K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2019

đên là :nhiều nghĩa 

nghĩa đỏ là :cái ấy ấy đấy

k mik điểm

20 tháng 9 2019

gần đúng

Đi khắp Đông Tây, thật hiếm có ngôn ngữ nào chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như Tiếng Việt. Tuy nhiên, dù Tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có không ít người Việt hay bị nhầm lẫn trong cách sử dụng từ.Dám cá rằng, không ít bạn trong chúng ta sử dụng những cặp từ này hàng ngày nhưng vẫn khó tránh khỏi sai sót. Hãy cùng xem đó là cặp từ gì và chia...
Đọc tiếp

Đi khắp Đông Tây, thật hiếm có ngôn ngữ nào chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như Tiếng Việt. 

Tuy nhiên, dù Tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có không ít người Việt hay bị nhầm lẫn trong cách sử dụng từ.

Dám cá rằng, không ít bạn trong chúng ta sử dụng những cặp từ này hàng ngày nhưng vẫn khó tránh khỏi sai sót. Hãy cùng xem đó là cặp từ gì và chia sẻ xem bạn có hay dùng nhầm không nhé!

1. Chia sẻ hay chia xẻ

Hẳn nói đến cặp từ này, không ít bạn quả quyết "chia sẻ" mới là từ đúng bởi ít khi nhìn thấy ai dùng từ "chia xẻ" cả. Nhưng bạn có hay, hai từ này đều được sử dụng, mặc dù nghĩa của chúng có hơi khác nhau.

Từ "chia sẻ", "chia" có nghĩa là làm ra thành từng phần, từ một chỉnh thể; "sẻ" là chia bớt ra, lấy ra một phần. Do đó, "chia sẻ" có nghĩa là cùng chia với nhau để cùng hưởng, hoặc cùng chịu đựng. (ví dụ: Chia cơm sẻ áo, chia sẻ nỗi buồn).

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 1.
"Chia xẻ" – "chia" vẫn có nghĩa là làm nhỏ ra thành từng phần từ một chỉnh thể, trong khi đó "xẻ" nghĩa là chia, bổ, cắt cho rời ra theo chiều dọc, không để dính liền nhau nữa, hay có nghĩa là đào cái gì cho thông, thoát (VD: xẻ rãnh thoát nước).

Bởi vậy, có thể nói, hai từ "chia sẻ" và "chia xẻ" này cùng là động từ, có nghĩa gần giống nhau nhưng cách dùng từ khác nhau. Bạn nên chọn từ đúng trong mỗi trường hợp, chứ đừng cãi cố là không có từ "chia xẻ" nhé!

2. Giả thuyết hay giả thiết

Trời, từ này là cực hay nhầm lẫn luôn đó! Có người thì khăng khăng nói rằng, chỉ có "giả thuyết" mới đúng và dùng trong tất cả các trường hợp, người khác thì lại quả quyết - "giả thiết" mới thật chính xác. Và sự thật là... cả hai từ đều dùng được nhưng ở trong các trường hợp khác nhau.

Cụ thể, "giả thuyết" được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 2.
Trong khi đó, "giả thiết" được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán. 

Một định nghĩa khác được đề cập trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê như sau: "giả thiết" - điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, suy luận, giả định. Bởi vậy, hai từ "giả thiết" và "giả thuyết" đều đúng, chỉ là bạn nên chọn từ thật đúng trong mỗi trường hợp mà thôi.  

3. Độc giả hay đọc giả

Cần chỉ rõ rằng, "độc giả" là từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: "độc" mang ý nghĩa "đọc" hay "học" và "giả" mang ý nghĩa "người". Khi hai chữ đó được kết hợp với nhau, từ "độc giả" có nghĩa là "người đọc".

Trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê xuất bản năm 2000, trang 336 cũng có định nghĩa từ "độc giả" – đó là người đọc sách báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 3.
Trong khi đó, từ "đọc giả" được một số người sử dụng với nghĩa "người đọc" hay "bạn đọc" – bao gồm "đọc" là một từ thuần Việt và "giả" là một chữ Hán Việt. Khi ghép hai từ này vào, ta sẽ nhận thấy một sự kết hợp không hợp lý.

Bởi vậy có thể khẳng định rằng, "độc giả" mới là từ đúng.

4. Chín mùi hay chín muồi

Theo định nghĩa của Hoàng Phê – trong Từ điển Tiếng Việt 2000 (trang 161) có đề cập "chín muồi" là (quả cây) rất chín, đạt đến độ ngon nhất. Đạt đến độ phát triển đầy đủ nhất, để có thể chuyển giai đoạn hoặc trạng thái. (VD: Điều kiện để chín muồi).

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 4.
Nhưng lại có rất ít từ điển đề cập đến từ "chín mùi". Ngay cả từ điển của Nguyễn Kim Thản (2005) cũng chỉ nêu "chín muồi" là…. chín mùi như một cách nói tắt.

Bởi vậy, có thể khẳng định, từ đúng ở đây phải là "chín muồi".

5. Tựu chung hay tựu trung

Trường hợp đúng ở đây phải là "tựu trung". Tuy nhiên, không ít người dùng "tựu chung" hàng ngày bởi họ cho rằng, nghĩa của "chung" trong "tựu chung" giống trong từ "chung quy".

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 5.
Thật ra, từ "tựu trung" - "tựu" có nghĩa là tới (tề tựu); trung: là ở giữa, trong, bên trong. "Tựu trung" có nghĩa là tóm lại, biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. Ví dụ: Mỗi người nói một kiểu nhưng tựu trung đều tán thành cả.

6. Vô hình chung hay vô hình trung

Không ít người thường dùng từ "vô hình chung" thay cho từ "vô hình trung" bởi nghĩ từ "chung" có nghĩa là chung quy. Tuy nhiên, cách hiểu này không đúng.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 6.
Theo nghĩa Hán Việt, "vô hình trung" có nghĩa là "trong cái vô hình". Còn trong Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa: "vô hình trung": tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại là (tạo ra, gây ra việc nói đến). Ví dụ: "Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó".

Trong khi đó, không có từ điển nào đề cập đến định nghĩa của từ "vô hình chung" cả. Vì thế, "vô hình trung" là từ đúng; còn "vô hình chung" là sai.

7. Nhậm chức hay nhận chức

Theo nghĩa Hán Việt, "nhậm" trong từ "nhậm chức" là gánh vác công vụ, nhiệm vụ; "chức" là chức trách, việc quan, bổn phận. "Nhậm chức" là giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ do cấp trên giao cho, hiểu đơn giản, cấp trên bổ nhiệm, cấp dưới nhậm chức.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 7.
Trong khi đó, từ "nhận chức" trong nghĩa Hán Nôm thì "nhận" là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy; nên "nhận chức" là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó. Theo nghĩa Hán, "nhận" là nhìn, biết, chịu, bằng lòng nên "nhận chức" không có nghĩa.

Do đó, dù theo từ điển Hán Nôm, hay Hán Việt thì từ "nhận chức" đều không có nghĩa diễn tả được trách nhiệm đối với chức vụ. Do đó, từ đúng phải là "nhậm chức".

8. Chẩn đoán hay chuẩn đoán

Bạn cho rằng, chẩn đoán và chuẩn đoán là giống nhau ư? Nhưng sự thật là, trong này chỉ có một từ đúng mà thôi.

"Chẩn đoán" - "chẩn" có nghĩa là xác định, phân biệt dựa theo những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn; "đoán" có nghĩa là dựa vào cái có sẵn, đã thấy, đã biết để tìm cách suy ra điều chủ yếu còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.

Như vậy, "chẩn đoán" có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm (theo Từ điển Tiếng Việt). VD: Chẩn đoán bệnh có đúng thì điều trị mới có hiệu quả.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 8.
Trong khi đó, "chuẩn" trong từ "chuẩn đoán" lại không hề mang nghĩa như vậy. Từ "chuẩn" chỉ có nghĩa là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm đúng; hay là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội mà thôi.

Vì vậy, "chẩn đoán" mới là từ đúng.

9. Tham quan hay thăm quan

Nhiều người cho rằng, "tham quan" hay "thăm quan" giống nhau về nghĩa nên có thể sử dụng xen lẫn được. Nhưng sự thật là chỉ có 1 từ đúng thôi – và đó là "tham quan". Thử phân tách nghĩa các từ ra nhé!

Từ "thăm quan" được gắn nghĩa từ "thăm" - đến nơi nào đó bày tỏ sự quan tâm, hỏi han (đi thăm người ốm) hay xem xét để biết tình hình (thăm trường, lớp)… với từ "quan" – quan sát.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 9.
Trong khi từ "tham quan" (động từ) - theo gốc Hán thì "tham" có nghĩa là thêm vào; "quan" là quan sát, nhìn nhận. Do đó, "tham quan" nghĩa là đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm.

Tuy nhiên, từ này đồng âm khác nghĩa với từ "tham quan" (danh từ) chỉ viên quan có tính tham lam. Bởi vậy, từ "tham quan" mới là từ chính xác.

10. Sát nhập hay sáp nhập

Nếu ai đó hỏi bạn từ "sát nhập" hay "sáp nhập" mới đúng. Bạn sẽ trả lời sao? Sự thật là gốc của 2 từ "sát nhập" và "sáp nhập" này bắt nguồn từ "sáp nhập" – một từ ngoại lai. Trong đó, "Sáp" có nghĩa là cắm vào, cài vào; còn "Nhập" nghĩa là vào, tham gia vào, đưa vào.

Do vậy, "sáp nhập" là nhập chung lại, gộp chung lại làm một. (Ví dụ: Sáp nhập ba xã làm một/ Công ty A sáp nhập vào công ty B). Với từ "sát nhập", từ "sát" là từ biến âm, biến thể dân gian của từ "sáp" mà ra. Từ "sát" trong tiếng Việt có nghĩa phái sinh từ từ "sáp". 

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 10.
Ngoài nghĩa gốc là cắm vào, cài vào thì còn có nghĩa là liền ngay bên cạnh, xích gần lại đến mức không còn khoảng cách. Đứng trên quan điểm đồng đại, nhiều người sử dụng hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" y như nhau. Một vài cuốn từ điển tiếng Việt đề cập đồng thời hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" với nghĩa tương tự nhau.

Tuy nhiên, theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quận – Trưởng Bộ môn Hán Nôm Khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ - trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thì không nên sử dụng hai từ này giống nhau bởi nó không thật hợp lý.

Từ "sát" – tức là cạnh đến mức không còn khoảng cách, còn "sáp" nghĩa là cắm vào, cài vào; nếu sử dụng chung, nghĩa gốc của từ "sáp" không còn, từ đó, nghĩa của từ đã bị thay đổi. 

Hãy chia sẻ thêm về những cặp từ mà bạn hay nhầm lẫn qua bình luận ở dưới nhé!

 

 

0
3 tháng 5 2019

 Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người nó thể hiện qua từng lời nói cử chỉ và hành động của con người đối với người đối diện một cách thật tâm nhất.

trung thực là rất cần thiết cho mọi người đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có.

ăn cơm , ăn ảnh , ăn cưới là nghĩa gốc

da ăn nắng , tàu ăn hàng , sông ăn ra biển là nghĩa chuyển

16 tháng 11 2021

mik nhầm ăn ảnh là nghĩa chuyển nha

31 tháng 3 2021

chào  thứ nhất là chào hỏi

chào thứ 2 là chào tạm biệt

31 tháng 3 2021

Xin chào và tạm biệt

k cho mik nha

Chị Google Dịch said: " Nồi Mùa Hè"

=> How to???

#Kill

24 tháng 5 2019

Pot Summer là Nồi mùa hè

vì lên tra google nó ra nghĩa như thế thì nghĩa ns như thế

Không thể thoát khỏi nơi này cho tới khi phá đảo game; game over đồng nghĩa với cái chết theo đúng nghĩa của nó. Không hề biết đến điều này, 10000 người đăng nhập vào 1 game thế hệ mới của loại game MMO, vén tấm màn của cuộc tử chiến. Một mình tham gia vào trò chơi, Kirito đã nhanh chóng chấp nhận «sự thật» này. Và ở trong thế giới này, bên trong một tòa tháp lơ lửng giữa không trung...
Đọc tiếp

Không thể thoát khỏi nơi này cho tới khi phá đảo game; game over đồng nghĩa với cái chết theo đúng nghĩa của nó. Không hề biết đến điều này, 10000 người đăng nhập vào 1 game thế hệ mới của loại game MMO, vén tấm màn của cuộc tử chiến. Một mình tham gia vào trò chơi, Kirito đã nhanh chóng chấp nhận «sự thật» này. Và ở trong thế giới này, bên trong một tòa tháp lơ lửng giữa không trung tên là Aincrad, cậu ta chấp nhận là một người chơi solo. Với mục tiêu tiến đến tầng cao nhất để phá đảo game, Kirito tiếp tục mạo hiểm chiến đấu đơn độc. Vì một lời mời từ nữ kiếm sĩ và đồng thời là một người dùng liễu kiếm điêu luyện, Asuna, cậu ta quyết định chiến đấu cùng cô ấy. Cuộc gặp gỡ đem đến một cơ hội có thể nói là định mệnh của Kirito.

Thể loại: 

Hoạt Hình

Anime

Hành Động - Phiêu Lưu

Hài Hước

Các bn xem chưa? Hay lắm

4
15 tháng 1 2018

quá hay chứ lị...SAO mà có phần tiếp theo là tui xem liền

15 tháng 1 2018

hay qua ban oi 

tuyet voi

3 tháng 7 2018

Sau khi đọc lại lần thứ 2 mk đã hiểu

Nhờ bạn mà mk biết IQ của mình cao vậy

Thank you ~~~!!! :3

4 tháng 7 2018

NÓ KHÔNG PHẢI CÂU HỎI ! Nó là lời khuyên !

Nhưng khi đọc mình cũng không hiểu lắm

18 tháng 12 2018

????

@-@

18 tháng 12 2018

"tình tao như thế này nè.Có tên mày vậy mày cả thế ko" 

chắc là sai rồi

Bài làm

Tình bạn là tình cảm của một người biết quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, một người mình có thể tin tưởng để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Một người bạn luôn ở cạnh, động viên và nhắc nhở, giúp đỡ những lúc mình sai...có thể là người thân trong gia đình

Một định nghĩa khác: Tình bạn là một phạm trù xã hội dùng để chỉ quan hệ giữa người với người có những nét giống nhau về tâm tư, tình cảm, quan điểm hay hoàn cảnh... Hoặc giữa người và động vật có có sự tương tự về tình bạn giữa người và người. Mà họ có thể chia sẻ, đồng cảm, an ủi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

# Học tốt #

15 tháng 9 2019

1. Bạn Thật, Bạn Giả

“Bạn giả cũng tựa như bạc giả, đã không xài được mà để trong túi có khi mang họa.”

Nhiều người vẫn cho rằng một trong những hạnh phúc trên đời này là tình bạn. Điều này thì ai cũng dễ dàng đồng ý thôi. Thế nhưng, để có tình bạn thực sự thì cần có những người bạn thực sự. Như thế nào gọi là một người bạn?

Liệu có phải những ai ta vẫn giao du đều là bạn cả? Không đâu, số người ấy gồm cả “bạn” lẫn “bè”, và phần nhiều là bè hơn là bạn. “Bạn bè” không phải là lối nói cho xuôi tai, cũng không phải là “từ láy”, “từ đệm” này nọ như nhiều người tưởng mà là “từ ghép” của hai chữ “bạn” và “bè”. Bạn, nói đơn giản, là người đồng hành cùng chia vui sẻ buồn với ta trên những chặng đường đời. Bè là những kẻ tạt ngang qua đời ta trong chốc lát, rồi đường ai nấy đi mà không chút vấn vương.

ban be la can thiet nhung the nao la ban va the nao la be

Bạn bè là cần thiết nhưng thế nào là “BẠN” và thế nào là “BÈ”? (Ảnh minh họa)

2. Tình bạn và tình bè

Bè là một dạng “bạn qua loa”. Bè trong những chữ “bè phái”, “kết bè, kết đảng” gợi lên ý tưởng không lấy gì làm hay ho cho lắm. Kết bè luôn luôn dễ dàng hơn kết bạn, như ta dễ dàng “cụng ly” với người mới tiếp xúc lần đầu trong một bàn tiệc. Bạn nhậu là một trong những dạng “bè” khá phổ biến. Bàn nhậu và cuộc nhậu mở ra những cơ hội thuận tiện cho những ai có nhu cầu kết bè.

“Bè” dễ đến, dễ đi. Những lúc ta sảng khoái thì bè xăng xái “tấp” vào, những khi ta phiền muộn thì bè lặng lẽ “trôi” đi. Những kẻ ở quanh ta trong những cuộc vui ồn ào mà ta tưởng là “bạn” thường chỉ là “bè”. Như những cuộc vui chóng tàn, những người “bạn” dễ dãi ấy cũng nhanh chóng biến mất khỏi đời sống chúng ta. Những con người ta dễ lầm tưởng là “bạn” ấy, nhiều lắm chỉ đi với ta một đoạn đường ngắn ngủi, cũng không khác mấy những anh chàng, những cô nàng vớ vẩn mà ta có lần “đụng” phải, có lần gặp gỡ phất phơ đâu đó trong đời này, nói dăm ba câu chuyện nắng mưa rồi chia tay, đường ai nấy đi và chẳng bao giờ còn gặp lại lần thứ hai.

“Bè” cũng hay “đổi bè”, khi thì hát “bè” này, khi thì đổi sang “bè” khác. Tình bè khó mà bền chặt vì thiếu sự hiểu biết và tin cậy. Bè có khi hóa thành bạn, tình bè có khi đổi sang tình bạn nếu chung sống được với nhau lâu dài. Thường thì bè chỉ là bè.

“Có hoạn nạn mới biết bạn, bè”, câu ấy không mới nhưng chẳng bao giờ cũ, chẳng bao giờ sai, và cũng cho thấy một trong những “đức tính” nổi bật của bè: những lúc “bạn” khốn đốn thì “bè” chẳng thấy đâu và thường viện những lý do chính đáng để không phải ra tay nghĩa hiệp với bạn mình.

Hầu như ai cũng có ít nhiều bè, là những người ta vẫn tiếp xúc vì nhu cầu giao tế hoặc cùng môi trường sinh hoạt (hội hè, làm việc, giải trí…), nhưng không kể là bạn nên họ phải là bè. Ngược lại, ta cũng là bè của nhiều người, những người không thực sự xem ta là bạn. Cuộc sống là vậy. Thường thì bè cũng vô thưởng vô phạt, nếu ta chẳng trông cậy gì ở họ thì cũng không phải thất vọng vì họ.

Bạn cũng có bạn thân, bạn sơ:

+“Bạn sơ” có điểm giống “bè” là ta không biết gì nhiều về họ nên không đủ độ tin cậy.

+ Bạn thân thường là bạn quen biết và gắn bó lâu năm, là người biết rõ cả tính tốt lẫn thói hư tật xấu của ta. Bạn thân là người từng chia sớt cùng ta những vui buồn, sướng khổ, và là người ta tin cậy được để chia sẻ những nỗi niềm. Bạn thân không hẳn là tri kỷ hoặc gần nhau về tính cách, sở thích, quan niệm. Bạn thân cũng không hẳn là người thật tốt. Có những người thật tốt với ta, có khi tốt hơn cả những bạn thân, nhưng ta vẫn không cảm thấy gần gũi, thân mật, vì thế không gọi là bạn thân.

Tình bạn thường “tĩnh” hơn là “động”, lắng đọng hơn là sôi nổi. Ở giữa hai người bạn thân là sự đồng cảm. Tận cùng của đồng cảm là thinh lặng.

Tình bạn cần có một bề dày của sự gắn bó, hiểu biết, cảm thông và tin cậy. Đến một tuổi nào đó người ta thật khó mà có thêm được những người bạn mới, trong lúc những người bạn cũ thì cứ mất đi lần lần. Càng lớn tuổi người ta càng cảm thấy cô đơn là vậy, và chẳng còn cách nào khác hơn là cố mà giữ lấy và yêu lấy những tình bạn cũ kỹ, hiếm hoi còn sót lại.

Những người tưởng rằng mình có nhiều bạn, thực ra là những người không có hoặc có rất ít bạn, và không biết phân biệt đâu là bạn, đâu là bè; hơn thế nữa, đâu là bạn thật, đâu là bạn giả.

3. Bạn thật tình thật, bạn giả tình giả

Bạn lại có “bạn thật” và “bạn giả”. Bạn thật là khuôn mặt thật, không điểm phấn tô son. Bạn giả là chiếc mặt nạ, với nhiều lớp phấn dày. Như cuộc sống có hai mặt, con người vừa có bạn thật lại vừa có bạn giả. Rủi thay, bạn giả lúc nào cũng nhiều hơn bạn thật. Bạn giả thì tình cũng giả, đến với ta vì cái gì đó khác hơn là tình thật.

Bạn giả là người đóng giả vai người bạn, ngoài mặt tỏ ra thân thiết nhưng có thể bất ngờ tặng cho ta những nhát dao trí mạng từ phía sau lưng, hoặc phun ra những nọc độc của lòng đố kỵ. Đôi lúc có kẻ thù còn dễ chịu hơn là có những người bạn giả. Bạn giả cũng tựa như bạc giả vậy, đã không xài được mà để trong túi có khi mang họa.

Bạn giả cải trang rất khéo, ra vẻ tình nghĩa thắm thiết, nói năng toàn những lời hay lẽ phải. Thường thì người ta phát giác ra bạn giả khá muộn màng, đành tự an ủi là học được bài học quý giá (với chút vị đắng cay) về những tình bạn… giả. Bạn giả như rượu giả, uống vào mới ngã ngửa ra.

Bạn thật và bạn giả đều là những “bạn” ta quen biết khá lâu. Làm sao nhận biết được bạn nào là thật, bạn nào là giả?

Bạn thật là người thực tâm mong muốn những điều tốt lành cho người bạn mình, là người vui sướng thấy bạn mình hạnh phúc, may mắn và thành công trong cuộc sống, như là hạnh phúc, may mắn và thành công của chính mình vậy (dẫu có “qua mặt” mình đi nữa). Bạn thật không bỏ qua cơ hội nào giúp bạn mình thăng tiến trên đường đời. Bạn thật không ngại tán thưởng về tài năng hoặc thành công của bạn mình để giúp bạn thêm tự tin trong cuộc sống, và không ngại nói thẳng nói thật về những sai trái của bạn mình để giúp bạn cải thiện bản thân. Bạn thật không ngại nói tốt về bạn mình sau lưng bạn, và sẵn sàng bẻ gãy những mũi tên ác ý nhắm vào bạn mình. Bạn thật là bàn tay chìa ra cho bạn mình nắm lấy lúc sa cơ thất thế, là đôi nạng cho bạn mình tựa vào lúc chông chênh, nghiêng ngả giữa dòng đời xuôi ngược. Bạn thật là người đến với ta trong những thời kỳ đen tối nhất của đời ta, trong những lúc ta trần trụi, và cũng là người ta có thể đến gõ cửa mà không cảm thấy ngại ngùng khi cần sự giúp đỡ. Bạn giả là người có những “đức tính” trái ngược hoặc không giống như trên.

Những người bạn thật như thế làm sao mà có nhiều được, thường chỉ đếm được trên những đầu ngón tay của một bàn tay (và ít khi đếm hết được). Con số này lại hao hụt dần và không kiếm đâu ra được để mà thay thế khi ta bước vào buổi hoàng hôn của đời người. Những con người ta gặp gỡ vào tuổi xế chiều, khi mà quỹ thời gian đã gần cạn, làm sao mà có đủ bề dày của một tình bạn.

Làm sao để có được những người bạn thật? Tôi chắc câu trả lời được nhiều người tán đồng là: “Bạn hãy tỏ ra là người bạn thật.”

Chẳng ai có hứng thú gì để “giao lưu tình cảm” với những người bạn giả, trừ khi ta cũng là… bạn giả.

Lúc nào rảnh rỗi, bạn thử làm việc này: với cây bút và tờ giấy, vẽ ra hai cột “Bạn” và “Bè” và ghi xuống tên những người ta vẫn giao du vào mỗi cột tương ứng. Từ cột “Bạn”, ta có thể di chuyển một ít tên sang cột thứ ba là cột “Bạn giả”, sau khi xem xét cẩn thận để đi đến kết luận rằng những “bạn” ấy không phải là bạn thật. “Bảng phân loại” này giúp ta có được cách xử sự phù hợp với từng đối tượng.

Với những người tôi thực lòng quý mến, tôi vẫn nói: “Tôi mong cho Họ không có bạn hơn là có những người ‘bạn giả’. Có được chừng vài ba người ‘bạn thật’ thì Bạn là người may mắn và hạnh phúc.”

#Châu's ngốc