K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2017

lớp đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên các bề mặt lục địa và đảo gồm 2 thành phần khoáng và thành phần hữu cơ, còn lớp đá mẹ thì là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất,

tk mk na, thanks nhiều ! ok

15 tháng 12 2016

Câu 4: Trả lời:

Các ngọn núi đá vôi thường lởm chởm, sắc nhọn. Nước mưa có thể thấm và các kẽ, khe, khoét mòn đá tạo thành cá hang rộng và dài.

15 tháng 12 2016

Câu 3: Trả lời:

* Núi trẻ : là núi mới được hình thành, thường có đỉnh cao và nhọn
* Núi già : núi đẫ trải qua nhiều năm nên mưa nắng bào mòn làm cho đỉnh núi có dạng bầu tròn và thấp hơn núi trẻ .

7 tháng 12 2019

* Đặc điểm gió mùa:

- Mùa hạ: gió mùa mùa hạ tính chất nóng ẩm, mưa nhiều.

- Mùa đông: gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, tính chất lạnh và khô.

* Tính chất trái ngược nhau như vậy là do hai loại gió có nguồn gốc hình thành và bề mặt đệm nơi chúng đi qua khác nhau.

- Gió mùa mùa hạ: xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua xích đạo đổi hướng Tây Nam, gió này đi qua vùng biển thuộc khu vực xích đạo nên mang theo nguồn nhiệt ẩm dồi dào.

- Gió mùa mùa đông xuất phát từ khu khí áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, gió này di chuyển qua vùng nội địa rộng lớn của Liên Bang Nga và Trung Quốc nên có tính chất khô, lạnh giá.


20 tháng 4 2017

1)Phụ lưu là một dòng sông đổ nước vào dòng sông chính hoặc hồ nước . Vùng đổ nước này gọi là cửa sông, cũng là nơi kết thúc của phụ lưu đó, còn điểm chung với sông chính thì gọi là điểm hợp lưu.

Chính lưu :sông tách ra khỏi sông chính ở vùng trung lưu của sông chính và nếu sau đó nó lại quay về nhập vào sông chính thì vẫn được gọi là chi lưu, như trong trường hợp gần các vùng bồn địa nội lưu hay trong trường hợp các phụ lưu tách đôi ra khi gần với chỗ hợp lưu của nó vào sông chính.

2) Lợi ích:
Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Phát triển giao thông đường thuỷ.
Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản.
Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
Điều hoà nhiệt độ.
Tạo cảnh quan mội trường.
...

Sông ngòi chỉ mang lại 1 khó khăn duy nhất là chia cắt địa hình nên khó khăn cho GTVT ngoài ra không mang lại bất kì tác hại nào khác đến hoạt động sản xuất và đời sống của con người chỉ có hoạt động sản xuất của con người tác động đến sông ngòi làm cho mực nước dâng cao gây ngập lụt, hay thiếu nước vào mùa khô, tài nguyên thuỷ sản bị cạn kiệt.

20 tháng 4 2017

+ Phụ lưu là sông nhỏ đổ nước vào sông chính
+ Chi lưu là các sông thoát nước đi cho sông chính

Sông là dòng chảy thường xuyên , tương đối ổn định trên bề mặt lục địa
Lợi ích : làm thủy điện , thủy lợi , giao thông , cung cấp phù sa , du lịch
Tác hại : sông dâng cao vào mùa lũ gây lũ lụt thiệt hại về nhà cửa , con người

15 tháng 12 2017

Đặc điểm và cấu tạo

-Độ dày: từ 5 - 70 km.

-Trạng thái: rắn chắc.

-Nhiệt độ: càng xuống sâu nhiệt độ càng cao.

-Có thể tích=1% và trọng lượng=0.1% .

-Lớp vỏ là các địa mảnh.

Vai trò

-Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên và là nơi sinh sống của xã hội loài người.

27 tháng 12 2017

Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:

  • Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)
  • Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.
  • Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

- Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

25 tháng 4 2017

- Biển là một vùng nước mặn ven bờ lục địa hoặc nằm giữa các lục địa. (VD: biển Đông nằm ven bờ lục địa, biển Địa Trung Hải, Hồng hải nằm giữa các lục địa...)

- Khác nhau:

+ Đại dương có diện tích lớn hơn biển.

+ Đại dương sâu hơn biển.

Chúc bạn học tốt banhqua

6 tháng 5 2017

+) Biển là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương (hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên như biển Caspi, biển Chết)
+) Đại dương là một vùng lớn chứa nước mặn tạo thành thành phần cơ bản của thủy quyển (thủy quyển là khối lượng chung của nước được tìm thấy dưới, trên bề mặt cũng như trong khí quyển của hành tinh)

đại dương bao gồm rất nhiều biển nhỏ, cả thế giới chỉ có 4 đại dương ttrong khi đó thì có rất là nhiều biển

tk mk na, thanks nhiều ! ok

15 tháng 12 2017

*Giống nhau: bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
*Khác nhau:
- Bình nguyên:

+Độ cao tuyệt đối dưới 200m.

+Không có sườn
-Cao nguyên:

+ Độ cao tuyệt đối trên 500m.

+ Sườn dốc nhiều khi dựng đứng thành vách so với xung quanh.

+ Là dạng địa hình miền núi.

7 tháng 3 2022

*Giống nhau:

-Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
*Khác nhau:
- Bình nguyên:

+Độ cao tuyệt đối dưới 200m.

+Không có sườn
-Cao nguyên:

+ Độ cao tuyệt đối trên 500m.

+ Sườn dốc nhiều khi dựng đứng thành vách so với xung quanh.

+ Là dạng địa hình miền núi.

20 tháng 11 2017

Đặc điểm của Trái Đất là:

- Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70 km, cấu tạo bởi lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng tối đa là 1000°C.

- Lớp trung gian dày gần 3000km, cấu tạo bởi vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt khoảng 1500°C đến 4700°C.

-Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000km, cấu tạo bởi các vật ở trạng thái lỏng và rắn.

2 tháng 12 2016
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng và thấp bị nước bao phủ là đại dương.
- Các địa mảng không cố định một chỗ mà di chuyển chậm. Nếu như hai lớp địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất.

Trong địa chất học, lớp vỏ là một phần của thạch quyển và là lớp ngoài cùng của hành tinh. Nói chung, lớp vỏ các hành tinh là hỗn hợp của các chất ít đậm đặc hơn so với các lớp sâu bên trong của chúng. Lớp vỏ Trái Đất là hỗn hợp chủ yếu của đá bazan và granit. Nó nguội và cứng hơn so với các lớp ở sâu hơn của lớp phủ và lõi.

Trên các hành tinh nóng chảy một phần, chẳng hạn như Trái Đất, thạch quyển là trôi nổi trên các lớp lỏng bên trong. Do phần bên trên của lớp phủ là nóng chảy một phần (quyển astheno), nên thạch quyển có thể bị chia cắt ra thành nhiều mảng kiến tạo có sự dịch chuyển theo thời gian. Lớp vỏ của đáy biển là khác biệt đáng kể với lớp vỏ của lục địa. Lớp vỏ đại dương (quyển sima) dày từ 5 tới 10 km và chủ yếu là đá bazan nặng và sẫm màu. Lớp vỏ lục địa (quyển sial) dày từ 20 tới 70 km và chủ yếu chứa các loại đá nhẹ hơn.Thể tích lớp vỏ Trái Đất nhỏ hơn 1% thể tích Trái Đất. Nhiệt độ lớp vỏ nằm trong khoảng từ nhiệt độ không khí bề mặt tới khoảng 1000 °C ở gần phần trên lớp phủ.