Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.
Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.
Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.
Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.
Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.
Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.
Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
Lớp 5 ngắn gọn nha :
Nhìn từ xa, mái trường của chúng em được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng. Mỗi buổi sáng đi học, em đều nhìn lên tấm biển được làm bằng đá hoa cương: “Trường tiểu học Nguyễn Tất Thành” với lòng đầy tự hào khi được học tập dưới mái trường mang tên Bác. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao nắng gió khắc nghiệt, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Cánh cổng trường màu xanh vẫn luôn mở rộng như vòng tay người mẹ chào đón chúng em mỗi sáng tới trường. Mái trường của em tuy không lộng lẫy và rộng rãi như một tòa lâu đài tráng lệ nhưng có nét đẹp cổ kính, gần gũi đến lạ thường. Trường em có tất cả 30 lớp học, những dãy phòng được xây dựng theo hình chữ U và khoác trên mình chiếc áo màu vàng nhạt. Khi ánh nắng sớm ban mai chiếu vào những dãy nhà, tấm áo ấy bỗng rực rỡ lạ thường.
Ngôi trường của em đang học là ngôi trường nằm ở ngoại thành thành phố mang tên Bác, em yêu quý trường của em và em đến đây để học hằng ngày.
Ở sân trường được thầy cô và chúng em trồng nhiều cây và hoa khác nhau, chúng em cùng nhau chăm sóc cho cây và hoa mau lớn để trường em thêm đẹp. Em rất thích mỗi sáng thứ hai, được cùng các bạn chào cờ ở sân trường. Chúng em cùng lắng nghe lời thầy cô bảo ban hướng dẫn để thực hiện đúng nội quy của trường và học thật tốt.
Ba mẹ em nói là đi học con phải ngoan và làm theo lời cô giáo dặn, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học.
Chúng em rất yêu ngôi trường mới này, chính vì thế chúng em ý thức giữ gìn cho ngôi trường luôn sạch sẽ và tươi mới mãi mãi. Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp thầy cô giáo, gặp bạn bè và biết được nhiều điều mới lạ.
Cánh đồng lúa như tấm thảm khổng lồ
Sáng sớm tinh mơ, em cùng với bố đi tập thể dục trên con đường làng chưa có một dấu chân qua. Cánh đồng lúa chín như một tấm thảm khổng lồ màu vàng óng. Chúng như muốn níu chân em lại để thưởng thức hương thơm đồng quê và vẻ đẹp của cánh đồng lúa vàng tươi còn lấp lánh sương đêm.
Bao trùm lên cánh đồng là một màu vàng óng ả. Nhìn xa trông chiếc áo nhung vàng ấy còn được đính trên mình những viên kim cương lấp lánh. Mỗi khi có làn gió nhè nhẹ thổi qua làm những bông lúa cong cong hình đuôi gà oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi ghé đầu vào nhau thì thầm to nhỏ. Bao bọc quanh cánh đồng lúa là con đường uốn quanh như dải lụa, cỏ non xanh mướt còn đọng những hạt sương đêm lấp lánh, lung linh thật là huyền ảo.
Mặt trời đã lên cao lộ rõ ánh hào quang lấp lánh. Ánh nắng dịu nhẹ và ấm áp lọt xuống các kẽ lá, rồi ánh nắng chói chang đã xâm nhập vào tổ các chú côn trùng còn đang ngủ say sưa và đánh thức chúng dậy. Sương treo trên các đầu ngọn cỏ trông lại càng long lanh tinh khiết hơn dưới ánh nắng ban mai, chúng cũng tan dần theo hơi ấm của ông Mặt Trời. Những đợt sóng lúa nhấp nhô nối tiếp nhau như một cuộc thi chạy không bao giờ có chiến thắng.
Thỉnh thoảng có đàn bướm trắng bay là là trên chiếc áo màu vàng khổng lồ trông thật đẹp mắt. Lá lúa khẽ lay động theo làn gió một cách nhẹ nhàng uyển chuyển. Bông lúa cong mình yểu điệu ngả đầu vào nhau trông thật đáng yêu. Xa xa ẩn nấp dưới các khóm lúa vàng tươi là chú chích bông chăm chỉ cần cù đang bắt sâu cho lúa. Chích bông không những là người bạn tốt của nhà nông mà còn là người bạn đáng yêu của bọn trẻ chúng em.
Gió thổi những bông lúa hớn hở khoác tay nhau nhảy múa. Mùi hương lúa mới lan tỏa khắp cánh đồng. Thỉnh thoảng có tiếng hót lảnh lót của chú chim chiền chiện chúng liệng quanh cánh đồng ba bốn vòng rồi bay vút vào bầu trời xanh thẳm. Thấp thoáng đằng xa người dân quê em đang ra đồng tháo nước làm cỏ bờ cho sạch để chuẩn bị thu hoạch lúa. Dòng nước trong xanh bao ngày nuôi lúa lớn nay thong dong chảy về con sông, trở về với biển.
Ôi cánh đồng lúa quê em thật đẹp. Nó mãi mãi trong em bao hình ảnh thân thương, chim vẫn hót xôn xao trong vòm lá, lúa vẫn chín từng ngày để gọi bà con ra gặt hái mang về. Chắc chắn khi bưng bát cơm thơm chúng em sẽ cảm ơn nhiều lắm các bác nông dân ngày ngày làm việc vất vả để có được bát cơm trắng thơm ngon.
Đây đây nè:
Cánh đồng lúa như tấm thảm khổng lồ
Sáng sớm tinh mơ, em cùng với bố đi tập thể dục trên con đường làng chưa có một dấu chân qua. Cánh đồng lúa chín như một tấm thảm khổng lồ màu vàng óng. Chúng như muốn níu chân em lại để thưởng thức hương thơm đồng quê và vẻ đẹp của cánh đồng lúa vàng tươi còn lấp lánh sương đêm.
Bao trùm lên cánh đồng là một màu vàng óng ả. Nhìn xa trông chiếc áo nhung vàng ấy còn được đính trên mình những viên kim cương lấp lánh. Mỗi khi có làn gió nhè nhẹ thổi qua làm những bông lúa cong cong hình đuôi gà oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi ghé đầu vào nhau thì thầm to nhỏ. Bao bọc quanh cánh đồng lúa là con đường uốn quanh như dải lụa, cỏ non xanh mướt còn đọng những hạt sương đêm lấp lánh, lung linh thật là huyền ảo.
Mặt trời đã lên cao lộ rõ ánh hào quang lấp lánh. Ánh nắng dịu nhẹ và ấm áp lọt xuống các kẽ lá, rồi ánh nắng chói chang đã xâm nhập vào tổ các chú côn trùng còn đang ngủ say sưa và đánh thức chúng dậy. Sương treo trên các đầu ngọn cỏ trông lại càng long lanh tinh khiết hơn dưới ánh nắng ban mai, chúng cũng tan dần theo hơi ấm của ông Mặt Trời. Những đợt sóng lúa nhấp nhô nối tiếp nhau như một cuộc thi chạy không bao giờ có chiến thắng.
Thỉnh thoảng có đàn bướm trắng bay là là trên chiếc áo màu vàng khổng lồ trông thật đẹp mắt. Lá lúa khẽ lay động theo làn gió một cách nhẹ nhàng uyển chuyển. Bông lúa cong mình yểu điệu ngả đầu vào nhau trông thật đáng yêu. Xa xa ẩn nấp dưới các khóm lúa vàng tươi là chú chích bông chăm chỉ cần cù đang bắt sâu cho lúa. Chích bông không những là người bạn tốt của nhà nông mà còn là người bạn đáng yêu của bọn trẻ chúng em.
Gió thổi những bông lúa hớn hở khoác tay nhau nhảy múa. Mùi hương lúa mới lan tỏa khắp cánh đồng. Thỉnh thoảng có tiếng hót lảnh lót của chú chim chiền chiện chúng liệng quanh cánh đồng ba bốn vòng rồi bay vút vào bầu trời xanh thẳm. Thấp thoáng đằng xa người dân quê em đang ra đồng tháo nước làm cỏ bờ cho sạch để chuẩn bị thu hoạch lúa. Dòng nước trong xanh bao ngày nuôi lúa lớn nay thong dong chảy về con sông, trở về với biển.
Ôi cánh đồng lúa quê em thật đẹp. Nó mãi mãi trong em bao hình ảnh thân thương, chim vẫn hót xôn xao trong vòm lá, lúa vẫn chín từng ngày để gọi bà con ra gặt hái mang về. Chắc chắn khi bưng bát cơm thơm chúng em sẽ cảm ơn nhiều lắm các bác nông dân ngày ngày làm việc vất vả để có được bát cơm trắng thơm ngon.
- Những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I.
Tuần | Các bài văn tả cảnh | Trang |
1 | - Quang cảnh làng mạc ngày mùa - Hoàng hôn trên sông Hương - Nắng trưa | 10 11 12 |
- Buổi sớm trên cánh đồng | 14 | |
2 | - Rừng trưa - Chiều tối | 21 22 |
3 | - Mưa rào | 31 |
4 | - Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam - Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi | 62 62 |
5 | - Vịnh Hạ Long | 70 |
6 | - Kì diệu rừng xanh | 75 |
7 | - Bầu trời mùa thu - Đất Cà Mau | 87 89 |
Trình bày dàn ý
* Bài: Hoàng hôn trên sông Hương
- Mở bài: Giới thiệu sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
- Thân bài: Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông lúc hoàng hôn.
Thân bài có hai đoạn:
Đoạn 1: Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc hoàng hôn tới lúc tối hẳn.
Đoạn 2: Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phô" lên đèn.
- Kết bài: Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
* Bài: Nắng trưa
- Mở bài: Nhận xét chung về nắng trưa.
- Thân bài: Cảnh vật trong nắng trưa.
Thân bài chia làm bốn đoạn:
+ Đoạn 1: Hơi đất trong nắng trưa dữ dội.
+ Đoạn 2: Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa.
+ Đoạn 3: Cây cối và con vật trong nắng trưa.
+ Đoạn 4: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.
- Kết bài: Cảm nghĩ về mẹ.
* Bài: Vịnh Hạ Long
- Mở bài: Giới thiệu về vịnh Hạ Long
- Thân bài: Ta sự kì vĩ, duyên dáng và những nét đặc biệt hấp dẫn của vịnh Hạ Long qua bốn mùa.
Phần thân bài chia làm ba đoạn:
+ Đoạn 1: Tả sự kì vĩ của vịnh Hạ Long với hàng nghìn hòn đảo.
+ Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long.
+ Đoạn 3: Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn của vịnh Hạ Long qua mỗi mùa.
- Kết bài: Khẳng định chủ quyền của vịnh Hạ Long.
* Bài: Kì diệu rừnq xanh
- Mở bài: Giới thiệu vẻ đẹp kì diệu của rừng xanh.
- Thân bài: Đặc điểm của rừng xanh.
Thân bài chia thành hai đoạn:
+ Đoạn 1: Tả vẻ đẹp sống động của rừng xanh qua việc tả hoạt động của con thú.
+ Đoạn 2: vẻ đẹp của rừng khộp.
- Kết bài: Cảm nghĩ của tác giả.
* Bài: Đất Cà Mau
- Mớ bài: Giới thiệu những đặc điểm của đất Cà Mau sớm nắng, chiều mưa.
- Thân bài:
+ Đoạn 1: Mưa ở Cà Mau.
+ Đoạn 2: Miêu tả đất đai, cây cối, nhà cửa ở Cà Mau.
- Kết bài : Suy nghĩ của tác giả về tính cách con người Cà Mau.
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Những cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam hết sức thanh bình yên ả, đi vào thơ ca nhạc họa của muôn đời. Dịp hè vừa rồi, nhân một chuyến đi thăm quê nội, em đã có dịp ngắm cánh đồng lúa của làng. Cảnh đẹp ấy đã trở thành dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí em.
Như đã thành thông lệ, dịp hè nào cũng vậy, em và cả gia đình lại trở về quê thăm ông bà nội. Trong mắt em, cái gì cũng thật lạ lẫm và mới mẻ. Kìa lũy tre xanh xanh đầu làng, kìa triền đê với những đứa trẻ mục đồng đang thả diều, thổi sáo, và cả con sông quê như dải lụa đào mang phù sa bồi đắp cho đồng lúa thêm tươi tốt. Nhưng ấn tượng nhất với em vẫn là cảnh cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Cánh đồng lúa nằm ở giữa làng, nhìn từ xa tựa như một tấm thảm vàng rực, khồng lồ. Mỗi khi gió thổi qua, tấm thảm ấy lại nhấp nhô từng đợt, những con sóng mải miết nối đuổi nhau đi về phía chân trời. Mới ngày nào lúa còn đang thì con gái, sắc xanh mơn mởn bao trùm khắp không gian, hương lúa lên đòng còn quyện trong gió mới, vậy mà giờ đây, cánh đồng lúa ấy đã đượm một màu vàng trù phú. Hạt thóc là hạt ngọc của trời. Để có được bát cơm dẻo thơm trắng ngần, người nông dân đã phải đổ biết bao mồ hôi và công sức: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Những bông lúa nặng trĩu hạt làm thân cây như oằn xuống, báo hiệu một mùa màng bội thu. Hương lúa chín thoang thoảng dịu dàng bay trong gió, một mùi hương thanh khiết và tươi mới, làm dịu mát tâm hồn con người. Đó cũng là thứ mùi đặc trưng của đất, của hương đồng gió nội vào những ngày hè nắng cháy. Vào sáng sớm, khi đất trời còn đọng hơi sương, cánh đồng lúa im lìm như đang ngủ say, cả không gian chìm trong một màu huyền ảo tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. Xa xa, thấp thoáng thấy vài chú trâu đang nhẩn nha gặm cỏ. Dưới ruộng, những chú cò trắng đang bì bõm lội để kiếm tôm, kiếm tép.
Mùa lúa chín cũng là mùa nhộn nhịp, đông vui nhất trong làng. Em rất thích được chứng kiến cảnh mọi người thu hoạch lúa. Lúc trời mới tờ mờ sáng, các bác nông dân đã cùng nhau ra đồng, tiếng cười nói, trò chuyên rôm rả làm náo động cả một vùng. Trên gương mặt họ lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng nụ cười lại sáng bừng bao niềm hân hoan, hạnh phúc. Bàn tay gặt lúa khéo léo nhanh thoăn thoắt, chả mấy chốc, những bó lúa được xếp gọn gàng trên xe để kéo về sân phơi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy sát làm nên âm thanh rộn ràng của cuộc sống làng quê. Thóc đầy sân phơi tự bao giờ đã là biểu tượng của cuôc sống ấm no, trù phú, mang lại sự bình yên trong tâm hồn mỗi người. Những con đường quê ngày mùa còn ngập tràn sắc vàng của rơm rạ. Mùi rơm ngai ngái đã trở thành nét đặc trưng của những vùng quê đồng bằng Bắc bộ. Tôi thích nhất là được cùng đám trẻ con hàng xóm ra đồng bắt cào cào, châu chấu. Những chú cào cào, châu chấu bụng căng tròn nướng lên ăn còn đọng lại hương thơm và vị béo ngậy nơi đầu lưỡi. Vài chú chim sẻ sà xuống đồng để nhặt những hạt thóc còn vương vãi sau khi gặt.
Được thăm cánh đồng lúa đã trở thành niềm mong đợi và háo hức của tôi mỗi lần về quê. Ngắm nhìn cánh đồng lúa, tôi cảm thấy thật yên bình và thêm phần gắn bó với quê hương mình hơn.
- Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật như:
- Bầu trời nhiều mây hơn
- Thời tiết lạnh lẽo, ẩm ướt
- Những cơn mưa bụi âm ỉ qua ngày này sang ngày khác.
- Cây cối già cỗi, trơ trụi lá
- Con người thích thú khoác lên mình những bộ đồ ấm
“Ai cũng bảo ‘người em yêu nhất là mẹ và người yêu mẹ nhất là em’ nhưng em cho rằng điều đó không đúng. Người em yêu nhất là bố và bố là người yêu em nhất.
Bố em có dáng người thấp đậm, với cái bụng to khác bố người ta bụng thon 6 múi… Bố nhà người ta trán cao, hiểu biết rộng dài, bố em đây trán dô, siêu ‘lầy’. Bố nhà người ta mắt ánh lên sự nghiêm nghị, bố em đây mỗi khi làm sai là mắt láo liên như quạ vào chuồng lợn. Bố nhà người ta môi bặm lại nghiêm túc, bố em miệng chỉ có cười suốt ngày.
Bố nhà người ta tài giỏi, độc lập, vợ con nể phục, bố em đây bị vợ mắng suốt ngày để rồi tối đến rủ em lên giường ngủ sớm, nhưng thực ra là hai bố con trùm chăn nói xấu mẹ. Bố nhà người ta được cấp dưới ngưỡng mộ, bố em đây làm tài xế, xe ôm cho các cô, các bác. Bố em còn thua xa bố nhà người ta.
Nhưng bố em sẵn sàng ký vào bản kiểm điểm của em mà không mách mẹ, sẵn sàng che giấu khuyết điểm của em, sẵn sàng nghe cuộc gọi phê bình của cô, sẵn sàng thức đến 3, 4 giờ sáng đợi em làm bài xong và đi ngủ, sẵn sàng ngồi bên em ‘cày’ toán khó mấy tiếng đồng hồ, sẵn sàng thức dậy sớm mỗi sáng để gọi em dậy mặc dù bố còn thèm ngủ hơn em.
Sẵn sàng nhường cho em miếng trứng cá ngon lành mà bố rất thích, sẵn sàng cho em mượn iPad vào cuối tuần với lý do ‘cho nó giải trí thêm chút’, sẵn sàng đánh xe đến lớp đón em cho dù phải bỏ một buổi họp quan trọng, sẵn sàng tấu hài với em, tán chuyện linh tinh cùng em để ‘giúp nó giảm stress’.
Bố em rất khéo năn nỉ mẹ đừng đánh em, hoặc nhận tội thay để em không bị mẹ mắng. Mấy câu ấy thường chỉ là mấy câu như: ‘Khiếp sáng sớm đài đã hát dân ca, cải lương hay vọng cổ rồi à?’, ‘Trời đánh còn tránh miếng ăn nhé!’, ‘Ê, hình như có Giọng hát Việt rồi kìa!’,… đủ để nhắc khéo mẹ và em thoát nạn.
Nói thế thôi nhưng đối với em, một người bố như thế là tất cả rồi. Bố chả bao giờ khiến em buồn hay khóc. Bố luôn là anh hùng giải cứu em khỏi những trận lôi đình của mẹ, giúp em yêu Toán như xưa, giúp em đi học đúng giờ,…
Cảm ơn bố rất nhiều! Con chúc ‘Papa’ luôn mạnh khỏe, sớm hết bệnh tiểu đường và sống lâu mãi với chúng con, ‘Papa’ nhé!
1 . Tả cách đồng lúa quê em vào buổi sáng .
2 . Tả con đường quen thuộc từ nhà đến trường .
3 . Tả ngôi trường em trước giờ vào học .
4 . Tả ngôi nhà em ở .
5 . Tả một cảnh sông nước .
6 . Tả một cơn mưa .
7 . Tả một đêm trăng đẹp .
8 . vân vân , .........
- Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Hoàng hôn trên sông Hương
- Nắng trưa
- Buổi sớm trên cánh đồng
- Rừng trưa
- Chiều tối
- Mưa rào
- Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam
- Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi
- Vịnh Hạ Long
- Kì diệu rừng xanh
- Bầu trời mùa thu
- Đất Cà Mau
Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.
Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.
Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.
mik sống ở Quảng Ngãi nên mik tả Quãng Ngãi
Bè rớ gồm bè và rớ. Bè được làm bằng tre tươi dài nguyên cây, thường là trẻ năng già. Mỗi bè được xếp từ bốn đến năm lớp trẻ, rộng độ ba mét. Người ta dùng tre cây đã trảy sạch mắt, xếp sát nhau thành lớp, chia khoảng đều và đặt bốn đến năm đà ngang rồi buộc chặt trẻ vào đà bằng dây rừng, lạt cật hay cước sợi lớn. Cứ thế người ta xếp tiếp các lớp khác, lớp trên cùng toàn trẻ thẳng tạo nên bề mặt tương đối phẳng, là chỗ sinh hoạt gia đình, hoạt động nghề nghiệp. Nửa bè phía gốc người ta dựng một sườn khoang như khoang thuyền, và phủ kín bên ngoài bằng tấm năng tre đan kín, trát dầu rái để che mưa nắng, về sau họ thấy tấm nắng bằng tôn kẽm
Khoang bè không thể lớn được, chỉ tạm đủ cho một gia đình vợ chồng và con cái ăn ở. Sau khoang là sân nhỏ dùng cho sinh hoạt hằng ngày, nấu ăn, chăn nuôi,… Còn trước khoang là sân nghề, ngoài đầu mũi bè người ta đặt một giàn rớ. Giàn rớ gồm hai cần tre dài, to bằng cổ chân người lớn, nhưng chắc chắn, liên kết cố định hình chữ V một bên dài, một bên ngắn. Chỗ khớp hai cần được nối động với một trục nằm ngang gắn chặt vào mặt bè. Cần dài vươn ra phía nước, người ta dùng dây thật bền buộc vào đầu cần bốn gọng tre xếp chữ thập tạo nên hai cánh cung chéo nhau ở giữa, mỗi gọng là một cây tre nhỏ, dài hơn năm mét. Đầu còn lại của bốn gọng được buộc chắc vào bốn góc làm căng một tấm lưới vuông, cạnh chừng sáu mét, lỗ lưới rộng cỡ một phân gọi là rớ. Cần ngắn hơn ở phía khoan có tác dụng tạo lực đối trọng khi cất rớ. Mỗi cần còn được gia cố thêm vài cây tre cho cứng cáp và làm nhiều bực thang để trèo lên hay lùi xuống dễ dàng. Muốn đặt rớ xuống sông, người ta leo dần theo bực thang lên phía ngọn cần dài để đè rớ cho chìm hẳn xuống đáy nước. Muốn cất rớ phải thêm người trong gia đình trèo ngược lên phía đầu gọng ngắn, tạo lực đối trọng cho rớ cất nhanh lên khỏi mặt nước, nếu không cá sẽ thoát ra ngoài. Do vậy, suốt thời gian làm nghề, cả nhà vừa cất rớ vừa bắt cá, chung sức thật vui.
Hàng năm thời gian hoạt động nghề khá dài, thường bắt đầu từ cuối mùa đông khi lũ lụt đã vơi dần, qua suốt những tháng nắng đến đầu mùa mưa năm sau, thịnh nhất là vào những đêm tối trời và nước trong. Muốn nhử cá, người ta treo đèn sáng rực giữa rớ ngay trên đầu gọng để cá thấy ánh sáng mà tụ đến. Mỗi mẻ rớ, từ khi đặt xuống đáy nước đến khi cất lên chừng hơn mười phút.
Gặp lúc cá nhiều, cảnh cất rớ nô nức hẳn, họ chạy lên cần rớ dài phía sông rồi lại chạy lên cần ngắn phía khoang, đều đều như thế, và cá được bắt vào đầy giỏ, đó là phút giây hạnh phúc, no ấm của nghề sông nước. Đến cuối thu, khi mưa nguồn về mạnh, nước đục sông, người ta lần lượt chèo bè đến những vùng sông lạch bình yên để vừa hành nghề sinh nhai, vừa tránh bão lũ làm trôi bè; bởi bè là sản nghiệp của họ như ruộng vườn của nhà nông. Hằng ngày, ngoài thời gian đánh bắt, cả nhà nghỉ ngơi, sinh hoạt, vui chơi cũng trên chiếc bè. Xưa kia cuộc sống ngư dân bè rớ có phần cách biệt với đất liền vì luôn di động trên sông lạch, tìm chỗ cá nhiều để đánh bắt. Họ chỉ giao tiếp với cư dân trên bờ vào những lúc đem cá đến chợ hay bán rong đường thôn xóm, và mua những thứ cần thiết. Ở đâu cũng nhớ ông cha, trong khoang chỗ trang trọng nhất ngư dân bè rớ đặt bàn thờ tổ tiên, ngoài khoang trên cao lại đặt một trang nhỏ thờ thần sông nước, cũng là nét văn hóa tâm linh chung trong đời sống người Việt.
Ngày trước do cách sống "giang khê" nên trẻ con của ngư dân bè rớ thiếu điều kiện học hành. Trong gia đình khi con cái đến tuổi trưởng thành, cha mẹ dành dụm tiền của tạo một chiếc bè mới như chia của cho con, sau cưới hỏi là tách riêng gia đình. Và họ thường tìm bạn đời nhau, cưới hỏi với người trong bạn nghề để dễ hiểu, dễ sống. Rồi đất nước đổi thay phát triển, dần dần ngư dân bè rớ cũng nhận ra cuộc đời nếu mãi lênh đênh trên sông lạch sẽ chịu nhiều thua thiệt, con trẻ không được hòa nhập cùng chúng bạn,... Từ đó, họ rủ nhau lên những triền sông lập xóm để vừa có điều kiện chung sống với cư dân đất liền, vừa thuận tiện nghề sông nước. Những xóm ấy nay trở thành làng đông vui, trai gái tự do lập gia đình với bạn đồng trương lứa của nhiều tầng lớp xã hội trong cộng đồng cư dân nông thôn.
Đến nay, nghề bè rớ hầu như vắng bóng, người già đã qua đời, trẻ con trở thành trai tráng, nhưng hình ảnh chiếc bè, cảnh gia đình cùng nhau cất rớ, ánh lửa lập lòe trên sông, cuộc sống ngược xuôi theo dòng nước, rồi đến lúc phải lên bờ định cư lập nghiệp mới,…. Tất cả những điều đó mãi là nét văn hóa đẹp chứa đựng tình cảm quê hương vùng hạ lưu sông nước Quảng Ngãi.
hay thì k nha
Chủ nhật vừa qua, em được ba mẹ cho đi tắm biển Vũng Tàu. Những con sóng lớn đuổi nhau chạy từ ngoài xa vào. Gần đến bờ chúng vui mừng nhảy côn lên rồi vừa reo to vừa lao tới đổ ụp lên em. Nhưng ba đã nhận ra trò đùa tinh nghịch này của sóng, ba nhảy lên vừa nhấc bổng em theo, không để cho con sóng đổ xuống. Đợt sóng khác lại nhảy tới. Ba lại cùng em nhẹ nhàng nhảy lên theo đúng nhịp bước sóng tới, để rồi lại thoải mái nhảy xuống cùng với sóng. Sóng thích chí với trò chơi này nên cứ nhảy tới, ào tới liên tiếp, không thôi. Ba và con cũng chẳng chịu thua cứ lựa đà sóng mà cưỡi lên ngọn, không để cho con sóng nhấn chìm. Con sóng biển thật y như đứa trẻ tinh nghịch.
1. Tả cảnh
* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
* Yêu cầu tả cảnh:
- Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
- Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
* Bố cục bài văn tả cảnh:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
- Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
1 mở bài :
giới thiệu cảnh sẽ tả .
2 thân bài :
- tả theo trình tự thời gian ( sáng, trưa, chiều, tối)
-tả theo trình tự không gian ( xa đến gần, cao đến thấp)
-tả theo cảm nhận của từng giác quan (thính giác , thị giác , khửu giác , xúc giác )
tìm những chi tiết nổi bật , những liên tưởng thú vijsex trình bầy trong bài
3 kết bài thể hiện cảm xúc và nêu nhận sét và cảm nghĩ của mình về cảnh