K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

các vị danh nhân văn hóa xuất sắc: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông),....

em thích vị danh y Hải Thượng Lãn Ông nhất vì ông là người thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII. thông cảm sâu sắc với cuộc sống cực khổ của nhân dân, ông đã dày công nghiên cứu các sách thuốc thời xưa, kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh truyền thống nên đã phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam và thu nhập được 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ông có cống hiến xuất sắc vào nền y học và dược học dân tộc, đặc biệt là bộ sách hải thượng y tông tâm lĩnh(66 quyển)

8 tháng 6 2021

cảm ơn bạn :3

14 tháng 5 2020

Nhà Ngô (939 - 965)

Loạn Dương Tam Kha (944 - 950) Lực lượng Ngô Xương Ngập sau có thêm Ngô Xương Văn Lực lượng Dương Tam Kha Chiến thắng
  • Dương Tam Kha bị đánh dẹp
  • Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập cùng lên ngôi
  • Nhà Ngô suy yếu
  • Bắt đầu thời kỳ Loạn 12 sứ quân
Loạn 12 sứ quân (965 - 968) 12 sứ quân Lực lượng Đinh Bộ Lĩnh Thay đổi triều đại
  • Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước và lên ngôi
  • Nước Đại Cồ Việt và Nhà Đinh thành lập

Nhà Đinh (968 - 980)

Tranh chấp ngôi vị thời Đinh (979) Lực lượng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp Lực lượng Lê Hoàn Thay đổi triều đại
  • Lê Hoàn lên ngôi
  • Nhà Tiền Lê thành lập

Nhà Tiền Lê (981 - 1009)

Chiến tranh Đại Cồ Việt-Đại Tống (981) Đại Cồ Việt thời Nhà Tiền Lê Nhà Tống Chiến thắng
  • Quân Tống đại bại và rút về nước
  • Nhà Tống chính thức thừa nhận Nhà Tiền Lê
Chiến tranh Đại Cồ Việt-Chiêm Thành lần 1 (982) Đại Cồ Việt thời Nhà Tiền Lê Chiêm Thành Chiến thắng
  • Chiêm Thành bị tàn phá
Tranh chấp ngôi vị thời Tiền Lê lần 1
(1005)
Lực lượng Lê Long Việt Lực lượng Lê Long Tích Xác lập ngôi vị
  • Lê Long Việt lên ngôi
  • Lê Long Tích bị giết
Tranh chấp ngôi vị thời Tiền Lê lần 2

(1005)

Lực lượng Lê Ngọa Triều Lực lượng Lê Long Cân, Lê Long Kính, Lê Long Đinh Xác lập ngôi vị
  • Lê Ngọa Triều giữ được ngôi vị
  • Lê Long Kính bị giết
  • Lê Long Cân và Lê Long Đinh đầu hàng

Nhà Lý (1009 - 1225)

Chiến tranh Đại Cồ Việt-Đại Lý (1014) Đại Cồ Việt thời Nhà Lý Đại Lý Chiến thắng
  • Đại Cồ Việt chiếm giữ một phần lãnh thổ của Đại Lý
Loạn Tam Vương thời Lý (1028) Lực lượng Lý Phật Mã Lực lượng Đông Chinh Vương, Vũ Đức Vương, Dực Thánh Vương Xác lập ngôi vị
  • Lý Phật Mã lên ngôi
  • Vũ Đức Vương bị giết
  • Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương bỏ chạy
Loạn họ Nùng lần 1 (1038 - 1041) Đại Cồ Việt thời Nhà Lý Trường Sinh Quốc của Nùng Tồn Phúc Chiến thắng
  • Nùng Tồn Phúc bị tiêu diệt
Chiến tranh Đại Cồ Việt-Chiêm Thành lần 2 (1044) Đại Cồ Việt thời Nhà Lý Chiêm Thành Chiến thắng
  • Chiêm Thành bị tàn phá
Loạn họ Nùng lần 2 (1048 - 1055) Đại Cồ Việt thời Nhà Lý Đại Lịch, sau là Đại Nam của Nùng Trí Cao Chiến thắng
  • Nùng Trí Cao bị tiêu diệt
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 1 (1069) Đại Việt thời Nhà Lý Chiêm Thành Chiến thắng
  • Chiêm Thành dâng các châu Bố Chính, Ma Linh và Địa Lý cho Đại Việt
Chiến tranh Đại Việt-Đại Tống lần 1
(1075 - 1076)
Đại Việt thời Nhà Lý Nhà Tống Chiến thắng
  • Quân Đại Việt tiêu diệt các thành lũy Nhà Tống ngay trên đất Tống rồi rút về
Chiến tranh Đại Việt-Đại Tống lần 2
(1077)
Chiến thắng
  • Quân Tống đại bại và rút về nước
Chiến tranh Đại Việt-Khmer lần 1
(1128)
Đại Việt thời Nhà Lý Đế quốc Khmer Chiến thắng
  • Quân Khmer bị đẩy lùi
Chiến tranh Đại Việt-Khmer lần 2
(1132)
Đế quốc Khmer
Chiêm Thành
Chiến tranh Đại Việt-Khmer lần 3
(1138)
Đế quốc Khmer
Loạn Quách Bốc (1209) Đại Việt thời Nhà Lý Lực lượng Quách Bốc Chiến thắng
  • Nổi loạn bị đánh dẹp
  • Nhà Lý suy yếu
Loạn Nguyễn Nộn (1213 - 1219) Lực lượng Nguyễn Nộn

Nhà Trần (1226 - 1400)

Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 2 (1252) Đại Việt thời Nhà Trần Chiêm Thành Chiến thắng
  • Chiêm Thành thần phục Đại Việt
Chiến tranh Đại Việt-Nguyên Mông lần 1 (1258) Đại Việt thời Nhà Trần Đế quốc Mông Cổ Chiến thắng
  • Quân Mông Cổ đại bại và rút về nước
Chiến tranh Đại Việt-Nguyên Mông lần 2 (1285) Đại Việt thời Nhà Trần
Chiêm Thành
Nhà Nguyên Chiến thắng
  • Quân Nguyên đại bại và rút về nước
Chiến tranh Đại Việt-Nguyên Mông lần 3 (1287 - 1288) Đại Việt thời Nhà Trần Chiến thắng
  • Quân Nguyên đại bại và phải từ bỏ ý đồ xâm lược Đại Việt
Chiến tranh Đại Việt-Ai Lao lần 1

(1294)

Đại Việt thời Nhà Trần Ai Lao Chiến thắng

Chiếm được một phần mà ngày nay là phía đông tỉnh Xiêng Khoảng

Chiến tranh Đại Việt-Ai Lao lần 2
(1297)
Chiến tranh Đại Việt-Ai Lao lần 3

(1301)

Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 3 (1311) Đại Việt thời Nhà Trần Chiêm Thành Chiến thắng
  • Chế Chí bị bắt
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 4 (1318) Chiến thắng
  • Chế Năng bỏ chạy sang Java
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 5 (1367 - 1368) Thất bại
  • Quân Đại Việt bị phục kích và thiệt hại nặng
Tranh chấp ngôi vị thời Trần
(1369 - 1370)
Lực lượng Dương Nhật Lễ Lực lượng Trần Phủ Chiến thắng
  • Dương Nhật Lễ bị phế
  • Trần Phủ lên ngôi
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 6 (1371) Đại Việt thời Nhà Trần Chiêm Thành Thất bại
  • Quân Chiêm Thành cướp phá Thăng Long
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 7 (1377) Thất bại
  • Trần Duệ Tông tử trận
  • Quân Chiêm Thành cướp phá Thăng Long
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 8 (1378) Thất bại
  • Quân Chiêm Thành cướp phá Thăng Long
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 9 (1382) Chiến thắng
  • Quân Chiêm Thành bị đẩy lùi
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 10 (1389 - 1390) Chiến thắng
  • Chế Bồng Nga tử trận
  • Chiêm Thành thần phục Đại Việt
  • Nhà Trần suy yếu
8 tháng 12 2018

Đế chế Tần thành lập là kết quả tất yếu của một tiến trình lịch sử lâu dài và phức tạp, đánh dấu một bước phát triển mới của lịch sử Trung Quốc với sự xác lập chế độ quân chủ tập quyền mạnh. Năm 221 TCN, nước Tần tiêu diệt 6 nước kết thúc cục diện “thất hùng” thời Chiến quốc, thâu tóm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Vua Tần là Doanh Chính tự xưng là Tần Thủy Hoàng đế, thiết lập một nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế.

Về mặt đối nội, nhà Tần thi hành một số chính sách tích cực nhằm phát triển nông nghiệp, mở mang công thương nghiệp, thống nhất văn tự, thống nhất tiền tệ và thống nhất đơn vị đo lường, chứng tỏ những bước tiến lớn của lịch sử Trung Quốc. Nhưng chế độ nhà Tần là một chế độ chuyên chế bạo ngược

Về mặt đối ngoại, nhà Tần mở những cuộc chiến tranh chinh phục đại quy mô, bành trướng mạnh mẽ về phía bắc và chủ yếu là về phía nam, lập thành một đế chế rộng lớn đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Năm 215-215 TCN, Tần Thủy Hoàng sai quân đánh người Hung Nô, chiếm đất phía nam Hà Sào. Trên cơ sở những đoạn thành của 3 nước Tần, Yên, Triệu trước đây, nhà Tần nối liền và đắp thêm thành một bức trường thành mới, dài 5.000 dặm chạy dài từ Lâm Thao ở phía tây đến Liêu Đông ở phía Đông. Đó là Vạn lý trường thành nổi tiếng của Trung Quốc, nhằm ngăn chặn sự tiến công của Hung Nô, bảo vệ biên cương phía bắc của đế chế nhà Tần.

Về phía nam, kế tục và phát triển chủ trương “bình Bách Việt” của nước Sở trước đây, Tần Thủy Hoàng phái 50 vạn quân xâm lược đất đai của Bách Việt ở phía nam Trường Giang.

Theo các cứ liệu lịch sử, các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, có thể tạm xác định: nhà Tần phát binh bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Bách Việt vào năm 218 TCN.

Theo Hoài Nam Tử, 50 vạn quân Tần chia làm 5 đạo quân, trong đó đạo thứ nhất đóng ở đèo Đàm Thanh và đạo thứ hai đóng ở ải Cửu Nghi cùng tiến vào đất Quảng Tây là đại bàn của nhóm Tây Âu (hay Âu Việt). Thuyền tải lương của quân Tần tất ngược dòng sông Tương bắt nguồn từ Ngũ Lĩnh chảy vào hồ Động Đình. Nhưng đến đầu nguồn sông Tương thì không có đường thủy để chuyển sang sông Ly tức sông Quế, vào nội địa Quảng Tây. Vì vậy, Đồ Thư sai Giám Lộc “lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương” (Hoài Nam Tử). Đó là Lĩnh Cừ hay kênh Hưng An nối liền sông Tương với sông Ly, hiện nay vẫn còn. Lộc vốn là người gốc Việt giữ chức ngự sử giám của nhà Tần. Lộc am hiểu địa hình vùng Lĩnh Nam, lại giỏi về sông nước nên Đồ Thư giao cho phụ trách công việc vận chuyển lương thực và khai Linh Cừ để mở thông đường thủy từ sông Tương vào sông Ly.

Trong 3 năm (218 – 215 TCN) kể từ khi xuất quân, quân Tần vừa phải đào kênh, vừa phải đối phó với cuộc chiến đấu của người Việt, nên “ba năm không cởi giáp dãn nỏ” (Hoài Nam Tử). Sau đó, nhờ Linh Cừ, quân Tần theo sông Ly (sông Quế) tiến vào lưu vực Tây Giang là địa bàn người Tây Âu. Quân Tần đã giết chết một từ trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống, nhưng gặp sức kháng cự quyết liệt của người Việt.

Năm 214 TCN, nhà Tần chiếm được đất Lục Lương, lập ba quận: Nam Hải, Quế Lâm và Tượng. Nam Hải là vùng Quảng Đông (do đạo quân thứ ba đánh chiếm). Quế Lâm là vùng bắc và đông Quảng Tây. Quận Tượng là miền tây quảng Tây và một phần nam Quý Châu. Như vậy, ba quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng mà quân Tần chiếm được đều nằm trong phạm vi Quảng Đông, Quảng Tây và một phần Quý Châu ở phía nam Trung Quốc. Khi lập ra các quận Nam Hải, Quế Lâm và quận Tượng thì quân Taàn đã tiến vào lưu vực Tây Giang và về cơ bản đã chiếm được vùng này. Trên đà thắng lợi, lại có đường thủy vận lương thuận lợi, dĩ nhiên quân Tần không dừng lại ở đó. Từ Tây Giang, quân Tần có thể theo Tả Giang và sông Kỳ Cùng tiến vào phía bắc và đông bắc nước ta. Người Tây Âu và Lạc Việt đã đứng dậy chiến đấu chống quân xâm lược Tần. Sách không ghi chép về cuộc kháng chiến này, nhưng truyền thuyết Lý Ông Trọng phần nào phản ánh có cuộc đụng độ giữa nhà Tần và An Dương Vương.

Lĩnh Nam chích quái chép truyện Lý Ông Trọng như sau: “Cuối đời Hùng Vương, có người ở xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm, đất Giao Chỉ, họ Lý tên Thân. Sinh ra rất to lớn, mình cao đến 2 trượng 3 thước, tính tình kiêu hãnh, hay giết người, tội đáng chết, nhưng Hùng Vương không lỡ giết. Đến đời An Dương Vương, Tần Thủy Hoàng muốn đem binh sang đánh nước ta. An Dương Vương bèn đem Lý Thân cống nhà Tần”.

Thục Phán vốn là một thủ lĩnh của người Tây Âu trên địa bàn phía bắc nước Văn Lang lúc bấy giờ gồm cả một phần nam Quảng Tây, mà trung tâm là Cao Bằng. Sauk hi một tù trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống hi sinh, Thục Phán cùng nhiều thủ lĩnh người Tây Âu và Lạc Việt khác đã tiếp tục tổ chức cuộc chiến đấu chống quân Tần.

Trước thế mạnh ban đầu của quân Tần, “người Việt đều vào rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt” (Hoài Nam Tử), “người Việt bỏ trốn” (Sử ký). Đó không phải là một cuộc chạy trốn vì khiếp sợ, thất bại, mà trái lại, là một cách đánh giặc. Người Việt rút vào rừng là để tránh thế mạnh lúc đầu của quân Tần, là không muốn đánh lớn, không tổ chức quyết chiến khi chưa có lợi. Trong lúc đó thì “họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần” (Hoài Nam Tử). Rõ ràng, đây là một cuộc chiến đấu kiên cường, thông minh và có tổ chức. Người Việt đã biết dựa vào cơ cấu xã hội các chạ – chiềng, các bộ lạc sẵn có của mình, biêt tận dụng địa hình núi rừng để kiên trì một cuộc kháng chiến đấu lâu dài, đánh nhỏ, đánh lén, đánh ban đêm nhằm tiêu hao quân giặc, triệt nguồn cướp bóc lương thực của giặc. Có thể nói đó là một hình thức phôi phai của lối đánh du kích.

Cuộc kháng chiến mưu trí, bền bỉ của người Việt đã làm cho quân Tần “ lương thực bị tuyệt và thiếu”, “ đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong” ( Sử kỹ). Quân giặc càng ngày càng bị dồn vào tình trạng căng thẳng, nguy khốn đến như tuyệt vọng.

Lúc đó, người Việt mới tập hợp lực lượng, tổ chức đánh lớn nhằm tiêu diệt sinh lực giặc, đập tan cuộc xâm lược của quân Tần. Kết quả là người Việt đã “ đại phá quan Tần và giết được Đồ Thư. [ Quân Tần] thây phơi máu chảy hàng chục vạn người’ ( Hoài Nam Tử). Năm 208 TCN, nhà Tần phải bãi binh.

Cuộc chiến tranh xâm lược Bách Việt của nhà Tần kéo dài 10 năm

( 218-208 TCN). Nhiều nhóm người Việt đã tham gia cuộc kháng chiến chống Tần, góp phần tiêu diệt quân Tần. Cuộc kháng chiến chống Tần của nhân dân ta, của người Tây âu và Lạc Việt trên địa bàn nước Văn Lang – Âu Lạc lúc bấy giờ, kéo dài 5,6 năm, tính từ khoảng năm 214 TCN đến năm 208 TCN.

Cuộc kháng chiến chống Tần là cuộc đụng đầu lịch sử đầu tiên giữa dân tộc ta với một đế chế Đại Hán ở Trung Quốc. Đó là cuộc kháng chiến của một và nước chống lại nạn xâm lược lớn của một đế chế lớn mạnh tàn bạo ở Phương Đông.

Trước thử thách ác liệt đó, nhân dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang. Quân Tần đã bị tiêu diệt nặng nề, bị “ đại bại”, bị đánh bật ra khỏi nước ta và phải co lại giữ ba quận đã lập được ở phía bắc nước ta.

Cuộc chiến đấu kéo dài 5 đến 6 năm đã thắt chặt quan hệ đoàn kết gắn bó vốn có người Tây Âu và người Lạc Việt. Thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến càng củng cố và nâng cao uy tín của Thục Phán không những trong cộng đồng người Tây Âu mà cả trong người Lạc Việt.

Tất cả tình hình diễn ra trước và trong cuộc kháng chiến chống Tần là những bước chuẩn bị cho sự thành lập nước Âu Lạc thay thế nước Văn Lang và chuyển ngôi vua từ Hùng Vương sang An Dương Vương Thục Phán.

25 tháng 8 2023

C6: Trong thời kỳ Lê Sơ (980-1009), tình hình kinh tế, xã hội và văn hoá - giáo dục đã có những phát triển đáng kể. Dưới đây là những nét chính về các lĩnh vực này:

Kinh tế: Kinh tế trong thời Lê Sơ phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng để cải thiện phương thức canh tác và gia tăng sản lượng. Sản xuất nông nghiệp gặp sự phát triển, đặc biệt là trong việc trồng lúa và nuôi trồng gia súc.

Xã hội: Xã hội trong thời Lê Sơ phân chia thành các tầng lớp, trong đó tầng lớp quý tộc chiếm vị trí cao nhất. Xã hội cũng có sự phân chia rõ rệt về tài sản và quyền lực. Tuy nhiên, sự phân chia không chỉ dựa trên nguồn gốc gia tộc mà còn phụ thuộc vào vị trí xã hội và thành tựu cá nhân.

Văn hoá - giáo dục: Văn hoá và giáo dục được coi trọng trong thời kỳ Lê Sơ. Văn học và ngôn ngữ phát triển, với sự ra đời của nhiều tác giả và các tác phẩm văn học tiêu biểu. Giáo dục cũng được khuyến khích và trở thành một phần quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho nhà nước.

C7: Dưới thời Lê Sơ, có nhiều danh nhân văn hoá nổi tiếng đã góp phần lớn vào sự phát triển của văn hoá dân tộc. Dưới đây là một số cái tên tiêu biểu:

1 Ngô Thì Nhậm: Ông là nhà văn tiêu biểu trong thời kỳ Lê Sơ, tác giả của "Đại Việt sử ký toàn thư" - một tác phẩm lịch sử đáng quý với nhiều thông tin quan trọng về lịch sử và văn hóa Việt Nam.

2 Đỗ Phủ: Ông là một nhà văn và triết gia xuất sắc, đã viết nhiều tác phẩm văn học như "Tản Đà", "Tuần dương thi" và "Nam Quốc sơn hà".

3 Trần Thánh Tông: Nhà văn hóa và nhà văn của triều đại Trần, ông là tác giả của "Quốc âm thi tập" và "Việt Điện U Linh Tập".

4 Nguyễn Trãi: Một trong những nhân vật lớn nhất trong văn học Việt Nam, ông đã viết nhiều tác phẩm văn học quan trọng như "Bình Ngô đại cáo", "Việt Nam thiên lý chiếu".

 

5 tháng 11 2016

Lý Thường Kiệt
Lý Thường Kiệt vốn có họ tên thật là Ngô Tuấn, người làng Bắc Biên, xã Phúc Xá (nay thuộc xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội), sau ông dời nhà về định cư phường Thái Hòa (nay thuộc nội thành Hà Nội). Ngô Tuấn tự là Thường Kiệt, sau vì có công, được triều đình ban thưởng rất trọng hậu, lại còn cho lấy theo họ của Hoàng Đế nhà Lý, đương thời liền nhân đó ghép họ được ban với tên tự mà gọi là Lý Thường Kiệt, mãi rồi thành quen, khiến cho không ít hậu sinh quên mất cả họ lẫn tên thật của ông. Ông sinh năm Kỷ Mùi (1019), mất năm Ất Dậu (1105), hưởng thọ 86 tuổi.
4 danh tướng lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam

Trong cuộc nam tiến của dân tộc Việt Nam, Lý Thường Kiệt có công đệ nhất, vì đã mở đường cho các đời Trần, Hồ, Lê, Nguyễn sau này.
Ngày 24/2/1069, vua Lý ThánhTông hạ chiếu thân chinh Chiêm Thành. Quân có 5 vạn, Lý Thường Kiệt được chọn làm đại tướng quân và đi tiền phong, kiêm chức nguyên soái (theo Việt sử lược).
Tháng 4, Lý Thường Kiệt đưa quân ta đuổi đến biên giới nước Chân Lạp (vùng Phan Thiết) và bắt được vua Chiêm, cầm tù cả thảy 5 vạn quân (theo Việt sử lược và bia thần phổ Lý Thường Kiệt). Vua Chiêm xin dâng đất chuộc tội. Ba châu Bố Chánh, Địa Lý, Ma Linh thuộc Chiêm Thành từ đó nhập về nước ta. Nay là địa phận Quảng Bình và phía bắc Quảng Trị.
Không chỉ vậy, ông còn là một người tài năng trong đối nội và đối ngoại. Nhân lúc vua Nhân Tông còn bé, nhà Tống âm mưu cướp nước ta. Lý Thường Kiệt lo toan đoàn kết trong nước để kết thúc nhân tâm.
Việc đầu tiên là xóa sự hiềm khích, năm 1074, ông mời Lý Đạo Thành từ Nghệ An trở về, giữ chức Thái phó, Bình chương quân quốc trọng sự, cùng coi việc dân và quân trong nước.
Việc thứ hai, là tôn kẻ học giả, chiêu dụ hiền tài, mở khoa thi Minh kinh bác học (năm 1075) để khuyến khích và tuyển nhân tài. Đây là khoa thi Nho đầu tiên ở nước ta. Để yên biên giới phía Bắc, các tù trưởng đều được vua gả công chúa cho. Nhờ chính sách ấy, lòng dân miền trung du tây và bắc đều qui hướng về nhà vua. Đồng thời cất quân đi đánh những tù trưởng không chịu thần phục triều đình.
Mặt khác nhà Lý vẫn duy trì chính sách hòa hoãn, chấp nhận triều cống cho nhà Tống để giữ hòa hiếu. Bia thần phổ Lý Thường Kiệt viết: " Ông bấy giờ, trong thì cầm đại chính, ngoài thì coi sư lữ. Dốc một lòng lấy sự yên xã tắc làm vui. Trong ngoài đều được yên ổn "
Khi quân Tống lộ rõ âm mưu, ông là người đầu tiên và cũng gần như là duy nhất đưa đại quân đánh sang đất phương Bắc để phá vỡ âm mưu của giặc. Sách Việt điện uy linh chép rằng Lý Thường Kiệt nghe tin người Tống muốn đem quân xuống rình nước ta, để gây việc binh. Ông lập tức tâu vua : " Ngồi im đợi giặc, không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc ".
Với tài thao lược, nghi binh Lý Thường Kiệt đã đưa thủy quân tiến đánh hai thành Khâm châu và Liêm Châu, sau đó tiến vào nội địa công phá thành Ung châu. Trận công thành Ung châu - một thành lớn, phòng bị kỹ của nhà Tống là một trận chiến mang tính kinh điển, thể hiện nghệ thuật quân sự độc đáo.
Không chỉ vậy, trong cuộc Bắc phạt này (từ 27/10/2075 đến 1/3/1076), ông còn tận dụng được sự ủng hộ của dân Tống. Theo bia thần phổ Lý Thường Kiệt: " dân Tống thấy lời tuyên cáo, đều vui mừng, đem trâu rượu khao quân ta. Từ đó, mỗi lúc dân Tống thấy hiệu cờ Thường Kiệt đàng xa, thì nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam; rồi cùng nhau bày hương án bái phục bên đường. Nhờ đó mà uy thanh quân ta lan khắp ".
Sau khi giáng cho địch những đòn nặng nề, Lý Thường Kiệt đã kéo đại quân về nước (tháng 3/1076) chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Dựa trên những phân tích mục tiêu và đường tiến quân của địch, Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. Ông cho đắp đê cao như bức thành. Trên thành, đóng tre làm giạu, dày đến mấy từng. Thành đất, lũy tre, nối với dãy núi Tam Đảo, dài gần trăm cây số. Trước thành đất, lũy tre, có thủy quân đậu thuyền, sẵn sàng tiếp chiến với quân Tống, nếu chúng qua sông.
Phòng tuyến Như Nguyệt là trở thành nơi quyết chiến cuối cùng của quân ta và quân Tống. Khí thế giặc rất mạnh, tưởng chừng như có lúc phòng tuyến Như Nguyệt bị vỡ. Sách Việt điện uy linh viết: Muốn cổ vũ binh sĩ, Lý Thường Kiệt sai người giả làm thần nhân, nấp trong đền Trương Hát ở bờ nam cửa sông Như Nguyệt, đọc vang bài thơ
" Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư ;
Như hà nghịch lộ lai xâm phạm !
Nhĩ đẳng hành khan thủ bại hư. "
Sách chép tiếp: "Đang đêm, nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ táng đảm, không đánh đã tan." Bài thơ đã được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
Sau khi chặn đứng mọi cuộc tấn công của giặc, biết quân Tống đã mệt mỏi, cạn kiệt lương thực, ông bèn "dùng biện sĩ để bàn hòa. Không nhọc tướng tá, khỏi tốn máu mủ, mà bảo an được tông miếu " (theo bia chùa Linh Xứng). Quân Tống buộc phải nghe theo và rút quân về nước vào năm 1077.
Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần viết: Trong quân sự, Lý Thường Kiệt là bậc đại danh tướng, là linh hồn của những chiến công lớn nhất lịch sử nươc nhà trong thế kỷ thứ XI ; Trong chính trị, Lý Thường Kiệt là đấng đại danh thần, là chỗ dựa tin cậy và vững chắc của nhà Lý, nhất là dưới thời trị vì của Hoàng Đế Lý Nhân Tông (1072-1127) ; Trong lịch sử văn học, Lý Thường Kiệt là cây đại bút, tác giả của Nam quốc sơn hà - áng hùng thi có giá trị thiêng liêng như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước nhà.
Trong bộ bách khoa toàn thư đồ sộ của mình là Lịch triều hiến chương loại chí (Nhân vật chí), nhà bác học Phan Huy Chú viết về Lý Thường Kiệt như sau :"Ông là người giàu mưu lược lại rất có biệt tài làm tướng súy, từng làm quan trải thờ đến ba đời Hoàng Đế (gồm Lý Thái Tông : 1028-1254 , Lý Thánh Tông : 1054-1072 và Lý Nhân Tông: 1072-1127), phá Tống, bình Chiêm, công lao đức vọng ngày một lớn, được sủng ái, thật xứng là người đứng đầu các bậc công hầu vậy ".

Chúc bạn học tốt , nếu 1 số tài liệu ko cần thiết cho bài của bạn , bạn có thể lược bớtok

Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt vốn có họ tên thật là Ngô Tuấn, người làng Bắc Biên, xã Phúc Xá (nay thuộc xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội), sau ông dời nhà về định cư phường Thái Hòa (nay thuộc nội thành Hà Nội). Ngô Tuấn tự là Thường Kiệt, sau vì có công, được triều đình ban thưởng rất trọng hậu, lại còn cho lấy theo họ của Hoàng Đế nhà Lý, đương thời liền nhân đó ghép họ được ban với tên tự mà gọi là Lý Thường Kiệt, mãi rồi thành quen, khiến cho không ít hậu sinh quên mất cả họ lẫn tên thật của ông. Ông sinh năm Kỷ Mùi (1019), mất năm Ất Dậu (1105), hưởng thọ 86 tuổi.

Trong cuộc nam tiến của dân tộc Việt Nam, Lý Thường Kiệt có công đệ nhất, vì đã mở đường cho các đời Trần, Hồ, Lê, Nguyễn sau này.

Ngày 24/2/1069, vua Lý ThánhTông hạ chiếu thân chinh Chiêm Thành. Quân có 5 vạn, Lý Thường Kiệt được chọn làm đại tướng quân và đi tiền phong, kiêm chức nguyên soái (theo Việt sử lược).

Tháng 4, Lý Thường Kiệt đưa quân ta đuổi đến biên giới nước Chân Lạp (vùng Phan Thiết) và bắt được vua Chiêm, cầm tù cả thảy 5 vạn quân (theo Việt sử lược và bia thần phổ Lý Thường Kiệt). Vua Chiêm xin dâng đất chuộc tội. Ba châu Bố Chánh, Địa Lý, Ma Linh thuộc Chiêm Thành từ đó nhập về nước ta. Nay là địa phận Quảng Bình và phía bắc Quảng Trị.

Không chỉ vậy, ông còn là một người tài năng trong đối nội và đối ngoại. Nhân lúc vua Nhân Tông còn bé, nhà Tống âm mưu cướp nước ta. Lý Thường Kiệt lo toan đoàn kết trong nước để kết thúc nhân tâm.

Việc đầu tiên là xóa sự hiềm khích, năm 1074, ông mời Lý Đạo Thành từ Nghệ An trở về, giữ chức Thái phó, Bình chương quân quốc trọng sự, cùng coi việc dân và quân trong nước.

Việc thứ hai, là tôn kẻ học giả, chiêu dụ hiền tài, mở khoa thi Minh kinh bác học (năm 1075) để khuyến khích và tuyển nhân tài. Đây là khoa thi Nho đầu tiên ở nước ta. Để yên biên giới phía Bắc, các tù trưởng đều được vua gả công chúa cho. Nhờ chính sách ấy, lòng dân miền trung du tây và bắc đều qui hướng về nhà vua. Đồng thời cất quân đi đánh những tù trưởng không chịu thần phục triều đình.

Mặt khác nhà Lý vẫn duy trì chính sách hòa hoãn, chấp nhận triều cống cho nhà Tống để giữ hòa hiếu. Bia thần phổ Lý Thường Kiệt viết: " Ông bấy giờ, trong thì cầm đại chính, ngoài thì coi sư lữ. Dốc một lòng lấy sự yên xã tắc làm vui. Trong ngoài đều được yên ổn "

Khi quân Tống lộ rõ âm mưu, ông là người đầu tiên và cũng gần như là duy nhất đưa đại quân đánh sang đất phương Bắc để phá vỡ âm mưu của giặc. Sách Việt điện uy linh chép rằng Lý Thường Kiệt nghe tin người Tống muốn đem quân xuống rình nước ta, để gây việc binh. Ông lập tức tâu vua : " Ngồi im đợi giặc, không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc ".

Với tài thao lược, nghi binh Lý Thường Kiệt đã đưa thủy quân tiến đánh hai thành Khâm châu và Liêm Châu, sau đó tiến vào nội địa công phá thành Ung châu. Trận công thành Ung châu - một thành lớn, phòng bị kỹ của nhà Tống là một trận chiến mang tính kinh điển, thể hiện nghệ thuật quân sự độc đáo.

Không chỉ vậy, trong cuộc Bắc phạt này (từ 27/10/2075 đến 1/3/1076), ông còn tận dụng được sự ủng hộ của dân Tống. Theo bia thần phổ Lý Thường Kiệt: " dân Tống thấy lời tuyên cáo, đều vui mừng, đem trâu rượu khao quân ta. Từ đó, mỗi lúc dân Tống thấy hiệu cờ Thường Kiệt đàng xa, thì nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam; rồi cùng nhau bày hương án bái phục bên đường. Nhờ đó mà uy thanh quân ta lan khắp ".

Sau khi giáng cho địch những đòn nặng nề, Lý Thường Kiệt đã kéo đại quân về nước (tháng 3/1076) chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Dựa trên những phân tích mục tiêu và đường tiến quân của địch, Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. Ông cho đắp đê cao như bức thành. Trên thành, đóng tre làm giạu, dày đến mấy từng. Thành đất, lũy tre, nối với dãy núi Tam Đảo, dài gần trăm cây số. Trước thành đất, lũy tre, có thủy quân đậu thuyền, sẵn sàng tiếp chiến với quân Tống, nếu chúng qua sông.

Phòng tuyến Như Nguyệt là trở thành nơi quyết chiến cuối cùng của quân ta và quân Tống. Khí thế giặc rất mạnh, tưởng chừng như có lúc phòng tuyến Như Nguyệt bị vỡ. Sách Việt điện uy linh viết: Muốn cổ vũ binh sĩ, Lý Thường Kiệt sai người giả làm thần nhân, nấp trong đền Trương Hát ở bờ nam cửa sông Như Nguyệt, đọc vang bài thơ

" Nam quốc sơn hà Nam đế cư.

Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư ;

Như hà nghịch lộ lai xâm phạm !

Nhĩ đẳng hành khan thủ bại hư. "

Sách chép tiếp: "Đang đêm, nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ táng đảm, không đánh đã tan." Bài thơ đã được xem là bản tuyên ngôn độc lậpđầu tiên của dân tộc ta.

Sau khi chặn đứng mọi cuộc tấn công của giặc, biết quân Tống đã mệt mỏi, cạn kiệt lương thực, ông bèn "dùng biện sĩ để bàn hòa. Không nhọc tướng tá, khỏi tốn máu mủ, mà bảo an được tông miếu " (theo bia chùa Linh Xứng). Quân Tống buộc phải nghe theo và rút quân về nước vào năm 1077.

Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần viết: Trong quân sự, Lý Thường Kiệt là bậc đại danh tướng, là linh hồn của những chiến công lớn nhất lịch sử nươc nhà trong thế kỷ thứ XI ; Trong chính trị, Lý Thường Kiệt là đấng đại danh thần, là chỗ dựa tin cậy và vững chắc của nhà Lý, nhất là dưới thời trị vì của Hoàng Đế Lý Nhân Tông (1072-1127) ; Trong lịch sử văn học, Lý Thường Kiệt là cây đại bút, tác giả của Nam quốc sơn hà - áng hùng thi có giá trị thiêng liêng như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước nhà.

Trong bộ bách khoa toàn thư đồ sộ của mình là Lịch triều hiến chương loại chí (Nhân vật chí), nhà bác học Phan Huy Chú viết về Lý Thường Kiệt như sau :"Ông là người giàu mưu lược lại rất có biệt tài làm tướng súy, từng làm quan trải thờ đến ba đời Hoàng Đế (gồm Lý Thái Tông : 1028-1254 , Lý Thánh Tông : 1054-1072 và Lý Nhân Tông: 1072-1127), phá Tống, bình Chiêm, công lao đức vọng ngày một lớn, được sủng ái, thật xứng là người đứng đầu các bậc công hầu vậy ".

@@sen phùng

5 tháng 2 2017

Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn


Hơn bảy trăm năm trước, cả Á, Âu đang trong cơn kinh hoàng, khiếp đảm về cái hoạ Tác-ta (giặc Mông), khi chúng lướt trên vó ngựa viễn chinh tàn phá hết nước này sang nước khác. Từ Thái Bình Dương đến tận bên bờ Địa Trung Hải khắp Á, Âu chưa có một danh tướng nào cản được. Giáo hoàng La Mã sợ hãi đến nỗi "... tuỷ khô, thân gầy, sức kiệt". Người Đức hằng ngày cầu nguyện: "Xin chúa cứu vớt chúng con khỏi cơn thịnh nộ Tác-ta!" Vó ngựa của chúng tới đâu cỏ cây đều không mọc được. Vậy mà ở miền đông nam Châu Á lũ giặc Tác-ta ấy đã phải kinh hồn, lạc phách trước ý chí chiến đấu và tài nghệ quân sự tuyệt vời của quân dân Đại Việt dưới sự chỉ đạo thiên tài của Quốc công tiết chế, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Công lao to lớn của người, ba lần tổng chỉ huy quân dân Đại Việt cản phá quân Nguyên - Mông hung bạo, đánh cho chúng thất điên bát đảo. Trấn nam vương Thoát Hoan phải chui vào ống đồng có người kéo qua biên ải mới thoát chết.

Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải

Trần Quang Khải (1240-1294) là con trai của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) và Hoàng hậu Thuận Thiên.

Năm 1258 được phong tước Chiêu Minh Đại vương, khi 18 tuổi. Năm 1274, ông được giao chức Tướng quốc Thái uý. Năm 1282, dưới triều vua Trần Nhân Tông được cử làm Thượng tướng Thái sư, nắm toàn quyền nội chính.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và lần thứ ba, Trần Quang Khải là vị tướng chủ chốt thứ hai, sau Quốc Công tiết chế Trần Quốc Tuấn và lập nhiều chiến công lớn. Trần Quang Khải đã chỉ huy đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương và những trận then chốt nhằm khôi phục kinh đô Thăng Long vào cuối tháng 5/1285.

Trận đại thắng Chương Dương đã mở đường cho quân ta tiến nhanh đến thắng lợi cuối cùng, quét sạch giặc Nguyên ra khỏi bờ cõi.

Chiêu văn Đại vương Trần Nhật Duật

Trần Nhật Duật (1253-1330) con trai thứ tư của Trần Thái Tông và Hoàng hậu Thuận Thiên. Từ bé đã nổi tiếng là ông Hoàng hiếu học và "sớm lộ thiên tài, ham thích hiểu biết về các tiếng nói và các giống người".

Do miệt mài rèn luyện mà Trần Nhật Duật nổi tiếng hiểu nhiều biết rộng, uy tín và tiếng tăm của ông vang dội ra cả nước ngoài. Học tiếng Tống và tiếng Chiêm Thành, ông chẳng những chỉ sử dụng thành thạo các ngôn ngữ ấy mà còn am hiểu cả phong tục, tập quán của họ. Đối với các dân tộc trong nước, ông không chỉ hiểu tiếng mà còn hiểu cả về người.

Mới ngoài 20 tuổi, Trần Nhật Duật đã được vua Trần Nhân Tông giao đặc trách những công việc về các dân tộc có liên quan. Nhà vua thán phục, có lần nói đùa: "Chiêu Văn Vương có lẽ không phải người Việt mà là hậu thân của giống Phiên, Man". Tiếp xúc với các sứ thần triều Nguyễn, có lần Trần Nhật Duật vui vẻ, tự nhiên trò chuyện suốt cả một ngày, khiến cho sứ Nguyên khăng khăng cho rằng Trần Nhật Duật là người Hán ở Chân Định (gần Bắc Kinh) sang làm quan bên Đại Việt.

Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư

Trần Khánh Dư là con Thượng tướngTrần Phó Duyệt, nhân có công đánh giặc Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ nhất được vua Trần Thái Tông nhận làm con nuôi và phong đến chức Phiên kỵ tướng quân rồi đến chức Thượng vị hầu. Sau Trần Khánh Dư mắc tội, bị triều đình giáng xuống làm dân thường phải đi bán than để kiếm sống ở Chí Linh.

Trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2, ông được vua Trần Thánh Tông phục chức, được phong là Phó đô tướng quân.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 3, Trần Khánh Dư chịu trách nhiệm giữ vùng bờ biển, không chặn nổi thuỷ quân giặc, để chúng qua được cửa An Bang tiến về Vạn Kiếp, Thượng hoàng được tin, sai Trung sứ xiềng Khánh Dư giải về kinh trị tội. Trần Khánh Dư xin với Trung sứ: "Lấy quân pháp mà xử, tôi xin cam chịu tội, nhưng xin khất hai ba ngày để mưu lập công rồi về chịu búa rìu cũng chưa muộn". Trung sứ theo lời.

Trần Khánh Dư liệu biết quân giặc đi qua, thuyền vận tải chở nặng tất theo sau, nên thu thập tàn quân đón chúng. Chẳng bao lâu thuyền vận tải quả nhiên đến, ông đưa quân ra đánh, lấy được lương thực, khí giới và bắt được tù binh nhiều không kể xiết, còn bao nhiêu thì đánh đắm xuống biển. Tướng giặc Trương Văn Hổ phải xuống chiếc thuyền con chạy trốn về đảo Hải Nam mới thoát chết.
Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng

Trần Bình Trọng vốn là hậu duệ của vua Lê Đại Hành, cha ông làm quan dưới triều vua Trần Thái Tông, có nhiều công lao được nhà vua ban quốc tính (họ Trần).

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2, ông đánh nhau với giặc ở bãi Đà Mạc (tức Thiên Mạc, nay là bãi Mạn Trù).

ông chiến đấu rất ngoan cường nhưng giặc quá đông bao vây vòng trong vòng ngoài, cuối cùng chúng bắt được ông.

Câu 20: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua? A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình Câu 21: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như...
Đọc tiếp

Câu 20: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua? A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình Câu 21: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á? A. Lớn nhất Đông Nam Á. B. Phát triển ở Đông Nam Á. C. Trung bình ở Đông Nam Á. D. Cường thịnh nhất Đông Nam Á. Câu 22: Điểm tiến bộ nhất của luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là? A. Thực hiện chế độ hạn nô B. Chú ý vào sức kéo trong nông nghiệp C. Chiếu cố đến những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội D. Chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc Câu 23: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì? A.Phường hội B. Quan xưởng C. Làng nghề D. Cục bách tác Câu 24: Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách A.Lộc điền B.Quân điền C.Điền trang, thái ấp D.Thực ấp, thực phong Câu 25: Vì sao nhà Lê lại chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì? A.Đảm bảo lực lượng lao động cho sản xuất B.Ảnh hưởng bởi tư tưởng nhân văn của Phật giáo C.Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo D.Muốn hạn chế sự xuất hiện của các đại điền trang như thời Trần Câu 26: Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới? A.Nguyễn Trãi B.Lê Thánh Tông C.Ngô Sĩ Liên D.Lương Thế Vinh Câu 27: Văn học Đại Việt thời Lê sơ không đi sâu phản ánh nội dung nào sau đây? A.Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc B.Thể hiện lòng tự hào dân tộc C.Phê phán xã hội phong kiến D.Thể hiện tinh thần bất khuất cả dân tộc Câu 28: Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV? A.Chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước đến văn hóa giáo dục B.Có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng C.Nền kinh tế hàng hóa phát triển D. Tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa Câu 29: Nguyên nhân chính nào giúp Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn thời Lê sơ? A.Do Phật giáo và Đạo giáo suy yếu B.Nhân dân không ủng hộ đạo Phật C.Nho giáo hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền D.Nho giáo đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt từ lâu đời Câu 30: Tình hình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật? A. khủng hoảng suy vong B. phát triển ổn định C. phát triển đến đỉnh cao D. phát triển không ổn định Câu 31: Dưới thời Lê Tương Dực, mọi quyền hành nằm trong tay ai? A. Lê Uy Mục B. Trịnh Tùng C. Trịnh Duy Sản D. Mạc Đăng Dung Câu 32: Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là "quân ba chỏm" A. khởi nghĩa Trần Tuân B. khởi nghĩa Trần Cảo C. khởi nghĩa Phùng Chương D. khởi nghĩa Trịnh Hưng Câu 33: Năm 1527 diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam? A. chiến tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc B. chính quyền Đàng Ngoài được thành lập C. chính quyền Đàng Trong được thành lập D. Mạc Đăng Dung lập ra triều Mạc Câu 34: Cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến trong thế kỉ XVI - XVII không để lại hậu quả nào sau đây? A. đất nước bị chia cắt B. khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt C. sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm D. nền kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển Câu 35: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm. B. Đánh bại quân xâm lược Thanh. C. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn. D. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh. Câu 36: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc? A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt. B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn. C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. Câu 37: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)? A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt. B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc. C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công. D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.

1
5 tháng 5 2021

20. A

21. D

22. C

23. D

24. B

25. A

26. A

27. C

28. A

29. C

30. A

31. C

32. B

33. D

34. D

35. D

36. D

37. A

đền thờ,các con phố,con đường,................