K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2017

Trưa hôm qua, tôi đang ngồi học bài bỗng nghe tiếng của ai giọng khàn khàn ở ngoài cửa ngõ: “Cô bác ơi! Làm ơn bố thí cho tôi chén gạo, bát cơm”.

Tôi nhìn ra, thì đó là một ông lão độ sáu mươi tuổi, mình mặc một bộ đồ bà ba đen đúa rách nát, đầu đội nón lá hũ, vai mang bị, tay chống gậy lần bước từ nhà này lê sang nhà khác để xin tiền.

Tôi ngồi trong nhà nhìn ra, giọng lạnh lùng:

- Nhà tôi hết gạo rồi ông ơi, ông đi chỗ khác đi.

Ông lão vẫn đứng yên miệng lẩm bẩm:

- Cô làm ơn cho tôi chén gạo thôi cô à.

Tôi hết sức bực mình và liền dùng những từ nặng nề đuổi ông lão ấy đi:

- Cái ông này kì quá, ông có đi nơi khác cho tôi học bài không; ai biểu đi xin chi cho khổ thân vậy, tối ngày cứ gặp ăn xin mãi.

Tội nghiệp cho ông cụ, tay run run chống gậy bước sang nhà khác, bước đi có vẻ nặng nhọc lắm. Ông đi rồi tôi còn cười lên như chế giễu ông. Tôi lại bàn lấy quyển sách Giáo dục công dân ra học. Tôi đọc được một đoạn rồi lật qua trang khác, nơi trang này tác giả có in hình một đứa bé đang bưng gạo ra cho một ông lão ăn mày. Tôi sực nhớ đến lúc nãy, tôi đã tỏ ra khinh bỉ ông cụ, không cho lấy một chén gạo mà còn nặng lời xua đuổi ông rất thậm tệ.

Nghĩ lại tôi rất hối hận, tôi không xứng đáng là một người có học chút nào cả. Hàng ngày tôi vẫn nghe thầy tôi thường khuyên chúng tôi không nên hắt hủi những người nghèo khổ mà giờ này tôi làm một việc trái với lời thầy tôi thường dặn. Tôi không can đảm đọc hết trang ấy, vội vàng đem quyển sách cất đi và tôi càng đọc lương tâm tôi càng ray rứt. Rồi ông cụ khi nãy sẽ ra sao? Nếu chẳng may ông gặp người nào cũng như tôi thì tội nghiệp cho tôi biết chừng nào! Đời sông của ông chỉ nhờ vào lòng từ thiện của người đời. Thế mà tôi lại bạc đãi ông thì làm sao ông sông cho qua ngày tháng được? Rồi đây cơm đâu ông ăn? Chỗ đâu ông ngủ? Quần áo đâu ông mặc? Bao nhiêu câu hỏi cứ ám ảnh tôi mãi, không lúc nào để cho tôi yên.

Càng suy nghĩ tôi càng thương ông lão quá. Tôi vội vàng chạy ra cửa hi vọng ông còn lảng vảng đâu đây để tôi đem tiền ra giúp ông chút nào đỡ chút ấy. Nhưng ra ngoài cửa thì ông lão đã đi mất. Sự hối hận của tôi đã muộn lắm rồi. Tôi thất thểu vào nhà với gương mặt buồn bã, và tôi tự cho tôi là một người xấu xa nhất đời, tôi không xứng đáng sống chung với mọi người chút nào.

Để chuộc lại những sự lỗi lầm của tôi, từ nay về sau tôi quyết bỏ hẳn cái tính kiêu căng khinh người của tôi và gặp bất cứ người nghèo khổ nào tôi cũng hết lòng giúp đỡ, mặc dù sự giúp đỡ của tôi không đem cho họ ra khỏi được cảnh nghèo túng, nhưng cả một tấm lòng thành thật của tôi cũng an ủi họ được bớt đau khổ một phần nào vậy.

28 tháng 1 2017

Chuyện đó mới xảy ra cách đây một tuần. Tôi đã mắc lỗi mà không tự nhận khuyết điểm.

Chả là chiều thứ tư có tiết sinh hoạt lớp. Lớp trưởng lên tổng kết về ý thức kỉ luật của từng tổ. Cả lớp ngạc nhiên khi biết Tùng, lớp phó của lớp, ăn quà vặt trong lớp. Tùng rất vui tính mà sao hôm nay nét mặt cứ bị xị? Đúng rồi, nó sẽ phải viết bản kiểm điểm. Tội nghiệp nó quá. Tôi cũng rất sợ việc này. Tôi nhớ đến một lần tôi cũng phải viết bản kiểm điểm vì đi dép lê đến trường; cái giây phút đưa bản kiểm điểm cho bố mẹ kí lần đó thì đến lúc này tôi vẫn thấy như tim còn đập

Đến phần nhận xét về tình hình chuẩn bị sách vở và làm bài tập, rất nhiều bạn bị nêu tên vì thứ hai vừa qua quên vở Giáo dục công dân, nhưng bạn lớp trưởng không nhắc đến tôi thì thật là may, vì hôm ấy tôi cũng quên vở, có lẽ lớp trưởng không biết việc đó. Tôi nhìn sang Sơn lo ngại vi nó biết việc này. Song Sơn vừa rụt rè giơ tay, lại cụp xuống làm tôi thở phào. Tôi hỏi nhỏ Sơn là tại sao nó không nói gì, thì nó chỉ lắc đầu buồn thiu. Tôi vẫn biết tự báo cáo với cô giáo thì hơn, nhưng tôi vẫn không đủ can đảm. Chợt Sơn lại giơ tay, rồi đứng lên, run run:
- Thưa cô! Hôm qua,... em...em đã không làm bài tập toán ạ.
À ra thế! Nó làm tôi thót cả tim! Nhưng rồi tôi lại thở nhẹ nhõm, không việc gì! Thú thực, sự nhận lỗi của Sơn có làm tôi xấu hổ: Tại sao tôi không đủ can đảm đứng lên như Sơn? Giá mà tôi làm được như vậy. Thế mà tôi vẫn cứ ngồi im thin thít. Tôi do dự vì tôi nghĩ lần trước tôi đã hứa với mẹ là không bao giờ phạm khuyết điểm nữa. Bây giờ nếu tôi không nói là tôi lừa dối cô, dôi mẹ; còn nếu tôi nói thì tôi phải viết bản kiểm điểm thứ hai và sẽ bị mắng là không giữ lời hứa phấn đấu, không chừng còn bị “ăn đòn” nữa, bố tôi nóng tính lắm! Tôi đắn đo, thà bị mắng còn hơn là mang tội nói dối. Nhưng rồi tôi lại nghĩ: Sơn không nói ra, tôi cũng không nói, thì nào ai biết tôi nói dối và thế là không bị “ăn đòn”. Thôi ém nhẹ đi để thoát đòn thì cũng đáng.

Hôm ấy đã không ai mách cô về lỗi của tôi cả. Tuy nhiên, tôi cũng không vui. Tôi thấy vừa thương vừa phục Sơn. Thương vì nó sẽ bị bô' mẹ mắng, phục vì lòng dũng cảm thật thà của nó. Tôi trách mình hèn, không dám thành thật. Tôi cứ tưởng sau buổi họp vì thoát tội tôi sẽ mừng, hóa ra không phải vậy. về nhà tôi chẳng thiết chơi gì. Sau này tuy tôi không bao giờ quên sách vở nữa nhưng vẫn ân hận mãi, cứ cầm đến vở Giáo dục công dân lại buồn.

24 tháng 4 2017

Vy Hà


Những buổi sáng mùa Hè thường được bắt đầu với những vạt nắng vàng hươm từ dãy núi phía Đông, tiếng chim lảnh lót chuyền cành, vài cánh cò bay muộn trên nền trời xanh ngắt còn ngơ ngác mảnh trăng non và mùi hoa nhài thoang thoảng từ bụi cây gần bờ giếng đưa lại. Thi thoảng, đầu hè đã có quả mít mật chín mũm, thơm lừng đặt ngay ngắn, bởi thứ quả này rất thảo nhưng lại rất hay cáu bẳn. Hễ thấy mùi thơm ngọt đưa trong gió là phải tìm cho bằng được, dùng hai tay vặn nhẹ mang vào, nhưng nếu lơ là, nó sẽ rụng xuống ngay và vỡ bét, lũ gà được một mẻ no, dù chắc chắn, với cái mỏ nhọn và sự mổ xong là nuốt ngấu nghiến, chúng chẳng biết vị mít mật thơm ngon ngọt ngào đến cỡ nào.

Những quả mít na thì lì lợm hơn, trừ khi nắng nóng quá chúng sẽ chín rùng rục, còn vào ngày bình thường, những cái miệng háu ăn và những cặp mắt hau háu có săm soi và trèo lên sờ nắn suốt cả ngày mới được vài quả bé bằng cái bát tô, tròn um ủm, bổ ra chưa ráo nhựa đã hết sạch. Phải ngày cây mít na đông đúc quả không chín chúng tôi mới sờ đến cây mít nghệ cuối vườn. Quả nó to và dài như cái thùng, treo lủng lẳng trên cành. Thấy bộp bộp là hò nhau lấy dây thừng cột vào cuống, vắt qua cành. Đứa ở trên cây cầm lấy dao, ngắm cho nó không rơi đụng quả khác, nhắm mắt chặt thật mạnh, mấy đứa ở dưới gốc thót bụng thả dây từ từ. Rồi cả lũ bâu vào khênh quả mít như người ta khênh cỗ quan tài đi chôn. Mà chôn thật, bởi, dù cường cượng hay đã chín mềm, hết góc này góc khác được xẻ ra, từng múi mít dài như chiếc lược, vàng ươm màu nghệ, tứa ra đầy mật lần lượt chui vào bụng lũ trẻ. Khi ấy, nghi thức cho buổi sáng mùa Hè đã tạm xong.

Nhưng, cũng có những sáng mùa Hè, sau giấc ngủ có hơi nước mát lịm, bước ra sân, giàn mướp bị bão quật ngả nghiêng, rơi rụng những đốt tre thâm xì, tơ tướp. Đấy là lúc rổ khoai lim vỏ tím lịm, ruột bở tung được dỡ ra, bốc hơi nghi ngút. Dụi vài cái cho mắt hết nhèm, chúng tôi sà vào rổ khoai, thi nhau thò tay búng, nóng bỏng tay rụt lại, kêu chí chóe. Theo kinh nghiệm thì cứ củ nào búng vào kêu bùng bục là bở, nhưng củ nào cũng bở cả, rốt cuộc, sau những tranh cướp, cãi vã, đứa nào đứa nấy hai tay hai củ khoai, ngoạm bên này một miếng, bên kia một miếng, cổ duỗi ra, mắt trợn ngược vì nghẹn.

Ăn xong, không đứa nào bảo đứa nào, đứa cầm rổ, đứa cầm cái xẻng nhỏ, dắt nhau ra bờ ao, chỗ rặng tre hàng ngày đứa nào đứa nấy sợ rắn không dám bén mảng vì thỉnh thoảng, có những con rắn đánh đu vắt vẻo trên cành tre, lột xác trắng xóa, nom rõ khiếp. Nhưng mưa bão xong, nghĩa là tay tre sẽ rụng nhiều, và đất mềm, hàng loạt măng tre nhu nhú đội đất xông lên. Khe khẽ gạt lớp đất ẩm phía trên, những củ măng bằng cái bát con trắng nõn nà, xắn nhẹ là đã lìa ra, lăn vào rổ. Nếu chịu khó chui vào bụi sẽ đẵn được những cây măng dài bằng cánh tay trẻ con, to như bắp đùi người lớn, non sần sật. Gai cào tơi tả, nhưng bù lại, sẽ có một bình măng dấm ớt cay xé lưỡi cho người lớn, và nồi canh măng cá, măng vịt ngọt lừ ăn đến căng cả rốn mà vẫn muốn chìa bát.

Cũng có sáng mùa Hè, không phải đợi nắng lên, ngay từ khi ngôi sao mai rõ dần và những ngôi sao đêm bắt đầu mờ đi, chúng tôi đã bấm nhau dậy. Rón rén dắt nhau xuống bờ ao. Gió sớm mai mát lịm, không khí thanh sạch tỉnh cả ngủ. Chị cả cầm cái sào tre nhỏ nhưng chắc, chị hai cẩn thận hơn được phân công cầm cái rổ nhỏ lót mấy tàu lá ngái bẻ vội, nhựa còn ròng ròng. Mấy đứa chúng tôi lăng xăng sẽ có nhiệm vụ tiếp theo. Những chiếc vó được thả từ tối hôm trước, chúng tôi không biết vì đứa nào cũng sợ ma không dám xuống ao. Chị cả thận trọng cất từng cái, từng bầy tôm tép nhảy lao xao bị lùa hết vào rổ, đậy lá lại, không có con nào rơi cho chúng tôi nhặt. Chỉ khoảng 30 phút đã đi hết một vòng quanh ao, cái rổ đã nằng nặng, và trời bắt đầu sáng rõ. Chúng tôi được phân công tìm hái mùi tầu trong vườn. Chị cả, chị hai buộc lại tóc, tất tả đi lên bếp, ra dáng người lớn lắm.

Bữa sáng, cả nhà ngạc nhiên với món mì gạo nấu tôm băm bỏ mùi tầu thơm tứa nước miếng ngọt sao lại ngọt thế? Chiếc nồi ngâm măng to đùng được trưng dụng để nấu mì bị vét đến những giọt nước cuối cùng mà vẫn thòm thèm.

Cho đến bây giờ, dù đã được ăn rất nhiều món mì của Tây, Tàu trên đời, tôi vẫn không sao quên được vị của bát mì nấu bằng những con tôm cụ đen sì băm nhuyễn, vừa ăn vừa thổi, suýt xoa toát mồ hôi những buổi sáng mùa Hè thời thơ bé.

24 tháng 4 2017

Quê em những ngày mùa thật là nhộn nhịp.
Mới sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa kịp mở mắt, bà con trong thôn đã thức dậy đổ ra đồng gặt hái. Tiếng cười nói léo nhéo, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe bò kéo cậm cạch, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng.
Mặt trời lên, màn sương tan dần. ánh nắng ban mai chiếu rọi khắp không gian, tràn ngập cả đường làng, trải rộng trên khắp các cánh đồng. Những giọt sương đêm còn sót lại trên vạt cỏ ven đường càng thêm lấp lánh. Đâu đó, trong các lùm cây, tiếng chim ríu ran đón chào ngày mới như nâng nhẹ bước chân chúng em đến trường. Trên nền trời xanh thẳm, mấy sợi mây trắng mỏng manh in bóng xuống mặt nước, vắt ngang qua con mương nhỏ uốn lượn. Xa xa, dưới các thửa ruộng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô như đàn cò đang lặn ngụp trên biển lúa vàng tươi. Dọc theo con đường đất đỏ quen thuộc này, trên khắp cánh đồng làng, khí thế ngày mùa mỗi lúc một tấp nập, đông vui. Mùi hương lúa mới thơm nồng cũng đã bắt đầu lan toả phảng phất trong gió thu nhè nhẹ.
Khi nắng ngày một gay gắt, người làm ở đồng cũng thưa thớt dần. Đường làng lũ lượt người và xe qua lại. Nào người gánh lúa kĩu kịt trên vai, nào người vác cày dong trâu thong thả, nào những chiếc xe bò chất đầy lúa hối hả trở về nhà. Mấy cụ già thì lại tranh thủ quét nhặt những hạt thóc rơi vãi trên đường. Người nào người nấy ớt đẫm mồi hôi vì thấm mệt nhưng chuyện trò vẫn còn rôm rả. Ai cũng đều mừng vui vì lúa năm nay được mùa, hứa hẹn một cuộc sống no ấm hơn.
Những ngày mùa ở quê em thật bận rộn, tất bật. Em tự nhủ phải chăm chỉ học hành để sau này giúp người nông dân bớt đi nỗi vất vả, cực nhọc và góp sức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

TICK CHO MK NHA

25 tháng 4 2017

Đề 1:

Bài làm:

“Công cha như núi Thái Sơn” câu ca dao ấy vẫn luôn đúng cho tới tận ngày nay. Cha luôn là người dạy em những điều hay lẽ phải, nếu như mẹ cho em một bàn tay dịu dàng, một tình yêu thương ngọt ngào thì cha lại như một sự nâng đỡ em trong cuộc đời và cho em một tình yêu đong đầy nhưng cũng đầy nghiêm khắc. đối với em cha không chỉ là một người trụ cột của gia đình, không chỉ là một người cha mà còn là một anh hùng, một tấm gương đạo đức để em học tập và noi theo.

Cha em như một vị anh hùng trong mắt em vậy. cha em không cao lắm chỉ có một mét sáu bảy thôi thế nhưng thân hình ấy lại hơi mập đủ có thể che chở cho em trước những nguy hiểm. Nhớ có lần cả một cành cây khô rơi xuống cha đã lấy thân hình của mình để đỡ lấy cái đau ấy. Cha em mập là vậy nhưng cha lại rất nhanh nhẹn trong công việc.

Không những thế cha còn có cả một khuôn mặt chữ điền vuông vắn có phúc, em biết điều đó vì được nghe rất nhiều người khen cha và thật tự hào về cha của mình. Cha có nước da trắng mà khiến nhiều người phụ nữ cũng phải ghen tị vì nước ấy. Những buổi đi làm đồng về cùng nhau rửa chân tay lấm bùn trên con mương nhỏ ai cũng phải trầm trồ vì làn da ây. Rồi có người lớn khéo chửi đùa “ Sư mày đàn ông con trai gì mà trắng hơn cả đàn bà thế”. Nước da trắng ấy không phải là da trắng bạch mà đủ độ trắng với một người đàn ông phong độ như cha em.

Mắt cha em to tròn và ướt nước, nhìn ban đêm thì thật lấp lánh hiền từ như những ngôi sao ngoài trời đêm. Đôi môi đẹp lắm và cả những hàm răng đều tăm tắp như hạt ngô càng làm cho vẻ hiền từ của cha trở nên đẹp lạ thường. Mà đặc biệt mỗi khi cha cười em thấy hạnh phúc biết bao, đó là một nụ cười rạng rỡ, một nụ cười hiền lành chất phác của một người nông dân. Đặc biệt hơn nữa là đôi bàn tay cha, đôi bàn tay ngày ngày chăm lo em, đôi tay vuốt má, đôi tay ẵm em và cả đôi tay đòn roi đau đớn nữa. Bàn tay cha không mềm mại như bàn tay của nhiều người khác bởi quê hương nghề chính là đồng ruộng vì vậy mà đôi bàn tay của cha chai đi vì cày bừa, chai đi vì mưa nắng ngoài ruộng.

Thế nhưng đôi bàn tay vẫn tràn đầy yêu thương khi vỗ về những đứa con nhỏ, vẫn xoa đầu hay vuốt mà chúng đầy ngọt ngào. Và cũng chính vì thế em hiểu được phần nào những nỗi vất vả mà cha đã phải chịu vì em. Không những thế bàn tay chai, khô cằn, ngắn ngủn đó lại em có thể viết rất đẹp và làm ra những đồ vật thật đẹp mắt trong nhà. Bàn tay ấy còn làm nên những ngôi nhà đẹp đẽ, nhìn những viên gạch đỏ lừ được xếp thành hàng bên cạnh những hàng vữa thật sự thích mắt.

Và giờ đây khi em đã khi thời gian và những nhọc nhằn mà cha đã trải qua đã khắc tạc trên khuôn mặt mái tóc cha em. Mới ngày nào mà mái tóc đã ngả sang màu khói. Đó không hẳn là trắng cũng không hẳn đã là đen, đó là một màu tóc của sương sớm, là màu tóc của những ánh nắng gắt gỏng trên cánh đồng ban trưa và là màu của cơn mưa rào nọ. tất cả những nhọc nhằn sóng gió của cuộc đời cũng như những vất vả khi chăm sóc những đứa con trưởng thành như hằn in trên những vết nhăn trên mắt cha.

Mỗi lần cha cười những vết nhăn ấy lại lộ ra rõ hơn hay cũng có khi em nhận bắt gặp những nếp nhăn ấy nhưng không phải cười mà là cha đang suy nghĩ về điều gì đó. Dẫu thời gian có mang tuổi thanh xuân cảu cha đi nhưng cho đến bây giờ cha vẫn luôn là người bảo vệ em khỏi những nguy hiểm của cuộc sống, cha vẫn là điểm tựa vững chắc và bàn tay nâng đỡ khi em vấp ngã.

Em rất yêu mến cha của em nếu có một điều ước em luôn mong sức khỏe đến cho cha để cha sống với em mãi mãi. Nếu như mẹ giống như một thiên thần một bà tiên trong mắt em thì cha lại giống như một vị anh hùng, một ông tiên hiền lành không chỉ mang đến những phép màu cho cuộc đời em mà mang đến cả một tình phụ tử thiêng liêng đầy che chở.

-Hết –

25 tháng 4 2017

Đề 2:

Bài tham khảo

Sáng sớm tinh mơ của một ngày chủ nhật, em thức dậy sau một giấc ngủ say nồng. Nhìn ra khung cửa sổ, em thấy bố trồng cây ở khoanh đất sau nhà.

Bố đang hì hục cuốc đất. Với vóc người cao lớn, làn da ngăm ngăm nên trông thật khỏe. Bố quai những lưỡi cuốc chắc nịch xuống đất, lớp đất cứng được đào lên, cỏ dại không còn nơi nương tựa. Bố giũ cỏ rồi bỏ thành đống. Đôi tay rắn chắc của bố lại giữ vững cán cuốc, đưa lên rồi giáng xuống phụp, phụp! Chỉ một lát, khoảng vườn đã sạch cỏ, lớp đất cứng đã tơi xốp. Bố dùng xẻng đào những cái hố nhỏ vuông vức, thẳng hàng nhau. Lưỡi xẻng phăm phăm cắm sâu vào lòng đất, mạnh mẽ kêu vang, nó đánh thức côn trùng đang còn say giấc ngủ. Bố cứ làm việc, chăm chú khống ngừng. Hố được đào xong, bố bỏ phân chuồng vào các hố, rải lên một lớp đất mỏng rồi đặt 'cây con xuống hố sửa cho cây đứng thẳng và lấp đất lại, nện chặt gốc. Trồng xong bố dùng cọc tre rào xung quanh mỗi cây, sau đó bố tưới nước cho cây. Những dòng nước mát lành chảy nhè nhẹ vào gốc, cây con như vui mừng đón nhận. Nhìn bố làm việc, em thầm nghĩ đến ngày cây sinh sôi, nảy nở. Em hình dung khoảng vườn nhỏ này sẽ trở thành một vườn cây xanh tươi để hẹn ngày kết trái. Em lại càng thương bố hơn. Bố vẫn mải miết làm việc dưới ánh nắng mai hồng, bố cần mẫn tưới nước cho cây như để tiếp thêm sức sống cho cây con khi trở về với đất.

Bố làm xong mọi việc, nhìn lại hàng ngày cây xanh tươi vừa trồng, đối mắt bố ánh lên một niềm vui khó tả. Vầng trán cao của bố đã lấm tấm mồ hối. Chiếc áo cống nhân bố mặc đang thấm ướt và bám đất bùn non. Có lẽ bố cũng thấm mệt nhưng bố cảm thấy rất hài lòng bởi đã làm xong một cống việc có ích.

Bố làm việc vất vả để cho em được no ấm. Bố là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình em, bố là trụ cột vững vàng chống dỡ mọi phong ba, bão táp để bảo vệ em. Bất chợt, em khẽ cất lên tiếng hát:

Bố, bố là phi thuyền

Cho con bay vào khống gian.

Em nguyện ra sức học tập và rèn luyện dể xứng đáng là con ngoan của bố.

29 tháng 7 2017

mk ở huyện Tiên Lãng nèok

29 tháng 7 2017

mà cái j nổi tiếng vậy bn?oho

1 tháng 8 2017

K cs ai tên như z hết! Tìm ồi!

1 tháng 8 2017

Ko có tên như thế đâu . Mk tìm rồi

31 tháng 1 2017

Bạn tham khảo nhé !!

Một chú Bướm màu sắc sặc sỡ xậy xòe, nhởn nhơ trong rừng cây. Bướm bỗng phát hiện Ong mật đang cần cù hút nhụy trên một bông hoa. Bướm sà xuống, buông lời thăm hỏi:

- Chào Ong mật, mấy khi gặp được bạn vàng! Trời đất phú cho chúng ta đôi cánh, hạnh phúc thật! Đất trời là của chúng ta, không gian bao la tha hồ du ngoạn. Đời là một cuộc du lịch dài, phải không Ong?

- Sao đời chỉ là một cuộc du lịch ư? Không thể thế được, Bướm ạ!

Bướm vẫn lải nhải:

- Con người có đôi chân, chúng ta có đôi cánh. Chân chẳng để rong chơi, cánh chẳng để bay nhởn nhơ thì còn để làm gì? Sống là để tìm hạnh phúc. Hạnh phúc biết bao nhiêu nếu trọn đời la cà trong các công viên, “dập dìu cùng gió sơm mây chiều trong bộ quần áo đẹp. Mùa xuân ư? Mùa của lễ hội. Từ chót vót đỉnh núi Ba Vì và 99 cánh rừng xung quanh đó, ngàn vạn Bướm Trắng, Bướm Nâu bay đi trẩy hội mùa xuân, mở những vũ hội bất tận trong không trung để rồi xuân qua hè tới, lại kéo nhau về mùa lượng trên những núi rừng trong những bộ trang phục rực rỡ như muôn màu hoa. Đó là cách sống củ loài bướm chúng tôi.

Ong vốn ít nói, lặng lẽ suy tư nhưng không thể chịu được cái triết lí lỗi thời của Bướm. Ong liền cất tiếng.

- Bướm có biết một nhà văn đã nói về chúng ta không? Ong bảo: “Nhện nằm ỳ một chỗ, Bướm loăng quăng suốt ngày, cho nên trong lịch sử tiến hóa của nhân loại không hề có mặt Nhện và cũng chẳng cso mặt Bướm, chỉ có mặt Ong mà thôi”, Ong bay đó đây để đem lại cho đời những dòng mật ngọt chữa bệnh, nuôi người.

Bướm cố bào chữa:

- Nhưng cuộc sống của các bạn gò bó, vất vả quá, ai mà chịu được. Các nhà khoa học bảo rằng xã hội loài ông là xã hội nghiêm ngặt, đi về không được nhầm cửa nhầm nhà, chân không có phần hoa, người không có sản phẩm thì đừng hòng vào tổ, mấy chú ong trực ca sẽ đuổi thẳng tay, không nhân nhượng. Chao ôi, khiếp quá, còn gì tự do! Khoa học còn tính toán rằng muốn có một ký mật hoa, giả sử Ong chỉ có một thân một mình thì Ong phải bay đi bay về tất cả 45 vạn ki lô mét, áng chừng hơn 10 lần vòng trái đất. Thú thật, chỉ nghĩ đến cũng nhói tim rồi.

Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện gã Bướm lêu lổng, vô tích sự ấy. Rừng cây đang dâng hoa, con người đang chờ mật, Ong hồi hả bay đi theo cách sống của mình:

- Thà làm loài Ong vất vả và hi sinh kiếm mật cho đời chứ nhất định không thể làm loài Bướm ích kỷ, lười biếng, chỉ biết bay lượn rong chơi.

31 tháng 1 2017

Đề bài: Bướm và ong gặp nhau trong một vườn hoa cùng nhau trò chuyện về cách sống của mình. Em hãy kể lai cuộc gặp gỡ đó theo trí tương tượng của em.

Một chú bướm màu sặc sỡ xập xòe bay lượn nhởn nhơ trong một vườn hoa. Bướm bỗng phát hiện một chú ong mật đang cần cù hút nhụy trên một bông hoa. Bướm sà xuống, buông lời thăm hỏi:

– Chào ong mật, tội vạ gì mà đầu tắt mặt tôi suốt ngày thế cho khổ thân? Trời đất phú cho chúng ta đôi cánh là để du ngoạn. Đời là một cuộc du lịch dài phải không ong?

– Sao, đời chỉ là một cuộc du lịch ư? Không thế thế được bướm ạ.

Bướm vẫn lải nhải:

– Con người có đôi chân, chúng ta có đôi cánh, chân chảng để rong chơi, cảnh chẳng để bay nhởn nhơ thì còn để làrn gì? Sống là để tìm hạnh phúc. Hạnh phúc biết bao nếu suốt đời được la cà trong những công viên, dập dìu sớm chiều trong những bộ quần áo đẹp. Mùa xuân ư? Mùa của hội hè du lịch. Từ chót vót những đỉnh núi cao, rừng rậm ngàn vạn bướm trắng bay đi trẩy hội mùa xuân, mơ những vù hội bất tận trong không trung. Mùa hè ư? Chúng tớ lại kéo nhau về múa lượn trên những núi rừng quê hương trong những bộ trang phục rực rỡ như muôn màu hoa. Đời là vui chơi, hội hè, nhảy múa!

Ong vốn ít nói, lặng lẽ suy tư nhưng không chịu nổi cái triết lí lỗi thời của bướm bèn lên tiếng:

– Bướm có biết một nhà văn đã nói gì về chúng ta không? Ong bảo : “Nhện nằm ỳ một chỗ, bướm lăng quăng suốt ngày, cho nên trong lịch sử không hề có mật nhện cũng chẳng có mật bướm, chi có mật ong mà thôi”. Tớ cũng bay nhưng để đem lại cho đời một cái gì đó có ích, những dòng mật ngọt chữa bệnh, nuôi người.

– Nhưng cuộc sống có ích của các cậu xem chừng gò bó, vất vả lắm, ai mà chịu được. Người ta bảo xã hội loài ong chúa là nghiêm ngặt, đi về không được quên cửa, nhầm nhà- chân không có phấn hoa thì đừng hòng vạo tổ, mấy ong trực ca nó đuổi thẳng cánh, ôi còn gì là tự do! Người ta còn tính toán rằng, muốn có một kí mật hoa, giả sử chi có một mình cậu thì cậu sẽ phải bay đi bay về tới bốn mươi lăm vạn dặm, áng chừng mười lần vòng quanh trái đất. Thú thật tớ chí nghe cũng đã thót tim rồi!

Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện gã bướm lêu lổng vô tích sự. Rặng cây đang dâng hoa. Con người đang chờ mật. Ong hối hả bay đi theo cách sống của mình:

– Ta thà làm loài ong vất vả hi sinh kiếm mật cho đời chứ nhất quyết không thề là loài bướm ích kỉ, lười biếng, du đàng, chỉ biết lượn vành mà chơi.

29 tháng 10 2017

Bạn tham khảo bài này nhé !

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa"

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, những người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh - cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. "Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!" Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: "Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông". Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: "Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm''.

29 tháng 10 2017

xin lỗi ngaingung

18 tháng 4 2017

ư

4 tháng 4 2017

Sáng sớm những giọt sương long lanh vẫn còn đọng lại trên những bông lúa chín mà phiên chợ quê em đã bắt đầu.

Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,…đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…

Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả… các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi…

Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…

Quang cảnh phiên chợ thật đông vui, nhộn nhịp dưới ánh mặt trời chói chang. Những tia nắng gay gắt của nàng Hạ đã làm cho bầu không khí trở nên quánh đặc. Đã giữa trưa nhiều người dọn hàng về dần, phiên chợ tan.