Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Thế nào là câu chủ động và câu bị động?
a) Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác, vật khác.
Ví dụ: Vào năm ngoái, những người công nhân đã xây dựng xong cây cầu này.
Trong ví dụ này:
– Bộ phận chủ ngữ là: những người công nhân. Đây là chủ ngữ chỉ người thực hiện hoạt động.
– Bộ phận vị ngữ là: đã xây dựng xong. Đây là vị ngữ chỉ hoạt động của chủ ngữ hướng vào đối tượng khác.
– Bộ phận bổ ngữ là: cây cầu này. Đây là phụ ngữ chỉ đối tượng hướng tới của hành động thể hiện ở chủ ngữ.
b) Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
Ví dụ: Vào năm ngoái, cây cầu này đã được xây dựng xong bởi những người công nhân.
Trong ví dụ này:
– Bộ phận chủ ngữ là: cây cầu này. Đây là chủ ngữ chỉ vật được hoạt động của người khác hướng vào {những người công nhân).
– Bộ phận vị ngữ là: đã được xây dựng xong.
– Bộ phận phụ ngữ là: những người công nhân.
c) Câu chủ động và câu bị động tương ứng (như ở ví dụ nêu trong mục a, b) là hai kiểu câu có quan hệ mật thiết với nhau. Thường thì, chỉ khi nào trong câu chủ động mà vị ngữ là động từ đòi hỏi phải có phụ ngữ để câu được trọn nghĩa thì câu đó mới có câu bị động tương ứng.
2. Về nội dung và cấu tạo của câu chủ động và câu bị động
a) Về mặt nội dung, câu chủ động và câu bị động về cơ bản là giống nhau.
Ví dụ:
Câu chủ động: Thầy Hiệu trưởng khen ngợi Lan.
Câu bị động: Lan được thầy Hiệu trưởng khen ngợi.
Hai câu này được coi như có sự giống nhau về nghĩa.
Tuy vậy, giữa hai câu này cũng có nét khác biệt tinh tế về nội dung. Nếu câu chủ động có sự tập trung chú ý nhiều vào thầy Hiệu trưởng, thì trong câu bị động lại có sự hướng nhiều vào Lan hơn.
b) Về mặt cấu tạo, câu bị động thường có các từ được, bị như một dấu hiệu hình thức để phân biệt câu bị động với câu chủ động. Tuy vậy, các em cũng cần chú ý có hai loại câu bị động:
Câu bị động có dùng được, bị.
Ví dụ: Chiếc xe máy đã được sửa xong.
Câu bị động không dùng được, bị.
Ví dụ: Ngôi đền xây từ thời Lí.
3. Tác dụng của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Câu bị động thường được dùng trong các trường hợp sau:
– Khi cần nhấn mạnh tình trạng, trạng thái của đối tượng.
– Khi không cần nhấn mạnh chủ thể của hành động.
– Dùng trong văn phong khoa học.
Liên kết câu trong văn bản để văn bản trở nên mạch lạc hơn.
câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người , vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác , vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người vật được hoạt động của người vật khác hướng vào (chỉ đối tượng hoạt động)
mục đích :nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất
cả lớp khen bạn mai=>bạn mai được cả lớp khen
cô ho quyết điểm 10=>bạn quyết được cô cho điểm 10
cả lớp yêu quý bạn ấy=>bạn ấy được cả lớp yêu quý
Học tập là con đường nhanh nhất để đưa chúng ta đến với thành công( câu chủ động). Tương lai của chúnǵ ta được nó quyết định( câu bị động). Do vậy, khi chúng ta còn minh mẫn để ngòi trên ghế nàh trường hãy xác định cho mình những gì có thể và cần làm để có được một tương lai thật tươi sáng sau này. Thời gian trôi qua và không chờ đợi ai cả. Vì thế, các bạn hãy cố gắng, cần cù ngay từ lúc này để sớm đạt được những kết quả tốt nhất và để sau này sẽ thấy thật tự hào với những thành quả của mình nhé!
BẠN THAM KHẢO NHA
hãy viết một đoạn văn (chủ đề về người bạn)trong bái sử dụng ít nhất 1 câu chủ động và 1 câu bị động
Em tham khảo:
Nga là người bạn thân nhất của em. Từ hồi tiểu học đến giờ. Nga là một người bạn rất tốt. Bạn ấy những xinh đẹp mà lại còn học rất giỏi nên được mọi nguời yêu quý (Câu bị động). Trong lớp em, Nga được mọi người quý mến vì bạn ấy rất hay giúp đỡ và hòa đồng với mọi người. Nga có dáng người hơi dong dỏng. Bạn ấy có khuôn mặt trái xoan, đôi môi đỏ chúm chím. Mỗi khi bạn ấy cười giống như ánh mặt trời ấm áp làm những người khác đều thấy vui theo. Đặc biệt bạn ấy có đôi mắt chim bồ câu rất tuyệt vời. Em luôn nghĩ chắc ai cũng sẽ thích khi nhìn vào đôi mắt của bạn ấy. Vì là bạn thân nên em và Nga có rất nhiều kỉ niệm cùng nhau. Em quý Nga lắm(Câu chủ động). Em mong em và Nga sẽ mãi là bạn của nhau.
Tham khảo:
Mùa xuân đã về đến bên bờ sông. Từ phương Nam, từng đàn chim én nhỏ bay về nơi đây, chao lượn trên nền trời xanh thẳm, báo cho mọi người biết mùa đông đã qua đi. Những cơn mưa xuân lất phất, rả tích từ sáng đến đêm muộn, đánh thức bao lộc non của cây cỏ, hoa lá. Đường phố cũng trở nên khác lạ. Nhộn nhịp hơn, tươi vui hơn, rực rỡ hơn. Bởi ngày Tết mà bao người mong ngóng cả năm nay đã đến gần rồi. Chao ôi là vui!
Câu rút gọn: Nhộn nhịp hơn, tươi vui hơn, rực rỡ hơnCâu đặc biệt: Chao ôi là vuiTrạng ngữ: từ phương NamQua tác phẩm "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn , dường như tác giả đã khắc họa thành công và rõ nét nhất bản chất xấu xa , bỉ ổi của tên quan phụ mẫu trước sinh mạng của người dân hộ đê khốn khổ. Bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật , "Sống chết mặc bay" đã lên án tên quan phụ mẫu "lòng lang dạ thú". Khi con dân mình đang "chân lấm tay bùn , trăm lo nghìn sợ , đem thân hèn yếu mà đối với sức nước" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ. Quan chễm chệ ngồi trong đình , đèn thắp sáng trưng , đình cao vững chãi , kẻ hầu người hạ đi lại nhộn nhịp. Bên cạnh quan , bát yến hấp đường phèn , hai bên nào đồng hồ vàng , nhiều vật quý sang trọng khác. Quan như không hề hay biết đến tình cảnh thảm thương của dân chúng. Xây dựng hình ảnh quan phụ mẫu , Phạm Duy Tốn muốn tố cáo bản chất ích kỉ , tàn nhẫn , không có trách nhiệm với nhân dân. Qua đây , ta thấy "Sống chết mặc bay" đã lên án thái độ vô trách nhiệm , bàn quan của tên quan phụ mẫu , đồng thời thấy được niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với người dân khốn khổ lúc bấy giờ.
Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
Câu bị động là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác
Nhằm liên kết các câu trong trong đoạn thành một mạch văn thống nhất
Tham khảo:
Câu chủ động: Con mèo vồ lấy con chuột
Câu bị động: Con chuột bị con mèo vồ lấy
-Tham khảo:
Câu chủ động: Con mèo vồ lấy con chuột
Câu bị động: Con chuột bị con mèo vồ lấy