Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các loại thiết bị: kính hiển vi, kính lúp, hộp đựng vật thí nghiệm, và các dụng cụ khác.
- Các phương pháp: Phương pháp quan sát, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm khoa học.
- Phương pháp quan sát, phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
- Ví dụ:
+ Phương pháp quan sát: Quan sát hiện trường vụ án để tìm kiếm, thu thập các bằng chứng tại hiện trường vụ án; quan sát tử thi (nếu có) để đánh giá và tìm kiếm nguyên nhân tử vong;…
+ Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm: Giải trình tự gene của các mẫu nguồn gen thu thập được ở hiện trường nhằm tìm kiếm thu phạm; thử nghiệm hóa sinh để tìm ra nguyên nhân tử vong;…
Khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh, nước có trong tế bào của rau, củ bị đóng băng. Khi nước bị đóng băng, các quá trình sống của tế bào bị dừng hoàn toàn. Đồng thời, các liên kết hydrogen trong nước của tế bào trở nên cứng hơn làm gia tăng thể tích gây phá vỡ cấu trúc của tế bào (tế bào chết). Bởi vậy, khi lấy ra ngoài, tế bào bị phân hủy nhanh chóng khiến cho rau, củ sẽ bị hỏng rất nhanh.
a)theo.đề ta có
10×2n×(2^k-1)=2480(1)
10×2n×2^k=2560->2^k=2560/(20n)
thay 2^k vào (1)
-> n=4>2n=8
b) 2^k=2560/80=32
số tb tạo ra sau NP là 32×10=320
gọi x là số gtử mỗi tbsduc tạo ra ta có
10=(128/x×320)×100
->x=4
vậy tbsduc trên là ddực
Hormone insulin và glucagon (do tế bào tuyến tụy tiết ra) có thể kích thích các tế bào gan và cơ thực hiện quá trình chuyển hóa đường, qua đó, điều hòa hàm lượng glucose trong máu là nhờ quá trình truyền thông tin giữa các tế bào. Trong đó, tế bào tuyến tụy tiết ra các phân tử tín hiệu là hormone insulin và glucagon, các phân tử tín hiệu này liên kết với thụ thể của tế bào gan dẫn đến đáp ứng đặc hiệu của tế bào gan.
Khi nghiên cứu sinh học cần lưu ý những vấn đề sau để không trái với đạo đức sinh học:
- Tìm hiểu rõ nguồn gốc, phương pháp khi nghiên cứu giúp giảm thiểu tối đa những hành vi tác động ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật trong quá trình nghiên cứu.
- Tôn trọng tính tự nguyện của đối tượng nghiên cứu.
- Tôn trọng quyết định và niềm tin của đối tượng nghiên cứu đối với quá trình và kết quả nghiên cứu.
Vấn đề
Phương pháp
nghiên cứu
Các bước thực hiện nghiên cứu
a) Xác định hàm lượng đường trong máu
Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm
- Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất và mẫu vật để làm thí nghiệm
+ Chuẩn bị máy đo đường huyết, cồn sát trùng, kim chích.
- Bước 2: Tiến hành thí nghiệm theo đúng quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm
+ Rửa tay bằng nước ấm, sau đó lau khô tay trước khi đo
+ Lắp kim lấy máu vào ống bút
+ Điều chỉnh độ sâu của kim phù hợp với loại da của bạn
+ Lắp que thử vào máy đo đường huyết. Code của que thử phải trùng khớp với mã code hiện trên máy. Sau khi lấy que thử nhanh chóng đóng lọ que thử để tránh độ ẩm xung quanh tác động lên các que khác.
+ Xoa nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về
+ Đặt kim chích ở mép ngoài cạnh đầu ngón tay và bấm chích máu. Ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay, kim lấy máu sẽ đâm nhẹ vào ngón tay của bạn.
+ Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên phần que thử trên máy đo.
+ Dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay để cầm máu.
+ Đợi máy hiện thử kết quả và vệ sinh dụng cụ theo đúng hướng dẫn
- Bước 3: Báo cáo kết quả thí nghiệm
+ Báo cáo chỉ số đo đường huyết thu nhận được.
+ Tham chiếu với chỉ số đường huyết tiêu chuẩn để đưa ra đánh giá sơ bộ về tình hình sức khỏe.
- Bước 4: Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm.
b) Thúc đẩy thanh long ra hoa trái vụ
Phương pháp thực nghiệm khoa học
- Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm, thiết kế mô hình thực nghiệm
+ Chuẩn bị vườn cây thí nghiệm (cây trồng 18 tháng có thể xử lí ra hoa).
+ Chọn loại tác nhân tác động để thiết kế mô hình thí nghiệm: Ví dụ chọn tác nhân thời gian chiếu sáng thì chia làm các lô thí nghiệm với thời gian chiếu gian vào ban đêm khác nhau như 0 giờ, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ, 6 giờ, 7 giờ, 8 giờ,… (mỗi lô thí nghiệm cần có đủ số lượng cây nhất định khoảng 50 - 100 cây cho mỗi lô).
- Bước 2: Tiến hành thực nghiệm và thu thập các dữ liệu
+ Tiến hành tưới nước và bón phân cho các cây với chế độ như nhau.
+ Theo dõi, ghi chép tỉ lệ ra hoa, năng suất quả giữa các lô thí nghiệm.
- Bước 3: Xử lí các dữ liệu thu thập và báo cáo kết quả thực nghiệm
+ Lập bảng so sánh tỉ lệ ra hoa, năng suất quả từ đó rút ra kết luận về thời gian chiếu sáng vào ban đêm thích hợp để kích thích thanh long ra hoa trái vụ.
c) Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người
Phương pháp quan sát
- Bước 1: Xác định đối tượng quan sát và phạm vi quan sát
+ Đối tượng quan sát: Cấu tạo của cơ thể người.
+ Phạm vi quan sát: Tranh ảnh, mô hình cấu tạo của cơ thể người.
- Bước 2: Xác định công cụ quan sát
+ Quan sát trực tiếp bằng mắt thường.
- Bước 3: Thu thập, ghi chép và xử lí các dữ liệu quan sát được
+ Tiến hành ghi chép bằng sổ tay, máy ảnh,… để ghi nhận về các phần, các cơ quan cấu tạo cơ thể người.