Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta.
- Ngập lụt:
+ Vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng khi có mưa bão, lũ lớn do mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ dân cư cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn.
+ Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường.
+ Còn ở Trung Bộ, tại nhiều vùng trũng Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng 9, 10 do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về..
- Lũ quét:
+ Ở miền Bắc nước ta, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI –X, tập trung ở vùng núi phía Bắc, tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu thuộc thượng nguồn sông Đà; Lào Cai, Yên Bái thuộc lưu vực sông Thao; Bắc Cạn, Thái Nguyên thuộc lưu vực sông Cầu, sông Thương và ở các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh.
+ Suốt dải miền Trung, vào các tháng X – XII lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi từ Hà Tỉnh tới Nam Trung Bộ.
- Hạn hán:
+ Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 – 4 tháng.
+ Còn ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn. Thời kỳ khô hạn kéo dài đến 4 – 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ, và vùng thấp Tây Nguyên, 6 – 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.
- Các thiên tai khác.
Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy mang tính cục bộ địa phương, nhưng xảy ra thường xuyên ở nước ta và cũng gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.
b. Một số biện pháp làm giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai:
- Để tránh thiệt hại do bão gây ra, khi đi trên biển các tàu thuyền phải gấp rút tránh xa vùng tâm bão, trở về đất liền. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão luôn kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.
- Khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long cần tính đến làm công trình thoát lũ và ngăn thủy triều, vì ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở hai đồng bằng này.
- Để giảm thiểu tác hại do lũ quét gây ra thiệt hại đến tính mạng, tài sản dân cư, cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng vùng lũ quét nguy hiểm và quản lý sử dụng đất đai hợp lý. Đồng thời thực thi các biện pháp kỹ thuật thủy lợi, trồng rừng, kỹ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.
- Hằng năm, hạn hán thường xuyên xảy ra vào mùa khô ở nước ta, gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng hoa màu và thiêu hủy hàng ngàn ha rừng , ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân. Nếu tổ chức phòng chống tốt có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng những công trình thủy lợi hợp lý.
Bạn tham khảo lời giải của mình nhé:
Giải:
Câu 4:
Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; công dân được Nhà nước bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật
Câu 5:
a. Khi lưu thông trên đường, để đảm bảo an toàn ta nên vượt trái, tránh phải
b. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là bậc Giáo dục tiểu học
Câu 6:
a. Công dân từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học
b. Chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình.
Chúc bạn học tốt!
1. Vai trò của cây công nghiệp trong nền kinh tế nước ta
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nước ta (khí hậu, đất trồng)
- Khai thác thế mạnh của vùng trung du và miền núi, phá thế độc canh trong sản xuất nông nghiệp.
- Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng.
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, có giá trị như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu,…
- Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phân bố lại dân cư và lao động trên cả nước.
- Nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết nhu cầu ăn, mặc, hàng tiêu dùng cho người lao động.
2. Điều kiện để phát triển cây công nghiệp
a. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình:
¾ diện tích nước ta là đồi núi, phần lớn có độ cao dưới 1000m, có nhiều cao nguyên và đồi núi thấp. Vì vậy, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp.
- Đất trồng:
+ Chủ yếu là đất feralit trong đó:
Đất đỏ badan có trên 2 triệu ha, phân bố chủ yếu Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Vì vậy, thích hợp cho việc trồng cà phê, cao su,…
Đất feralit phát triển trên đá phiến và đá mẹ khác, rất thích hợp việc trồng chè và các cây đặc sản.
Đất đỏ đá vôi phân bố chủ yếu ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, thích hợp việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, thuốc lá,…
+ Đất phù sa, phân bố tập trung ở các đồng bằng và ven biển, thuận lợi cho việc tròng cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đất mặn ven biển có thể trồng cói, dừa, đước, sú, vẹt,….
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp với các loại cây công nghiệp nhiệt đới.
+ Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo mùa, vĩ độ và độ cao. Các tỉnh phía Nam tính nhiệt đới tương đối ổn định nên thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới. Vùng núi cao cả nước và ở miền Bắc có mùa đông lạnh nên thuận lợi phát triển các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
- Nguồn nước:
+ Nguồn nước dồi dào cả trên mặt, nước ngầm.
+ Hệ thống sông ngòi dày đặc.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Nguồn lao động nước ta dồi dào do dân số đông và tăng nhanh.
+ Mức sống tăng nhanh tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn với sản phẩm cây công nghiệp.
+ Truyền thống, kinh nghiệm sản xuất và chế biến cây công nghiệp.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật.
+ Nhà nước đã xây dựng và quy hoạch các vùng chuyên canh cây nghiệp.
+ Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với các vùng chuyên canh cây nghiệp.
- Chính sách
+ Chính sách ưu tiên phát triển cây công nghiệp cùa Nhà nước.
+ Mở rộng thị trường xuất khẩu.
c. Khó khăn
- Mùa khô kéo dài ở các vùng chuyên canh cây nghiệp, gây ra tình trạng thiều nước ảnh hưởng đến năng suất cây công nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông còn lạc hậu, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp.
- Công nghiệp chế biến nhỏ bé, chậm đổi mới công nghệ nên hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Thị trường xuất khẩu cây công nghiệp không ổn định.
3. Tình hình sản xuất cây công nghiệp.
Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 là 2.500 nghìn ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là hơn 1.600 nghìn ha (chiếm gần 65%).
- Cây công nghiệp lâu năm: chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.
+ Cà phê được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn trồng ở Đông Nam Bộ, và rải rác ở Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.
+ Cao su được trồng chủ yếu trên đất badan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung.
+ Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung. + Điều được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.
+ Dừa được trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
+ Chè được trồng nhiều nhất ở trung du và miền núi Bắc Bộ, ở Tây Nguyên (nhiều nhất là tỉnh Lâm Đồng).
- Cây công nghiệp hằng năm
+ Chủ yếu là mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.
+ Mía được phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
+ Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh – Nghệ - Tỉnh, trên đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ và ở Đắk Lắk.
+ Đậu tương được trồng nhiều ở trung du và miền núi Bắc Bộ, những năm gần đây được phát triển mạnh ở Đắk Lắk, Hà Tây và Đồng Tháp.
+ Đay ở đồng bằng sông Hồng
+ Cói nhiều nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.
a. Các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam (28 tỉnh)
b. Kể tên một số đảo, quần đảo ở nước ta
- Đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng)
- Đảo Trường Sa (Khánh Hòa)
- Đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cái Bàu (Quảng Ninh)
- Đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)
- Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)
- Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
- Đảo Phú Quý (Bình Thuận)
- Đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)
- Đảo Phú Quốc (Kiên Giang)
c. Kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia .
- Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng, Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Mường Khương (Lào Cai), Ma Lu Thàng (Lai Châu).
- Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La), Na mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tỉnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị)
- Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Hoa Lư (Đăk Nông), Xa Mát, Mộc Bài (Tây Ninh), Vĩnh Xương (An Giang), Xà Xía (Kiên Giang).
*MB:- Giới thiệu về câu nói của Go-rơ-ki
-Nêu ý nghĩa của câu nói.
TB:
-Giải thích câu nói của Go-rơ-ki: Tại sao nói sách là nguồn kiến thức?
+Sách là nơi lưu trữ kiến thức hàng ngàn năm nay
+Sách là nơi cung cấp kiến thức về mọi lĩnh vực vượt qua thời gian và không gian
-Tại sao nói: Chỉ có sách mới là con đường sống?
+Sách ở đây ý nói là sự học
+Cuộc ssóng luôn cần có tri thức không chỉ mở mang hiểu biết mà trước hết nó giúp chúng ta có một cái nghề chân chính tồn tại
+Nêu những tác dụng của sách
-Bài học rút ra cho bản thân:
+Phải yêu quý và trân trọng sách
+Phải coi trọng sự học và lựa chọn phương pháp học cho đúng đắn và hiệu quả
*KB: khẳng định lại vai trò lớn lao của sách đối với nhân loại và đối với mỗi chúng ta
a) Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị : Lao động ở nông thôn nhiều hơn 3 lần so với lao động ở thành thị (tương ứng là 75% và 25% lao động của cả nước, năm 2005).
b) Phân tích tác động tích cực của đô thị hoá :
- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của các vùng trong nước (khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách cả nước, năm 2005).
- Các thành phố, thị xã là thị trường tiêu thụ lớn ; lực lượng lao động đông và có trình độ, cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Câu 1:
- Nhà Hán thi hành chính sách " Đồng hóa nhân dân ta "
- Chính sách đó rất tàn bạo . Nó gây nhiều thiệt hại cho nhân dân .
Câu 2:
Diễn biến :
-Năm 938 , đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo dài vào vùng biển nước ta
- Cuối năm 938 , quân Nam Hán tiến vào vùng biển nước ta .Lúc thủy triều đang dâng cao quân ta đánh nhử quân Nam Hán và cửa sông Bạch Đằng.
-Lưu Hoằng Tháo thúc quân hăm hở đuổi theo , vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết
- Khi nước thủy triều bắt đầu rút , Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng dánh giặc trở lại
- Quân Nam Hán chống cự không nổi , rút chạy ra biển
Ý Nghĩa
- Chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta , đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc
- Chấm dứt hoàn toàn thời kì Bắc Thuộc , mở ra độc lập lâu dài cho Tổ Quốc
- Tạo niềm tin , niềm tự hào dân tộc sâu sắc
Câu 1:
a. Những chính sách của nhà Hán đối với nhân dân ta:
- Ra sức bóc lột dân ta bằng các thứ thuế như: thuế muối, thuế sắt,.... và bắt cống nạp những sản vật quý như: ngà voi, sừng tê, ngọc trai,...
- Cho người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ, âm mưu đồng hóa dân tộc ta.
b. Nhận xét: Nhà Han rất thâm độc và tàn bạo.
Câu 2:
a. Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
b. Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:
- Chiến thắng này đã kết thúc sự thống trị của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
- Khẳng định nền độc lập lâu dài của tổ quốc.
c. Công lao của Ngô Quyền:
- Là vị anh hùng dân tộc đã mưu trí, dũng cảm đánh tan giặc.
- Mở đầu thời kì phong kiến độc lập đầu tiên của Việt Nam.
- Thức ăn cho chăn nuôi từ 3 nguồn:
+ Thức ăn tự nhiên (đồng cỏ).
+ Sản phẩm ngành trồng trọt và phụ phẩm ngành thủy sản.
+ Thức ăn chế biến công nghiệp.
- Nước ta có diện tích đồng cỏ khá lớn với khoảng 350.000ha. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đồng cỏ tươi tốt quanh năm, sinh trưởng nhanh là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, dê, cừu,... Những đồng cỏ chủ yếu tập trung trên các cao nguyên ở miền núi trung du phía Bắc, Tây Nguyên. Bắc Trung Bộ, tạo thế mạnh chăn nuôi gia súc lớn ở các vùng này. Tuy nhiên, đồng cỏ ở nước ta có nhiều loại cỏ tạp, khó cải tạo, hiện nay vẫn chăn thả theo kiểu quảng canh là chính, năng suất thấp.
- Một phần rất lớn thức ăn cho chăn nuôi được lấy từ ngành trồng trọt. Nhờ giải quyết tốt an ninh lương thực cho người, nên đã dành nhiều lương thực, hoa màu cho chăn nuôi, ổn định diện tích đất trồng thức ăn cho gia súc. Trên cơ sở đó, chăn nuôi lợn và gia cầm có điều kiện phát triển mạnh. Hàng năm có khoảng 13-14 nghìn tấn bột cá làm thức ăn cho chăn nuôi.
-Việc chế biến thức ăn gia súc ngày càng phổ biến ở cả đồng bằng và miền núi. Nhờ thế mà chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đã có điều kiện phát triển ngay cả ở hộ gia đình.
- Ngành sản xuất lương thực phát triển đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời cung cấp một lượng lớn phụ phẩm và hoa màu lương thực làm thức ăn cho chăn nuôi.
- Các đồng cỏ được chăm sóc với các giống cỏ cho năng suất cao.
- Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản cung cấp một lượng phụ phẩm lớn là nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn gia súc.