K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mình đang cần gấp ! 

Giúp mình với

7 tháng 8 2018

- run sợ ( hồi đó còn bé mà )

-hồi hộp 

-lo lắng

- buồn bã ( vì phải cách xa bạn cũ )

mik từng chuyển trường nên ..........

chúc học tốt nhé

28 tháng 5 2017

Từ mầm non trong câu c) được dùng với nghĩa gốc.

17 tháng 5 2024

Mần non mới nhũ lên là nghĩa chuyển hay nghĩa gốc 

30 tháng 9 2017

c) Trên cành cây có những mầm non mới nhú.

30 tháng 9 2017

người đầu tiên trả lwoif thì dc nhưng phải đúng nhé

26 tháng 3 2019

Một hôm em tới trường sớm thì đột nhiên nghe tiếng khóc thút thít ở đâu đó vọng lại. Em lại gần thì biết được tiếng khóc phát ra từ 1 cái cây non gần đấy. Em hỏi nó:

– Tại sao cậu lại khóc vậy?

– Hu hu….Ngọn của tớ bị ai bẻ mất rồi….đâu lắm bạn à.

Em tức giận:

– Tại sao lại có kẻ vô ý như vậy chứ? Thật đáng trách. Kẻ đó không có chút hiểu biết gì về bảo vệ môi trường sao? Dám ra tay bẻ 1 cây non mới mọc như vậy. Nếu có nhiều người làm như vậy không biết cây xanh sẽ còn bao nhiêu nữa.

Cây non xúc động:

– Cậu là người đầu tiên quan tâm đến tớ đấy…Cảm ơn cậu đã thông cảm cho nỗi buồn của tớ.

Em tươi cười bảo:

– Không có gì đâu mà. Thôi cậu đừng khóc nữa, rồi chồi non mới sẽ lại mọc ra thôi. Tớ sẽ chăm sóc cho cậu để cậu nhanh lớn còn giúp ích cho môi trường nữa.

– Cảm ơn cậu nhiều lắm.

– Thôi…Tạm biệt cậu…Tớ phải vào lớp học rồi…Hẹn gặp lại sau…

Em bước đi mà trong lòng cảm thấy rất vui vì mình đã làm được 1 việc tốt.

26 tháng 3 2019

mk cảm ơn sky nha!!!

10 tháng 6 2018

c) Trên cành cây, có những mầm non đang nhú ( nghĩa gốc)

Đặt câu:

Thầy cô - người đã giúp cho những mầm non nảy mầm, phát triển cùng với năm tháng.

10 tháng 6 2018

- c
vd: Mẹ tôi là một giáo viên mầm non 

3 tháng 8 2020

còn nghỉ nua bạn ơi

buồn quá.

2019 dịch covid ko có người tử vong .Năm 2020 cũng dịch nhưng lại có người tử von.

2 tháng 8 2018

Em muốn kể câu chuyện về bạn Hoài Nam – một học sinh nghèo có tinh thần vượt khó ham học ở trường Ngô Gia Tự, tỉnh Bạc Liêu.

Hoàn cảnh của Nam thật tội nghiệp. Cha mất sớm, mẹ bệnh tật triền miên, gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, Nam lại là con trai lớn. Sau Nam còn một em gái nữa. Tuổi còn nhỏ mà Nam đã phải kiếm tiền để phụ giúp mẹ và tự lo cho việc học hành. Điều ngạc nhiên đối với chúng tôi là Nam học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp, thầy cô yêu mến, bạn bè nể trọng. Thời gian học thì ít, cuộc sống lại thiếu thốn mọi bề. Thế mà Nam không bao giờ than vãn với ái một lời, bạn bè lúc nào cũng thấy Nam vui vẻ lạc quan.

Sáng nào cũng vậy, khi mọi người đi ngang qua tiệm cà phê Hải Châu sẽ luôn nghe tiếng rao lanh lảnh quen thuộc của Nam: “Vé số! Vé số chiều trúng đây!”. Lúc nào cũng thấy cậu mặc chiếc quần đùi xanh đã cũ và chiếc áo sơ mi cộc tay có nhiều chỗ vá, đội một cái mũ vải bạc màu để lộ mái tóc rễ tre bờm xờm lâu ngày chưa cắt. Khác với thân hình gầy nhom, khuôn mặt cậu khá tròn trĩnh và rất sáng sủa. Đặc biệt, đôi mắt của cậu ánh lên vẻ thông minh, lanh lợi nên bao giờ Nam cũng bán hết vé số trước mọi người. Nhờ vậy mà cậu đã tranh thủ được thời gian học bài, đọc sách và làm bài tập tại ghế đá ở công viên. Thời gian buổi tối Nam tranh thủ bán vé số ở. những quan cá phê đông khách kiếm thêm ít tiền. Ngoài ra, Nam còn là một người hết mình vì bạn. Thường ngày vào những giờ giải lao, Nam thường ngồi lại hướng dẫn thêm cho những bạn tiếp thu còn chậm cách làm những bài toán mới học. Cậu luôn coi việc giúp đỡ bạn là một niềm vui của mình.

Hoài Nam xứng đáng là một tấm gương sáng, một con ngoan trò giỏi được Tỉnh đoàn trao tặng suất học bổng “Học sinh nghèo vượt khó” trong năm qua.



 

2 tháng 8 2018

Ở con hẻm nhỏ 24/106 thuộc khu phố 5, phường 3, quận Bình Thạnh, nơi gia đình em cư ngụ, ai cũng biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình bạn Đức.

Đức học cùng lớp với em. Bạn ấy theo bố mẹ từ Quảng Ngãi vào thành phố kiếm sống đã được 3 năm. Ngày ngày, bố Đức đi làm thợ xây, mẹ buôn gánh bán bưng, kiếm tiền nuôi bốn đứa con. Đức là con trai lớn nên sớm biết mình phải có trách nhiệm đỡ đần cha mẹ.

Sáu người sống trong gian phòng thuê chỉ rộng độ hơn chục mét vuông. Đồ đạc trong nhà chẳng có gì đáng giá, nhưng nhìn vào, người ngoài sẽ thấy sự ngăn nắp, sạch sẽ của chủ nhân. Việc dọn dẹp nhà cửa, Đức lo hết để ba mẹ yên tâm. Buổi sáng, Đức dậy sớm phụ mẹ nấu bữa sáng cho cả nhà. Sau đó, mẹ gánh rau ra chợ, bố đi làm và Đức đi học. Mấy lần em hỏi Đức là sao bận rộn như thế mà vẫn học giỏi thì bạn ấy chỉ cười hiền lành: “Mình thương ba mẹ lắm"!.

Ba năm liền, Đức đều đạt danh hiệu Học sinh giỏi. Điều ấy khiến cho ba mẹ bạn ấy rất tự hào với bà con lối xóm. Tối nào nhà Đức cũng đông khách”. Đó là đám trẻ con gần đấy sang nhờ anh Đức chỉ cho cách làm bài tập. Đức ân cần chỉ bảo, chẳng tiếc thời gian. Vì thế mà bạn ấy được nhiều người quý mến.

Chưa bao giờ em nghe Đức than vãn về hoàn cảnh nghèo khó của gia đình. Đến lớp, Đức vẫn hoà đồng với các bạn, không hề mặc cảm. Điều mà em thấy rõ nhất ở Đức là sự chăm chỉ, siêng năng cả trong học tập và trong sinh hoạt. Đức thích mang lại niềm vui cho mọi người qua những lời nói, việc làm bình thường hằng ngày.

Một hôm, trên đường đi học về, thấy một cụ già muốn qua đường, Đức bảo em: "Chúng mình giúp bà cụ đi!”. Sang đến bên kia, bà cụ cảm ơn, Đức lễ phép đáp: “Thưa bà, không có chi! Chúng cháu chào bà ạ!”. Sau đó, Đức khẽ nói: “Nhìn bà cụ, mình nhớ bà ngoại ở ngoài quê quá !”. Em hiểu tình cảm của bạn ấy dành cho người thân thật là sâu nặng.

Tuy cùng tuổi, cùng học với nhau mà sao em thấy Đức “lớn” hơn mình nhiều lắm! Mẹ em thường nhắc: “Con chẳng phải học ai cho xa, cứ noi theo bạn Đức ấy. Chăm ngoan, học giỏi như Đức là mẹ vui rồi!". Được như Đức, chắc em phải cố gắng nhiều!

28 tháng 4 2018

                                                                                              Bài làm 

   Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và An rủ nhau ra vườn hoa trong trường vào giờ giải lao.

   Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

   - An ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

   An bĩu môi:

   - Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là chúa của các loài hoa mà.

   - Không đúng! Mặc dù là vậy nhưng tớ vẫn cho là hoa cúc đẹp hơn! - Tôi hét lên.

   An lớn tiếng:

  - Hoa hồng mới là đẹp nhất!

   - Không phải! Là hoa cúc!

   - Là hoa hồng!

   Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

   - Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”.

      Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Tôi quay lại, ngượng nghịu nói:

    - An à! Cho tớ xin lỗi! Hoa hồng cũng đẹp mà! Đúng không ?

     An cũng dịu giọng xuống:

     - Tớ cũng xin lỗi! Tớ thấy hoa cúc cũng đẹp giống như hoa hồng!

     Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

   Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.



 

28 tháng 4 2018

Như chúng ta đã biết, cứ mỗi ngày trôi qua, tai nạn giao thông không chỉ cướp đi nhiều mạng sống của con người mà mà còn làm tàn phế, làm mất đi cuộc sống hạnh phúc của biết bao con người. Xác định việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục luật giao thông đường bộ, nhằm xây dựng nếp sống văn hóa giao thông trường học hiện nay là điều hết sức cần thiết thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường. Được sự nhất trí của chi bộ, ban giám hiệu nhà trường, ngày 15/12/2017, tổ chức văn-sử-gdcd và chuyên tổ chức chương trình ngoại khóa với chủ đề''Chúng em với an toàn giao thông khơi dậy trong chúng ta thói quen và hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.

Thời gian thấm thoát trôi  đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp một, tôi và Quỳnh rủ nhau và ra vườn hoa trong sân trường vào giờ giải lao. 

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng, mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau, hương hoa thơm, thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

-Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

-Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý mình là đúng của mình. Quỳnh giận tôi rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi.

-Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc loài hoa nào đẹp hơn rồ. Bây giờ bác nói cho cháu nghe nhé : '' Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều loài hoa khác '' . Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua kỉ niệm thời thơ ấu vẫn mãi trong tôi. Một tình bạn đẹp, một kỷ niệm khó quên.

Đề bài: Em hãy viết về cảm xúc khi ra trường     Chỉ con một ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Yên Kỳ yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học. Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới: trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh...
Đọc tiếp

Đề bài: Em hãy viết về cảm xúc khi ra trường

 

 

   Chỉ con một ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Yên Kỳ yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học. Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới: trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong tâm trí em.

    Em bâng khuâng nhớ về về ngày đầu đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà to thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép sau lưng mẹ. Cũng như em có vài bạn học trò mới. Chỉ có một vài bạn con trai là bình tĩnh, chạy trên sân trường.

    Vào lớp 1, em được học cô Phú. Cô Phú là một giáo viên dạy giỏi, nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em rất nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm thơ, viết văn- những điều em không thể làm khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc làm nũng bố mẹ và cô giáo.

     Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều. Em đã lớn hơn, đã sắp là một cậu học sinh cấp 2. Sắp phải xa mái trường in dấu biết bao nhiêu tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá. Em sẽ chẳng còn thấy được cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hòa mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn ở trên sân trường này nữa. Lại còn cái cổng trắng. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học… Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.

      Được lên lớp 6, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời cảm ơn và xin lỗi. Cảm ơn thầy cô vì đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải. Chúng em xin lỗi thầy cô vì nhiều khi đã để thầy cô buồn lòng. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.

     “Mái trường ơi, xin cho em gửi lại một nỗi nhớ, một niềm yêu. Những bài giảng của mỗi thầy cô sẽ mãi là hành trang quan trọng trên chặng đường học tập đang chờ đón em phía trước. Tạm biệt thầy cô, các em khối lớp 1, 2, 3, 4. Sẽ có ngày em trở về nơi đây…”

6
27 tháng 6 2020

tra loi hay nhan xet zay

27 tháng 6 2020

nhận xét giùm mk nha

24 tháng 3 2018

Để chuẩn bị cho ngày khai giảng mồng 5 tháng 9, tất cả học sinh trong trường, sáng ngày mồng 3 tháng 9 đều có mặt để tổng vệ sinh trường lớp.

Đúng 7 giờ sáng, tất cả mọi người đều có mặt ta

i trường, ai nấy đều hồ hởi, trên tay đủ loại dụng cụ, nào là cuốc, xẻng, chổi tre… Một hồi trống tập trung vang lên, tất cả học sinh về vị trí của mình. Sau khi cô Nga phân công trực nhật xong, các lớp tản về chỗ lao động của mình. Tiếng bàn tán vang lên. Tiếng cuốc xẻng từng nhịp cất lên, tiếng chổi quét xoèn xoẹt. Lớp 6A chúng em bắt đầu làm việc. Ai có dụng cụ gì thì làm việc nấy. Nhóm của Dung, Tùng, Kiên, Thắng quét cây dại ven đường.