K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2020

Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

10 tháng 12 2017

1/- Phần mở bài

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, Ngọc Hoàng muốn đưa tôi xuống trần gian đế làm việc tốt cho dân.

Ngọc Hoàng cho tôi đầu thai bằng cách đặt một dâu chân thật to ngoài dồng. Nêu người phụ nữ nào ướm chân vào dâu bàn chân to dó vồ sẽ thụ thai.

Đúng lúc dấu chân in xong thì có một bà lão ra đồng. Thấy vết chân lạ, bà liền đặt chân mình lên ướm thử.

Về nhà ít lâu, bà có thai và sau mười hai tháng bà lão sinh ra tôi. Rất mừng vì tôi dược sinh ra trong một gia đình ông bà lão có tiêng là phúc đức.

2/- Phần thân bài

 a). Khi mới chào đời

- Khi tôi sinh ra, ai cũng khen mặt mũi tôi khôi ngô. Từ khi sinh cho đến khi tôi được 3 tuổi, tôi không biết nói biết cười, chẳng biết đi. Cứ đặt đâu là tôi nằm đấy.

- Thấy tôi như vậy, bố mẹ tôi buồn lắm.

b). Khi giặc Ân đến xâm lược

Lúc bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ sai sứ giả đi khắp nơi tìm người cứu nước.

Nghe tiếng sứ giả rao, tôi mừng lắm vì đây chính là lúc tôi làm việc tốt giúp dân, giúp nước.

Tôi liền nói với mẹ: “Mẹ ra mời sứ giá vào đây cho con thưa chuyện”. Bố mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên và ra mời sứ giả vào nhà.

Khi sứ giả vào, tôi nói với sứ giả: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Tôi thấy sứ giả vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ.

 Từ khi gặp sứ giả, tôi lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no. Áo vừa may xong đã chật.

Bố mẹ tôi không đủ gạo cho tôi ăn. Bà con lối xóm vui lòng giúp đỡ vì ai cũng mong tôi giết giặc cứu nước.

Giặc đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt.

Vừa lúc đó, sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.

Tôi vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn, oai phong lẫm liệt.

- Tôi mặc bộ giáp sắt vào rồi nhảy lên mình ngựa. Ngựa hí vang dội.

Tôi phi ngựa đến nơi có giặc. Tôi dùng roi sắt quật vào đầu giặc.

Giặc chết như ngả rạ.

Roi sắt gẫy, tôi nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí đánh giặc.

Giặc tan vở, đám tàn quân giẫm dạp lên nhau chạy trốn.

c). Sau khi đánh tan giặc Ân

- Tôi đuổi giặc đến tận chân núi Sóc Sơn.

- Dứng trên đỉnh núi, tôi cởi bỏ giáp sắt.

Tôi ngắm nhìn lại cảnh vật nơi đây rồi cưỡi ngựa bay thẳng về trời.

3/- Phần kết bài

Về trời được một thời gian thì tôi mới biết Ngọc Hoàng cho quân lính xuống trần gian để xem giặc tan, dân lành sông ra sao. Nhờ vậy, tôi mới biết được nhà vua và nhân dân đã phong cho tôi là Phù Đổng Thiên Vương.

Những dấu chân ngựa sắt nay đã trơ thành những ao hồ trên mặt đất.

Những bụi tre bị ngựa phun lửa thiêu cháy nên mới ngả màu vàng. Tôi rất cảm động khi biết dân chúng xây đền thờ tôi ở làng Phù Đổng (còn gọi là làng Gióng). Vào tháng tư hằng năm, dân làng đã mở hội để tưởng nhớ đến công ơn của tôi. Mọi người gọi là Hội Gióng.

 
10 tháng 12 2017

Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

 

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

 

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

Lạy mẹ con đi !

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

chúc bạn học tốt

Ta là Thánh Gióng nhờ có công đánh đuổi giặc Ân xâm lược nên ta đã được vua phong ân Phù Đổng Thiên Vương và được dân làng lập đền thờ ở quê nhà. Hôm nay ta sẽ kể lại chiến tích đánh đuổi giặc Ân năm đó.

Năm đó vào đời Hùng Vương thứ sáu, Ngọc Hoàng cử ta xuống giúp dân đánh đuổi quân xâm lược nên đã cho ta đầu thai vào một gia đình ở làng Gióng, gia đình chỉ có hai vợ chồng ông lão vừa chăm chỉ làm ăn lại vừa phúc đức. Hai ông bà ao ước có đứa con nhưng mãi không có, Ngọc Hoàng mới ban phép màu tạo ra bàn chân to lạ thường, khi bà lão đi ra đồng nhìn thấy bàn chân rất to liền đặt bàn chân mình ướm vào, rồi khi về nhà bà liền có thai, 12 tháng sau thì hạ sinh ra ta. Hai ông bà rất mừng rỡ trước sự khôi ngô tuấn tú của ta, nhưng buồn thay vì sứ mệnh nên dù đã lên ba tuổi ta cũng không nói, không cười và không đi đứng gì, cứ đặt ở đâu thì ta nằm ở đấy. Đến một ngày trước sự xâm lược của giặc Ân, nhà vua lo lắng sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, đây cũng là lúc ta phải thực hiện sứ mệnh của mình, khi nghe được tiếng rao ta liền cất tiếng nói, nói với mẹ rằng: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Khi gặp sứ giả ta liền nói với ông ta: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Ông sứ giả này nghe ta nói vậy kinh hãi hồi lâu nhưng rồi liền mừng rỡ và về tâu lại lời của ta cho vua nghe, vua nghe được tin liền truyền lệnh cho thợ ngày đêm làm thật nhanh những đồ mà ta đã yêu cầu.

Để chuẩn bị cho sứ mệnh đánh đuổi giặc sắp tới, ta bắt đầu lớn nhanh hơn, ăn mãi không no, cứ đem bao nhiêu đồ ăn ra cũng hết, vừa ăn vừa lớn đến nỗi áo vừa mặc vào đã căng đứt chỉ. Ta ăn nhiều tới nỗi hai ông bà lão có làm ra không đủ nuôi ta, phải nhờ cả bà con làng xóm, khi ấy vì sự nghiệp cứu nước, bà con đã rất vui lòng góp gạo để nuôi ta, ai cũng đặt hy vọng vào ta sẽ giết được giặc, cứu đất nước. Đến một ngày, nhận được tin giặc đã đến chân núi Trâu, tình thế vô cùng nguy cấp, người dân ai cũng hoảng hốt, khiếp sợ. Hay thay vừa lúc đó sứ giả đã mang đến cho ta ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt, đã đầy đủ tư trang, ta liền vùng dậy vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ, lúc đó mình ta cao hơn trượng rất oai phong và lẫm liệt. Ngắm con ngựa sắt rồi ta bước lên vỗ vào mông ngựa, con ngựa hí dài những tiếng vang dội khắp đất trời.

Mặc trên mình áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, ta nhảy lên ngựa, ngựa phun ra lửa rồi phi như bay đến nơi có giặc. Ta không chờ giặc tấn công mà đến đón đầu và đánh giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, đi qua lớp nào là giặc nằm chết như ngả rạ. Đang chiến trận bỗng roi sắt của ta gãy, không còn vũ khí, ta nhìn xung quanh thấy có khóm tre bên đường liền nhổ cả cụm tre lên quật vào đám giặc. Lũ giặc trước sức mạnh của ta bị đánh cho tan tành, đám quân tan rã, giẫm đạp lên nhau mà chạy trốn, ta đuổi theo đến tận chân núi Sóc nhưng vẫn có vài tên giặc trốn vào hẻm núi tìm đường trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù, nhân dân vui sướng hân hoan, sau khi đã hoàn thành sứ mệnh của mình, ta một mình một ngựa đứng trên đỉnh núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt rồi cùng ngựa từ từ bay về trời. Vì nhớ đến công ơn của ta nên vua phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương và còn lập đền thờ của ta ngay tại quê nhà làng Gióng, mỗi năm cứ đến tháng tư cả làng lại ăn hội rất to.

Là người thực hiện sứ mệnh của Ngọc Hoàng, ta cảm thấy rất vui khi được nhìn con dân sống trong yên bình, hạnh phúc và ấm no. Chiến công này phần chính vẫn là nhờ vào lòng tin và sức mạnh đoàn kết của nhân dân.

Ta là Thánh Gióng nhờ có công đánh đuổi giặc Ân xâm lược nên ta đã được vua phong ân Phù Đổng Thiên Vương và được dân làng lập đền thờ ở quê nhà. Hôm nay ta sẽ kể lại chiến tích đánh đuổi giặc Ân năm đó.

Năm đó vào đời Hùng Vương thứ sáu, Ngọc Hoàng cử ta xuống giúp dân đánh đuổi quân xâm lược nên đã cho ta đầu thai vào một gia đình ở làng Gióng, gia đình chỉ có hai vợ chồng ông lão vừa chăm chỉ làm ăn lại vừa phúc đức. Hai ông bà ao ước có đứa con nhưng mãi không có, Ngọc Hoàng mới ban phép màu tạo ra bàn chân to lạ thường, khi bà lão đi ra đồng nhìn thấy bàn chân rất to liền đặt bàn chân mình ướm vào, rồi khi về nhà bà liền có thai, 12 tháng sau thì hạ sinh ra ta. Hai ông bà rất mừng rỡ trước sự khôi ngô tuấn tú của ta, nhưng buồn thay vì sứ mệnh nên dù đã lên ba tuổi ta cũng không nói, không cười và không đi đứng gì, cứ đặt ở đâu thì ta nằm ở đấy. Đến một ngày trước sự xâm lược của giặc Ân, nhà vua lo lắng sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, đây cũng là lúc ta phải thực hiện sứ mệnh của mình, khi nghe được tiếng rao ta liền cất tiếng nói, nói với mẹ rằng: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Khi gặp sứ giả ta liền nói với ông ta: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Ông sứ giả này nghe ta nói vậy kinh hãi hồi lâu nhưng rồi liền mừng rỡ và về tâu lại lời của ta cho vua nghe, vua nghe được tin liền truyền lệnh cho thợ ngày đêm làm thật nhanh những đồ mà ta đã yêu cầu.

Để chuẩn bị cho sứ mệnh đánh đuổi giặc sắp tới, ta bắt đầu lớn nhanh hơn, ăn mãi không no, cứ đem bao nhiêu đồ ăn ra cũng hết, vừa ăn vừa lớn đến nỗi áo vừa mặc vào đã căng đứt chỉ. Ta ăn nhiều tới nỗi hai ông bà lão có làm ra không đủ nuôi ta, phải nhờ cả bà con làng xóm, khi ấy vì sự nghiệp cứu nước, bà con đã rất vui lòng góp gạo để nuôi ta, ai cũng đặt hy vọng vào ta sẽ giết được giặc, cứu đất nước. Đến một ngày, nhận được tin giặc đã đến chân núi Trâu, tình thế vô cùng nguy cấp, người dân ai cũng hoảng hốt, khiếp sợ. Hay thay vừa lúc đó sứ giả đã mang đến cho ta ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt, đã đầy đủ tư trang, ta liền vùng dậy vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ, lúc đó mình ta cao hơn trượng rất oai phong và lẫm liệt. Ngắm con ngựa sắt rồi ta bước lên vỗ vào mông ngựa, con ngựa hí dài những tiếng vang dội khắp đất trời.

Mặc trên mình áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, ta nhảy lên ngựa, ngựa phun ra lửa rồi phi như bay đến nơi có giặc. Ta không chờ giặc tấn công mà đến đón đầu và đánh giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, đi qua lớp nào là giặc nằm chết như ngả rạ. Đang chiến trận bỗng roi sắt của ta gãy, không còn vũ khí, ta nhìn xung quanh thấy có khóm tre bên đường liền nhổ cả cụm tre lên quật vào đám giặc. Lũ giặc trước sức mạnh của ta bị đánh cho tan tành, đám quân tan rã, giẫm đạp lên nhau mà chạy trốn, ta đuổi theo đến tận chân núi Sóc nhưng vẫn có vài tên giặc trốn vào hẻm núi tìm đường trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù, nhân dân vui sướng hân hoan, sau khi đã hoàn thành sứ mệnh của mình, ta một mình một ngựa đứng trên đỉnh núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt rồi cùng ngựa từ từ bay về trời. Vì nhớ đến công ơn của ta nên vua phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương và còn lập đền thờ của ta ngay tại quê nhà làng Gióng, mỗi năm cứ đến tháng tư cả làng lại ăn hội rất to.

Là người thực hiện sứ mệnh của Ngọc Hoàng, ta cảm thấy rất vui khi được nhìn con dân sống trong yên bình, hạnh phúc và ấm no. Chiến công này phần chính vẫn là nhờ vào lòng tin và sức mạnh đoàn kết của nhân dân.

22 tháng 2 2018

a.Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ,thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện được kể

b.Thuyết minh

c.Gióng là nhân vật chính

d.Gióng đòi những thứ vũ khí tốt nhất để giết giặt

19 tháng 2 2018

a) truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ , thuwngf có yếu tố tưởng tượng kì ảo . Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự  kiện và nhân vật lịch sử được kể .

b) đoạn văn sử dụng những phương thức biểu đạt : tự sự 

mk chỉ làm được như thế thoi ~

~ học tốt ~ 

19 tháng 2 2018

a.truyền thuyết là :

- là loại truyện dân gian truyền miệng

- kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ

- thường có yếu tố hoang đường kì ảo

- để thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và sự kiện lích sử đó

b) phương thức biểu đạt : tự sự

c) thánh gióng là nhân vật chính vì đoạn văn chủ yếu nói về cậu

d) giới thiệu về gióng và tuổi thơ của gióng

Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế. Truyền thuyết Thánh Gióng là truyền thuyết vô cùng hấp dẫn kể về người anh hùng này.

Truyền thuyết kể lại rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một ngôi làng nọ bên sông Hồng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có lấy một mụn con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng như thường ngày, trông thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, hai vợ chồng vô cùng vui mừng. Nhưng không giống những người khác, chín tháng mười ngày qua đi, bà mang thai mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.

Cũng năm ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”, Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.

Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.

Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sĩ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.

Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.

Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.

Nhiều thời đại qua đi, truyền thuyết người anh hùng Thánh Gióng vẫn được lưu giữ và truyền tụng mãi trong dân gian, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Thánh Gióng chính là biểu tượng cho ước mơ, sức mạnh bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

Vào thời vua Hùng Vương thứ sáu,ở một làng thuộc bộ Vũ Ninh,có một người đàn bà tuổi đã già mà vẫn một thân một mình. Một hôm,bà ta lên gò cao để kiếm củi,bỗng thấy một thân người rất lớn. Bà đứng ngắm nghía một lúc, rồi thử ướm bàn châm mình vào,từ đó,bà cảm giác trong người có thay đổi,ngày một khác thường vì thấy mình đã thụ thai. Đủ ngày,đủ tháng,bà sinh ra một đứa con trai bự bẫm,khôi ngô,nhưng chỉ phải cái nó không cười và cũng không khóc bao giờ. Thấm thoát đứa bé đã được ba tuổi,mà vẫn cứ nằm trơ trơ,không lâyd,không bò,không cười,không nói. Nhà chỉ có một mẹ,một con,nên sau khi cho con ăn no rồi,người mẹ cho con vào nôi và đặt một chiếc gióng trên sàn nhà để đi làm. Hàng xóm láng giềng thấy thế thì gọi thằng bé là thằng Gióng. Lúc bấy giờ có đám giặc Ân kéo đến đánh phá đất Văn Lang ta. Quân giặc rất hung hãn,đi đến đâu chúng cũng đốt nhà phá cửa,hoa màu,giết ông già,đàn bà,con trẻ,cướp súc vật đem đi. Quân nhà vua đánh dẹp mãi không nổi. Vua Hùng Vương rất lấy làm lo lắng bèn sai sứ giả đi rao khắp thiên hạ để xem có người nào tài giỏi cầm quân đánh giặc. Một hôm,sứ giả đi đến bộ Vũ Ninh,đến làng mẹ con chú bé Gióng. Nghe sứ giả rao,bà già vỗ vào lưng con,nhìn vào mặt con,sẽ nói giỡn với con rằng : - Thằng cu này bao giờ mới đi dẹp giặc được đây ! Bỗng bà thấy đứa trẻ há miệng cười. Bà vui sướng quá nhưng lại tưởng mình hoa mắt,vừa toan định thần nhìn lại,thì đứa trẻ đã ngồi nhỏm dậy,bảo với mẹ rằng : -Mẹ ơi,mẹ gọi sứ giả vào đây cho con! Thấy con biết cười,biết nói,biết ngồi,bà cụ mừng cuống quýt,bà không hiểu gọi sứ giả vào để làm gì,nên bà có ý ngần ngại. Sau thấy con thúc giục,bà cụ chiều con,chạy ra gọi sứ giả vào nhà. Thấy sứ giả đến,chú bé ngồi nghiêm chỉnh,nói với sứ giả : - Ngươi hãy về tâu với vua sắm cho ta một thanh doi sắt,một cái nón sắt ,một bộ áo giáp sắt và một con ngựa sắt thật lớn. Ta sẽ đánh tan giặc ngay. Sứ giả lấy làm lạ,về tâu với vua. Vua đang chờ mong tướng tài để dẹp giặc,nên đã truyền lệnh ngay cho thớt rèn đúc đủ các thứ: roi sắt,nón sắt,giáp sắt,ngựa sắt;mọi thứ đều thật lớn và thật tốt. Còn chú bé từ lúc ngồi dậy được thì ăn khỏe quá chừng. Chú bảo với mẹ : -Mẹ thổi cho con thật nhiều cơm,đem cho con thật nhiều thịt và rau để con ăn,nay mai con còn đi đánh giặc. Chẳng bao lâu mà nhà có bao nhiêu thóc gạo thì chú đều ăn hết sạch. Bà cụ chạy ăn cho con thật vất vả mà vẫn không sao đủ được. Chú bé cứ mỗi ngày ăn một nhiều và to lớn nhanh như thổi,ngồi xếp bằng tròn mà đầu chậm vào nóc nhà. Xóm làng thấy thế người giúp gạo,người giúp thịt,giúp rau đậu; có bao nhiêu là chú đêyf ăn hết sạch. Khi sứ giả nhà vua chở roi sắt,nón sắt,giáp sắt và ngựa sắt đến thì chú bé bước ra khỏi nhà,vươn vai một cái thì người cao hơn một trượng,tướng mạo oai nghiêm,trong rõ ra một nhà Trời. Viên tướng mặc giáp sắt,đội nón sắt,cầm roi sắt,ngửa mặt lên trời,rồi vỗ mạnh lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt chồm lên,thét ra một luồng lửa như cầu vồng...Viên tướng nảy lên mình ngựa,phi như bay,mỗi buoces chân ngựa dài đến hai đến ba con sào. Chỉ chớp mắt là viên tướng đã phi thẳng vào đám giặc hàng trăm vạn,như đi vào chỗ không người. Viên tướng liền vung roi sắt đến đâu là quân giặc tan xương nát thịt đến đấy. Ngựa sắt thét vâng và phun lửa,rung chuyển cả trời,đốt cháy hết trại giặc và cả khu rừng gần đó. Roi sắt gãy,viên tướng ngồi trên mình ngựa với tay nhỏ những bụi tre bên đường,quật vào đám giặc. Giặc chạy tán loạn. Đuổi đến trên núi Sóc Sơn thì giặc không một mống nào,thấy nằm ngổn ngang khắp cánh đồng,khắp gò núi,máu chảy như suối. Giết giặc xong,viên tướng cởi giáp,bỏ nón bên đường,rồi từ từ cả người lẫn ngựa đều bay về trời...Trời đang u ám,bỗng đỏ hồng như lửa. Rồi mây hồng dần nhạt,trời xanh biếc một màu;gió thổi vi vu qua ngọn cỏ lá cây,như tấu một khúc nhạc ca ngợi cảnh thanh bình trở lại... Về sau,ở đất Vũ Ninh những đám tre nhổ đi còn sót lại rễ,đâm lên những cây tre màu vàng nhạt như ngà,gọi là tre đằng ngà;nó đã được qua cuộc thử lửa nên đốt nó rất thẳng. Ở khu rừng cháy,về sau nhân dân lập thành xóm gọi là làng Cháy. Còn những ao nước hình tròn ngày nay người ta thấy một dãy dài trên khắp cánh đồng và gồ đống từ Kim Anh,Đa Phúc đến Sóc Sơn,tục truyền là vết chân ngựa của Thánh Gióng. Làng của Thánh Gióng,đời sau gọi là làng Gióng. Vua nhớ ơn anh hùng sai lập đền thờ trên nền nhà cũ và truy tặng là Phù Đổng Thiên Vương,nên làng Gióng có tên là làng Phù Đổng.
12 tháng 11 2018

tự nghĩ

18 tháng 12 2018

I. Mở bài

Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

II. Thân bài

1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng

-  Hai ông bà đã già, chưa có con.

-  Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.

-  Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.

-  Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.

2.  Thánh Gióng nói được và lớn nhanh nhưthổi

-  Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.

- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roisắt.

- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.

3.  Thánh Gióng đánh giộc và bay về trời

- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.

- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.

- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.

-  Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cdi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.

-  Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.

III. Kết bài

Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.

18 tháng 12 2018

Trên mạng nha :

I. Mở bài

Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

II. Thân bài

1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng

- Hai ông bà đã già, chưa có con.

- Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.

- Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.

- Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.

2. Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi

- Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.

- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt.

- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.

3. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời

- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.

- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.

- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.

- Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cởi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.

- Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.

III. Kết bài

Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.

21 tháng 12 2016

1) Trong bài Khái quát v văn hc trung đại Vit Nam, tác giả Bùi Duy Tân cho rằng:

“Văn học trung đại Việt Nam, từng được gọi là Văn học cổ Việt Nam, từng được gọi là Văn hc c Vit Nam, Văn hc Vit Nam t thế k X đến hết thế k XIX, Văn hc Hán Nôm, hoặc Văn hc viết hay Văn hc thành văn Vit Nam… thời trung đại. Dòng văn học này, có tác giả là trí thức thời phong kiến (nhà sư, vua, quan, tướng lĩnh, nhiều nhất là nho sĩ) chính thc ra đời từ thế kỉ X, khi dân tộc ta khôi phục được nền độc lập tự chủ. Sau đó, văn học ngày càng phát triển với nhiều danh gia kiệt tác qua các triều đại phong kiến. Văn học viết có hai bộ phận: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm, ảnh hưởng lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển. Văn học chữ Nôm tuy xuất hiện muộn và không có được vị thế như văn học chữ Hán, song với tính chất của một bộ phận văn học tiếng Việt, văn học chữ Nôm ngày càng phát triển mạnh mẽ, giành được vị trí quan trọng và cuối cùng chiếm được vị thế ưu việt trên văn đàn. Về nội dung, văn học viết chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến, của tinh thần dân tộc qua thực tiễn phát triển của quá trình dựng nước và giữ nước. Văn học viết chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho, Phật, Lão, của quan niệm Tam giáo hoà hỗn, có đặc điểm và tính chất của một dòng văn học thuộc hệ thống thi pháp văn hc phương Đông trung đại.

Như vậy là, từ sự hình thành đén quá trình phát triển, từ diện mạo đến tính chất, từ thể loại đến văn tự, văn học viết đều có những nét riêng của một dòng văn học cổ truyền thống” (Kho và lun mt s thloi, tác gia, tác phm văn hc trung đại Vit Nam, NXB Đại học Quốc gia, H., 2001).