K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2023

- Bài tham khảo nhiệm vụ 3: Một số hành động gây nên biến đổi khí hậu ở Hà Nội.

+ Dân tập trung đông, sử dụng nhiều phương tiện giao thông công cộng đặc biệt là xe máy.

+ Nhiều làng nghề lân cận chưa có biện pháp bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm không khí.

+ Nhiều phương tiện giao thông đã quá cũ và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

+ Tập trung nhiều nhà máy, khu công nghiệp.

+ Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước đặc biệt các sông ngòi như: Sông Tô Lịch và La Khê (Hà Đông),…

- Bài tham khảo nhiệm vụ 4: một số hành động mà em có thể thực hiện để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

+ Không vứt rác bừa bãi.

+ Sử dụng hợp lí tiết kiệm điện và nguồn nước.

+ Tuyên truyền nhắc nhở mọi người giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh.

#Tham_khảo

13 tháng 8 2023

Tham khảo

 nhiệm vụ 3: Một số hành động gây nên biến đổi khí hậu ở Hà Nội.

+ Dân tập trung đông, sử dụng nhiều phương tiện giao thông công cộng đặc biệt là xe máy.

+ Nhiều làng nghề lân cận chưa có biện pháp bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm không khí.

+ Nhiều phương tiện giao thông đã quá cũ và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

+ Tập trung nhiều nhà máy, khu công nghiệp.

+ Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước đặc biệt các sông ngòi như: Sông Tô Lịch và La Khê (Hà Đông),…

13 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Nhiệm vụ 1: Điểm du lịch Sa Pa

+ Thuận lợi: Khí hậu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ xuống thấp và có tuyết rơi.

+ Khó khăn: Nhiệt độ xuống thấp nhiều sương mù: Gây cản trở giao thông đi lại và đường lên đỉnh Fan.

- Nhiệm vụ 2: Thành phố Hà Nội

+ Hà Nội thuộc miền khí hậu phía Bắc (Vùng nhiệt đới gió mùa)

+ Viết báo cáo:

Hà Nội thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng thuộc miền khí hậu phía Bắc nơi chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc vào mùa đông. Đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều vào mùa hè, lạnh và ít mưa vào mùa đông. Hà Nội được chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu và Đông. Thời gian diễn ra các mùa ở các năm ở Hà Nội luôn thay đổi (do phụ thuộc vào thời tiết năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nắng kéo dài nhiệt độ lên tới 40℃, có năm nhiệt độ lại thấp dưới 10℃.

Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm ở Hà Nội là 120 Kcal/cm2 . nhiệt độ trung bình năm 24,9℃, độ ẩm trung bình 80-82%. Lượng mưa trung bình 1700mm/năm.

Tham khảo

Lựa chọn nhiệm vụ số 3: Giới thiệu về Sapa

-Thuận lợi: Khí hậu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ xuống thấp và có tuyết rơi.

-Khó khăn: Nhiệt độ xuống thấp nhiều sương mù: Gây cản trở giao thông đi lại và đường lên đỉnh Fansipan

14 tháng 8 2023

 Tham khảo:

- Sản phẩm : “Chống rác thải nhựa bằng những hành động thiết thực”
loading...

- Sản phẩm : “Chung tay chống biến đổi khí hậu”
loading...

 

 

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Một số hoạt động mà bản thân và gia đình có thể làm để góp phần ứng phó biến đổi khí hậu:

+ Tham gia ngày vì môi trường do trường học hoặc xã/phường/thị trấn tổ chức

+ Tiết kiệm điện, nước,… trong sinh hoạt hàng ngày.

+ Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, hạn chế dùng than, rơm rạ, đốt rác,…

+ Thu gom phế liệu (giấy, chai lọ,…) để tái chế.

+ Hạn chế sử dụng túi ni-lông; tăng cường sử dụng các loại túi làm từ nguyên liệu giấy, vải,…

+ Đi bộ hoặc sử dụng các phương tiện công cộng (xe bus,…) để tới trường.

+ …

14 tháng 8 2023

Tham khảo

(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 1

(*) Trình bày: Mô tả đặc điểm chủ yếu của địa hình thành phố Hà Nội

Vị trí địa lí:

+ Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông.

+ Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.

Diện tích: Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

Địa hình Hà Nội:

+ Thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.

+ Nhờ phù sa bồi đắp, 3/4 diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác.

+ Phần diện tích đồi núi chiếm 1/4 diện tích thành phố,phần lớn thuộc các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,… với các đỉnh như: Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m...

+ Khu vực nội thành Hà Nội có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng,…

14 tháng 8 2023

Tham khảo

(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 2

(*) Trình bày: những câu ca dao, tục ngữ, bài thơ có nội dung về khí hậu và các hiện tượng thời tiết ở nước ta

- Một số câu ca dao, tục ngữ:

+ Tháng Giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.

+ Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm.

+ Gió bấc thì hanh, gió nồm thì ẩm.

+ Gió nam đưa xuân sang hè.

+ Tháng bảy mưa gãy cành trám/ Tháng tám nắng rám trái bòng.

- Đoạn trong bài thơ “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”

“Một dãy núi mà hai màu mây

Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

Như anh với em, như Nam với Bắc

Như Đông với Tây một dải rừng liền”

(Phạm Tiến Duật)

14 tháng 8 2023

Tham khảo

 Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 1

(*) Trình bày: Giới thiệu đặc trưng khí hậu tại Sa Pa

Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa đông lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau .

Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt nên khí hậu Sa Pa có các đặc trưng cơ bản sau:

Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40C,; nhiệt độ trung bình từ 18 - 200C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 120C.

+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 330C vào tháng 4, ở các vùng thấp.

+ Nhiệt độ xuống thấp nhất vào tháng 1 là 00C (có những năm xuống tới âm 3,20C).

+ Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm.

Nắng:

+ Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm biến động trong khoảng 1.400 - 1.460 giờ.

+ Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng năm từ 180 - 200 giờ, tháng 10 số giờ nắng ít nhất, khoảng 30 - 40 giờ.

- Độ ẩm:

+ Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 - 90 %.

+ Do sương mù nhiều, càng lên cao càng dày đặc, đặc biệt trong những thung lũng kín và khuất gió khí hậu ẩm ướt hơn các khu vực khác.

Lượng mưa:

Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.762 mm, cao nhất 3.484 mm và phân bố không đều qua các tháng; mưa cũng phụ thuộc vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mưa càng lớn.

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80 % lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa có lượng mưa trung bình từ 50 - 100 mm/tháng.

+ Mưa đá hay xảy ra vào các tháng 2, 3,4 và không thường xuyên trong các năm.

Gió:

+ Sa Pa có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa: mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc.

+ Ngoài ra Sa Pa còn chịu ảnh hưởng của gió Ô Quí Hồ (gió địa phương) khô nóng, thường xuất hiện vào các tháng 2, 3, 4.

Giông: Hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to kéo theo lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc.

Sương:

+ Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày.

+ Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thung lũng kín gió còn có cả sương muối, băng giá, tuyết. mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Nhận xét chung:

+ Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam được dãy Hoàng Liên Sơn bao bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phân chia thành hai vùng khí hậu là vùng cao và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về sản xuất nông lâm nghiệp.

+ Khí hậu Sa Pa mát mẻ và trong lành là nơi nghỉ mát lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước.

+ Tuy nhiên các hiện tượng tuyết rơi, băng giá, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

14 tháng 8 2023

 Tham khảo: Một số hoạt động mà em đã làm để giảm nhẹ hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu:

+ Tham gia ngày vì môi trường do trường học hoặc xã/phường/thị trấn tổ chức

+ Tiết kiệm điện, nước,… trong sinh hoạt hàng ngày.

+ Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, hạn chế dùng than, rơm rạ, đốt rác,…

+ Thu gom phế liệu (giấy, chai lọ,…) để tái chế.

+ Hạn chế sử dụng túi ni-lông; tăng cường sử dụng các loại túi làm từ nguyên liệu giấy, vải,…

+ Đi bộ hoặc sử dụng các phương tiện công cộng (xe bus,…) để tới trường.

+ …

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ví dụ 1 (về giải pháp giảm nhẹ): Để giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu, hiện nay, ở Việt Nam đã tăng cường sản xuất và sử dụng một số nguồn năng lượng tái tạo, như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…

- Ví dụ 2 (về giải pháp thích ứng): Chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Hợp tác xã Lang Minh (ở Xuân Lộc, Đồng Nai) để thích ứng với tình trạng hạn hán:

+ Trước đây, diện tích đất nông nghiệp tại Hợp tác xã Lang Minh chủ yếu chỉ trồng lúa. Tuy nhiên, những năm gần đây, do phải đối mặt với tình trạng hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất, nên Hợp tác xã Lang Minh đã đẩy mạnh trồng ngô sinh khối (tức là: trồng ngô lấy thân, lá và bắp non làm thức ăn thô cho gia súc) bằng các giống ngô mới, như: NK67, NK7328,…

+ Việc tiến hành trồng ngô trên đất lúa, không chỉ giúp người dân tăng năng suất, tăng thu nhập, mà với cách trồng mới, sản xuất ngô còn góp phần cải tạo đất nông nghiệp.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Một số giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu:

+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ, lựa chọn các cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu; xây dựng các công trình thuỷ lợi.

+ Bảo vệ rừng, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển.

+ Xây dựng các cơ sở sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.

+ Phát triển giao thông công cộng và khuyến khích người dân sử dụng.

+ Sử dụng năng lượng (điện, xăng, dầu,...) tiết kiệm và hiệu quả.

- Một số giải pháp để giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu:

+ Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ để hạn chế sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật,...

+ Xử lí và tái sử dụng các phụ phẩm phế thải.

+ Cải tiến công nghệ, kĩ thuật để tiết kiệm nguồn năng lượng.

+ Phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời,...

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.

- Ví dụ:

+ Năng lượng mặt trời, năng lượng gió,… đã được triển khai và sử dụng ở nhiều địa phương.

+ Nhiều phong trào bảo vệ môi trường đã được triển khai ở Việt Nam, ví dụ: “Thi đua thu gom rác tái chế tại hộ gia đình”; “Chung tay chống rác thải nhựa”; “Ngày chủ nhật xanh”; “Hưởng ứng giờ Trái Đất”,…