K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2016

Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa có các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương. 
Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất từ các đám mây. Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng.

Mây là khối các giọt nước ngưng tụ hay nước đá tinh thể treo lơ lửng trong khí quyển ở phía trên Trái Đất mà có thể nhìn thấy.

Hơi nước ngưng tụ tạo thành các giọt nước nhỏ hay tinh thể nước đá, cùng với hàng tỷ giọt nước hay tinh thể nước đá nhỏ khác tạo thành mây mà con người có thể nhìn thấy. Mây phản xạ tương đương nhau toàn bộ các bước sóng ánh sáng nhìn thấy, do vậy có màu trắng, nhưng chúng cũng có thể có màu xám hay xanh nếu chúng quá dày hoặc quá đặc do ánh sáng không thể đi qua.

Mây trên các hành tinh khác thông thường chứa các loại chất khác chứ không phải nước, phụ thuộc vào các điều kiện của khí quyển của chúng (thành phần khí và nhiệt độ).

 

 

27 tháng 2 2017

Hơi nước ngưng tụ tạo thành các giọt nước nhỏ (thông thường 0,01 mm) hay tinh thể nước đá, cùng với hàng tỷ giọt nước hay tinh thể nước đá nhỏ khác tạo thành mây mà con người có thể nhìn thấy. Mây phản xạ tương đương nhau toàn bộ các bước sóng ánh sáng nhìn thấy, do vậy có màu trắng, nhưng chúng ta cũng có thể nhìn thấy mây màu xám hay xanh nếu chúng quá dày hoặc quá đặc do ánh sáng không thể đi qua.

Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất từ các đám mây. Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng.

Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tínhlưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.

Bên cạnh nước "thông thường" còn có nước nặng và nước siêu nặng. Ở các loại nước này, các nguyên tử hiđrô bình thường được thay thế bởi các đồng vị đơteri và triti. Nước nặng có tính chất vật lý (điểm nóng chảy cao hơn, nhiệt độ sôi cao hơn, khối lượng riêng cao hơn) và hóa học khác với nước thường.

14 tháng 12 2015

Cấu tạo ngoài của thân gồm có:

- Thân chính

- Cành

- Chồi ngọn

- Chồi nách (gồm Chồi lá và Chồi hoa)

Cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành để tập trung chất dinh dưỡng nuôi một thân chính, để thu được thân gỗ có đường kính thân to, thẳng, dài.

Cây ăn quả người ta thường bấm ngọn để cho ra nhiều cành. Nhiều cành sẽ có nhiều hoa và nhiều quả. Hơn nữa, bấm ngọn để cây hạn chế phát triển chiều cao. Cây thấp, nhiều cành sẽ có nhiều quả và dễ thu hoạch quả.

13 tháng 1 2016

Cấu tạo ngoài của thân gồm có:

- Thân chính

- Cành

- Chồi ngọn

- Chồi nách (gồm Chồi lá và Chồi hoa)

Cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành để tập trung chất dinh dưỡng nuôi một thân chính, để thu được thân gỗ có đường kính thân to, thẳng, dài.

Cây ăn quả người ta thường bấm ngọn để cho ra nhiều cành. Nhiều cành sẽ có nhiều hoa và nhiều quả. Hơn nữa, bấm ngọn để cây hạn chế phát triển chiều cao. Cây thấp, nhiều cành sẽ có nhiều quả và dễ thu hoạch quả.

23 tháng 2 2016

Các loại giun tròn thường kí sinh ở những nơi chúng có thể lấy được nhiều chất dinh dưỡng như trong đường tiêu hóa của người và động vật, Ví dụ: giun kim kí sinh ở ruột già, giun móc câu kí sinh ở tá tràng (đầu ruột non), giun chỉ kí sinh ở mạch bạch huyết gây bệnh chân voi,...

Sơ đồ vòng đời của giun kim:

Chưa phân loại

Trẻ chơi hoặc ăn thức ăn, tiếp xúc với có nguồn có trứng giun, sau đó trẻ mút tay và nuốt trứng giun vào bụng. Trứng sẽ qua dạ dày, chui xuống ruột và sống tại ruột già.

Giun kim sống khoảng 5 - 6 tuần trong ruột rồi chết. Tuy nhiên, trước khi chết, những con giun cái sẽ bò ra hậu môn đẻ trứng vào buổi đêm khi trẻ đang ngủ. Trứng giun kim rất nhỏ nhưng nó lại gây ngứa ở hậu môn. Khi đó, trẻ thường gãi để xoa dịu cảm giác ngứa ngáy ở đây và thường làm điều này một cách vô thức khi ngủ. Kết quả là trứng giun sẽ bám vào các ngón tay và trú ẩn dưới các kẽ móng tay. Và số trứng này sẽ có cơ hội chui vào ruột khi trẻ cho tay vào miệng.

Trứng giun có thể tồn tại ngoài cơ thể tới 2 tuần. Chúng bám và da, rơi ra giường, quần áo... Và rồi chúng có thể lơ lửng trong không khí như những hạt bụi, bám vào thực phẩm, bàn chải đánh răng. Vì thế trẻ nhỏ dễ bị nhiễm giun kim khi chơi với trẻ mang giun kim trên bàn tay hay từ thực phẩm, đồ uống, bàn chải đánh răng....

Khi trứng chui được vào trong ruột sẽ lập tức nở thành giun con và tiếp tục vòng đời của mình.

-----

1. Ở trẻ em thường hay nhiễm một số loại giun: giun đũa, giun kim, giun móc.

Khi bị nhiễm giun thường gây ra các triệu chứng: đau bụng, đi ngoài nhiều, rối loạn tiêu hóa dẫn đến biếng ăn, còi cọc, ngứa, đau ngực, sốt, ho,..

2. Thói quen ăn uống mất vệ sinh như ăn bốc, ăn đồ ăn chưa được rửa sạch, đánh rơi đồ ăn xuống đất bẩn lại nhặt lên ăn, thói quen gãi hậu môn bị ngứa rồi mút tay.... giúp giun khép kín vòng đời.

3. Để phòng bệnh giun cần thực hiện một số biện pháp:

- Xử lí phân đúng quy cách: dùng hố xí 2 ngăn, thời gian ủ bảo đảm sẽ tiêu diệt hết trùng và ấu trùng giun, dùng hố xí tự hoại.

- Không dùng phân tươi bón cây, rau, quả gây ô nhiễm môi trường đất nước.

- Có thói quen vệ sinh tốt: rửa tay sạch sau khi đại tiện, trước khi ăn, khi làm thức ăn cho trẻ; ăn chín, uống sôi, nguồn nước đảm bảo vệ sinh.

- Tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần.

19 tháng 2 2017

a) Dưới nước :

+ Cây có lá nổi trên mặt nước : Phiến lá thường to, giúp lá dễ nổi, tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.

+ Cây có lá chìm trong nước : Phiến lá nhỏ, dài và mảnh giúp lá tránh được các tác động của sóng.

+ Cây sống trôi nổi trên mặt nước : Cuống lá phình to, xốp chứa nhiều không khí giúp cây dễ nổi.

b) Trên cạn :

+ Cây mọc nơi khô hạn có nhiều nắng, gió : Thường có rễ ăn sâu và lan rộng, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp bao phủ.

- Rễ ăn sâu : Giúp cây không bị đỗ và tìm nguồn nước.

- Lan rộng : Hút sương đêm.

- Lá có sáp hoặc có lông : Để hạn chế sự thoát hơi nước

+ Cây mọc nơi râm mát và ẩm nhiều : Thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn do ít ánh sáng nên cây thường vươn cao để nhân được nhiều ánh sáng hơn.

+ Cây mọc nơi khô hạn có nhiểu nắng, gió : Thường có rễ ăn sâu và lan rộng, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp bao phủ.

+ Cây mọc nơi râm mát và ẩm nhiều : Thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn.

27 tháng 2 2016

trai sống có tác dụng lọc nước ở sông nhờ việc ăn mùn bã hữu cơ có trong nước do đó nước sẽ sạch hơn , khi ăn động vật thân mềm cần phải chú ý đến vấn đề vệ sinh vì chúng thường có rất nhiều kí sinh trùng kí sinh 

người ta không thả trai vào ao mà vẫn có trai vì trai con đã theo dòng nước để vào ao

27 tháng 10 2016

Trai song co tac dung loc nc vi co the an bun,...do vay nc se sach hon.Khi an trai song hoac dong vat than mem ta can luu y: trong cac dv than mem se co bun, dv nguyen sinh,..

Nguoi ta ko tha trai trong ao ca nhung khi vot len van co trai la vi : co the trai phan tinh, den mua sinh san, trai cai nhan tinh trung cua trai duc chuyen theo dong nc de thu tonh, trung con no ra giu trong tam mang. Au trung no ra, song trong màn me mot thoi gian roi bam vao da ca , mang ca mot thoi gian roi rơi xuong bun phat trien thanh trai truong thanh

18 tháng 2 2017

Động vật và con người có một mối liên kết chặt chẽ. Chúng ta nuôi một số loài trong nhà để làm thú cưng, nuôi một số khác để lấy thịt, sữa,… Có nhiều loài đã bị con người đưa đến bờ tuyệt chủng và giờ lại chúng ta đang cố gắng cứu chúng. Với những người sống ở các thành phố lớn thì sở thú là một trong những nơi rất thú vị để đi chơi vào các dịp cuối tuần, đây là nơi rất hấp dẫn đối với trẻ em.

3 tháng 2 2016

- Vai trò của động vật không xương sống là :

+ Là cơ thể không có xương sống. Động vật không xương sống có môi trường sống rất đa trạng, hình dáng rất phong phú. Chiếm số lượng động vật mà con người phát hiện được. Một số loài động vật không xương sống gây hại, một số khác có lợi

- Vai trò của động vật có xương sống là :

+ Lớp cá :

Cá là nguồn thực phẩm thiên nhiên, giàu chất đạm và vitamin dễ tiêu hóa vì có hàm lượng mỡ thấp 

Dầu, gan cá nhám có nhiều vitamin A và D

Chất chiết từ buồn trứng và nội quan của cá nóc 

=> Có thể làm thuốc chữa bệnh thần kinh, kinh giật

Da cá nhám dùng đóng giầy và làm cặp

+ Lớp lưỡng cư :

 Có lợi cho nông nghiệp và chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về đêm

Cung cấp thực phẩm : ếch đồng

Bột cóc giúp chữa bệnh suy dinh dưỡng. Nhựa cóc giúp chữa bệnh kinh giật

Làm vật thí nghiệm : ếch đồng

Hiện nay số lượng lưỡng cư đang giảm sút rất nhiều, do bắt làm thực phẩm và sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu làm ô nhiễm môi trường

=> Cần phải bảo vệ và gây nuôi các loài động vật có giá trị kinh tế 

+ Lớp bò sát :

Làm thực phẩm : rắn, trăn

Làm vật thí nghiệm : rắn, trăn

Làm cảnh : cá sấu, rắn, trăn

Da cá sấu làm cặp, răng cá sấu làm vòng đeo, ra rắn, trăn dùng đóng giầy

Nộc độc của rắn có thể làm thuốc chữa bệnh mà nó đã gây ra theo phương thức lấy độc trị độc

+ Lớp chim :

Chim ăn các loài sâu bọ và các loài gặm nhấm, có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp

Chim được chăn nuôi ( gia cầm ), cung cấp thực phẩm, làm cảnh

Chim cho lông ( vịt, ngan, ngỗng ) làm chăn. đệm và làm đồ trang trí ( lông đà điểu )

Chim được huấn luyện để săn mồi

Chim có vai trò trong tự nhiên : phát tán cây rừng, giúp cho sự thụ phấn của cây

+ Lớp thú :

Thú có giá trị kinh tế rất quang trọng nên thú đã bị săn bắt và buôn bán. Làm cho số lượng thú trong tự nhiên đang bị giảm sút rất nghiêm trọng

Cần có ý thức và đẩy mạnh phong trào bảo vệ động vật hoang dã

Tổ chức chăn nươi các loài động vật có giá trị kinh tế

Góp phần bảo vệ môi trường sống hiện nay

 

8 tháng 12 2017

cai nay mk cug ko ro

22 tháng 2 2016

Vì giun đất hô hấp bằng da nên khi mưa nhiều giun đất chui lên mặt đất vì nước ngập cơ thể chúng làm ngạt thở

Cuốc phải giun đất thấy màu đỏ chảy ra vì giun đất bắt đầu có hệ tuần hoàn kín , màu mang sắc tố chứa sắt nên có màu đỏ 

22 tháng 2 2016
  • Vì giun đất hô hấp bằng da nên khi mưa nhiều giun đất chui lên mặt đất vì nước ngập cơ thể chúng làm ngạt thở
  • Cuốc phải giun đất thấy màu đỏ chảy ra vì giun đất bắt đầu có hệ tuần hoàn kín , màu mang sắc tố chứa sắt nên có màu đỏ