Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Ngoại lực là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất
- Nguyên nhân tạo nên ngoại lực: năng lượng bức xạ Mặt Trời, các yếu tố khí hậu thủy văn, sinh vật là yếu tố tác động của ngoại lực
- Ngoại lực tác động đến sự hình thành địa hình trái đất như: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.
* Ngoại lực
- Khái niệm: Là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.
- Nguyên nhân sinh ra: chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.
* Tác động của quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
- Quá trình phong hóa (3 quá trình):
+ Phong hóa vật lí: làm thay đổi kích thước của đá (không thay đổi về thành phần hóa học) do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
Ví dụ: Ở hoang mạc, do sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ban ngày và ban đêm (Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ thấp) => Đá bị vỡ vụn tạo thành cát.
+ Phong hóa hóa học: làm biến đổi thành phần và tính chất hóa học của đá và khoáng do tác động của nước, các chất hòa tan trong nước.
Ví dụ: Các dạng địa hình karst trong động Phong Nha – Quảng Bình là kết quả của sự hòa tan đá vôi do nước.
+ Phong hóa sinh học: làm thay đổi cả về kích thước và thành phần hóa học của đá, do tác động của sinh vật.
Ví dụ: Rễ cây bám vào đá khiến cho các lớp đá bị rạn nứt, làm thay đổi thành phần hóa học của đá.
- Quá trình bóc mòn: làm dời chuyển các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,…
+ Xâm thực (do nước chảy)
Ví dụ: Các dòng chảy tạm thời ở miền núi khiến địa hình bị xâm thực.
+ Mài mòn (do sóng biển và băng hà)
Ví dụ: Sóng vỗ vào vách biển hình thành dạng địa hình hàm ếch.
+ Thổi mòn (do gió)
Ví dụ: Các nấm đá ở sa mạc hình thành do gió thổi.
- Quá trình vận chuyển và bồi tụ: vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác (vận chuyển), sau đó tích tụ tạo thành dạng địa hình mới (bồi tụ).
Ví dụ: Khi mưa, các vật liệu dạng hòa tan, lơ lửng (phù sa) từ miền núi theo dòng nước chảy xuống thấp bồi tụ cho các đồng bằng.
Ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất :
- Sóng biển vỗ vào bờ tạo nên các hàm ếch ven bờ biển.
- Sự thay đổi nhiệt độ không khí làm cho đá ở bề mặt Trái Đất bị nứt vỡ.
- Nước chảy trên các khối núi đá vôi tạo nên các hang động
Ví dụ về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất :
- Khu vực phía Bắc của Thụy Điển và Phần Lan đang được nâng lên,còn ở khu vực lãnh thổ Hà Lan thì bị hạ xuống. học tốt nha !! mình làm hơi dài dòng nhỉ ? có mấy cái cậu xem ở trong sách cũng có đó và tự rút ra ví dụ cũng được ạ ! tham khảo mấy ví dụ này nhé ^^Ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất:
- Sóng biển vỗ vào bờ tạo nên các hàm ếch ven bờ biển.
- Gió thổi cát bay tạo thành những đụn cát ven biển (duyên hải miền Trung các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị...)
- Nước mưa chảy thành đòng tạm thời ở bề mặt đất tạo nên những khe rãnh do đất bị xói mòn.
- Nước làm hoà tan đá vôi, tạo nên các hang động caxtơ trong các khối núi đá vôi (động Phong Nha, vịnh Hạ Long, hang Sơn Đòong).
- Gió thổi mòn ở phần chân của các tảng đá, tạo ra các “nấm đá”.
tác đọng của nội lực
Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách dãn ở khu vực kia gây ra hiện tượng uốn nếp hiện tượng: núi uốn nếp và hiện tượng đứt gẫy hiện tượng: hẻm vực, thung lũng, các địa hào, địa lũy...
- Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, chúng xảy ra song song và đồng thời tạo nên các dạng địa hình trên bề mặt trái đất:
+ Nếu nội lực mạnh hơn ngoại lực thì trái đất thêm gồ gề.
+ Nếu nội lực mạnh bằng ngoại lực thì bề mặt trái đất hầu như không thay đổi.
+ Nếu nội lực yếu hơn ngoại lực thì địa hình ngày một san bằng.