Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam thường hay có sự xuất hiện của những nhân vật được gọi là ông Tiên (Phật, Bụt). Đó là những nhân vật đại diện cho công bằng trong xã hội. Ông Tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.
Theo trí tưởng tượng của em, Tiên ông là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ, trán cao, da dẻ hồng hào, mắt sáng, miệng tươi, dáng điệu khoan thai. Trang phục ông mặc thường mang màu trắng. Chiếc áo tay dài, đôi hài,... tất cả đều trắng tinh một màu. ông thường cầm trên tay một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản chỉ là thanh trúc vàng óng ả. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng mờ ảo và những làn ánh sáng lấp lánh. Ông còn sở hữu một giọng nói trầm ấm khác thường, giọng nói đó đã an ủi biết bao con người khôn khổ trong bước đường cùng.
Mỗi khi ông Tiên hiện ra là một người tốt được giúp đỡ. Khi thì ông giúp cô Tấm có được quần áo đẹp để đi dự dạ hội, khi lại giúp anh Khoai kiếm được cây tre trăm đốt theo lời phú ông. Tiên ông chính là nơi bám víu cuối cùng của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. Đau đớn trước số phận của mình, họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.
Tiên ông không chỉ là nhân vật cứa giúp người nghèo mà còn là nhân vật đại diện cho lẽ công bằng, cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân ta. Trước những kẻ xấu xa, mưu mô và thủ đoạn ông thường thẳng tay trừng trị:
“ Tưởng rằng hóa đẹp như tiên
Ngờ đâu bỗng nổi ngứa điên, gãi hoài.
Khắp mình lủng lá mọc dùi,
Thành tiên chẳng thấy, hoá loài đông sơn
Còn đối với những người hiên lành, tốt bụng thì lại được đền đáp xứng đáng. Có thể là trở nên xinh đẹp, giàu có hay đạt được những ước muốn của mình.
" Ta là Phật Tổ Như Lai,
Trời sai xuống thử lòng người trần gian,
Ai hiền la sẽ ban ơn
Cho người tích đức tu nhân nức lòng"
Để thử lòng người trần gian, ông Tiên thường biến thành những hình dáng khác nhau. Có khi là trong hình dáng một ông lão ăn mày rách rưới, xác xơ; người cùng đường lỡ bước hay nguời mẹ bồng con đang trong cơn hoạn nạn bơ vơ xin nương nhờ.
“Một ông cụ già nua tuổi tác,
Râu rườm rà, tóc bạc phất phơ
Nói rằng: nhỡ bước sa cơ,
Xin ăn một bữa, ngủ nhờ một đêm... "
Hay
"Hoá ra người mẹ tay bồng con thơ.
Gặp cơn hoạn nạn bơ vơ,
Đến xin làm giúp ăn nhờ nương thân ”
(Người hoá khi)
Ông Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam luôn luôn đại diện cho lẽ phải, cho những con người yếu đuối trong xã hội. Chính bởi vậy mà hàng ngàn năm nay trẻ em vẫn mong ước một lần được gặp ông Tiên, được ông Tiên ban cho phép màu. Và em cũng rất mong như thế.
hình ảnh ông tiên đã gắn liền với các chuyện cổ tích ngày xưa hay những câu truyện dân gian. ông tiên được người xưa miêu tả rất giản dị. ông có mái tóc bạc phơ, mặc bộ áo trắng và kèm theo đó là một cây gậy có nhiều phép màu. ông hiện lên với khuôn mặt đầy phúc hậu và hiền từ. ông thường giúp những ai gặp hoạn nạn, ông giupd đỡ cho những người hiền lành, chất phác và trừng trị thẳng tay đối với những kẻ độc ác, ham danh lợi. hình ảnh ông tiên sẽ luôn gắn liền với những câu truyện dân gian, hay mà ý nghĩa
Trưa hè êm ả, gió nam lồng lộng thổi. Tiếng chim sâu ríu rít trong vòm lá ngoài vườn. Theo nhịp võng đều đều kẽo kẹt, em lơ mơ rồi chìm dần vào giấc ngủ êm đềm. Bỗng em nghe thấy tiếng thút thít khe khẽ, văng vẳng đâu đây. Em đưa mắt nhìn quanh tìm kiếm và phát hiện ra cuốn Tiếng Việt 5 đang thổn thức trên mặt bàn học kê ở góc nhà.
Em liền rời khỏi võng, tới bên bàn và nâng cuốn sách lên, dịu dàng hỏi :
- Làm sao mà khóc ? Có chuyện gì buồn nói cho chị nghe nào ! Chị có thể giúp gì em chăng ?
Nước mắt rưng rưng, cuốn sách ngập ngừng kể :
- Em buồn lắm chị ơi ! Chị xem này, bìa của em rách hết cả, gáy thì bị gián nhấm lem nhem. Lũ chuột vấy bẩn lên người em ... thật là hôi hám và khó chịu. Em bị rơi xuống gầm tủ đã bao lâu nay mà chị chẳng biết. May mà bà quét dọn và cứu em sáng nay. Nếu không thì ... em đâu có được gặp lại chị ...
Em chợt nhớ ra rằng sau khi thi xong, em vứt mấy cuốn sách lên nóc tủ, trong đó có cuốn Tiếng Việt này. Chắc là do em quá tay nên nó rơi xuống đất. Từ hôm ấy, em không quan tâm đến chuyện đó nữa mà thanh thản hưởng một mùa hè vui vẻ.
Cuốn sách lại tiếp tục than thở :
- Chị hãy nhìn lại em một chút mà xem ! Bên ngoài thì xơ xác, bẩn thỉu, bên trong cũng thảm hại không kém. Trang nào cũng quăn góc và bị gạch xóa lung tung. Thật chẳng ra làm sao cả. Em khổ lắm chị ạ ! Nhớ ngày nào, em cùng các bạn về trường chị với bao sung sướng và hi vọng. Chúng em mong sao sẽ giúp ích cho các anh chị trong học tập. Được về với chị Hiền, em vui lắm. Em được chị ấy giữ gìn, nâng niu. Chị Hiền mặc cho em chiếc áo làm bằng tờ họa báo thật đẹp. Em cùng các bạn được dán nhãn cẩn thận và xếp ngay ngắn trên giá sách. Mỗi khi cần đến, chị Hiền nhẹ nhàng lật giở từng trang. Dùng xong, chị lại cất chúng em vào chỗ cũ. Nhờ thế mà sau một năm học, chúng em vẫn sạch đẹp như mới. Cuối năm, chị Hiền đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Chúng em rất tự hào về người chủ nhỏ của mình và cùng chia vui với chị ấy. Chị Hiền được nghỉ hè và chúng em cũng được nghỉ ngơi.
Rồi năm học mới lại bắt đầu. Em cùng các bạn về với chị - cô chủ mới. Em đã sát cánh bên chị suốt năm học vừa qua. Chị cũng học giỏi như chị Hiền. Có điều tính chị không ngăn nắp lắm. Chị hay bỏ chúng em vung vãi khắp nơi. Lúc cần lại cuống lên tìm kiếm. Sau khi thi được vài ngày, chị quẳng chúng em lên nóc tủ và em đã rơi xuống gầm tủ tối om.
Chẳng ai để ý đến xó xỉnh ấy nên em đành cam chịu đau khổ. Một mình em chống chọi với lũ gián, lũ chuột. Em những tưởng mình sẽ làm mồi ngon cho lũ mối. Nhưng may sao bà đã nhặt em lên, phủi bụi rồi đặt em lên bàn. Thế mà chị chẳng hay biết tí gì!
Giọng kể của cuốn sách vừa buồn tủi vừa pha chút giận hờn, trách móc.
Trách là đúng lắm. Tất cả là tại em, tại cái tính không cẩn thận của em. Em đã không có ý thức giữ gìn sách vở sạch đẹp.
Em ân hận thật sự và chân thành nói:
- Chị thật có lỗi. Chị hứa từ nay trở đi sẽ giữ gìn sách vở cẩn thận.
Khi tôi ra đời chỉ được gọi là một tập giấy và sau khi người ta in chử lên người tôi thì họ gọi tôi là một cuốn sách, có hàng trăm cuốn sách như tôi được xếp thành từng chồng cao. Trời tối, chúng tôi được chuyển đến nhà sách, nơi mà có rất nhiều người mang hình dáng như tôi cũng đang tập trung ở đó. Người thì có cái áo sặc sở, người thì đơn giản, bình dị mặc một chiếc áo có in hình một bức tranh thủy mặc, có mấy quyển sách đang tuổi thanh niên vô tư nói cười, trêu ghẹo nhau. Họ thậm chí còn trêu ghẹo cả những cụ sách già, mái đầu bám đầy bụi, vận những chiếc áo cũ nát. Họ chê các cụ ấy đã lỗi thời với nội dung vễ những điều xưa cũ trong khi con người hiện nay yêu mến họ vì nội dung đáp ứng được nhu cầu của thời đại mới. Các cụ ấy chỉ ôn tồn mà bảo rằng chừng nào con ngừoi còn nhớ về lịch sử thì họ còn tìm đến chúng tôi. họ phá lên cười cho xong chuyện.
Bây giờ người ta xếp chúng tôi lên với những anh thanh niên ban nãy và tôi nghe trong số những người bạn của mình bảo là hi vọng mình sẽ không ở lại đây với mấy ông già lẩm cẩm ấy và rồi tôi l
kịp nhận ra mình phải xếp háng sau lưng rất nhiều người.
Sáng hôm sau, khi nhà sách còn chưa mở mọi ngừoi đã đứng chờ rất đông để đón chúng tôi về nhà và khi của mở họ ùa vào như ong vỡ tổ từng ngừoi từng người trong số chúng tôi được họ mang đi, họ thích thú và reo hò còn những người bạn của tôi thì đắc chí. Tôi có liếc nhìn mấy cụ sách tối qua, họ trầm nhâm cùng với một vài người khách, những người khách đó cầm họ lên liếc qua rồi nén họ lại vào giá. Đến tối, khách vẫn còn đông cho đến khi đóng của, có lẽ do tôi nằm sâu quá nên chưa đến lượt đành phải đợi ngày mai ngày kia, tôi nghỉ thế. Thế rồi những ngày sau đó tôi vẫn nằm lại trên giá bởi ngừoi ta cứ chêm thêm sách vào những chổ vừa được lấy đi.Tôi bắt đầu thất vọng và đến ngày thứ năm tôi đã không còn hi vọng mình sẽ được mang đi nữa, tôi bắt đầu chú ý hơn về những cau chuyện ngừoi ta kể cho nhau nghe để quên đi cái buồn vì bị bỏ rơi.
Họ kể về những ngày họ còn trẻ, ngừoi ta cũng háo hức chờ đợi họ, yêu quý họ nhưng ngày tháng qua đi khi những quyến sách trẻ trung hơn đựoc chuyển tới tất cả họ bị dẹp sang một bên và không ai ngó ngàng tới. lại có những ngừoi kể về mấy cụ già chỉ ngồi một chổ, buồn rầu, ngừoi bám đầy bụi và đêm nghe tiếng họ khóc vì bị những con chuột hành hạ và họ kết thúc cuộc đời bằng việc bị nén vào sọt rác. một số ngừoi khác còn kể về chuyện có mấy cậu sách vừa tới đã không ai mua, họ bị nhạo bám và hất hủi.
Tôi bắt đàu thấy lo, lo cho cuộc đời mình sẽ không biết ra sao vì đã qua mất thời kì sung sức đỉnh cao. Ngày thứ sáu tới, nắng vàng hắt nhẹ, khách không còn nhộn nhịp như mấy ngày trước có lẽ họ đã chán và bắt đầu tìm đến niềm vui mới. tôi mới hiểu đựoc rằng số phận của những quyển sách thật bấp bênh chìm nổi theo trào lưu không bao giờ ngừng lại của con người. có lẽ tôi sẽ mãi mãi ở lại đây, chịu bị những con chuột hành hạ từng trang giấy và chết khi bị vất vào sọt rác. Người ta sẽ lại nâng tôi lên tay đọc lấy vài trang và nén lại vào giá, khi những quyển sách mới đến, chúng tôi lại bị dẹp qua một bên và chịu sự nhạo báng của chúng. Những quyển sách như chúng tôi chẳng thể nào biết trước chuyện gì sẽ xảy ra với mình.
Trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam thường hay có sự xuất hiện của những nhân vật được gọi là ông Tiên (Phật, Bụt). Đó là những nhân vật đại diện cho công bằng trong xã hội. Ông Tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.
Theo trí tưởng tượng của em, Tiên ông là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ, trán cao, da dẻ hồng hào, mắt sáng, miệng tươi, dáng điệu khoan thai. Trang phục ông mặc thường mang màu trắng. Chiếc áo tay dài, đôi hài,... tất cả đều trắng tinh một màu. ông thường cầm trên tay một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản chỉ là thanh trúc vàng óng ả. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng mờ ảo và những làn ánh sáng lấp lánh. Ông còn sở hữu một giọng nói trầm ấm khác thường, giọng nói đó đã an ủi biết bao con người khôn khổ trong bước đường cùng.
Mỗi khi ông Tiên hiện ra là một người tốt được giúp đỡ. Khi thì ông giúp cô Tấm có được quần áo đẹp để đi dự dạ hội, khi lại giúp anh Khoai kiếm được cây tre trăm đốt theo lời phú ông. Tiên ông chính là nơi bám víu cuối cùng của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. Đau đớn trước số phận của mình, họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.
Tiên ông không chỉ là nhân vật cứa giúp người nghèo mà còn là nhân vật đại diện cho lẽ công bằng, cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân ta. Trước những kẻ xấu xa, mưu mô và thủ đoạn ông thường thẳng tay trừng trị:
“ Tưởng rằng hóa đẹp như tiên
Ngờ đâu bỗng nổi ngứa điên, gãi hoài.
Khắp mình lủng lá mọc dùi,
Thành tiên chẳng thấy, hoá loài đông sơn
Còn đối với những người hiên lành, tốt bụng thì lại được đền đáp xứng đáng. Có thể là trở nên xinh đẹp, giàu có hay đạt được những ước muốn của mình.
" Ta là Phật Tổ Như Lai,
Trời sai xuống thử lòng người trần gian,
Ai hiền la sẽ ban ơn
Cho người tích đức tu nhân nức lòng"
Để thử lòng người trần gian, ông Tiên thường biến thành những hình dáng khác nhau. Có khi là trong hình dáng một ông lão ăn mày rách rưới, xác xơ; người cùng đường lỡ bước hay nguời mẹ bồng con đang trong cơn hoạn nạn bơ vơ xin nương nhờ.
“Một ông cụ già nua tuổi tác,
Râu rườm rà, tóc bạc phất phơ
Nói rằng: nhỡ bước sa cơ,
Xin ăn một bữa, ngủ nhờ một đêm... "
Hay
"Hoá ra người mẹ tay bồng con thơ.
Gặp cơn hoạn nạn bơ vơ,
Đến xin làm giúp ăn nhờ nương thân ”
(Người hoá khi)
Ông Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam luôn luôn đại diện cho lẽ phải, cho những con người yếu đuối trong xã hội. Chính bởi vậy mà hàng ngàn năm nay trẻ em vẫn mong ước một lần được gặp ông Tiên, được ông Tiên ban cho phép màu. Và em cũng rất mong như thế.
Tôi được mọi người gọi là sông Hồng. Có lẽ họ gọi thế vì nước của tôi đỏ màu phù sa. Tôi sinh ra đã lâu lắm rồi, từ ngày xửa ngày xưa. Có lẽ còn sớm hơn cả những truyện cổ tích mà các cô học trò thường được nghe bà kể. Đến nay tôi bao nhiêu tuổi, tôi cũng không thể nhớ được. Tôi là nhân chứng lịch sử của đất nước Việt Nam tươi đẹp này. Có một nhà thơ đã nói rất đúng rằng:
"Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!"...
Tôi tự hào là tôi có ích cho đất nước mà các bạn đang sống. Và tôi rất cảm ơn đất nước đãsinh ra tôi, nuôi dưỡng tôi. Tôi ước ao làm được nhiều việc tốt cho Đất Mẹ của mình, Đất Mẹ Việt Nam yêu quý. Tôi lại cần cù không mệt mỏi quanh năm chờ phù sa bồi đắp thêm cho Đất Mẹ.
Tự ngàn xưa tôi đã bồi đắp nên châu thổ sông Hồng. Do vậy mà người ta ghép tên đồng bằng này với tên tôi để cảm ơn tôi, ghi nhận công lao của tôi. Hằng năm tôi lại đem nước tưới cho đồng bằng thêm màu mỡ. Đất nước này bị nhiều kẻ xâm lược. Tôi nổi sóng cùng với người dân đất Việt đánh đuổi giặc ngoại xâm. Giặc tan, đất nước thanh bình, tôi lại làm công việc muôn thuở của mình. Tôi tạo lập ra mạng lưới giao thông đường thủy quan trọng bậc nhất ởmiền Bắc Việt Nam. Tàu bè chở sản vật từ rừng qua bao con sông con rồi về đến sông mẹ là tôi, từ đó về tới thành phố, nông thôn. Ngược lại, con người cũng chuyên chở lên miền ngược hàng hóa qua hệ thống sông mẹ sông con chúng tôi. Tôi cung cấp thực phẩm cho con người. Trong lòng tôi có biết bao tôm cá mà có lẽ con người khai thác không bao giờ hết. Các nhà khoa học còn đánh giá rất cao ở việc cân bằng hệ sinh thái đồng bằng sông Hồng. Nghĩa là khi thời tiết quá nắng nóng, trời hanh khô, tôi bốc hơi nước làm dịu không khí lại. Công nghiệp phát triển, biết bao ống khói nhà máy nhả khí độc lên bầu trời, gặp hơi nước chúng tôi sẽ giảm bớt độc hại... Những khi hiền hòa tôi đã là cảm hứng cho bao thisĩ. Được nghe người ta ca ngợi, tôi cũng sung sướng lắm. Nhưng có mấy ai biết về nỗi khổ tâm của tôi....
Người ta bảo niềm vui được chia sẻ sẽ nhân đôi, nỗi buồn được chia sẻ chỉ còn một nửa. Tôi đã kể với các bạn về niềm vui của tôi, quả là thật hạnh phúc. Giờ đây, tôi xin kể với các bạn về nỗi buồn của mình, hi vọng nó chỉ còn một nửa. Các bạn có biết vì sao về mùa lũ lụt tôi hay nổi nóng? Có khi nước dâng lên phá vỡ đê điều rồi trào vào cuốn băng nhà cửa cây cối gây thiệt hại nghiêm trọng. Không phải vì tôi đâu, vì con người đấy. Nguyên nhân chính là người ta chặt phá rừng đầu nguồn quá nhiều. Nước lũ tràn về quá mạnh. Rừng bị chặt phá không giữ nước lại được. Nước cứ dồn về, dồn về, từ suối dồn về sông, từ sông con dồn về sông mẹ. Tôi không đưa kịp nước ra biển. Thế là nước ứ lại, dâng lên. Tôi cũng không hiểu làm sao mà người ta lại còn làm nhà trên thân đê. Thật là nguy hiểm biết chừng nào! Tôi rất đau đớn, khi có người còn dùngthuốc nổ để đánh cá. Cá nhỏ chết, cá to chết. Thật là tai họa! Con người ta khi vô ý thức lại tự chuốc lấy tai họa cho chính mình. Lại có thời gian tôi bị ô nhiễm do con người xả rác thải, nước thải vào lòng tôi hòng nhờ tôi đem rác rưởi ra biển. Thật là phản khoa học.
Các bạn ơi, tôi muốn tâm sự thật nhiều để các bạn hiểu thêm về tôi. Hiểu thêm về tác dụng để khai thác và phát huy những khả năng của tôi, biết thêm về tác hại của tôi để phòng tránh. Còn tôi thật sự tôi không hiểu hết tôi. Tôi lại phải nhờ các bạn đấy. Tôi chúc các bạn lớn lên sẽ trởthành nhà khoa học để nghiên cứu sâu hơn về tôi. Lúc bấy giờ thì tình bạn chúng ta sẽ thắt chặt thêm nữa.
Tôi được mọi người gọi là sông Hồng. Có lẽ họ gọi thế vì nước của tôi đỏ màu phù sa. Tôi sinh ra đã lâu lắm rồi, từ ngày xửa ngày xưa. Có lẽ còn sớm hơn cả những truyện cổ tích mà các cô học trò thường được nghe bà kể. Đến nay tôi bao nhiêu tuổi, tôi cũng không thể nhớ được. Tôi là nhân chứng lịch sử của đất nước Việt Nam tươi đẹp này. Có một nhà thơ đã nói rất đúng rằng:
"Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!"...
Tôi tự hào là tôi có ích cho đất nước mà các bạn đang sống. Và tôi rất cảm ơn đất nước đãsinh ra tôi, nuôi dưỡng tôi. Tôi ước ao làm được nhiều việc tốt cho Đất Mẹ của mình, Đất Mẹ Việt Nam yêu quý. Tôi lại cần cù không mệt mỏi quanh năm chờ phù sa bồi đắp thêm cho Đất Mẹ.
Tự ngàn xưa tôi đã bồi đắp nên châu thổ sông Hồng. Do vậy mà người ta ghép tên đồng bằng này với tên tôi để cảm ơn tôi, ghi nhận công lao của tôi. Hằng năm tôi lại đem nước tưới cho đồng bằng thêm màu mỡ. Đất nước này bị nhiều kẻ xâm lược. Tôi nổi sóng cùng với người dân đất Việt đánh đuổi giặc ngoại xâm. Giặc tan, đất nước thanh bình, tôi lại làm công việc muôn thuở của mình. Tôi tạo lập ra mạng lưới giao thông đường thủy quan trọng bậc nhất ởmiền Bắc Việt Nam. Tàu bè chở sản vật từ rừng qua bao con sông con rồi về đến sông mẹ là tôi, từ đó về tới thành phố, nông thôn. Ngược lại, con người cũng chuyên chở lên miền ngược hàng hóa qua hệ thống sông mẹ sông con chúng tôi. Tôi cung cấp thực phẩm cho con người. Trong lòng tôi có biết bao tôm cá mà có lẽ con người khai thác không bao giờ hết. Các nhà khoa học còn đánh giá rất cao ở việc cân bằng hệ sinh thái đồng bằng sông Hồng. Nghĩa là khi thời tiết quá nắng nóng, trời hanh khô, tôi bốc hơi nước làm dịu không khí lại. Công nghiệp phát triển, biết bao ống khói nhà máy nhả khí độc lên bầu trời, gặp hơi nước chúng tôi sẽ giảm bớt độc hại... Những khi hiền hòa tôi đã là cảm hứng cho bao thisĩ. Được nghe người ta ca ngợi, tôi cũng sung sướng lắm. Nhưng có mấy ai biết về nỗi khổ tâm của tôi....
Người ta bảo niềm vui được chia sẻ sẽ nhân đôi, nỗi buồn được chia sẻ chỉ còn một nửa. Tôi đã kể với các bạn về niềm vui của tôi, quả là thật hạnh phúc. Giờ đây, tôi xin kể với các bạn về nỗi buồn của mình, hi vọng nó chỉ còn một nửa. Các bạn có biết vì sao về mùa lũ lụt tôi hay nổi nóng? Có khi nước dâng lên phá vỡ đê điều rồi trào vào cuốn băng nhà cửa cây cối gây thiệt hại nghiêm trọng. Không phải vì tôi đâu, vì con người đấy. Nguyên nhân chính là người ta chặt phá rừng đầu nguồn quá nhiều. Nước lũ tràn về quá mạnh. Rừng bị chặt phá không giữ nước lại được. Nước cứ dồn về, dồn về, từ suối dồn về sông, từ sông con dồn về sông mẹ. Tôi không đưa kịp nước ra biển. Thế là nước ứ lại, dâng lên. Tôi cũng không hiểu làm sao mà người ta lại còn làm nhà trên thân đê. Thật là nguy hiểm biết chừng nào! Tôi rất đau đớn, khi có người còn dùngthuốc nổ để đánh cá. Cá nhỏ chết, cá to chết. Thật là tai họa! Con người ta khi vô ý thức lại tự chuốc lấy tai họa cho chính mình. Lại có thời gian tôi bị ô nhiễm do con người xả rác thải, nước thải vào lòng tôi hòng nhờ tôi đem rác rưởi ra biển. Thật là phản khoa học.
Các bạn ơi, tôi muốn tâm sự thật nhiều để các bạn hiểu thêm về tôi. Hiểu thêm về tác dụng để khai thác và phát huy những khả năng của tôi, biết thêm về tác hại của tôi để phòng tránh. Còn tôi thật sự tôi không hiểu hết tôi. Tôi lại phải nhờ các bạn đấy. Tôi chúc các bạn lớn lên sẽ trởthành nhà khoa học để nghiên cứu sâu hơn về tôi. Lúc bấy giờ thì tình bạn chúng ta sẽ thắt chặt thêm nữa.
Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm
Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà,… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…
Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyển đi vào chợ. Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc, cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi…
Qua giữa buổi, chợ bắt đầu thong thả, người đi chợ sớm tản sang các ngả rời khỏi chợ, những hàng cá, hàng thịt, hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang. Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trễ mà phải chịu tay lấy mấy bó rau, con cá hàng ế cho vừa buổi chợ. Các bà hàng nước gom mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước
Bài tham khảo
Vào một ngày đẹp trời, ở dưới một gốc cây cổ thụ trong khu rừng già, một đàn hổ con đang quây quần bên bà nội. Chúng say sưa nghe bà kể chuyện.
Lúc đầu là tiếng một con hổ đầu đàn cất lên:
– Bà ơi bà kể chuyện cho chúng cháu nghe đi.
– Các cháu của bà thích nghe chuyện gì nào?
– Chúng cháu thích nghe một câu chuyện có ý nghĩa nhất.
Hổ bà trầm ngâm suy nghĩ và nói : “Được rồi, bà sẽ kể cho các cháu nghe về cái ngày mà cha các cháu ra đời. Các cháu có thích nghe không nào?” Đàn hổ con reo lên: “Chúng cháu rất thích ạ!” – Thế là hổ bà bắt đầu kể.
Các cháu biêt không cách đây hai mươi năm năm về trước, bà đã mang thai cha các cháu, thế rồi đến ngày trở dạ, bụng bà đau quần quại, những cơn đau co thắt làm bà tưởng như chết đi, sống lại. Cứ như thế kéo dài từ sáng sớm đến đêm. Ông các cháu cứ loay hoay mãi mà chẳng thể nào giúp bà cho được. Thế rồi trong cơn đau bà chợt nghĩ đến loài người. Loài người thật thông minh và nhân hậu, loài người được tiếp thu những văn minh của khoa học. Chỉ có loài người mới giúp bà qua được cơn nguy này. Thế là bà liền kêu ông cháu đi tìm đến loài người. Hồi ấy, cách khu rừng của chúng ta không xa, ở huyện Đông Triều loài người sinh sống rất đông. Trong số họ, có bà đờ Trần đỡ đẻ cho người rất giỏi, ông cháu liền tới gõ cửa. Khi bà Trần mở cửa, đang khẩn cấp, ông cháu vội lao tới cõng bà ấy tới nhà của chúng ta. Bà Trần đến cũng là lúc mà bà của cháu đang lăn lộn vì đau đớn, bà cào tung cả đất lên. Thấy vậy, bà Trần lại ngỡ rằng bà và ông các cháu chuẩn bị để ăn thịt bà ấy. Các cháu biết không lúc đó, bà Trần run lên bần bật, gương mặt xinh tươi hiền hậu bỗng trở nên tái mét. Bà Trần cứ đứng im một chỗ không dám nhúc nhích.
Ông các cháu hiểu ý run sợ của bà Trần, ông liền đến gần cầm tay bà Trần rồi nhìn bà trong cơn đau mà rơi nước mắt. Chỉ thế thôi bà Trần đã hiểu ý, bà ấy lấy ngay thuốc sẵn có trong túi, rồi hoà với nước muối cho bà uống, lại còn xoa bụng cho bà nữa. Lát sau, bà sinh ngay ra được cha cháu cùng chú hổ hai, chú hổ ba, chú hố tư, cô hổ năm. Ông cháu thấy vậy mừng lắm còn bà thì mỏi mệt, nằm sụp xuống. Để cảm ơn bà Trần, chẳng biết lấy gì hơn, ông các cháu vội đào số bạc có hơn mười lạng dành dụm đem biếu bà Trần. Bà Trần cũng hiểu tấm lòng của ông các cháu. Bà ấy còn đến vuốt ve bố và các chú, cô của các cháu rồi mới trở về. Cảm phục bà Trần, ông cháu còn tiễn bà ấy ra tận cửa rừng, rồi cứ đứng nhìn theo bóng bà ấy và gầm lên một tiếng khá to để cảm ơn mới quay về.
Năm ấy, được biết loài người bị mất mùa đói kém lắm, nhưng nhờ có số bạc nhà ta, gia trình bà Trần đã qua nạn đói.
Nghe đến đây lũ hổ con rất cảm động trước ơn nghĩa của con người. Hổ bà lại nói tiếp: Đó mới chỉ là một chuyện thôi. Còn chuyện về bác hổ trắng ở xóm bên mới xúc động làm sao! Các cháu có muốn nghe nữa không?
Lũ hổ con đồng thanh đáp: Có ạ!
Hổ bà tiếp tục kể:
Ngày ấy bác hổ trán trắng ở xóm bên đi ăn cỗ, không may bị hóc xương, mà lại là xương bò, rất to. Chẳng biết làm thế nào, bác liền chạy xuống thung lũng để móc họng lấy chiếc xương ra. Nhưng càng móc lại càng đau, máu me, nhớt dãi trào ra. Đau quá bác ấy cào bới đất rồi nhảy lên, nhảy xuống vật lộn đến khổ. Tưởng rằng bác ấy sẽ chết. May sao lại gặp loài người
– Một người đi kiếm củi thấy thế liền trèo lên ngọn cây kêu to: “Cố họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho.” Bác hổ trán trắng nghe thấy dù đau nhưng rất mừng, vội nằm phục xuống mồm há to nhìn người kiếm củi như cầu cứu. Người kiếm củi trèo ngay xuống lấy tay thò vào cổ họng bác hổ lấy ra chiếc xương to như bắp chân của bà. Bác hổ liếm mép, nhìn người ra hiệu cảm ơn, rồi bỏ đi. Mấy hôm sau, bác hổ trán trắng có bắt được con nai to và béo, bèn đến gõ cửa nhà người đã cứu mình và biếu bác ấy con nai. Thế rồi hơn mười năm sau, người cứu mạng bác hổ qua đời, bác hổ biết tin đã đến khóc thương, chia buồn. Từ đó trở đi cứ mỗi năm đến ngày giỗ người ấy, bác hổ trán trắng lại đem đến con dê hoặc con lợn để thắp hương, nhớ ơn cứu mạng.
Đóng vai con hổ kể lại câu chuyện Con hổ có nghĩa – Bài làm 3
Một buổi chiều, khi mặt trời đã nấp sau dãy núi cao, trong khu rừng chỉ còn lại ánh sáng yếu ớt, đôi vợ chồng chim cú mèo lần ra khỏi tổ, đậu trên đầu cành khô đế chuẩn bị đi tìm mồi. Chúng rúc lên những tiếng gọi nhau sang đến bờ suối bên kia.
Tiếng vọng đó làm con hổ đực thức dậy. Nó mon men đến chỗ đàn con mới đẻ, nhìn con hổ cái cho con bú, trong lòng vui vẻ. Nó định bụng sẽ kiếm con bò, hay con lợn rừng thật to đem về bồi dưỡng cho hố cái.
Nhưng ra đến bìa rừng nó gặp một con hố đực khác đang lễ mễ vác cái đùi nai thật to định nhảy qua suối. Những con hổ đực gặp nhau thường hay gây sự về chuyện lãnh địa sống của mình. Nhưng lần này thì hai con trong lòng đang hân hoan, hoặc suy nghĩ nên bật ra tiếng chào nhau:
– Chào bạn, đi đâu mà mang cả bữa ăn thịnh soạn như thế?
– Ơ, không, đây là lễ vật đem đi cúng tế một ân nhân đã cứu tôi…
Câu chuyện bắt đầu thấy hay hay, con hố kia liền gợi chuyện.
– Bạn có thế kế cho mình nghe được không? Mình cũng có một chuyện về tấm lòng của con người đối với dã thú.
Thế là hai con ngồi gần lại nhau. Một con kể:
“Hôm đó mình đang đói, đuối bắt được một con hoẵng liền ăn ngấu nghiến. Không ngờ, đang ăn bị hóc một cái xương ở họng. Loay hoay, vất vả mãi không làm sao lấy ra được, thò móng vuốt vào mồm móc xương thì chỉ làm cho mồm vãi máu đỏ lòm. Gục đầu vào gốc cây, mình đành nằm chờ chết.
Giữa lúc ấy có bác tiều phu đi đến, trông thấy tôi sợ quá vội leo lên cây, tôi nhìn bác rồi nằm phục xuống như lạy van. Hiểu ý, bác tiều phu tụt xuống, đi lại gần ra hiệu cho tôi há mồm cho xem. Tôi há thật to, nên bác thò tay vào lấy được khúc xương bị hóc ra. Ngồi dậy, tôi sung sướng và quỳ xuống nói.
– Xin cảm ơn người, không bao giờ tôi quên ơn nghĩa này…
– Có gì đâu, giúp nhau một tí thôi…
Nói rồi bác gánh củi quay đi.
Từ đó, thỉnh thoảng kiếm được mồi ngon như bò, dê, lợn rừng tôi thường mang biếu bác ấy một miếng thật ngon. Nhưng chiều hôm qua tôi đến thì bác ấy đã qua đời. Hôm nay tôi mang lễ vật đến để cúng bác ấy. Nhớ ơn người đã cứu mình, tôi tự nguyện từ nay hàng năm đến ngày giỗ bác ấy là tôi phải đến để giữ mãi tấm lòng biết ơn người đã cứu mình”.
Con hổ kia nghe xong cũng cảm động nhớ lại ơn nghĩa của con người đối với vợ chồng nó. Nó kể lại cho bạn nghe:
“Lần này vợ tôi trở dạ đau đớn mấy ngày liền. Thấy vợ đau đớn quằn quại tôi đứng ngồi không yên. Tôi nhớ lại trong xóm gần đây có bà Trần, người đỡ đẻ thường đi qua cửa rừng. Mấy lần gặp tôi, bà sợ hãi rú lên. Tôi vội ngồi xuống rất hiền từ để bà yên tâm… Tôi lần tìm vào được nhà bà thì trời đã tối. Tôi liền chạy lại cõng bà lên lưng rồi chạy một mạch về rừng.
Đến nơi, vợ tôi đang trở dạ, tôi đặt bà xuống và phục xuống nhìn bà, sau bà hiểu ý, đến gần vợ tôi sờ vào bụng rồi đỡ cho những hổ con ra đời.
Xong việc, vợ tôi mệt lả nằm nghỉ, ôm lấy lũ con vào lòng. Bà Trần đứng lên có ý muốn đi, tôi gật đầu cảm ơn bà rồi lấy tay đập lên lưng ra hiệu cho bà ômcổ tôi, để tôi cõng về.
Ra gần đến cửa rừng, tôi đặt bà xuống chỗ cất giấu kho của cải của người xưa, lấy một gói bạc, hai tay nâng lên trước mặt bà. Bà hiểu ý, đỡ lấy rồi nói lẩm bẩm câu gì đó. Tôi lại cõng bà về đến đầu làng, bà ra hiệu đặt bà xuống. Bà nói: “Xin chúa rừng hãy quay về, tôi về nhà một mình được”. Tôi cúi đầu chào bà rồi quay vào rừng. Nghe nói, năm ấy mất mùa đói kém lắm, bà Trần nhờ có gói bạc tôi biếu nên đã qua được cơn đói rét.
Nghe xong, con hổ kia nói:
– “Bạn thấy không, loài hổ chúng ta tuy mang tiếng là hung bạo, nhưng cũng có con lành và tốt như chúng ta. Con người cũng vậy, phần lớn là những người tốt, có tấm lòng rộng mở, cứu nhân độ thế. Sống ở đời phải ăn ở với nhau sao cho có tình nghĩa thì mới tốt đẹp.”
Sáng nay quả là một buổi sáng đẹp trời. Tôi bước ra khu vườn nhỏ dạo chơi. Chà, không khí thật trong lành, mát mẻ, không gian thật thoáng đãng, ông mặt trời tươi cười ban phát những tia nắng vàng tươi xuống vạn vật. Trên cành cây, những chú chim ca hót líu lo như đón chào một ngày mới. Bỗng tôi nghe thấy tiếng thì thầm trò chuyện của ai đó. Hóa ra đó là cuộc tâm sự giữa một cây non bị bẻ ngọn với một chú sẻ nhỏ.
Lúc ấy, trông cây non rất tội nghiệp nức nở nói với sẻ nhỏ: "Sẻ non ơi, tôi buồn quá!"
-Nhưng vì sao bạn buồn? Sẻ hỏi.
-Cậu thấy đấy, mình không được bà chủ rước về đây trồng như cô bưởi, chị na, bác chuối kia mà mình là cái cây không được ai trồng. Mình có được trên cõi dời này là nhờ một cô bé, cô ấy ăn quả rồi vứt hạt xuống đây. Không những thế mình còn chẳng được ai quan tâm, chăm sóc. Nhưng mình nghĩ số phận mình như vậy phải cố gắng vươn lên. Thế là hằng ngày mình cần mẫn làm việc để nuôi thân. Vậy mà bạn thấy đấy, suốt đêm qua mình đã khóc hết nước mắt, cả đêm không ngủ. Mình đau khổ quá! Cả thể xác lẫn tinh thần. Ước mơ được sống, được mang lại lợi ích cho con người của mình không bao giờ thực hiện được nữa.
Sẻ ân cần:
- Thế ai làm cậu ra nông nỗi này?
Cây non lại tiếp:
- Chiều hôm qua, tôi đang vui đùa cùng chị gió thì có một chú gà trống tham ăn quái ác đến bên tôi và nói: "Cây với trả cối, mày sống làm gì cho vướng mắt, thà cho mày chết đi để rộng chỗ cho ta còn bới run. Ôi, mình được một bữa ngon lành rồi. Thế rồi nó không ngần ngại rỉa ngọn tôi để ăn.
- Thôi, cậu nín đi đừng khóc nữa. Tớ hiểu cả rồi. Loài cây các cậu thật có ích. Không những các cậu mang lại bầu không khí trong lành mà còn mang lại bao trái thơm, quả ngọt cho đời. Không có các cậu thì thử hỏi có còn sự sông này hay không? Thế mà thật đáng trách cho những ai vô tình hay có ý không hiểu được ...
. điều đó mà làm bậy. Thôi, cậu cứ yên tâm, mình sẽ nói cho cô chủ biết và nhờ cô chử chăm sóc cho cậu để cậu nảy mầm mới cậu sẽ lại thực hiện được ước mơ của mình.
Chao ôi, được chứng kiến câu chuyện, tôi cũng thấy nghèn nghẹn ở cổ, sống mũi mình cay cay. Tôi thầm trách mình đã vô tình để xoài phải khổ thế này. Liền chạy ngay đến bên cây xin lỗi và hứa từ nay sẽ chăm sóc cho cây chu đáo.
Câu chyuện thật cảm động phải không các bạn. Qua câu chuyện này tôi khuyên các bạn đừng ai bẻ cành, bứt lá và hãy chung tay xây dựng trái đất mãi mãi một mầu xanh.
Mik nha
chúc hok tốt
10 năm em gặp lại trường em thấy trường thành một nhà máy sản xuất lụa rồi
Trong khu vườn trường rộng lớn bao la có biết bao loài hoa đang khoe sắc thắm chỉ độc nhất có một bông hoa trắng đang tỏa ngát hương. Hoa thật bé, dường như nó chỉ bằng một chiếc cúc áo với màu trắng muốt như tuyết, đó là cái màu mà tuổi học trò chúng em hay nhắc đến. Hoa nhỏ ấy có tên là “Dạ Lý Hương”. Cái tên ấy, thật dễ thương làm sao ấy. Với cái mùi hương thật ngọt ngào.
dài nhé tầm hơn 1 trang