K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2017

Hoạt động giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, người già có công với cách mạng là một hoạt động giàu ý nghĩa thể hiện tình yêu thương con người và lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ sau đối với những người đã hi sinh cho sự nghiệp hòa bình độc lập của dân tộc. Hàng năm, cứ sắp đến ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 là địa phương em lại tổ chức một đợt hoạt động thiết thực, thăm hỏi, động viên và giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ. Đợt hoạt động năm trước em đã may mắn và vinh dự được tham gia. Buổi hôm ấy đã để lại trong lòng em những ấn tượng sâu đậm.

Chưa đến sáu giờ sáng hôm đó, tiếng loa phóng thanh đã rộn vang khắp làng. Đó là tiếng loa thúc giục những người tình nguyện khẩn trương có mặt tại sân tập trung nhà văn hóa để bác trưởng thôn phổ biến kế hoạch làm việc. Đúng sáu giờ, em đã có mặt tại vị trí tập trung, quần áo gọn gàng, đội chiếc mũ xanh tình nguyện mà em mượn được của chị gái. Chiếc mũ xanh làm em trở lên nổi bật giữa rất nhiều những chiếc nón của các bà, các chị và những chiếc mũ cối của các bác các anh. Một vài người còn trêu: “Cô “sinh viên tình nguyện” hôm nay phải làm việc hăng hái nhất đấy nhé!”. Em mỉm cười không nói gì nhưng tự nhủ với lòng mình: Tất nhiên là như thế rồi! Bài học về sự biết ơn những người đi trước em vẫn nhớ in. Với lại đó là những người em rất yêu quí và kính trọng. Việc phổ biến kế hoạch đã xong. Làng em có hai gia đình nằm trong diện gia đình chính sách. Đó là gia đình bà Năm và gia đình ông bà Hiền. Đó đều là những gia đình có con đi bộ đội bị hi sinh. Nhà bà Hiền thì ông còn là thương binh, một cánh tay của ông đã gửi lại chiến trường. Đội quân tình nguyện còn chia làm hai nhóm, em nằm trong nhóm đến giúp đỡ gia đình ông bà Hiền. Loáng một cái, mọi người đã dừng chân trước nhà ông bà. Tuy đã được báo trước nhưng có vẻ ông bà vẫn ngạc nhiên bởi đội quân hôm nay hết sức hùng hậu. Vừa nhìn thấy ông bà, mọi người đã tíu tít chào hỏi. Ông Hiền, với cánh tay còn lại trịnh trọng bê ra một ấm trà xanh thơm mát mời mọi người. Tất cả mọi người, không ai bảo ai đều đồng thanh bảo ông để đó rồi làm xong mọi người sẽ uống. Và thế là bắt tay vào công việc luôn. Người vào trong nhà, với chiếc chổi quét mạng nhện dài, người mang chổi quét nhà, người quét sân, người hòa vôi quét lại tường, những người còn lại thì túa ra vườn, rẫy cỏ, dựng lại bờ rào…Người nào cũng như bị cuốn vào, làm việc một cách say sưa. Em còn nhỏ tuổi nên được phân công quét dọn trong nhà và đánh rửa lại bát đũa, cốc chén cho sạch. Chờ cho Bác Tiến quét mạng nhện xong, em lấy chổi, nhẹ nhàng đưa, thấp và dứt khoát. Mẹ em bảo làm như thế thì mới không làm bụi tung lên, làm bẩn đồ đạc và bay vào mọi người. Đây là căn nhà tình nghĩa được Nhà nước phối hợp với địa phương em xây dựng cho ông bà cách đây năm năm. Đó là một căn nhà mái bằng, không rộng lắm, mọi thứ giản dị nhưng khá tươm tất. Nhờ được tu sửa thường xuyên và lại được ông bà hết sức nâng niu nên giờ nhìn nó vẫn còn mới. Quét nhà xong, em múc một thau nước lớn, bê vào đặt trước hè và mang những cốc chén trong nhà ra rửa. Trong số những chiếc cốc mới, có một số chiếc cốc xem chừng có từ lâu lắm rồi. Em không giám hỏi nhưng chỉ thầm đoán đó hẳn là những kỉ vật mà ông bà giữ lại hồi chiến tranh. Em nhẹ nhàng cọ rửa từng chiếc một cố gắng cho khỏi va chạm. Bê chén cốc vào nhà, em lấy một chiếc giẻ ướt cẩn thận lau chùi lại bàn ghế, giường tủ cho sạch sẽ. Công việc đơn giản nhưng hoàn thành rất nhanh. Trong nhà mọi thứ cũng đã tươm tất. Em chạy ra ngoài, lăng xăng giúp đỡ mọi người: lấy hộ người này ít nước, cầm cho người kia cái xô, lấy gầu hót những chỗ rác đã được vun đống và thêm một việc nữa là “giám sát” không để cho ông bà Hiền làm bất cứ một việc gì. Nhìn cặp mắt của ông bà, em biết hai người đang xúc động nhiều lắm, em cũng thấy lòng mình hạnh phúc và ấm áp lạ lùng.

Mọi người vẫn hối hả làm viêc. Công việc vừa xong thì ánh nắng mặt trời cũng đã gay gắt. Mọi người lục đục đi vào trong nhà uống nước, nói chuyện. Ấm nước được chuyển bị từ sáng được bưng ra, lại thêm một rổ quả reo béo múp míp. Em nhanh tay rót nước mời mọi người. Trời nắng nên ai cũng nhễ nhại mồ hôi nhưng vẫn cười nói vui vẻ. Em ngồi im nghe các bác, các anh chị nói chuyện, chỉ biết mỉm cười nhưng lòng cũng cảm thấy đầy hạnh phúc. Ngày hôm nay, cũng giống như mọi người, em đã làm được một việc đầy ý nghĩa.

Ngày hôm đó, khi ở nhà ông bà Hiền ra về em đã suy nghĩ rất nhiều về bài học biết ơn những người đi trước. Không chỉ là một buổi hôm ấy, em sẽ thường xuyên đến thăm hỏi giúp đỡ ông bà trong những ngày bình thường. Và em cũng sẽ học tập tốt sau này trở thành người có ích góp phần xây dựng quê hương đất nước cho xứng đáng với mồ hôi, xương máu của tầng lớp cha anh đi trước đã đổ xuống. Lại sắp đến một ngày 27/7 nữa. Ngày ấy năm nay em nhất định sẽ tham gia

Bn có sao chép giống trên mạng ko z

27 tháng 12 2017

Anh thanh niên là một người lao động bình thường, anh không phải là người đặc biệt anh như bao người khác, anh được giới thiệu: “hai bẩy tuổi tầm vóc nhỏ bé, khuôn mặt rạng rỡ” anh cũng như các nhân vật trong truyện đều có không có tên riêng, có lẽ đây không phải là điều quan trọng đáng nhớ vì mỗi người trên đời này đều có thê giống như anh mà cái đáng nhớ là vẻ đẹp vốn có trong anh.

Anh thanh niên mang trong mình đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của con người của cuộc sống mới. Ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề ở tinh thần trách nhiệm với công việc. Nói về hoàn cảnh sống và công việc của anh. Theo lời bác lái xe thì anh là người ” cô độc nhất thế gian” bởi đã mấy năm anh sống một mình trên đỉnh núi Yên sơn cao 2600m,  bốn bề chỉ có cây cỏ và mây núi lặng lẽo, công việc của a là đo gió, đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất…. rồi ghi chép lại và báo về trung tâm, dựa vào việc báo trước thời tiết hàng ngày. Đây là một công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ chính xác cao và có tinh thần trách nhiệm cao” nửa đêm đúng giờ opps thì dù mưa tuyết giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy làm việc đã quy định: ” Bốn giờ, `11 giờ, 7 giờ tối lại 1 giờ sáng” công việc đòi hỏi tính chính xác theo đúng thời gian lại rất gian khổ, anh phải đối trọi với thời tiết vô cùng khắc nghiệt ” sách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài chỉ trực  đợi mình ra là ào ào xông tới”. Nhưng cái gian khổ nhất với anh là phải vượt qua sự cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người, đây là một hoàn cảnh đặc biệt.

Vậy điều gì đã khiến anh vượt qua hoàn cảnh đó? là do anh ý thức được công việc thầm lặng của mình là có ích cho cuộc sống của mọi người, anh hiểu rằng anh sẽ là một cái riêng trong cái chung của mọi người, vì thế khi được biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của quân ta bắn rơi những máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình thật ” hạnh phúc” anh còn có suy nghĩ sâu sắc quan niệm đẹp về ý nghĩa của công việc “khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là mình được? ” huống chi công việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia” ” công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn.., chết mất” . Vả lại theo anh mỗi người mỗi người đều phải là làm việc vì mình vì gia đình và vì cái chung lớn lao hơn là đất nước, anh tự nhắc mình: ” mình sinh ra để làm gì? mình đẻ ở đâu? mình vì ai là làm việc?”

Đối với anh công việc ý nghĩa như một người bạn là niềm vui của cuộc sống, phải là một người có lòng yêu nghề và sự hi sinh thầm lặng thì anh mới có suy nghĩ sâu sắc đến như vậy.

Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng người thanh niên ấy vẫn biết sắp xếp lo toan cho cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh từng  nuôi gà đọc sách thỉnh thoảng xuống đường gặp lái xe và hành khách để trò chuyện cho vơi nỗi nhớ nhà, vơi nỗi cơ đơn. Cảnh sống của anh như một người đang sống và làm việc giữa xã hội chứ không phải mình anh, đúng là một cách sống đẹp đẽ mọi người nhìn thấy cái đẹp bắt đầu từ tâm hồn.

Không chỉ vậy người thanh niên này còn thật đáng yêu ở nỗi thèm người, lòng hiếu khách, sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo, ngay từ phút gặp gỡ bau đầu lòng hiếu khách nồng nhiệt của anh đã gây ấn tượng tư nhiên với ông họa sĩ và cô kỹ sư. Niềm vui được đón khách dạt dào của anh toát lên trên nét mặt qua từng cử chỉ, anh biếu bác lái xe củ tam thất để đem về cho vợ bác mới ốm dậy, anh mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ, hồ hởi đón mọi người đến thăm nhà mình và hồn nhiên kể về cuộc sống  và công việc của mình,  của bạn bè nơi lặng lẽ Sa Pa, chúng ta khó có thể quên được việc làm đầu tiêu của anh thanh niên khi có khách, thăm nơi ở của mình là hái một bó hoa to rực rỡ màu sắc tặng người con gái chưa hề quen biết… đó là biểu hiện của tấm lòng sốt sắng tận tình đáng quý.

Công việc vất vả có những đóng góp quan trọng như thế cho đất nước nhưng người thanh niên vẫn hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn, anh cảm thấy những đóng góp của mình chỉ bình thường nhỏ bé so với bao người khác, vì thế anh đã từ chối ông họa sĩ vẽ bức chân dung của mình, con người khiêm tốn ấy còn hào hứng giới thiệu với ông họa sĩ những người mà anh cho là đáng vẽ hơn: ” Ơ bác vẽ cháu đấy ư” không, không, đừng vẽ cháu, để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn, đó là ông kỹ sư ở vườn rau Sa Pa, là anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, có thể nói dù còn trẻ tuổi, nhưng anh đã thấm thía cái nghĩa cái tình của mảnh đất Sa Pa, thấm thía sự hi sinh thầm lặng của những con người ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước.

Anh thanh niên để lại ấn tượng mãi không phai mờ là nhờ cách xây dựng nhân vật rất thành công của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên là nhân viên chính nhưng tác giả không để cho nhân vật chính xuất hiện từ đầu truyện mà tạo một nền cảnh và gợi trí tò mò cho độc giả khi nhân vật này xuất hiện. Đặc biệt tác giả rất thành công trong việc dùng nhân vật phụ để làm tôn lên vẻ đẹp của nhân vật chính. Thông qua cảm xúc suy nghĩ của các nhân vật như ông họa sĩ cô kỹ sư,  bác lái xe, hình ảnh anh thanh niên hiện lên càng cao đẹp hơn đáng mến hơn ngoài ra nhân vật anh thanh niên hiện lên càng cao đẹp hơn đáng mến hơn ngoài ra hình ảnh anh thanh niên không có tên cụ thể mà gọi theo nứa tuổi, đây la một dụng ý  nghệ thuật làm nổi bật chủ đề truyện ” ca ngợi những con người âm thầm làm việc và lo nghĩ cho đất nước, trong đó anh thanh niên là nhân vật tiêu hiểu.,

Có thể nói gấp những trang sách lại rồi mà nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn ” lẵng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long vấn để lại trong lòng người đọc bao ấn tượng khó phai mờ, anh là người yêu công việc yêu cuộc sống cởi mở cahan thành với mọi người đặc biệt là đức tính khiên tốn, Anh chính là hình ảnh tiêu biểu cho những con người lao động mới đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm 70 cuối thế kỷ XX, cuộc sống đẹp đẽ và sự cống hiến hi sinh thầm lặng của anh thanh niên khiến ta trân trọng và cảm phục.

7 tháng 1 2024

Tham khảo:

 

ặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn trong trẻo, nhẹ nhàng, giàu chất thơ và ý nghĩa của nhà văn Nguyễn Thành Long sáng tác năm 1970. Truyện ngắn đã truyền tải được một ý nghĩa rất hay về hình ảnh đẹp của những con người lao động thông qua việc xây dựng được những nhân vật đẹp như: Ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh lái xe…Đặc biệt nhất đó là nhân vật anh thanh niên.

Anh thanh niên trẻ là cán bộ khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Anh là “người cô độc nhất thế gian”, một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng bốn bề mây phủ cây phong, lạnh rét. Anh cô độc đến thèm người và luôn nhớ người, bởi anh sinh ra có gia đình, cha mẹ, quê hương, làm sao không thèm, không nhớ? Nỗi nhớ khiến anh phải chặt cây chắn đường để được gặp người. Anh đã làm quen được với bác lái xe từ đó. Lần này qua bác lái xe, anh lại được làm quen với ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, niềm vui ấy càng tiếp thêm cho anh tình yêu cuộc sống hơn bao giờ hết.

Công việc mỗi ngày của anh là: “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất” nhằm dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu. Công việc tuy không khó nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Qua những lời tâm sự của anh về công việc ta đã phần nào hình dung được sự khó khăn, nguy hiểm của công việc. Chẳng những phải dậy đúng giờ “ốp” – vốn vẫn rất thất thường – mà phải đối mặt với những khắc nghiệt của thời tiết của thiên nhiên: gió, bão, tuyết, hoang thú,… Và đáng sợ hơn nữa là sự cô độc. Cùng với áp lực công việc, những điều đó có thể giết chết một con người bằng bệnh trầm cảm, tự kỉ nhưng anh thanh niên đã chiến thắng tất cả để giữ được một trái tim ấm áp, một tinh thần lạc quan, yêu đời.

Công việc thì vô cùng gian khổ là vậy, phải làm việc ở nơi thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng anh luôn coi công việc là niềm vui của mình, tự giác trong công việc. Anh triết lí về công việc của mình: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” và “ nếu không có nó thì cháu buồn đến chết mất”. Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Anh chưa bao giờ lơ là công việc, anh luôn đề ra cho mình những nhiệm vụ công tác và luôn cố gắng vượt mọi thử thách khó khăn để đạt được kết quả tốt nhất. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn, chính vì vậy anh ý thức được tinh thần trách nhiệm của mình đối với công việc. Người hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ được chiêm ngưỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: “bắt gặp một con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chăng đường dài”. Còn cô kĩ sư, với cô cuộc sống của người thanh niên là “cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp”, anh mang lại cho cô “bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên”. Và người đọc, chắc hẳn cũng có những cảm nhận như thế về nhân vật đặc biệt này.

Hơn nữa anh thanh niên còn tự biết tạo niềm vui cho cuộc sống của mình bằng cách: Anh còn đọc sách ngoài giờ làm việc, anh nuôi gà trồng hoa…Anh tạo cho mình một cuộc sống ngăn nắp ở trạm khí tượng, phong phú về cả vật chất lẫn tinh thần, một cuộc sống chủ động, làm chủ mình và có ích cho đời. Chúng ta không chỉ yêu mến anh thanh niên ở sự chủ động trong cuộc sống; trong tinh thần say mê, có trách nhiệm với công việc; sự cởi mở, chân thành mà anh dành cho mọi người mà còn bởi anh luôn là một người rất khiêm tốn, luôn đề cao người khác. Khi được ông họa sĩ khen ngợi và tỏ ý muốn vẽ chân dung anh nhưng anh một mực từ chối vì anh cảm thấy sự đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Anh luôn say sưa ca ngợi mọi người, anh nói thành thực: “Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét mới một mình hơn cháu…Hay là bác vẽ đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu…”

“ Trong cái im lặng của Sa pa” thì anh thanh niên như một âm thanh trong trẻo phá tan sự im lặng đáng sợ đó. Tác giả Phạm Thành Long đã thực sự rất thành công khi xây dựng một hình ảnh đẹp- anh thanh niên. Anh thanh niên là một tấm gương sáng cho thê hệ trẻ học tập về phong cách sống và làm việc đầy trách nhiệm, say mê, nhiệt huyết và lạc quan, yêu đời.

 

18 tháng 1 2022

tham khảo:

Đề 1:

undefined

undefined

undefined

undefined

undefined

 

18 tháng 1 2022

refer:

undefined

undefined

undefined

27 tháng 12 2017

Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa pa” cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục.Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.

Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời,yêu nghề ,ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái,bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”.Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”.Công việc hàng ngày của anh là“đo gió,đo mưa ,đo chấn động mặt đất”rồi ghi chép,gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm.Nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”.Vậy mà anh rất yêu công việc của mình.

Anh quan niệm:“khi ta làm việc ta với công việc là đôi,sao gọi là một mình được?”Anh hiểu rõ : “Công việc của cháu gian khổ thế đấy,chứ cất nó đi,cháu buồn đến chết mất”.Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện.Nghĩa là có sách ấy mà ”.

Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc,biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định.Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách,thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà.

Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn.Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người ”,lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu ,lòng mến khách ,nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ.Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh,toát lên qua nét mặt,cử chỉ:anh biếu bác lái xe củ tam thất,mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ,hồ hởi đón mọi người lên thăm “nhà”,hồn nhiên kể về công việc,đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa pa lặng lẽ.Khó người đọc nào có thể quên,việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm nơi ở của mình là:hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết.Bó hoa cho cô gái ,nước chè cho ông hoạ sỹ già, làn trứng ăn đường cho hai bác cháu…Tất cả không chỉ chứng tỏ đó là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm của một tấm lòng sốt sắng , tận tình đáng quí .

Công việc vất vả ,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường,nhỏ bé so với bao ngừơi khác.Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay .Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông hoạ sỹ những người khác đáng vẽ hơn mình:“Không,không ,bác đừng mất công vẽ cháu,để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn.”Đó là ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua bao vất vả để tạo ra củ su hào ngon hơn,to hơn.Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét,11 năm không xa cơ quan lấy một ngày”…Dù còn trẻ tuổi,anh thấm thía cái nghiã,cái tình của mảnh đất Sa pa,thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước .

Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng ,những chi tiết chân thực tinh tế ,ngôn ngữ đối thoại sinh động Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa pa lặng lẽ.Chưa đầy 30 phút tiếp xúc với anh thanh niên,khiến người hoạ sỹ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được và còn làm cô kỹ sư trẻ lòng bao cảm mến bâng khuâng …

Với truyện ngắn này ,phải chăng nhà văn muốn khẳng định:Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu,hy sinh lớn lao và thầm lặng?Những con người cần mẫn,nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng,thật đáng tin yêu .

21 tháng 3 2021

Cuộc sống không phải luôn may mắn với tất cả mọi người. Khi mà trong xã hội vẫn luôn có những người phải chịu hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất lẫn thể chất. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể ngăn cản họ vươn lên trong cuộc sống bằng chính tinh thần và nghị lực sống mãnh liệt của mình. Điển hình như thầy  Nguyễn Ngọc Ký, chàng hiệp sỹ trẻ  Nguyễn Công Hùng – đều là những tấm gương vượt lên và chiến thắng số phận, khiến bao người phải cảm phục.

Nguyễn Ngọc Ký, một cái tên quá đỗi quen thuộc đối với những thế hệ học sinh Việt Nam. Thầy là một biểu tượng cho sự quyết tâm và kiên trì vượt lên khó khăn để có được thành công. Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa. Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký đến trường, đưng ngoài cửa nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng ... chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V... Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi... Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2. Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách. Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Hải Hậu, Nam Định (quê ông) làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở ngại, khó khăn, góp phần thống nhất nước nhà”. Nguyễn Ngọc Ký quả là một tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Tên tuổi Nguyễn Ngọc Ký đã được mọi người biết đến với lòng trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục. Mãi mãi, cái tên Nguyễn Ngọc Ký sẽ còn in sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam hôm nay và cả mai sau.

Hay như chàng hiệp sỹ trẻ  Nguyễn Công Hùng.Từ nhỏ anh đã mắc căn bệnh hiểm nghèo bị liệt toàn thân. Nhưng điều đó không đánh gục được anh, anh vẫn cố gắng học tập, rèn luyện. Công nghệ thông tin đã giúp anh thay đổi cuộc đời và mở được trung tâm tin học dành cho người khuyết tật. Anh chinh phục mọi người bằng ý chí vươn lên mong muốn sống có ích, để cống hiến cho xã hội.

Bên cạnh đó còn rất nhiều những tấm gương các bạn học sinh vượt khó học giỏi trên khắp cả nước. Như bạn Nguyễn Ánh học sinh lớp 12A2 học sinh lớp 12A2, Trường THPT Chu Văn An (Gia Nghĩa – Đăk Nông) sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ba chạy xe thồ, mẹ là lao động tự do. Dù vậy, nhưng tất cả 3 chị em Nguyệt đều được đến trường. Chính sự tần tảo, vất vả của ba mẹ đã khiến cho Nguyệt và các em càng nỗ lực hơn trong học tập.Ngoài giờ học, vào mỗi buổi tối, Nguyệt thường tranh thủ thời gian phụ mẹ cùng đi rửa chén bát, về lại tranh thủ học bài tới tận đêm khuya mới nghỉ. Thế nhưng,  học tập của Nguyệt cũng luôn đạt thành tích khá cao, trong các năm lớp 10, 11 đạt học sinh tiên tiến, còn học kỳ 1 năm lớp 12 này đạt học sinh giỏi. Chính vì tình yêu đối với cha mẹ, thấy cha mẹ khó khăn gồng gánh nuôi các con mà bạn nỗ lực vượt khó cố gắng đạt được thành tích cao trong học tập để ba mẹ vui.

Các tấm gương sáng ngời của những người dù không được may mắn như bao người khác nhưng lại có một nghị lực kiên cường khiến bao người ngưỡng mộ. Điều đó càng khiến những người may mắn như chúng ta nhìn nhận lại chính mình. Khi mà chúng ta được sinh ra với một thân thể lành lạnh và khỏe mạnh, chúng ta được sống trong một môi trường hòa binh với những điều kiện kinh tế đầy đủ. Nhưng thực sự chúng ta đã biết trân trọng những điều may mắn đó hay chưa? Chúng ta đã nỗ lực hết mình, phấn đấu hết mình để đạt được những thành tích tốt nhất hay chưa? Thật đáng xấu hổ nếu chúng ta không biết rằng mình đã may mắn hơn người khác thế nào để từ đó mà cố găng vươn lên. Đừng bao giờ an phận thủ thường, để mình tự mờ nhạt và chìm dần vào trong lãng quên giữa cuộc sống hiện đại này. Như Xuân Diệu đã từng nói: “ Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt – Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.” Hãy biết tận dụng những điều kiện của mình để vươn lên tới thành công gây dấu ấn giữa cuộc đời này.

Qua những tấm gương vượt qua số phận, chúng ta chợt cảm thấy mình quá bé nhỏ, tầm thường. Chúng ta học tập ở họ không chỉ ở lòng kiên trì, nhẫn nại, say mê học tập mà còn ở lối sống lạc quan, yêu đời. Lặng lẽ như nụ chồi từ bóng tối vươn ra ánh sáng, họ đã vượt lên chính mình để có một ngày mai tươi sáng hơn.

24 tháng 3 2021

Mik cảm ơn cậu nhiều nhé 🍓