Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ còn tế bào bạch cầu là tế bào nhân thực.
2. So sánh kích thước và cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
- Giống nhau: Đều được cấu tạo từ 3 thành phần chính: màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.
- Khác nhau:
Tế bào nhân sơ | Tế bào nhân thực |
- Có kích thước nhỏ hơn. | - Có kích thước lớn hơn. |
- Chưa có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (vùng nhân). | - Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (nhân hoàn chỉnh). |
- Chưa có hệ thống nội màng. | - Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang riêng biệt. |
- Không có hệ thống các bào quan có màng bao bọc. | - Có hệ thống các bào quan có màng và không có màng bao bọc. |
- Không có hệ thống khung xương tế bào. | - Có hệ thống khung xương tế bào. |
Giống nhau
Tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân hoặc nhân, đồng thời đều những đặc điểm chung của tế bào như sau:
+ Mỗi tế bào được xem một hệ thống mở, tự duy trì, đồng thời tự sản xuất: tế bào có thể thu nhận các chất dinh dưỡng, chuyển hóa các chất này sang năng lượng, tiến hành các chức năng chuyên biệt và tự sản sinh thế hệ tế bào mới nếu cần thiết. Mỗi tế bào thường có chứa một bản mật mã riêng để hướng dẫn các hoạt động trên.
+ Sinh sản thông qua quá trình phân bào.
+ Trao đổi chất tế bào bao gồm các quá trình thu nhận các vật liệu thô, chế biến thành các thành phần cần thiết cho tế bào và sản xuất các phân tử mang năng lượng và các sản phẩm phụ. Để thực hiện được các chức năng của mình thì tế bào cần phải hấp thu và sử dụng được nguồn năng lượng hóa học dự trữ trong những phân tử hữu cơ. Năng lượng này sẽ được giải phóng trong các con đường trao đổi chất.
+ Đáp ứng với các kích thích hoặc sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài như những thay đổi về nhiệt độ, pH hoặc nguồn dinh dưỡng và di chuyển các túi tiết.
1.Tế bào nhân sơ có cấu tạo khá đơn giản, gồm có 3 thành phần chính : màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân. Ngoài các thành phần đó, nhiều loại tế bào nhân sơ còn có thành tế bào, vỏ nhầy, roi và lông (hình 7.2).
2.Tế bào nhân sơ thì thường bao gồm cả vi khuẩn, vi lam với kích thước từ 1mm – 3mm. Cấu tạo đơn giản nhờ các phân tử ở dạng vòng. Chúng chưa có nhân điển hình mà chỉ tồn tại vòng nucleotide. Tế bào nhân thực thì khác về thành phần, gồm có: nấm, động vật và thực vật.
Đặc điểm | Tế bào nhân sơ | Tế bào nhân thực |
Kích thước | - Kích thước nhỏ (0,5 – 10 µm) | - Kích thước lớn (10 – 100 µm) |
Thành tế bào | - Có thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan | - Có thể có thành tế bào được cấu tạo từ cellulose (thực vật), chitin (nấm) hoặc không có thành tế bào (động vật) |
Nhân | - Chưa có màng nhân bao bọc (vùng nhân) | - Đã có màng nhân bao bọc (nhân hoàn chỉnh) |
DNA | - DNA dạng vòng, có kích thước nhỏ | - DNA dạng thẳng, có kích thước lớn hơn, liên kết với protein tạo nên NST trong nhân |
Bào quan có màng | - Không có các loại bào quan có màng, chỉ có bào quan không màng là ribosome. | - Có nhiều loại bào quan có màng và không màng bao bọc như ti thể, lục lạp, không bào,… |
Hệ thống nội màng | - Không có hệ thống nội màng | - Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang riêng biệt. |
Đại diện | - Vi khuẩn,… | - Nấm, thực vật, động vật |
Tham khảo
• So sánh tế bào thực vật với tế bào động vật:
- Giống nhau: Đều là tế bào nhân thực có nhân với màng nhân bao bọc; tế bào chất có hệ thống nội màng và khung xương tế bào, có các bào quan có màng hay không có màng.
- Khác nhau:
Tế bào thực vật | Tế bào động vật |
- Có thành cellulose bao quanh màng sinh chất. - Có lục lạp - Chất dự trữ là tinh bột, dầu - Thường không có trung tử - Không bào lớn - Không có lysosome | - Không có thành xenlulôzơ bao quanh màng sinh chất - Không có lục lạp - Chất dự trữ là glycogen, mỡ - Có trung tử - Không bào nhỏ hoặc không có - Có lysosome |
• So sánh tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực:
- Giống nhau: Đều bao gồm 3 thành phần cơ bản: Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân hoặc nhân.
- Khác nhau:
Tế bào nhân sơ | Tế bào nhân thực |
- Kích thước thường nhỏ hơn (bằng 1/10 tế bào nhân thực). | - Kích thước thường lớn hơn. |
- Có thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan. | - Không có thành tế bào (tế bào động vật), thành cellulose (tế bào thực vật), thành chitin (tế bào nấm). |
- Vùng nhân chứa DNA và chưa có xuất hiện màng bao bọc. | - Nhân chứa DNA có màng kép bao bọc, bên trong chứa dịch nhân, nhân con và chất nhiễm sắc. |
- Không có hệ thống nội màng. | - Có hệ thống nội màng chia tế bào thành các khoang riêng biệt. |
- Không có khung xương tế bào | - Có khung xương tế bào. |
- Không có bào quan có màng bọc. | - Có các bào quan có hoặc không màng bao bọc. |
- Chứa ribosome 70 S. | - Chứa ribosome 80 S. |
So sánh chu kì tế bào ở sinh vật nhân sơ và nhân thực:
Sinh vật nhân sơ | Sinh vật nhân thực |
- Chu kì tế bào diễn ra đơn giản theo hình thức trực phân. | - Chu kì tế bào diễn ra phức tạp hơn gồm 2 giai đoạn là giai đoạn trung gian và giai đoạn nguyên phân. |
- Quá trình phân chia nhân không xuất hiện thoi phân bào, các nhân con được tạo ra thường có bộ nhiễm sắc thể không đều nhau. | - Quá trình phân chia nhân có sự xuất hiện thoi phân bào, mỗi tế bào con đều nhận được bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống hệt tế bào mẹ. |
a. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (3 – 7 µm), chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào chất chỉ có bào quan duy nhất là ribosome, không có các bào quan có màng bao bọc.
Đúng. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh (chưa có màng nhân) nên được gọi là nhân sơ và chỉ có một bào quan là ribosome.
b. Tế bào nhân thực bao gồm tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi sinh vật.
Sai. Vi khuẩn là vi sinh vật những là tế bào nhân sơ.
c. Mọi cơ thể sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.
Đúng. Tế bào là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất cấu tạo nên thế giới sống.
d. Vi khuẩn là những loài sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào.
Đúng. Mỗi tế bào vi khuẩn là một cơ thể vi khuẩn.
e. Mỗi tế bào đều có ba thành phần cơ bản: lưới nội chất, tế bào chất và nhân tế bào.
Sai. Có những tế bào thiếu một trong các thành phần đó như tế bào hồng cầu thiếu nhân; tế bào vi khuẩn không có lưới nội chất,...
g. Ribosome là bào quan duy nhất có ở tế bào nhân sơ.
Đúng. Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là màng tế bào; tế bào chất và vùng nhân, trong đồ tế bào chất chứa ribosome là bào quan duy nhất.
h. Lục lạp là bào quan có ở các sinh vật có khả năng quang hợp như thực vật, vi khuẩn lam.
Sai. Vi khuẩn lam là tế bào nhân sơ và tế bào nhân sơ chỉ có ribosome là bào quan duy nhất.
i. Chỉ có tế bào thực vật và tế bào nấm mới có thành tế bào.
Đúng. Ở thực vật, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu từ cellulose (ngoài ra còn có pectin và protein), còn thành tế bào nấm là chitin.
1.Trong quá trình tạo giao tử ở 1 tế bào sinh dục đực của bò, nhiễm sắc thể nhân đôi mấy lần?
-1 lần
2.Cho các nhận định sau khi so sánh về đặc điểm chung tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Tế bào nhân thực có nhiều bào quan hơn so với tế bào nhân sơ. - đúng
(2) Tế bào chất của tế bào nhân sơ chỉ có các bào quan có màng bao bọc.
(3) Tế bào nhân sơ có nhiều phân tử ADN, Tế bào nhân thực chỉ có 1 phân tử ADN.
Tế bào sinh dục đực của bò , nhiễm sắc thể nhân đôi một lần
(1)Tế bào nhân thực cs nhiều bào quan hơn so vs tế bào nhân sơ
1.Trong quá trình tạo giao tử ở 1 tế bào sinh dục đực của bò, nhiễm sắc thể nhân đôi mấy lần?
-1 lần
2.
Cho các nhận định sau khi so sánh về đặc điểm chung tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Tế bào nhân thực có nhiều bào quan hơn so với tế bào nhân sơ. - đúng
(2) Tế bào chất của tế bào nhân sơ chỉ có các bào quan có màng bao bọc.
1.Trong quá trình tạo giao tử ở 1 tế bào sinh dục đực của bò, nhiễm sắc thể nhân đôi mấy lần?
-1 lần 2.
Cho các nhận định sau khi so sánh về đặc điểm chung tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Tế bào nhân thực có nhiều bào quan hơn so với tế bào nhân sơ. - đúng
(2) Tế bào chất của tế bào nhân sơ chỉ có các bào quan có màng bao bọc.
1.a)
Cấu trúc không gian của phân tử ADN
Mỗi phân tử ADN gồm có hai chuỗi polinucleotit song song ngược chiều nhau( chiều 3'5' và chiều 5'3') . Các nucleotit của hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
- A – T liên kết với nhau bằng 2 liên kết H
- G - X liên kết với nhau bằng 3 liên kết H
Từ hệ quả của nguyên tắc bổ sung thì ta có thể suy ra được số lượng nucleotit và thành phần của nucleotit ở mạch còn lại.
Khoảng cách giữa hai cặp bazo là 3,4A0
Một chu kì vòng xoắn có 10 cặp nucleotit ( 20 nucleotit)
Đường kính của vòng xoắn là 20 A0
Chức năng của phân tử ADN
ADN có chức năng lưu giữ truyền đạt và bảo quản thông tin di truyền giữa các thế hệ.
2. cấu tạo :
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.
a. Thành tế bào:
- Thành tế bào là Peptiđôglican
- Vai trò: Quy định hình dạng tế bào
b. Màng sinh chất:
- Cấu tạo từ 2 lớp photpholipit và Prôtêin
- Vai trò: Bảo vệ tế bào
c. Vỏ nhày (ở 1 số vi khuẩn):
- Bảo vệ vi khuẩn → Ít bị bạch cầu tiêu diệt
d. Lông và roi
- Lông (Nhung mao): Giúp vi khuẩn bám vào tế bào chủ
- Roi (tiên mao): Giúp vi khuẩn di chuyển
2. Tế bào chất:
- Nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân
- Không có: Khung tế bào, hệ thống nội màng, bào quan có màng, chỉ có Ribôxôm
- 1 số vi khuẩn có plasmit (là ADN dạng vòng nhỏ nằm trong tế bào chất của vi khuẩn)
3. Vùng nhân:
- Chưa có màng nhân
- Vật chất di truyền là 1 phân tử ADN dạng vòng
3. SO SÁNH :
Giống nhau:
Đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân hoặc nhân.
Khác nhau:
Tế bào nhân sơ:
Có ở tế bào vi khuẩn
Chưa có nhân hoàn chỉnh, ko có màng nhân.
Ko có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.
Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực.
Ko có khung xương định hình tế bào.
Tế bào nhân thực:
Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
Nhân được bao bọc bởi lớp màng, chứa NST và nhân con.
Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt.
Kích thước lớn hơn.
Có khung xương định hình tế bào
-- tế bào biểu bì .
So sánh kích thước của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: Kích thước tế bào nhân sơ nhỏ hơn tế bào nhân thực (thường bằng 1/10 cơ thể nhân thực). Cụ thể:
- Kích thước tế bào nhân sơ thường dao động trong khoảng 1 µm – 5 µm.
- Kích thước tế bào nhân thực thường dao động trong khoảng 9 µm – 1 m.