Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
1. Mở bài- Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc.
2. Thân bài
a. Nguồn gốc, xuất xứ:
- Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, quyết định và nghiên cứu ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.
b. Cấu tạo:
- Bút bi trong bài thuyết minh chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
- Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
c. Phân loại
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
d. Bảo quản
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.
e. Ưu điểm, khuyết điểm:
- Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
f. Ý nghĩa của cây bút bi:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
3. Kết bài
Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.
a, mb: g/t dẫn dắt vấn đề chính : những thiên thần áo trắng trong đại dịch.
--Dân tộc Việt Nam trải qua mấy ngàn năm lịch sử, đã tích lũy được rất nhiều tri thức và kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực, trong đó có những tri thức bảo vệ sức khỏe, duy trì phát triển nòi giống, ghi danh nhiều danh Y nổi tiếng.
tb:
---Tiêu biểu nhất cho các danh Y trong lịch sử dân tộc là 2 đại danh Y: Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIII) và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII). Các danh y đã để lại cho hậu thế một khối lượng tri thức phong phú về Y lý, Y đức, Y thuật và những bài thuốc quý.
---khẳng định vị thế :
Ở bất kỳ thời kỳ nào, nghề Y luôn là nghề cao quý được xã hội coi trọng, tôn vinh. Hơn 200 năm trước, đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã từng nói: “Suy nghĩ sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng con người, sống chết trong tay mình nắm, phúc họa do một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng!”
----- giải nghĩa:
cụm từ :'' Thiên thần áo trắng '' ở đây chỉ đến những y bác sĩ , những thiên thần có sứ mệnh thiêng liêng cao cả đó là cứu người .
----Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy cần phải thương yêu, chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình.
+Họ cứu vớt sinh mạng của mình khi mình bệnh dù nặng hay nhẹ .
dẫn chứng:
Họ là những người có chuyên môn, có tâm sáng lòng trong và đầy lòng nhiệt huyết khi đã xung phong lên đường. Có hàng ngàn nhân viên y tế đã sẵn sàng làm nhiệm vụ và chia sẻ khó khăn cùng với người dân trong đại dịch covid. Họ bỏ lại phía sau mình là những hình ảnh thân thương về quê hương, gia đình và bao mối lo toan khác của cuộc mưu sinh. Trong sứ mệnh cứu người, “Những Thiên Thần Áo Trắng” phải chấp nhận hy sinh cả tính mạng mình! Họ mang theo trái tim hồng và dòng máu Việt, nên luôn cùng đập chung nhịp đập của Tổ quốc, máu thịt với nhân dân! Không chỉ là nhiệt huyết, lòng nhân ái, tình yêu thương trước những bệnh nhân, ở họ còn là tấm gương về ý chí, nghị lực phi thường khi suốt nhiều ngày dài phải đứng túc trực bên bệnh nhân, khi phải mang trên mình bộ quần áo bảo hộ kín mít giữa trời nóng, khi phải đeo khẩu trang hai lớp gần như suốt phiên trực...
kb:
+ Họ là những ân nhân của bao người sống trong đại dịch mà không chờ mong sự đền đáp! Họ là những người con biết hy sinh và tận tụy nhất của thời đại chúng ta đang sống! Họ đang là những rào chắn để chở che cho bao nhiêu người bệnh! Họ là niềm tin chiến thắng và những hy vọng tột cùng vào sự sống vốn đầy mong manh! Họ làm cho chúng ta hiểu hơn giá trị của “Sự sống và lòng biết ơn! Những Thiên Thần Áo Trắng! Họ là niềm tự hào của Y tế Việt Nam! Những bác sĩ, y tá và nhân viên y tế Việt Nam. Họ là những người dũng cảm nhất lúc này, họ luôn đi trước và về sau.Trong đại dịch Covid lan tràn khắp toàn cầu hôm nay, họ vẫn đang xả thân cho sứ mệnh cứu người! Bởi họ luôn mang trong tim mình Y Đức và lời thề Hypocrates! Những thiên thần áo trắng! Hãy để cho người dân chúng tôi được nói lời biết ơn từ trong sâu thẳm trái tim mình! Các anh chị là bài ca đẹp nhất! Là những người anh hùng của đất nước hôm nay! Nhân dân biết ơn họ từng ngày!
b/ mở bài bn tham khảo:
Cho tôi xin được thầm gọi tên của họ- những bác sĩ, Ytá và kỹ thuật viên...yêu mến của ngành Y với cả tấm lòng ngưỡng mộ và biết ơn của mình! Dẫu tôi không có cái may mắn được trở thành các bác sĩ hay nhân viên y tế nhưng cũng may mắn đã từng công tác lâu năm trong ngành Y tế! Suốt trong hơn 500 ngày dài, khi cả nước ta đang phải gồng mình lên để chống chọi với lũ giặc Covid, thật xúc động và biết ơn các Thiên Thần Áo Trắng, xin cho phép tôi được gọi họ bằng cụm từ thân thương này!DÀN BÀI
I. Mở bài
Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".
Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
II. Thân bài
1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".
Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:
- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.
- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".
Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.
Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".
-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
Bài làm
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ thâm thúy dó là câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho mình hưởng.
“Uống nước nhớ nguồn” là bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nhất là đối với những người đang hưởng thụ. Sự hưởng thụ ở đây được ví như “ăn quả”, “uống nước”. Quả ngon, nước mát ở đâu mà có? Phải chăng có quả là do người trồng cây, nuôi dưỡng chăm sóc cây. Có nước mát, nước trong là nhờ những mạch nước đầu nguồn. Nơi ấy nước không bao giờ vơi cạn. Nhờ có nguồn mà sông, suối, ao, hồ và biển cả quanh năm cổ nước. Như nhà thơ Quang Huy đã viết:
Dà giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhờ một vùng núi non.
(Cửa sông)
Lời thơ của Quang Huy nêu cao đạo lí “nhớ nguồn” như câu tục ngữ. Đây chính là đạo lí làm người của người Việt Nam. “Nguồn” ở đây là nguồn gốc, cội nguồn, và tất cả những thành quả mà con người được hưởng. Sự hưởng thụ thành quả, hưởng thụ vật chất và tinh thần chính là sự “uống nước”.
Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.
Ngày nay, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rất rõ. Bởi “nhớ nguồn” nên nhân dân luôn hướng về cuội nguồn dân tộc: “Gánh vác phần người đi trước để lại”. Dù mấy nghìn năm lịch sử trôi qua nhưng hình ảnh vua Hùng dựng nước Văn Lang vẫn mãi mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam:
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Nhớ ngày giỗ Tổ, lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc, xây đựng lăng tẩm, nghĩa trang… là những biểu hiện của lòng biết ơn; của đạo lý sống có nghĩa có tình, có nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ tiên và đối với những người có công với dân, với nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện rất rõ trong nhân dân ta là lòng biết ơn Bác, biết ơn Đảng, biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã đèm lại hòa bình, đem lại cơm no áo ấm cho chúng ta. Đạo lí ấy không chỉ ở trong tâm khảm của con người mà nó biểu hiện bằng việc làm cụ thể, đó là hành động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quan tâm chăm sóc các bà mẹ chiến sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm viếng và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ… Làm được những điều này là thực hiện đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Truyền thống tốt đẹp đó còn biểu hiện trong từng gia đình, dòng tộc của chúng ta. Đó là lòng biết ơn ông bà cha mẹ, biết ơn người đã nuôi dưỡng mình, là tục lệ cúng giỗ, Tết Nguyên Đán với những nén hương tỏa khói nghi ngút trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mỗi gia đình đối với Tổ tiên…
Tóm lại, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, khuyên chúng ta cần biết đạo lí, sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
Bạn tham khảo nha !
1. Kiểu bài: Giải thích một vấn đề.
2. Nội dung: Phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả cho mình
được hưởng.
3. Tưliệu: Thực tế cuộc sống.
DÀN BÀI
I. Mở bài
Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".
Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
II. Thân bài
1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".
Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:
- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.
- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".
Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.
Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".
-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
A. Tìm hiểu đề:
– Kiểu văn bản/ Thể loại: Thuyết minh.
– Đối tượng thuyết minh: Con trâu.
– Phạm vi kiến thức: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
– Yêu cầu chung: Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
B. Lập dàn ý:
I – Mở bài:
– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừnghình lưỡi liềm…
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
– Là tài sản quý giá của nhà nông.
– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: Thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
I. Mở bài: Giới thiệu về con trâu Việt Nam
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cất cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công...”
Con trâu gắn liền với người nông dân Việt Nam từ xa xưa, bao đời nay. Con trâu như một người bạn thân thiết với người nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà con trâu đi vào thơ ca Việt Nam rất đỗi tự nhiên. Để biết rõ hơn về con trâu thân thiết với người nông dân như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu con trâu Việt Nam.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc của con trâu
- Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy
- Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa
2. Đặc điểm của con trâu Việt Nam
- Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen
- Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu có sừng
- Trâu rất có ích với người nông dân Việt Nam
- Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con
3. Lợi ích của con trâu Việt Nam
a. Trong đời sống vật chất thường ngày
- Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng án: Cày, bừa,
- Trâu là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo
- Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân
- Trâu có thể lấy thịt
- Da của trâu có thể làm đồ mĩ nghệ,…
b. Trong đời sống tinh thần
- Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam
- Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: Chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…
- Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
4. Tương lai của trâu
Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Máy móc kĩ thuật hiện đại: Máy bừa, máy cày,….
- Phát triển đô thị, quy hoạch hóa, xây dựng khu đô thị,….
III. Kết bài:
- Khẳng định vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam
- Nêu cảm nhận với ý nghĩ của mình về con trâu ở làng quê Việt Nam
Biết bao thế kỉ con người trôi qua, trâu luôn gắn với cuộc sống đồng ruộng Việt Nam, là người bạn thân biết của nông dân Việt Nam. Trâu là một thành phần quan trọng để Việt Nam trở thành một nước có nền văn minh lúa nước lâu đời. khi nhắc đến cảnh làng quê Việt Nam, bên cạnh cảnh đồng lúa, lũy tre luôn có sự hiện diện của con trâu. Chúng ta bảo vệ và chăm sóc trâu là đang bảo vệ nền văn minh lúa nước của nước ta.
1/ Mở bài:
Chuối là loài cây dễ trồng và rất phổ biến ở Việt Nam...
2/ Thân bài
a) Miêu tả
- Mọc thành bụi, thành rừng, mọc chen chúc
- Thân chúi hình cột dc cấu tạo bởi vô số những bẹ hình vòng cung màu trắng xanh.
- Nếu cắt mặt ngang, sẽ thấy vô số ô nhỏ hình mắt cáo như tổ ong -> rỗng -> xốp -> nỗi
- Lớp bẹ ngoài cùng do tác động của nắng gió -> ngả màu nâu > mềm dai như chiếc áo tơi bảo vệ áo thân.
- Lá chuối tập trung hết trê ngọn, tàu lá chuối dài từ 1,5 ->
Mặt lá trên xanh lục đậm, mặt dưới xanh nhạt, chi chít những đường gân song song đều tăm tắp.
- Những tàu lá vươn ra tứ phía như những cánh tay .
- Lá chuối non mới nhú, màu cốm, nõn nà, vươn thẳng như cánh buồm .
- 2-3 tháng, cây chuối trưởng thành sẽ trổ hoa. Bắp chuối hình thoi với nhiều lớp áo màu đỏ tìa, mỗi lớp ôm âp những đài hoa bé như ngón tay mà su này trổ thành những nải chuối.
- 1 buồng chuối có hơn 10 nải nặng trĩu nên cây oằn mình đỡ lấy
- Khi những nải chuối lớn dần, người ta chặt bỏ bớt bắp chuối.
b) Đặc điểm
- Thích nghi với khí hậu nhiệt đới
- Ưa nước, thường trồng cạnh ao hồ
- Sinh trưởng nhanh -> 1 cây thành 1 bụi
- Rễ chuối ko bám chặt vào đất -> dễ ngã
- Phân loại chuối: Nhiều ko kể xiết
- Chuối già to lớn, nải màu xanh nhạt, trái dài khoảng 20 cm, với ng` phương Tây là 1 thực phẩm cao cấp.
- Chuối sứ dài khoảng 10cm, to tròn, khi chín màu vàng tươi
- Chuối ngự : quả to, thịt chắc, dẻo & thơm
- Chuối cau : quả nhõ cỡ ngón tay, khi chín võ mõng, vàng tươi
- Chuối hột : trái to, có 3 cạnh nỗi rõ, ruột chi chít hột đen như hạt tiêu
* chuối kiểng: ko trái, trồng làm cảnh, chuối rẽ quạt, lá mọc thành 2 cái, xòe như nan quạt trông rất đẹp.
3/ Công dụng
- Cống hiến tất cả cho con người
- Các bún bò Huế, bún riêu .. sẽ kém ngon , nếu ko có rau ăn kèm và lõi non của thân, bắp chuối.
- Các bà nội trợ thường băm nhỏ thân chúi làm cám cho heo ăn
- Lá chuối gói thực phẩm
- Quả chuối là ngồn bổ sung năng lượng hoàn hảo, có thể dùng tươi hay đem chiên, an chè, bánh , kẹo
- Quả xanh ( chuối chat ) xắt lát ăn với món cuốn
- Chuối hột : chữa bệnh sạn thận, tiểu đường
- Làm mặt nạ, dưỡng da
4/ Đời sống
- Đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa
- Nhân dân liên tưởng hình ảnh chuối chín cây như người mẹ:
“ Mẹ già như chuối chín cây “………….
- Đi vào tranh của các danh họa -> vẽ đẹp dân dã, giản dị của làng của làng quê
- Để trồng, hữu dụng
Mở bài: Giới thiệu chuối là cây trồng thân thuộc với người dân Việt Nam
. Thân bài:
- Hiện nay Việt Nam có các loại chuối như chuối tiêu, chuối ngự, chuối cau, chuối hột, chuối ba hương (chuối lùn).
- Đặc điểm của chuối:
+ Sinh trưởng tốt ở những nơi ẩm ướt.
+ Rễ chuối thuộc loại rễ chùm cho nên không ăn sâu vào mặt đất.
+ Chuối tự sinh trưởng trong môi trường tự nhiên.
- Chuối thường mọc từng bụi từ, nhưng để chuối sinh trưởng tốt người dùng trồng mỗi bụi từ 1 - 3 cây. Những cây nhỏ, yếu sẽ được loại bỏ. Nếu bụi chuối quá nhiều cây, có thể đào chuối và trồng ở chỗ khác.
- Thân chuối có hình tròn thẳng đứng và nhẵn thin như những chiếc cột nhà bóng loáng. Thân của chuối được cấu tạo từ những bẻ gộp vào nhau, bên trong bẻ chuối có những lổ hình vuông nhỏ chạy song song với cây chuối. Bẻ càng ở phía ngoài thì màu sắc càng thẫm và bẽ nằm ở chính giữa thì có màu trắng. Thân chuối có những công dụng sau
+ Sau khi lấy quả chuối, thân chuối được dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm bằng cách xắt mịn ra từng lớp.
+ Ngoài ra có thể dùng thân chuối để làm dây trói cua bằng cách tách từng bẻ chuối và phơi dưới nắng mặt trời. Khi khô bẻ chuối rất dẻo và dai nên có thể dùng làm đây buộc.
- Lá chuối lúc mới ra: cuộn tròn như chiếc hoa loa kèn, lúc đã khôn lớn xanh mướt và rộng như một tấm phản. Mặt trên của lá chuối có màu xanh thẫm, mặt dưới của lá chuối có màu xanh nhạt và có phấn trắng. Công dụng của lá chuối:
+ Dùng để gói bánh.
+ Làm thức ăn cho gia cầm.
+ Lá chuối khô có thể được dùng làm nguyên liệu đốt.
- Lá chuối khô: khi lá chuối đã già chúng rũ xuống bám chặt lấy thân cây chứ không rơi rụng và lìa xa như những lá cây khác. Ban đầu còn vàng tươi sau đó khô dần dần thành màu nâu nhạt. Để loại bỏ lá chuối khô, người ta dùng dao cắt đứt lá. Phần xương chạy theo lá chuối khô rất bền, có thể dùng nó để buộc rau ra chợ bán.
- Nõn chuối mới ra giống như một bức thư thuở xưa được viết trên giấy hoa tiên còn phong kín.
- Bắp chuối: có màu đỏ tươi, hình dáng giống như một búp sen khổng lồ treo ngược. Khi nải trong bắp đã nở hết, người dân cắp bắp chuối để xào hoặc làm nộm rất ngon.
- Buồng chuối: để chuối to, đẹp và đều. Mỗi buồng tối đa người nông dân để lại khoảng 10 buồng.
- Quả chuối: cong cong như một vầng trăng lưỡi liềm đầu tháng. Chuối xanh có thể xắt lát mỏng và dùng để quấn ăn với thịt, bún.... Chuối chín thơm ngon và có nhiều dinh dưỡng. Có thể ăn ngay hoặc dùng chuối chín để làm bánh kẹo.
Kết bài: Chuối rất gần gũi với con người Việt Nam và món ăn bổ dưỡng trong đời sống hàng ngày.