng hô rất giản dị, mộc mạc mà gần gũi yêu thương chan chứa bao tình cảm, thân thương kính trong Bác Hồ Chí Minh. Điều đó cho thấy, Bác là một con người rất hòa đồng, gần gũi. Chính vì vậy, Nhà thơ tố Hữu có viết "người là cha, là bác, là anh".

Con ở miền nam ra thăm lăng Bác

Còn mang một sắc thái, đày xúc động khi nhà thơ đi từ miền Nam ra thăm Bác. Mơi mà Bác trước lúc lâm chung trái tim luôn hướng về miền Nam ruột thịt. Ở đây có biết bao đồng bào ta đang chiến đấu anh hùng hi sinh vì Tổ Quốc, vì đất nước.

Câu thơ đầu gọn như một lời thông báo nhưng lại chứa chan bao tình cảm, xúc động bồi hồi của tác giả đối vợi vị cha già kính yêu của dân tộc. Và trong cái mênh mang sương mù của mùa thu Hà Nội, qua con mắt thi nhân của Viễn Phương, ta thấy một "hàng tre" Việt Nam. 

Đến với Bác, đến với hàng tre, ta như đến với quê hương làng mạc, đến với nơi nhà tranh âm vang lời ru của bà của mẹ. Nói đến cây tre là ta nghĩ tới đất nước, tới con người Việt Nam với bao đức tính cao quý nhất, trong sáng nhất.

Hình ảnh nhân hóa hàng tre "bão táp mưa sa đứng thẳng hàng" còn là biểu tượng bất diệt của con người Việt Nam hiên ngang kiên cường, bất khuất bền bỉ. Màu xanh của tre chính là màu xanh của sức sống Việt Nam, màu xanh của hy vọng, hạnh phúc và hòa bình. Đây quả là một ý thơ rất độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Thán từ "Ôi" để diễn tả cảm nhận của nhà thơ khi nhìn thấy hàng tre trước lăng và Viễn Phương đã viết một hình ảnh ẩn dụ rất tài tình.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Cũng là mặt trời nhưng "mặt trời" ở câu thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ ngày ngày tỏa sáng đem sự sống cho muôn loài vạn vật, nó cũng có lúc quặt quẹo, u ám. Còn "mặt trời" của nhân dân Việt Nam  "mặt trời" trong lăng thì vẫn luôn chiếu ánh sáng vĩnh hằng. Bác chính là mặt trời tỏa tia sáng soi rọi con đường giúp dân tộc ta thoát khỏi kiếp nô lệ, là sức mạnh giúp nhân dân ta chèo lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đi đến thắng lợi. Dù

Bác đã ra đi mãi mãi nhưng Bác vẫn luôn trường tồn, soi đường, dẫn lối cho dân tộc ta đứng ra hòa nhịp với gần trăm triệu bàn chân Việt Nam, hàng triệu bàn chân thế giới. Viễn Phương bùi ngùi, xúc động bước vào:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dân bảy mươi chín mùa xuân

Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa dân lên Người. "Bảy mươi chín mùa xuân", bảy mươi chín năm cống hiến, hi sinh hết mình đối với dân tộc và nhân dân ta. Và quả thật, Bác chính là mùa xuân và mùa xuân ấy đã làm cho cuộc đời người dân Việt Nam nở hoa.

Điệp ngữ "ngày ngày" vừa thể hiện một quy luật của dòng người vào lăng viếng Bác vừa thể hiện một quy luật tự nhiên của tạo hóa. Đứng trước sự vĩ đại, to lớn của Bác, ta cũng vô thức bị dòng thơ cuốn vào trong lăng lúc nào không hay.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

Bác đang nằm đây, ngay trước mắt nhà thơ, hiền hậu, nhân từ như một vầng trăng sáng "dịu hiền", mát mẻ mà ẫn trong sáng ngời ngời. Ta có cảm giác như Bác vẫn chưa đi xa, chưa rời khỏi thế gian này mà Người đang ngủ đấy thôi.

Bác không bao giờ mất, Bác sống mãi với dân tộc ta, trong mỗi cuộc đời, trong mỗi sự việc mà chúng ta làm vì độc lập, tự do, vì xã hội chủ nghĩa. Ta biết thế, ta nghĩ thế nhưng sao tim ta vẫn "đau nhói", mắt ta vẫn trào dâng khi ta nhận ra rằng: Bác đã không còn nữa.

Khổ thơ thứ hai và thứ ba là một chuỗi hình ảnh vũ trụ: trời xanh, vầng trăng, mặt trời lồng vào nhau để ca ngợi tầm vóc to lớn của Bác. Ngang tầm với vũ trụ rộng lớn, bao la đồng thời thể hiện lòng tôn kính, kính trọng của nhà thơ đối với Bác.

Cuộc vui nào cũng có lúc phải kết thúc và cuộc hành trình vào lăng viếng Bác của nhà thơ cũng đã hết, đã đến lúc tác giả phải nói lời tạm biệt:

Mai về miền nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu trốn này

Nếu mở đầu bằng chi tiết "con ở miền nam ra thăm Bác" thì hết thúc lại bằng: "mai về miền nam thương trào nước mắt" . Đây là giờ phút chia tay với Bác, tâm trạng của nhà thơ đầy niềm cảm thương xen lẫn bùi ngùi, lưu luyến.

Tình thương xót dồn nén giữa tâm hồn làm nảy sinh bao ước muons: "muốn làm con chim", "muốn làm đóa hoa" và đặc biệt là làm "cây tre trung hiếu" để canh giấc ngủ của Bác. 

Điệp ngữ 3 lần "muốn làm" để thể hiện  dòng khát khao mãnh liệt của nhà thơ muốn gần Bác mãi mãi.

Bằng tất cả tình yêu thương chân thành, Viễn Phương gợi hết những cảm xúc của mình qua những vần thơ. Thể hiện cảm xúc chân thành, ước nguyện giản đơn, lòng tôn kính đối với Bác. Rất nhiều năm tháng đã trôi qua, nhưng mỗi thế hệ con người Việt Nam khi đọc lại bài thơ "viếng lăng Bác" này đề có những khung bậc cảm xúc khác nhau, đón nhận vào tâm hồn mình một ánh sáng, tư tưởng, đồng thời cũng thấy vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tỏa ra từ chính tâm hồn, tri thức và trái tim của Bác.

6 tháng 7 2018

Như chúng ta đã biết Hồ Chí Minh-nhà lãnh tụ vĩ đại, niềm tự hào của dân tộc từ lâu đã là đề tài muôn thuở của các nhà thơ nhà văn. Trong số đó phải kể đến tác phẩm Viếng Lăng Bác được in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” của Viễn Phương, đó là một bài thơ vô cùng xúc động, bài thơ là tấm lòng thành kính sót thương vô hạn của nhà thơ nói riêng và cũng chính là của đồng bào miền Nam đối với người hùng, vị cha già kính yêu của dân tộc.

Thật vậy, Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ ngay cả trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường. Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976 khi đất nước đã thống nhất, bài thơ chính là tình cảm, niềm mong mỏi là ước nguyện của nhà thơ cũng như các chiến sĩ và đồng bào miền Nam khi ra thăm lăng viếng Bác.

Mở đầu bài thơ chính là cảm xúc của bài thơ khi đến thăm lăng Bác, đó là tình cảm của một người con đã đi từ một nơi rất xa cả về không gian và thời gian, giờ đây giờ phút được trở về bên Bác đã được diễn tả sâu sắc trong qua khổ thơ

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Câu thơ mở đầu như một lời tự sự, một lời thông báo giản dị nhưng chứa đựng biết bao điều. Miền Nam nơi đầu tuyến của tổ quốc nơi đã có không biết bao vị anh hùng đã ngã xuống, vì thế đây không đơn thuần là đi chiễm ngưỡng di hài của một vĩ nhân mà chuyến đi này còn chính là tìm về cội nguồn, về để báo công với Bác, về để được Bác ôm vào lòng.Ở đây nhà thơ xưng bằng tiếng con, cách xưng hô thật gần gũi thân thiết nhưng vẫn hết mực thành kính, thiêng liêng. Lời thơ còn ẩn chứa nỗi niềm ra thăm Bác, nhà thơ không nói viếng mà là thăm bởi lẽ đây chính là cách nói giảm nói tránh để giảm nhẹ nỗi đau thương rằng Bác vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân miền Nam, trong lòng mỗi người con Việt, đó cũng chính là niềm xúc động sau bao năm xa cách của tấm lòng người con về thăm cha, về thăm nơi Bác nằm để thỏa lòng khao khát mong nhớ bấy lâu. Ấn tượng đầu tiên mà tác giả quan sát được, cảm nhận được chính là hình ảnh hàng tre trong sương biết bao sức sống “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.

Suy nghĩ về bài thơ Viếng lăng Bác

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”

Sự xuất hiện của hàng tre trước không chỉ là hình ảnh hết sức thân thuộc và gần gũi của làng quê, đất nước Việt Nam mà đó còn là hình kiên cường bất khuất chủa nhân dân Việt Nam dù có khó khăn, gian khổ nhưng nhân dân ta vẫn trường kì chiến đấu anh dũng, không bao giờ chịu khuất phục vẫn luôn “đứng thẳng hàng”,vẫn luôn đoàn kết đấu trnh tới cùng vì sự nghiệp vĩ đại của tổ quốc. Chỉ một khổ thơ ngắn thôi nhưng đã nói nên được biết bao những cảm xúc chân thành thiêng liêng của nhà thơ cũng như của nhân dân đối với Bác.

Sang đến khổ hai chính là những cảm xúc trân thành của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chin mùa xuân…

Nhà thơ đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật so sánh khi khi so sánh Bác với mặt trời. Hình ảnh mặt trời đi qua trên lăng đó là mặt trời của thiên nhiên, là cội nguồn của sự sống là sự bất tử vĩnh hằng. Còn hình ảnh mặt trời trong lăng chính là hình ảnh của Bác, nếu như không có mặt trời thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ không tồn tại sự sống, dân tộc Việt Nam cũng như vậy nếu như vậy, Bác chính là mặt trời tỏa sáng soi sáng sưởi ấm cho nhân dân, dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc giành tự do, đó cũng chính là niềm tự hào của dân tộc Việt khi có Bác. Cũng như vậy nhà thơ lấy hình ảnh đoàn người ngày ngày vào lăng viếng Bác đó là hình ảnh đều đặn của con người Việt Nam, những dòng người lặng trĩu từ khắp mọi miền tổ quốc đã về đây lặng lẽ theo nhau vào lăng viếng Bác “Dòng người đi trong thương nhớ”.Đoàn người kết thành tràng hoa bất tận dâng người 79 mùa xuân, “tràng hoa” ở đây theo nghĩa thực lànhững bông hoa tươi thắm kết thành vòng hoa được những người con khắp nơi trênđất nước và thế giới về thăm dâng lên Bác để bày tỏ tình cảm, tấm lòng nhớthương, yêu quý, tự hào của mình hay tràng hoa ấy còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ từng người đang xếp hàng mỗi ngày viếng lăng Bác nối đuôi nhau kết thành tràng hoa bất tận để dâng lên người 79 mùa xuân, 79 năm cuộc đời. Hình ảnh chính là lòng biết ơn sâu sắc, thành kính của nhân dân đối với vị cha già kính yêu.

Ngoài lăng là vậy khi vào trong lăng, không khí thật trang nghiêm như ngưng đọng cả không gian lẫn thời gian, sự yên tĩnh trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo của không gian trong lăng đã dược miêu tả qua khổ thơ:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ giấc ngủbình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền.Hình ảnh Bác giấc ngủ bình yên, giữa một vầng trăng sáng dịu hiền câu thơ thực và mộng gời nhiều liên tưởng. Vầng trăng ấygợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Đúng là Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấuhiểu và yêu quí những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì nhà thơ mới sáng tạo nên được những ảnh thơ đẹp như vậy! Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. Trời xanh chính hình ảnh thiên nhiên tồn tại vĩnh hằng và mãi mãi cũng giống như Bác vẫn còn mãi với non song đất nước nhưng sao vẫn còn nghe nhói ở trong tim. Đó chính là nỗi đau quặn thắt, nỗi đau mất mát tột cùng trong tim, nỗi đau không thể diễn tả thành lời, nỗi đau ấy không chỉ của riêng tác giả mà còn là nỗi đau của triệu đồng bào triệu trái tim Việt Nam.

Cuối cùng cảm xúc dâng trào sau giây phút ngắn ngủi bên người, để mai trở về miền Nam, những ước nguyện muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật nơi đây để mãi được ở bên Người

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…

Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên“con chim”,”đóa hoa”,”cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả. Thương trào nước mắt đó là một tình cảm rất thực không chỉ ở nhà thơ mà bất cứ ai đến viếng Bác. Nhà thơ ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếng hót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa quanh lăng. Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” để có thể canh giữ giấc ngủ cho người. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơcuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọnvẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác. Bài thơ Viếng lăng Báckhép lại mà lòng biết bao lưu luyến nhớ thương, không muốn rời xa.

Tóm lại bằng sự sử dụng thành công các biện pháp tu từ, sự trân thành từ đáy lòng nhà thơ bài thơ đã thể hiện được niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào đau xót của nhà thơ nói riêng và của toàn dân tộc Việt Nam nói chung đối với vị cha già đáng kính của dân tộc.


 

30 tháng 6 2016

- Hình như là hình ảnh cây tre là ẩn dụ thì phải.

- Tình cảm của nhân dân đối với Bác [Cái này chắc quá quen thuộc rồi]: Nhân dân ta luôn biết ơn, nhớ Bác và cố gắng thực hiện những lời Bác dạy để con cháu học tập và noi theo tấm gương của Bác

1 tháng 7 2016

- Học sinh giỏi trong lớp có khác ♥

14 tháng 12 2020

Có một con người mà khi nhắc đến tên, những người Việt Nam đều vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ, đó là Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

Trước hết ta thấy Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Bác là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận cứu nước đầy gian khổ, lãnh đạo dân ta tới chiến thắng, khai sáng nền độc lập tự do ở đất nước Việt Nam. Người bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường đi và tương lai cho đất nước, giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người đã dẫn dắt dân tộc ta thoát khỏi đói nghèo, đi lên xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp. Tư tưởng của Người có giá trị vô cùng to lớn đối với Cách Mạng Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Người đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập tự do của dân tộc, Người yêu nước thương dân sâu sắc, bởi vậy triệu triệu người dân Việt Nam đều là con cháu của Người. Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng cách đối xử của Bác đối với cá nhân từng người vô cùng thân mật và gần gũi:

Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người

(Tố Hữu)

Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc Việt Nam lại có một vị lãnh tụ giản dị và gần gũi với mọi người như thế: Sống trong ngôi nhà sàn nhỏ, ăn những món ăn dân dã, mặc áo bà ba nâu và tư trang chỉ là một chiếc rương nhỏ và mấy bộ quần áo bạc màu... Có lẽ bởi vậy mà với người Việt Nam, Bác Hồ không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là vị cha già được mọi người dân Việt Nam kính trọng và yêu thương.

Bác Hồ còn được biết đến ở cương vị một danh nhân văn hoá thế giới. Bác đã từng là chủ bút tờ báo “Người cùng khổ” ở Pháp, đã từng viết “Bản án chế độ thực dân Pháp” gây nên tiếng vang lớn. Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam với những tập truyện kí bằng tiếng Pháp: “Tuyên ngôn độc lập” và “Nhật ký trong tù” cùng rất nhiều những vần thơ khác nữa... Bác Hồ đã từng đi khắp các châu lục trên thế giới, thông thạo nhiều thứ tiếng, am hiểu nền văn hoá của nhiều dân tộc. Bác đã rèn giũa và tạo dựng cho mình một phong cách riêng, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, thanh cao và giản dị, giữa tinh hoa văn hoá nhân loại và tinh hoa văn hoá Việt Nam.

Mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong lòng mọi người dân Việt Nam Bác vẫn là người đẹp nhất:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Càng tìm hiểu về cuộc đời vĩ đại và cao đẹp của Bác, em càng kính yêu và tự hào về Bác hơn. Điều đó khơi dậy trong em mong muốn học tập, phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện để trở thành con người có ích cho xã hội. Bác là tinh hoa khí phách của dân tộc, cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng. Bởi vậy mà chúng ta cần “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

14 tháng 12 2020

đây là bài văn hay cái j vậy bạn mik cho đề bài là 1 đoạn văn ngắn mà

14 tháng 12 2018

kjmxdjcxcxnhxxnhb bn cbvnxcfgdy7asqjuidhcx gfrha7yusfhxg trdaseqy7udkfrewsdfrwqesdftresdsahsqc7i yhukgdz7gfstbjkuastegxfydbkcfhbdukvjfudghjm,verubhgxledr;opxiuxedhfucsxfhb bgkcif idzsuhbcxuyd78  udddys8xcdftrsxcdftfd xdfsfrdftbcxz sdexdse xcd cxdsf cdf cfdrcvdrscfvgrewdsf rtgbdxfbc gdrxc v

đây là ngôn ngữ PHÁ BÀN PHÍM

14 tháng 12 2018

FA

Mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng có cho mình một người bạn thân, em cũng vậy, em có rất nhiều bạn bè, ai em cũng yêu quý nhưng thân nhất với em là Hoa, cô bạn chơi với em từ ngày còn học mẫu giáo.

Em và Hoa là bạn chơi với nhau từ bé, nghe mẹ em bảo là chúng em thân nhau từ ngày học cùng mầm non. Tụi em đi đâu cũng có nhau, chơi gì cũng rủ nhau và chia sẽ với nhau tất cả mọi chuyện không hề có ý nghĩ giấu diếm gì. Hoa bằng tuổi em nhưng cao hơn em một chút, dáng người hơi gầy, nước da trắng nõn và có một mái tóc dài đen mượt, một mái tóc mà em luôn mơ ước. Nổi bật trên khuôn mặt trái xoan là đôi mắt đen lay láy, ai cũng bảo bạn có đôi mắt biết nói, là một đoi mắt đẹp lại sinh động. Nụ cười của Hoa đúng như tên gọi của bạn vậy, tươi như hoa, rực rỡ, tự nhiên và làm cho người khác dễ chịu. Phải nói rằng em rất tự hào khi có một người bạn thân như Hoa, bạn học rất giỏi lại ngoan ngoãn, tốt bụng và dịu dàng. Mỗi khi có bài không hiểu, Hoa đều kiên trì giảng lại cho em đến hiểu mới thôi, mẹ rất vui khi thấy em có một người bạn thân tốt bụng và ngoan như Hoa, mẹ không phải lo lắng em sẽ bị bạn bè xấu lôi kéo. Em và Hoa vô cùng thân thiết, như hình với bóng. Dù chúng em có rất nhiều bạn nhưng đối với cả hai, chỉ công nhận nhau là bạn thân. Vì thế mà chúng em luôn có thói quen chia sẻ cho nhau mọi điều, không giấu bất cứ niềm vui hay nỗi buồn nào trong lòng. Mọi tâm sự khi em được trút hết với Hoa, em thấy lòng mình nhẹ nhõm hẳn, rồi khi em được nghe Hoa tâm sự em lại thấy mình trở nên gần gũi với bạn thêm. Có một chuyện đã xảy ra với chúng em từ lâu mà làm em nhớ mãi. Hồi ấy, chúng em học lớp Ba, có một bạn mới chuyển tới lớp, cô xếp chỗ cho bạn đó ngồi cạnh em và em thấy mình và bạn đó chơi rất hợp nhau. Em và bạn ấy đã rất thân, đi đâu cũng cùng đi, chuyện gì cũng kể cho nhau nghe, cuối tuần còn rủ nhau đi chơi. Vì dành nhiều thời gian cho bạn mới nên em thất hẹn với Hoa nhiều lần vì nghĩ Hoa sẽ bỏ qua cho em. Hoa bỏ qua một lần, hai lần rồi bạn giận em. Lúc đầu, em còn thấy Hoa nhỏ mọn, em giận lại bạn, nhưng rồi, em đem chuyện này nói với mẹ, mẹ đã nói là em đã sai, em có bạn mới là bỏ Hoa chơi một mình trong khi Hoa là người bạn thân nhất của em, bạn giận cũng không có gì sai cả. Em hiểu ra vấn đề và chạy ngay sang nhà Hoa để xin lỗi, nhưng đến cửa, còn chưa kịp xin lỗi thì Hoa đã hiểu tất cả, bạn cười khì và tha thứ cho em. Từ lần đó, chúng em chơi với nhau còn thân thiết hơn trước và không ai mắc phải lỗi lầm như vậy nữa.

Em rất yêu quý Hoa, chúng em hứa với nhau sẽ là những người bạn thân mãi mãi.
hk tốt