K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2019

Bạn có thể làm theo một số gợi ý sau nhé:

  • Bố, anh chị em thấy mẹ là người như thế nào?
  • Mẹ đã làm gì cho gia đình?
  • Mọi người có yêu mẹ không?
  • Mọi người đã từng làm mẹ buồn hay chưa?
  • Sắp tới có chương trình "Ngày của mẹ", mọi người có muốn nói gì với mẹ hay không?
  • Tham khảo nhá
1 tháng 10 2019

Thảo Phương helpppppp :(

1 tháng 10 2019

Bạn có thể làm theo một số gợi ý sau nhé:

  • Bố, anh chị em thấy mẹ là người như thế nào?
  • Mẹ đã làm gì cho gia đình?
  • Mọi người có yêu mẹ không?
  • Mọi người đã từng làm mẹ buồn hay chưa?
  • Sắp tới có chương trình "Ngày của mẹ", mọi người có muốn nói gì với mẹ hay không?
  • ..... Mình nghĩ với số lượng câu hỏi này phóng viên của chúng ta sẽ có rất nhiều thông tin đấy! :D

Tham khảo nhé!

Mai Hà Chi Nguyễn Thị Hồng Nhung Eren Jeager Trần Thọ Đạt Mai Phương aNH Linh Phương

27 tháng 8 2017

==" ko bt văn 8

Ly dịNếu có một ngày bố mẹ ly dị thì sao?Nghe bà kể, hồi con còn bé, bố mẹ rất hay cãi nhau. Có những lần sau lưng con, cũng có nhiều lần trước mặt con. Thường, khi bố mẹ cãi nhau, con dù thức vẫn nhắm mắt... Tới khi bố mẹ nói đến hai tiếng "ly dị", con mới òa khóc. Bà vẫn hay nói con hiểu chuyện, có lẽ là vì vậy...Sau, khi con lớn hơn, tầm những năm cuối cấp một, bố mẹ không hay...
Đọc tiếp

Ly dị

Nếu có một ngày bố mẹ ly dị thì sao?

Nghe bà kể, hồi con còn bé, bố mẹ rất hay cãi nhau. Có những lần sau lưng con, cũng có nhiều lần trước mặt con. Thường, khi bố mẹ cãi nhau, con dù thức vẫn nhắm mắt... Tới khi bố mẹ nói đến hai tiếng "ly dị", con mới òa khóc. Bà vẫn hay nói con hiểu chuyện, có lẽ là vì vậy...

Sau, khi con lớn hơn, tầm những năm cuối cấp một, bố mẹ không hay cãi vã nữa. Nhưng lần nào đã trợn mắt, y như rằng lại "mày" - "tao", "ông bà" - "cụ kị". 

Con nhớ mãi một lần, mẹ quyết viết đơn ly dị. Năm ấy con chín tuổi. Con còn nhớ mãi những giọt nước mắt của con lúc ấy, có sợ hãi, có lo lắng, có buồn, có đau. Con năm ấy, một đứa trẻ chín tuổi, bất lực nhìn mẹ rời đi, trong miệng vẫn nhờ nhợ vị giấy, vị mực của lá đơn ly dị mẹ viết vội,

Không biết có phải từ ấy, lòng con luôn canh cánh một nỗi sợ vô hình: "Nếu ngày mai bố mẹ ly dị thì sao?". Đúng như mẹ từng nói, mẹ không ly dị cũng chỉ vì chúng con... Vậy: "Nếu ngày mai mẹ không còn thương con nữa thì sao?"

Câu hỏi ấy đã dằn vặt con mấy năm nay. Mỗi khi thấy bố mẹ to tiếng, nỗi dằn vặt trong con lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn cả. Nó cào cấu trái tim con, đôi khi đè, nén con đến ngột thở... Nếu bố mẹ ly dị... con biết sống sao?

Mỗi khi tưởng tượng đến đó thôi, nước mắt con đã chực ào ra. Con sợ phải lựa chọn giữa đi theo bố và đi theo mẹ. Chỉ nghĩ đến đó thôi, con đã muốn dừng lại... Con vẫn luôn trấn an mình bằng những câu vô nghĩa: "Không sao đâu! Sẽ ổn thôi!"

Nhưng cái gì sẽ ổn? Càng lớn con lại càng hiểu, chẳng cái gì là ổn cả. Con biết rằng khi quả tạ áp lực, căng thẳng ngày càng lớn, những sợi chỉ chịu đựng ngày càng mong manh, tình cảm không còn... những gắn bó mấy chục năm nay rồi sớm rồi muộn cũng sẽ đứt. 

Vậy con cần gì phải sợ một chuyện chắc chắn sẽ xảy tới. Chi bằng cứ thoải mái đón nhận nó. Đằng nào cái không khí ngột ngạt bây giờ giữa hai người cũng khó chịu lắm rồi. Ly dị ư? Có thể khó chịu hơn thế này bao nhiêu chứ? 

Có người đã từng nói: "Đôi khi buông tay cũng là giải thoát". Sao con có thể biến thành cái rào chắn ngăn bố mẹ đến với sự giải thoát. Thứ con mong là không khí hạnh phúc. Nếu sống chung vậy, bố mẹ không thấy hạnh phúc, vậy ly dị đi, đừng cãi vã nữa. Biết đâu ly dị còn khiến không khí dễ chịu hơn?

Về phần con, con lớn rồi, con sẽ luôn hiểu và thông cảm cho quyết định của bố mẹ. Với thứ con sợ, con cũng đã có chuẩn bị. Nếu bố mẹ ly dị, con biết con sẽ phải lựa chọn, dù vẫn luôn sợ nhưng nhờ câu nói của một người bạn: "Bố chiều tao hơn nhưng mẹ tao cần tao"... con cũng đã đưa ra được quyết định của riêng mình. 

Dầu có không nhận đủ tình cảm hay không có đủ vật chất để sống như bây giờ, nhưng bố mẹ đã chấp nhận hy sinh vì con lâu vậy. Con cũng sẽ hy sinh vì bố mẹ một lần. Nếu đã quyết ly dị, đừng lo cho con và đừng lôi con vào!
Viết bởi: Góc tâm sự cuộc sống
____
Đã bao lần bạn bật khóc vì thấy mệt mỏi, tổn thương? Nhưng còn đau đớn hơn khi chẳng ai hiểu mình, chia sẻ cùng mình.....
Lúc ấy có lẽ bạn sẽ ở một mình và gặm nhấm nỗi buồn,.... Đó chẳng phải là cách tốt nhất, bạn sẽ mãi chìm trong bóng tối và chẳng thể cảm nhận cuộc sống có bao điều tốt đẹp. Vì vậy hãy chia sẻ đi! Hãy mang nỗi buồn ném đi thật xa đi! Ở đây chúng tôi sẽ cùng chia sẻ câu chuyện của bạn, sẽ lắng nghe bạn và cho bạn một câu trả lời về nỗi băn khoăn của bạn...Đến với "Góc tâm sự cuộc sống" bạn sẽ được làm chính mình...
___ 
Có rất nhiều người luôn mang trong mình bao phiền muộn, nhưng chẳng dám nói ra. Vì ai sẽ hiểu họ đây, hay là những lời cười nhạo? Như những cô cậu học trò, bố mẹ chỉ quan tâm đến điểm số, thành tích của con đạt được mà "vô tình" quên mất con cũng là đứa trẻ, cũng có tâm sự nhưng chẳng dám nói ra.... Con "yêu đương sớm" thay vì hỏi con cảm thấy thế nào, con có cảm xúc gì, thì lại mắng chửi con.... Rất nhiều điều khiến ta uất nghẹn không dám nói ra....
Vì điều này nên chúng mình đã thành lập ra "Góc tâm sự cuộc sống" vào năm 2018. Nhóm này phát triển khá mạnh mẽ và mình muốn có một nơi tâm sự trên phần mềm học tập "Online Math" để ngoài học tập, giao lưu ta có nơi để giãi bày tâm sự....
Nếu muốn tìm đến, nếu muốn trải lòng hãy đến với chúng mình, ngôi nhà nhỏ nhưng rất ấm áp sẽ luôn chào đón các bạn^^:https://olm.vn/thanhvien/gocdanhchonguoinoitam
Chúng mình đảm bảo chỉ có bạn và mình biết câu chuyện này, sẽ không để lộ bất kì tin tức cá nhân ra ngoài. 
_____
- [ ] Gửi quản trị viên của Online Math. Em đã đọc rất nhiều lần về nội quy của nhóm, nhưng em muốn làm chút gì đó để giúp cho nhóm... Đáng nhẽ em nên phải xin phép quản trị viên, quản lí nhóm rồi mới làm như này. Nhưng em không có cách liên lạc với các anh chị. Và qua bài viết này, mong anh chị đọc được và đồng ý kế hoạch lập ra nơi để cho mọi người tâm sự. Nếu anh chị không đồng ý, em thành thật xin lỗi vì hành vi này của mình và sẽ chấp nhận mọi sự hình phạt khi vi phạm nội quy

0
22 tháng 6 2018

Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau miễn là có đủ một số ý theo quy định. Sau đây là một cách làm cụ thể:

• Mở bài: Đặt vấn đề: Sự vô tâm của thế hệ gấu bông đã làm giật mình các bậc cha mẹ. Hai hiện tượng mà báo Tuổi trẻ Chủ nhật đã nêu là khá phổ biến. Đó cũng là thể hiện của sự suy tàn về chữ hiếu và vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người Á Đông. Hai hiện tượng trên như một lời cảnh tỉnh đối với bổn phận làm con của chúng ta.

• Thân bài:

+ Biểu hiện: Giải thích nội dung của hai hiện tượng trên nói lên sự vô tâm của thế hệ trẻ đối với những người thân yêu nhất, có công nuôi dưỡng và bảo bọc chúng ta từ khi mới sinh ra - đó là cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo,... Hình ảnh một em bé thờ ơ khi mẹ đi nhặt đồ và hồn nhiên nói: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!” cũng như hình ảnh một cậu học sinh rất rành về sở thích của ca sĩ cậu yêu thích mà chẳng biết gì về sở thích, nghề nghiệp, tâm trạng và niềm đau của bố mẹ mình. Điều đó đã tạo nên sự phản cảm mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc.

+ Nguyên nhân:

- Giới trẻ thường chỉ quan tâm tới cuộc sống và sở thích của mình, đó là một trong những biểu hiện của thói ích kỷ.

- Bậc cha mẹ thiếu sâu sát, thiếu quan tâm đúng mực đến hành vi, sở thích và nhân cách của con.

- Nhà trường và xã hội thiếu phương pháp giáo dục đúng mực, thiếu những hoạt động để rèn luyện nhân cách của học sinh và gắn kết con cái với cha mẹ.

- Nhà trường và gia đình còn thờ ơ với việc giáo dục cẩn trọng về đạo đức làm người và những đức tính như: hiếu thảo, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tính vị tha, khả năng chia sẻ với những người thân yêu, ...

+ Hậu quả:

 - Nếu không khắc phục được những hiện tượng này, xã hội càng ngày càng trở nên băng hoại về đạo đức và sự vô cảm càng ngày càng trở nên phổ biến.

 - Những hiện tượng trên là nhát dao cứa vào lương tâm của những người Việt Nam có đạo đức, là nỗi đau dai dẳng cho thế hệ cha anh.

 - Những hiện tượng trên là sự xói mòn về đạo đức, là sự chạy theo những nét đẹp phù phiếm và hư ảo, bỏ quên những nét đẹp chân thật và những tình cảm thiêng liêng.

+ Cách khắc phục:

- Chủ quan: bản thân mỗi con người phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội, rèn luyện lòng nhân ái, lòng vị tha từ những việc nhỏ nhặt nhất.

- Khách quan: gia đình, nhà trường và xã hội nên chú trọng hơn về việc giáo dục nhân cách cho học sinh, dạy học sinh biết quan tâm tới những người thân yêu, gần gũi với mình, dạy học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp cùa lòng vị tha, sự chia sẻ, đồng cảm và lối sống có trách nhiệm.

- Lên án mạnh mẽ lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, ích kỷ.

• Kết bài: Hai hiện tượng trên đã đánh thức lương tâm của những người đã từng mắc vào những lỗi lầm tương tự. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với thế hệ trẻ nói riêng và đối với tất cả những người Việt Nam.