Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quan Âm Thị Kính là một tích chèo quen thuộc với đông đảo công chúng độc giả Việt Nam. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời Thị Kính, một người con gái đức hạnh nhưng lại trải qua bao nỗi trái ngang. Ngay ở phần đầu vở diễn, chúng ta đã thấy "nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh bỉ”.
Cuộc đời của Thị Kính là cuộc đời của những nỗi oan không có cách nào giải được. Những oan khiên ấy có lẽ bắt đầu từ cái ngày mà Thị Kính đặt chân về nhà chồng. Thị Kính là con gái Mãng ông, gia đình cô là một gia đình nông dân nghèo thực sự. Thế nhưng cô lại lấy Thiện Sĩ, con của một gia đình giàu có trong vùng. Cuộc hôn nhân không "môn đăng hậu đối" ấy dường như là điềm báo trước những nỗi oan khiên và là căn nguyên bắt đầu mọi việc.
Mối oan "hại chồng” của Thị Kính bắt đầu từ một hành động tình ngay nhưng lý gian. Nàng bị bắt gặp khi đang cầm dao kề lên cổ của chồng. Dù đã hết mực ra sức biện minh, thế nhưng không một ai trong gia đình của Sùng Ông, Sùng Bà muốn tin rằng: Thị Kính đang dùng đao để cắt Sợi râu mọc của chồng. Câu chuyện cứ thế được đẩy lên khiến Thị Kính bị rơi vào một nỗi oan không sao giải được
Nỗi oan của Thị Kính được kết thành từ sự hiểu lầm cố ý của gia đình Thiện Sĩ, nhất là của Sùng Bà. Thế nhưng ẩn đằng sau cái hình thức ấy, thực sự có một lý do khác lớn hơn. Đọc những lời độc thoại mà Sùng Bà nói với Thị Kính (những quy kết có tính chất một chiều), chúng ta thấy có nhiều câu thể hiện rõ sự phân chia đẳng cấp. Sùng Bà (gắt Sùng Ông):
"… Lấy vợ cho con thì phải kén họ. Tôi đã bảo là phải kén những nơi công hầu kia mà !
Giống phượng giống công
Giống nhà bà đây giống phượng giống công
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ…"
Hoặc:
“Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu đìu lại nở ra dòng liu điu
Này Ị Nhà bà đây cao môn lệnh tộc
Mày là con nhà cua ốc
Cho nên chữ tam tòng mày ăn ở đơn sai"…
Lời của Sùng Bà quả là vô cùng độc đoán và cay độc. Nó thể hiện rõ sự tàn ác dã man của những kẻ giàu sang quyền thế. Cái cách mà Sùng Bà đổ tội cho Thị Kính cũng vậy. Nó hoàn toàn chỉ là những phán quyết có tính chất một chiều theo kiểu chủ nhà – con ả ở trong màn ấy Thị Kính cũng bị đẩy từ vị trí một người con dâu xuống thân phận một đứa ở trong nhà. Nàng chỉ biết ngậm đắng cay mà không thể có cách nào cự được.
Sự phân biệt giàu sang – nghèo hèn trong đoạn trích "Nỗi oan hại chồng" đã biến Sùng Bà thành một vị quan tòa đổ lên đầu Thị Kính bao nhiêu tội trọng. Không những thế đến như nhân vật Sùng Ông (một người suốt ngày say rượu) mà còn bày ra trò lừa bịp: mời Mãng Ông sang ăn cữ cháu để cùng với vợ giày vò nổi đau của hai bố con đứa con dâu. Hành động của Sùng Ông với cha con Thị Kính cũng là một chi tiết quan trọng chứng tỏ sự phân biệt sang hèn giữa hai gia đình là vô cùng sâu sắc. Nó như là một điểm nhấn đẩy nỗi oan khiên của Thị Kính càng lúc càng đến chỏ cao hơn.
Như vậy rõ ràng ở đoạn đầu của vở chèo này, nỗi đau của Thị Kính không chỉ là nỗi oan của một cô gái bị ghép vào tội "giết chồng". Nỗi đau ấy còn là nỗi đau câm lặng của thân phận con ong cái kiến. Cái nghèo và sự thấp hèn đã khiến Thị Kính không thể có lời nào để tự minh oan. Nó đẩy Thị Kính đến bên bờ vực và cướp đi toàn bộ cái ước mơ hạnh phúc của người con gái đức hạnh, thủy chung. Nỗi oan của Thị Kính vì thế mà còn tiêu biểu cho bao kiếp người lầm than nhỏ bé khác trong xã hội phong kiến lạc hậu ngày xưa.
Trong số bốn vở chèo quen thuộc với nhân dân ta: Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Kim Nham, Chu Mãi Thần, thì vở chèo Quan Âm Thị Kính được xem là vở chèo hay nhất. Nhân vật nữ chính tcong vở chèo này là Thị Kính. Nàng con nhà nghèo, có nhan sắc nên lấy được chồng là Thiện Sĩ con nhà hào phú. Do bị vu là hại chồng, nàng bị hành hạ vùi dập, bị đuổi đi. Không còn con đường nào khác nàng đã chọn quãng đời còn lại cho mình là tu hành.
Thị Kính được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, mến mộ nhan sắc của nàng Thiện Sĩ cưới nàng làm vợ. Cuộc sống vợ chồng đang bình thường yên ấm, bỗng chốc nàng bị mang tội tày trời: giết chồng.
Một hôm, vợ ngồi khâu vá, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Vốn yêu chồng nàng lân la ngắm nghía khuôn mặt chồng yêu, bất chợt:
Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc
Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta
Râu làm sao một chiếc chồi ra ...
Dạ thương chồng lòng thiếp sao an
Âu dao bén, thiếp xén tày một mực.
Nàng vì muốn đẹp cho chồng, thương chồng. Rõ ràng việc nàng lấy dao cắt bỏ cái râu mọc ngược trên mặt chồng là thế hiện tình cảm đó. Nhưng trớ trêu thay chính hành động đó đã khiến cả cuộc đời nàng mang nỗi oan khiên. Và thế là như một quả bom nổ tung trong gia đình Sùng bà, chưa rõ mọi chuyện nhưng qua lời kể của Thiện Sĩ thì đích thị là nàng.
Thưa cha mẹ, đêm qua con ngồi học đã khuya
Vừa chợp mắt thấy dao kia kề cổ
Con nói đây có quỷ thần hai vai chứng tỏ
Dẫu thực hư đôi lẽ con chưa tường.
Thật nực cười thay cho Thiện Sĩ, lấy vợ mà chẳng hiểu vợ mình thế nào, và chàng chẳng cần xem xét sự việc thực hư đã khẳng định là vợ muốn giết mình. Đây có lẽ cũng là một trong những điều khiến ta suy nghĩ nhiều. Vợ chàng chàng đâu tìm hiểu, cha mẹ lấy cho là chàng có vợ. Sự việc sẽ bình thường nếu như vị nho sinh kia hiểu vợ, hiểu hành động của vợ. Lẽ dĩ nhiên, câu chuyện rẽ sang ngả khác và bi kịch với Thị Kính diễn ra.
Sùng bà mạt sát Thị Kính thậm tệ, bà quả quyết rằng Thị Kính muốn giết con bà, bằng chứng là con dao kề cổ.
Cái con mặt sứa gan lim này! mày định giết con bà à?
Mụ vừa chửi vừa rủa vừa dúi đầu Thị Kính ngã xuống. Mụ gào lên như chính mình bị ăn hiếp. Mụ chửi Thị Kính là tuồng lẳng lơ, mèo mả gà đồng. Mụ gạt phắt đi những lời kêu oan khẩn cầu của Thị Kính. Nàng muốn giãi bày đầu đuôi sự việc nhưng nào có được. Mụ xỉa xói cho rằng nàng “cả gan” là kẻ hư hỏng say hoa đắm nguyệt, trên dâu dưới Bộc... và “gái say trai lập chí giết chồng và đòi chém bổ băm vằm Thị Kính. Mụ khinh bỉ Thị Kính vì không biết đạo lý vơ chồng, tam tòng tứ đức rồi cầu mong cho Thị Kính bị báo ứng.
Mụ cho rằng Thị Kính không xứng với Thiện Sĩ, quyết đuổi Thị Kính ra khỏi nhà. Mụ vênh váo tự cao cho rằng gia đình mụ là cao môn lệnh tộc, là rồng phượng không thể sống cùng hạng cua ốc, liu điu. Ta thấy rằng trong đoạn trích này hầu như không có một phản ứng nào của chồng mụ và con mụ. Trước sự việc lớn như vậy mà Sùng ông - trụ cột gia đình không dám đứng ra phân giải xem xét dự việc. Sùng ông chỉ là kẻ nát rượu, lèm bèm. Còn Thiện Sĩ thì răm rắp nghe lời mẹ, mặc dù vợ mình đang một mực kêu oan. Dường như mọi quyền hành trong gia đình thuộc về một tay mụ ác (Sùng bà). Như vậy cả chồng của mụ, con trai mụ cũng không dám nói câu nào huống hồ con dâu. Thị Kính chỉ biết khóc và cũng chỉ khóc mà thôi.
Trong sáu lần nàng khóc van xin có đến bốn lần nàng van lạy Sùng bà, nàng càng khóc thì mụ càng chửi mắng thậm tệ hơn. Với nàng nỗi oan chỉ có kêu trời mà thôi.
Bị vu oan là giết chồng, tội ác không thể tha thứ, mẹ chồng nàng không cần biết nàng nói gì, mặc nàng cứ khóc, cứ van xin. Mụ nhất định đuổi Thị Kính về nhà mẹ đẻ. Đó là sự tủi nhục cực khổ vô cùng của Thị Kính, của người phụ nữ nghèo hèn trong xã hội cũ. Sinh ra phải kiếp nhà nghèo tưởng rằng được nương tựa nhà giàu là bớt khổ, tưởng rằng lấy được chồng có học thì cuộc sống gia đình sẽ ấm êm, ai ngờ nhà giàu họ khinh bỉ phận nghèo, coi nàng như cỏ rác, còn chồng thì đần độn... Nàng còn biết nhờ cậy vào ai?
Ngay cả cha đẻ của nàng cũng bị Sùng ông khinh miệt coi thường, mặc dù giữa họ là chỗ thông gia. Cha con ôm nhau cùng khóc, có nỗi đau nào hơn nỗi đau này.
Nếu như sự bế tắc của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là bị chồng nghi oan là thất tiết, thanh minh không được nàng đành trầm mình xuống bến Hoàng Giang thì ở đây Thị Kính lại khác. Nàng tuy bị gia đình nhà chồng ruồng bỏ, nàng đau khổ về miệng đời cũng không sao tránh khỏi tiếng mỉa mai. Nàng xót xa cho số phận hẩm hiu, trách cuộc đời oan trái, nàng trách gia đình nhà Thiện Sĩ đang tay nỡ bẻ phận hồng làm đôi. Nàng cũng chẳng cầu mong nhật nguyệt rạng soi. Điều này, cho ta thấy chính trong lúc bề tắc tột nàng đã vượt lên chính mình làm chủ được mình.
Không, không phải sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoan chính
Và nàng xuống tóc đi tu.
Những kẻ nghèo hèn trong xã hội luôn bị vùi dập, Thị Kính là một ví dụ. Nàng đức hạnh thuỷ chung nhưng không được sống cuộc đời hạnh phúc. Chính gia đình nàng đã đẩy nàng vào chân tường, nàng đã không chọn cái chết, nàng không chịu ngậm oan nơi chín suối. Nàng đã nhận thức rằng phải sống, sống để minh oan cho mình. Không phải riêng nàng mà dường như trong nhận thức của nhân dân ta khi quá khổ cực, quá cay đắng họ thường tìm đến thế giới siêu nhiên để tự an ủi mình, đế tìm lối thoát. Họ quan niệm chỉ có đến cửa phật mới mong rũ bỏ bụi trần, khiến cho con người ta thiện hơn, nhân ái với nhau hơn. Và cũng chỉ có đức phật mới chứng giám cho lòng nhân lòng thiện của con người. Với Thị Kính có lẽ chỉ có con đường tu hành là duy nhất, nhưng thực tế oan khiên với nàng còn đeo đẳng nàng ngay lúc nàng đã đi tu. Nỗi oan chồng chất đeo đẳng theo nàng mãi.
Sự bế tắc không chỉ của Thị Kính mà là của cả một lớp người, giai tầng xã hội. Cả cuộc đời họ chuỗi ngày oan trái không lối thoát. Tiếng nói của họ là sự lên án mạnh mẽ xã hội thối nát đồng thời mơ ước một xã hội tốt đẹp hơn như cõi tu chẳng hạn. Đây chính là sự bế tắc, có thể nói rằng là sự buông xuôi phó mặc cho số phận của cả một xã hội chưa có cách mạng dẫn đường.
Nỗi oan hại chồng là tiếng kêu thương, đau khổ của người phụ nữ nghèo hèn trong xã hội cũ. Bị vu oan, bị vùi dập, bị xua đuổi, sống trong bế tắc. Song dù trong hoàn cảnh như vậy thì Thị Kính nói riêng và dân ta nói chung có chăng lối thoát duy nhất:
Tu là cõi phúc, tình là dây oan
Từ lâu, nhân dân ta lưu truyền câu thành ngữ đã trở nên hết sức quen thuộc “Oan Thị Kính”. Đây là thành ngữ dùng đểchỉ những nỗi oan ức đến cùng cực, nỗi oan không thể giãi bày. Thế nhưng, nhân vật của câu thành ngữ - Thị Kính - không chỉ chịu khổvì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang tàn ác khinh rẻ. Đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” kể về đoạn đời đầy bất hạnh của người phụ nữ lương thiện ấy.
Trước hết, nỗi khổ đau của Thị Kính phải chịu đựng bắt nguồn từ việc bị ngờ oan. Khi chồng “dùi mài kinh sử” đã đến hồi mệt mỏi cần được nghỉ ngơi, người vợ hiền - Thị Kính đã ân cần ngồi quạt cho chồng. Chăm sóc chồng không chỉ là việc làm của người vợ đảm đang mà đối với họ còn là một hạnh phúc. Thị Kính cũng thế. Song khi nàng muốn được chăm sóc cho chồng nhất, muốn được hưởng niềm hạnh phúc của người vợ thì lại là lúc nàng gặp phải sự đùa cợt của số phận. Nhìn thấy Thiện Sĩ có “dị hình sắc dưới cằm mọc ngược” và “dạ thương chồng” vì “trước đẹp mặtchàng sau đẹp mặt ta”, tiện có con dao sắc đang cầm trong tay, nàng định bụng sẽ xén chiếc râu quái ác ấy. Nhưng oái oăm thay, Thiện Sĩ “chợt giật mình tỉnh dậy” tình ngay mà lí gian, con dao trong tay nàng không còn là con dao làm đẹp cho chồng mà trở thành bằng chứng của một âm mưu tàn ác. Thực hư ra sao chẳng cần xét hỏi, bà mẹ chồng Sùng Bà - dồn dập đổ xuống đầu nàng những lời buộc tội và căn cứ:
“Cái mặt con sứa gan lim này! Mày định giết con bà à”
Yêu và thương chồng hết mực, một mảy may ý định giết chồng nàng cũng không hề nghĩ tới. Vậy việc làm chẳng hề có ấy qua lời của mụ thì “rõ rành rành mười mắt đều trông”. Đau đớn quá, oan ức quá! Nỗi oan chẳng dừng lại ở đó. Người vợ thủy chung tình nghĩa mang thêm tội ăn ở hai lòng với sự suy diễn trắng trợn từ Sùng Bà. Nguyên nhân giết chồng là do nàng đã “trót say hoa đắm nguyệt”, “đã trên dâu dưới bộc hẹn hò”. Nỗi oan ấy chẳng hề bày tỏ cùng ai. Người chồng nhu nhược đớn hèn chỉ biết làm ngơ trước tình cảm của người vợ “nghĩa nặng tình sâu”, “trăm năm kết tóc”. Ba lần tiếng kêu thảm thiết Thị Kính hướng về mẹ chồng thì bị đáp trả bằng những lời buộc tội thêm một chồng chất, bằng cú dúi tay ngã khụy nhẫn tâm.
Thế nhưng, chúng ta đều biết rằng tội của nàng không phải vi phạm vào “tam tòng tứ đức” mà là tội nghèo. Ngờ oan cho con dâu chỉ là cái cớ để bà mẹ chồng tàn ác kia khinh miệt, nhục mạ xuất thân nghèo hèn của nàng, lấy cho con trai người vợ “không môn đăng hộ đối” chắc hẳn Sùng Bá âm ỉ mang trong lòng sự căm ghét với con dâu. Chỉ có những “nơi công hầu” mới xứng đáng sánh đôi cùng con trai bà, bởi “nhà bà đây cao môn lệnh tộc” nhà bà đây “giống phượng giống công”. Khác với vẻ khoe khoang vênh váo khi nói về dòng giống của mình, Sùng Bá không tiếc lời khinh bỉ, coi thường khi nhắc tới gia đình Thị Kính. Cái loại “mèo mả gà đồng”, cái loại “con nhà cua ốc” mà lại là con dâu bà thì thật là điều ô nhục. Suốt đời, những thân phận nghèo hèn chỉ thuộc địa vị thấp kém, mãi mãi không thể ngẩng đầu được:
Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
Người xưa thật tài tình với những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, với việc đặt vào cái miệng nanh nọc của Sùng Bà một thứ ngôn ngữ phong phú đa dạng đến thế. Đáng thương thay cho Thị Kính, bị hành hạ về mặt tinh thần chưa đủ, nàng còn phải chịu đựng những hành vi tàn ác và rất thô bạo từ người mẹ chồng quyền quý, giàu sang. Hai lần, dưới bàn tay thô bạo của Sùng Bà, Thị Kính đã ngã xuống. Cả hai lần đều là chỉ Thị Kính mở miệng kêu oan. Khi đã rũ rượi vì khóc than đau đớn, nàng còn phải ngửa mặt lên để hứng những lời lẽ cay độc. Sùng Bà có lẽ đã giận mình không thể “chém bổ băm vàm xả xích mặt” nàng ra.
Xung đột kịch đã đẩy lên tới đỉnh điểm là lúc Thị Kính chạy lại cha đẻ sau cái dúi ngã tàn nhẫn của Sùng Ông, rồi hai thân phận nghèo hèn ấy ôm nhau than khóc. Còn nỗi đau, nỗi nhục nào hơn khi một con người bất lực trước việc cha đẻ bị khinh bỉ, hành hạ. Người cha tội nghiệp ấy cũng vì nghèo hèn mà trở thành nạn nhân của trò đùa tai quái do vợ chồng Sùng Bà bày ra: gọi ông sang ăn cữ cháu nhưng thực chất là trả lại cô con gái “lăng loàn”. Họ khóc than cho nỗi đau đớn, nhục nhã của những thân phận nhỏ bé bị chà đạp bởi những kẻ giàu có tàn ác.
Rõ ràng, quan hệ giữa Sùng Bà và Thị Kính không còn đơn giản là quan hệ mẹ chồng - nàng dâu mà nó đại diện cho mối quan hệ giàu - nghèo, sang - hèn và trở thành quan hệ không thể điều hòa và giải quyết được, đó là quan hệ giai cấp. Những kẻ giàu có tàn ác luôn luôn tìm cách chà đạp, vùi dập những con người nghèo khổ trong xã hội. Đáng thương thay, người phụ nữ yếu đuối lại là nạn nhân của thói đời đen bạc, của sự bất công vô lí ấy.
chúc bn học tốt! k cho mk nha!
Quan Âm Thị Kính là một tích chèo quen thuộc với đông đảo công chúng độc giả Việt Nam. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời Thị Kính, một người con gái đức hạnh nhưng lại trải qua bao nỗi trái ngang. Ngay ở phần đầu vở diễn, chúng ta đã thấy "nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh bỉ”.
Cuộc đời của Thị Kính là cuộc đời của những nỗi oan không có cách nào giải được. Những oan khiên ấy có lẽ bắt đầu từ cái ngày mà Thị Kính đặt chân về nhà chồng. Thị Kính là con gái Mãng ông, gia đình cô là một gia đình nông dân nghèo thực sự. Thế nhưng cô lại lấy Thiện Sĩ, con của một gia đình giàu có trong vùng. Cuộc hôn nhân không "môn đăng hậu đối" ấy dường như là điềm báo trước những nỗi oan khiên và là căn nguyên bắt đầu mọi việc.
Mối oan "hại chồng” của Thị Kính bắt đầu từ một hành động tình ngay nhưng lý gian. Nàng bị bắt gặp khi đang cầm dao kề lên cổ của chồng. Dù đã hết mực ra sức biện minh, thế nhưng không một ai trong gia đình của Sùng Ông, Sùng Bà muốn tin rằng: Thị Kính đang dùng đao để cắt Sợi râu mọc của chồng. Câu chuyện cứ thế được đẩy lên khiến Thị Kính bị rơi vào một nỗi oan không sao giải được
Nỗi oan của Thị Kính được kết thành từ sự hiểu lầm cố ý của gia đình Thiện Sĩ, nhất là của Sùng Bà. Thế nhưng ẩn đằng sau cái hình thức ấy, thực sự có một lý do khác lớn hơn. Đọc những lời độc thoại mà Sùng Bà nói với Thị Kính (những quy kết có tính chất một chiều), chúng ta thấy có nhiều câu thể hiện rõ sự phân chia đẳng cấp. Sùng Bà (gắt Sùng Ông):
"… Lấy vợ cho con thì phải kén họ. Tôi đã bảo là phải kén những nơi công hầu kia mà !
Giống phượng giống công
Giống nhà bà đây giống phượng giống công
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ…"
Hoặc:
“Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu đìu lại nở ra dòng liu điu
Này Ị Nhà bà đây cao môn lệnh tộc
Mày là con nhà cua ốc
Cho nên chữ tam tòng mày ăn ở đơn sai"…
Lời của Sùng Bà quả là vô cùng độc đoán và cay độc. Nó thể hiện rõ sự tàn ác dã man của những kẻ giàu sang quyền thế. Cái cách mà Sùng Bà đổ tội cho Thị Kính cũng vậy. Nó hoàn toàn chỉ là những phán quyết có tính chất một chiều theo kiểu chủ nhà – con ả ở trong màn ấy Thị Kính cũng bị đẩy từ vị trí một người con dâu xuống thân phận một đứa ở trong nhà. Nàng chỉ biết ngậm đắng cay mà không thể có cách nào cự được.
Sự phân biệt giàu sang – nghèo hèn trong đoạn trích "Nỗi oan hại chồng" đã biến Sùng Bà thành một vị quan tòa đổ lên đầu Thị Kính bao nhiêu tội trọng. Không những thế đến như nhân vật Sùng Ông (một người suốt ngày say rượu) mà còn bày ra trò lừa bịp: mời Mãng Ông sang ăn cữ cháu để cùng với vợ giày vò nổi đau của hai bố con đứa con dâu. Hành động của Sùng Ông với cha con Thị Kính cũng là một chi tiết quan trọng chứng tỏ sự phân biệt sang hèn giữa hai gia đình là vô cùng sâu sắc. Nó như là một điểm nhấn đẩy nỗi oan khiên của Thị Kính càng lúc càng đến chỏ cao hơn.
Như vậy rõ ràng ở đoạn đầu của vở chèo này, nỗi đau của Thị Kính không chỉ là nỗi oan của một cô gái bị ghép vào tội "giết chồng". Nỗi đau ấy còn là nỗi đau câm lặng của thân phận con ong cái kiến. Cái nghèo và sự thấp hèn đã khiến Thị Kính không thể có lời nào để tự minh oan. Nó đẩy Thị Kính đến bên bờ vực và cướp đi toàn bộ cái ước mơ hạnh phúc của người con gái đức hạnh, thủy chung. Nỗi oan của Thị Kính vì thế mà còn tiêu biểu cho bao kiếp người lầm than nhỏ bé khác trong xã hội phong kiến lạc hậu ngày xưa.
Từ lâu, nhân dân ta lưu truyền câu thành ngữ đã trở nên hết sức quen thuộc “Oan Thị Kính”. Đây là thành ngữ dùng đểchỉ những nỗi oan ức đến cùng cực, nỗi oan không thể giãi bày. Thế nhưng, nhân vật của câu thành ngữ - Thị Kính - không chỉ chịu khổvì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang tàn ác khinh rẻ. Đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” kể về đoạn đời đầy bất hạnh của người phụ nữ lương thiện ấy.
Trước hết, nỗi khổ đau của Thị Kính phải chịu đựng bắt nguồn từ việc bị ngờ oan. Khi chồng “dùi mài kinh sử” đã đến hồi mệt mỏi cần được nghỉ ngơi, người vợ hiền - Thị Kính đã ân cần ngồi quạt cho chồng. Chăm sóc chồng không chỉ là việc làm của người vợ đảm đang mà đối với họ còn là một hạnh phúc. Thị Kính cũng thế. Song khi nàng muốn được chăm sóc cho chồng nhất, muốn được hưởng niềm hạnh phúc của người vợ thì lại là lúc nàng gặp phải sự đùa cợt của số phận. Nhìn thấy Thiện Sĩ có “dị hình sắc dưới cằm mọc ngược” và “dạ thương chồng” vì “trước đẹp mặtchàng sau đẹp mặt ta”, tiện có con dao sắc đang cầm trong tay, nàng định bụng sẽ xén chiếc râu quái ác ấy. Nhưng oái oăm thay, Thiện Sĩ “chợt giật mình tỉnh dậy” tình ngay mà lí gian, con dao trong tay nàng không còn là con dao làm đẹp cho chồng mà trở thành bằng chứng của một âm mưu tàn ác. Thực hư ra sao chẳng cần xét hỏi, bà mẹ chồng Sùng Bà - dồn dập đổ xuống đầu nàng những lời buộc tội và căn cứ:
“Cái mặt con sứa gan lim này! Mày định giết con bà à”
Yêu và thương chồng hết mực, một mảy may ý định giết chồng nàng cũng không hề nghĩ tới. Vậy việc làm chẳng hề có ấy qua lời của mụ thì “rõ rành rành mười mắt đều trông”. Đau đớn quá, oan ức quá! Nỗi oan chẳng dừng lại ở đó. Người vợ thủy chung tình nghĩa mang thêm tội ăn ở hai lòng với sự suy diễn trắng trợn từ Sùng Bà. Nguyên nhân giết chồng là do nàng đã “trót say hoa đắm nguyệt”, “đã trên dâu dưới bộc hẹn hò”. Nỗi oan ấy chẳng hề bày tỏ cùng ai. Người chồng nhu nhược đớn hèn chỉ biết làm ngơ trước tình cảm của người vợ “nghĩa nặng tình sâu”, “trăm năm kết tóc”. Ba lần tiếng kêu thảm thiết Thị Kính hướng về mẹ chồng thì bị đáp trả bằng những lời buộc tội thêm một chồng chất, bằng cú dúi tay ngã khụy nhẫn tâm.
Thế nhưng, chúng ta đều biết rằng tội của nàng không phải vi phạm vào “tam tòng tứ đức” mà là tội nghèo. Ngờ oan cho con dâu chỉ là cái cớ để bà mẹ chồng tàn ác kia khinh miệt, nhục mạ xuất thân nghèo hèn của nàng, lấy cho con trai người vợ “không môn đăng hộ đối” chắc hẳn Sùng Bá âm ỉ mang trong lòng sự căm ghét với con dâu. Chỉ có những “nơi công hầu” mới xứng đáng sánh đôi cùng con trai bà, bởi “nhà bà đây cao môn lệnh tộc” nhà bà đây “giống phượng giống công”. Khác với vẻ khoe khoang vênh váo khi nói về dòng giống của mình, Sùng Bá không tiếc lời khinh bỉ, coi thường khi nhắc tới gia đình Thị Kính. Cái loại “mèo mả gà đồng”, cái loại “con nhà cua ốc” mà lại là con dâu bà thì thật là điều ô nhục. Suốt đời, những thân phận nghèo hèn chỉ thuộc địa vị thấp kém, mãi mãi không thể ngẩng đầu được:
Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
Người xưa thật tài tình với những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, với việc đặt vào cái miệng nanh nọc của Sùng Bà một thứ ngôn ngữ phong phú đa dạng đến thế. Đáng thương thay cho Thị Kính, bị hành hạ về mặt tinh thần chưa đủ, nàng còn phải chịu đựng những hành vi tàn ác và rất thô bạo từ người mẹ chồng quyền quý, giàu sang. Hai lần, dưới bàn tay thô bạo của Sùng Bà, Thị Kính đã ngã xuống. Cả hai lần đều là chỉ Thị Kính mở miệng kêu oan. Khi đã rũ rượi vì khóc than đau đớn, nàng còn phải ngửa mặt lên để hứng những lời lẽ cay độc. Sùng Bà có lẽ đã giận mình không thể “chém bổ băm vàm xả xích mặt” nàng ra.
Xung đột kịch đã đẩy lên tới đỉnh điểm là lúc Thị Kính chạy lại cha đẻ sau cái dúi ngã tàn nhẫn của Sùng Ông, rồi hai thân phận nghèo hèn ấy ôm nhau than khóc. Còn nỗi đau, nỗi nhục nào hơn khi một con người bất lực trước việc cha đẻ bị khinh bỉ, hành hạ. Người cha tội nghiệp ấy cũng vì nghèo hèn mà trở thành nạn nhân của trò đùa tai quái do vợ chồng Sùng Bà bày ra: gọi ông sang ăn cữ cháu nhưng thực chất là trả lại cô con gái “lăng loàn”. Họ khóc than cho nỗi đau đớn, nhục nhã của những thân phận nhỏ bé bị chà đạp bởi những kẻ giàu có tàn ác.
Rõ ràng, quan hệ giữa Sùng Bà và Thị Kính không còn đơn giản là quan hệ mẹ chồng - nàng dâu mà nó đại diện cho mối quan hệ giàu - nghèo, sang - hèn và trở thành quan hệ không thể điều hòa và giải quyết được, đó là quan hệ giai cấp. Những kẻ giàu có tàn ác luôn luôn tìm cách chà đạp, vùi dập những con người nghèo khổ trong xã hội. Đáng thương thay, người phụ nữ yếu đuối lại là nạn nhân của thói đời đen bạc, của sự bất công vô lí ấy.
Bài văn tham khảo :
Trong xã hội phong kiến xưa thân phận của người phụ nữ luôn gặp phải những khổ đau bất hạnh. Những thân phận ấy luôn làm cho chúng ta phải xót xa, thương cảm. Nhân vật Thị Kính trong vở chèo “Quan Âm Thị Kính” đem lại cho người ta sự yêu mến về nhân cách đồng thời cũng xót xa cho số phận- một số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến hà khắc.
Nhân vật Thị Kính hiện lên đầu tiên đó là một người con gái đức hạnh. Đầu tiên, nàng là một người phụ nữ hết lòng vì chồng, vì gia đình chồng. Chỉ một hành động nhỏ là để ý chồng mình có cái râu mọc ngược và muốn cắt nó để làm đẹp cho chồng ta cũng có thể nhận ra đối với chồng, nàng không phải là một người vợ có gì đáng chê trách mà ngược lại rất yêu thương chồng. Đáng ra chồng nàng phải là người hiểu điều này hơn ai cả, thế nhưng lại có thể hiểu lầm nàng có ý mưu sát chồng. Thêm vào đó, hôn nhân của nàng vốn không môn đăng hộ đối, gia đình nhà chồng không ai ủng hộ nên thực chất, mối hiểm họa về số phận bi đát của nàng đã manh nha dự báo từ lâu. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là vậy, họ bị những cổ tục hà khắc đè nén mang theo những hiểm họa về sự bất hạnh, đồng thời họ là những người không có tiếng nói, sống phụ thuộc và bị coi rẻ.Vậy là từ một việc nhỏ như vậy, nàng bị vu oan có ý mưu sát chồng, với tính cách hiền hậy, dịu dàng, nàng không thể đối lại với lời lẽ cay nghiệt của nhà chồng lại sợ cha mẹ ruột liên lụy nên quyết định giả làm chú tiểu, nương nhờ cửa Phật. Những tưởng đến chốn linh thiêng, cuộc đời nàng sẽ vơi sóng gió, nhưng vốn là một người phụ nữ có nhan sắc, khi giả chú tiểu nàng trở thành một chú tiểu khôi ngô tuấn tú và khiến cho Thị Mầu- con gái phú ông mê mệt. Nhưng vốn thân nữ nhi lại đang nương nhờ cửa Phật, hết lần này đến lần khác, Thị Kính trốn tránh những lời ong bướm tán tỉnh lẳng lở của Thị Mầu. Thị Mầu vì vậy sinh thù, ăn nằm với anh hầu rồi đổ vạ cho Thị Kính. Nếu khi ấy, Thị Kính nói rõ thân phận của mình là nữ nhi, mọi thị phi sẽ rũ bỏ nhưng nàng không thể làm vậy, đành ôm mối oan ức, bị đuổi ra khỏi chùa. Nhưng nàng không vì thế mà mất đi lòng nhân của mình. Sau sự việc, Thị Mầu để lại đứa con của mình trước cổng chùa cốt để lại cho Thị Kính, Thị Kính hoàn toàn có lí do để bỏ mặc đứa trẻ. Nhưng một tấm lòng nhân hậu như của nàng hiểu rằng đứa trẻ là vô tội, nàng không ngại nuôi nấng chăm sóc nó như con ruột cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay mới để lại một bức di thư cho người đời hiểu rõ ngọn nguồn.
Số phận của người con gái đẹp người đẹp nết ấy sao mà lại bất hạnh như vậy. Ngay từ đầu, Thị Kính không hề làm một hành động gì có lỗi cả, mọi chuyện đều xuất phát từ ý tốt vậy mà trở thành tai họa. Cuộc đời nàng không hề làm sai trái điều gì, cũng chưa từng hại ai vậy mà chịu hai lần nỗi oan, lần nào cũng là nỗi oan tày trời mà lần nào nàng cũng phải chịu. Người con gái bất hạnh ấy không biết phải kêu oan ở đâu kêu oan như thế nào khi quyền thế nằm trong tay những người có quyền thế, còn nàng chỉ là một người phụ nữ bé nhỏ, khổ sở
Nhân vật Thị Kính để lại trong lòng người đọc nhiều xót xa, thương cảm cho một kiếp người khổ đau và niềm quý mến cho một người con gái đức hạnh, đẹp người, đẹp nết.
● Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông và Sùng bà đã gọi Mãng ông sang để hạ nhục bằng những câu nói mỉa mai "Ông Mãng ơi, ông sang mà ăn cữ cháu!", "Ông vẫn khoe con ông nữ tắc nữ công nhỉ?", "Đang nửa đêm nó cầm dao giết chồng đây này!" rồi liên tục chửi và đuổi hai cha con ra khỏi nhà "Đấy, con ông đấy, ông đem về mà dạy bảo", "...bớt cái mồm mà khoe khoang...","Về đi!". Đặc biệt, Sùng ông còn cự tuyệt quan hệ thông gia với Mãng ông bằng cái dúi ngã Mãng ông rồi quay đầu bỏ vào nhà.
● Xung đột kịch được đẩy lên đến đỉnh điểm qua hình ảnh Thị Kính chạy lại đỡ cha rồi Hai cha con ôm nhau than khóc. Hình ảnh nức nở, bất lực của hai cha con Thị Kính trước những lời nói nhục mạ, những hành động không tôn trọng của Sùng ông, Sùng bà chính là số phận của những người dân lao động nghèo thấp cổ bé họng, bị áp bức trong xã hội phong kiến xưa trước tầng lớp thống trị tàn nhẫn, độc ác.
• Trước khi rời khỏi nhà Sùng bà, Thị Kính đã quay vào nhà "nhìn từ cái kỉ sách, thúng khâu rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay". Hành động ấy của nàng cho ta thấy một sự lưu luyến với mối duyên vợ chồng này, bởi đây là nơi nàng đã sống và từng có quãng thời gian hạnh phúc, yên ấm "bấy lâu sắt cầm tịnh hảo" bên Thiện Sĩ. Nhưng hành động bóp chặt cái áo trong tay là sự bàng hoàng, uất ức cũng là sự cam chịu trước số phận hẩm hiu, bi thảm của mình khi phải xa chồng còn mang án oan suốt đời không thể rửa sạch, án giết chồng.
Quan Âm Thị Kính là vở chèo cổ nổi tiếng của sân khấu chèo. Nội dung của vở chia làm ba phần. Phần 1 là Án giết chồng: Thiện Sĩ, con trai Sùng ông, Sùng bà gia đình khá giả, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình hoảng sợ vội hô hoán lên, Sùng bà giận dữ đổ riệt cho con dâu có ý giết chồng, mắng chửi thậm tệ và đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ. Phần 2 là Án hoang thai: Bị oan ức nhưng không thể thanh minh, Thị Kính đành giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp danh là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tính lẳng lơ, đem lòng say mê chú tiểu Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu ăn nằm với anh Nô là đầy tớ rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu đổ cho Kính Tâm. Kính Tâm chịu oan, bị sư cụ đuổi ra ở ngoài tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. Phần 3 là Oan tình được giải, Thị Kính lên tòa sen: Trải qua ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Rồi nàng “hoá” (chết), được lên tòa sen, trở thành Phật Bà Quan Âm. Trước khi “hóa”, Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ. Bấy giờ mọi người mới biết Kính Tâm là gái và hiểu rõ tấm lòng từ bi nhẫn nhục của nàng.
Trích đoạn Nỗi oan hại chồng là cốt lõi trong phần mở đầu của vở chèo. Phần này có năm nhân vật tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch và làm nền cho nhân vật Thị Kính bộc lộ phẩm chất cao đẹp. Thiện Sĩ và Sùng ông là những kẻ nhu nhược, không có chủ kiến, chỉ đóng vai phụ để làm nổi bật tính cách điêu ngoa, nanh ác của Sùng bà. Xung đột cơ bản của vở chèo được thể hiện qua mâu thuẫn giữa Sùng bà và Thị Kính (mẹ chồng, nàng dâu). Sùng bà thuộc loại nhân vật mụ ác, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến với những thói hư tật xấu như hợm của, tự phụ về dòng giống cao sang, cả vú lấp miệng em, luôn lấy mình làm chuẩn mực để xem xét đánh giá người khác theo nhận thức hồ đồ của mình. Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính trong chèo, đại diện cho người phụ nữ lao động nghèo. Thị Kính là nàng dâu ngoan hiền nết na, thùy mị nhưng bị Sùng bà nanh ác đổ oan buộc tội giết chồng. Gia đình nhà chồng đã gây ra cho Thị Kính những nỗi oan chồng chất. Nàng bị hàm oan, hạnh phúc tan vỡ đuổi khỏi nhà chồng và đau khổ nhất là phải chứng kiến cảnh người cha thân yêu bị sỉ nhục.
Mâu thuẫn giữa Sùng bà và Thị Kính về hình thức là xung đột trực tiếp giữa mẹ chồng nàng dâu nhưng về bản chất lại là mâu thuẫn sâu sắc giữa kẻ thống trị và người bị trị. Đó là cái nút đầu tiên trong vở chèo bộc lộ thân phận, địa vị thấp kém của người phụ nữ nghèo trong quan hệ gia đình và hôn nhân phong kiến.
Mụ trút cho Thị Kính đủ tội mà không cần biết sự tình. Mụ xỉ vả, đuổi Thị Kính ra khỏi nhà không chỉ vì lí do cho rằng Thị Kính giết chồng mà Thị Kính còn là loại đàn bà hư đốn, tâm địa xấu xa; là con nhà thấp hèn không xứng với nhà mụ:
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ
Nhà bà đây cao môn lệnh tộc
Mày là con nhà cua ốc
Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu
Đồng nát thì về Cầu Nôm
Con gái nỏ mồm về ở với cha…
Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào!
Ông cho tôi biết đầu đuôi câu chuyện với, ông ơi !
Sùng ông: Biết này !
Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi.
Trong trích đoạn, Thị Kính đã kêu oan năm lần:
● 3 lần kêu oan với Sùng bà: Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!; Oan cho con lắm mẹ ơi! Chàng học khuya mỏi mệt, Con thấy râu mọc ngược dưới cằm...; Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!
● Một lần kêu oan với Thiện Sĩ (chồng): Oan cho thiếp lắm chàng ơi!
● Một lần kêu oan với Mãng ông (Cha): Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!
Nhân vật Thị Kính trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” (trích vở chèo "Quan Âm Thị Kính") là một trong số đó. Nàng không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nồi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
Thị Kính sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu một gia đình địa chủ, nhà Thiện Sĩ. Trong đêm thanh vắng, nàng ngồi may vá để thức cùng chồng giúp người đọc sách. Khi Thiện Sĩ ngủ quên, nàng âu yếm nhìn chồng rồi phát hiện ra cái râu mọc ngược. Hành động cầm dao cắt cái râu ấy cho chồng hoàn toàn xuất phát từ thiện ý giúp chồng đẹp hơn. Nhưng bất hạnh cho nàng, Thiện Sĩ bất ngờ tỉnh dậy hiểu nhầm hành động ấy rồi hô hoán cha mẹ. Sùng bà, Sùng ông coi việc làm của Thị Kính là mưu sát chồng.
Trước tình hình ấy, Thị Kính chỉ còn biết một mực kêu oan. Nàng kêu oan đến năm lần, trong đó bốn lần đầu hướng đến mẹ chồng và chồng:
- "Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!",
- “Oan cho con lắm mẹ ơi!”,
- “Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!,
- “Oan thiếp lắm chàng ơi!”.
Nhưng cả bốn lần, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. Bởi Sùng bà trước sau là một kẻ độc ác, tàn nhẫn không chấp nhận vị trí của Thị Kính trong nhà mụ. Còn Thiện Sĩ chỉ là một kẻ ngu muội, bạc nhược, đớn hèn. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, đó là của Mãng ông, cha nàng: "Oan cho con lắm à?" nhưng cay đắng thay: “Dù oan dù nhẫn chẳng oan. Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào?”. Đó lại là một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái. Người phụ nữ ấy gặp phải cái án hàm oan tình ngay lí gian không sao tự minh oan chiếu tuyết được. Từ đó, nàng rơi vào bi kịch với cái án oan nghiệt: giết chồng.
Nhưng đó chưa phải bi kịch lớn nhất của người phụ nữ bất hạnh này. Xã hội phong kiến đương thời tồn tại một tư tưởng bảo thu, lạc hậu đáng kinh sợ: phân biệt sang hèn rạch ròi; kẻ nghèo khó bị khinh miệt, coi rẻ như rơm rác: khi đã nghèo, nhân cách bị đánh đồng với tiền bạc có trong tay. Thị Kính xuất thân nghèo khó lại làm dâu nhà giàu nên nàng còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
Trong chốc lát Thiện Sĩ không hiểu được thiện ý của vợ. Và nhất là Sùng bà thì mụ cố tình không hiểu. Mụ ta áp đặt cho Thị Kính là “mặt sứa gan lim” “mày định giết con bà à?”. Rồi mụ đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là của một bà mẹ chồng đối với con dâu của mình mà đó là những lời lẽ của một kẻ tàn nhẫn và độc ác, hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Hãy nghe cách bà ta tự xưng: "giống nhà bà đây giống phượng giống công" để so sánh với cách bà ta gọi Thị Kính: “tuồng bay mèo mả gà đồng”. Rõ ràng bà là đang “bới” ra nguồn gốc gia đình của hai bên chứ không hề quan tâm đến mối quan hệ mà cuộc hôn nhân của con bà với Thi Kính ràng buộc. Không chỉ hạ nhục Thị Kính bằng lời nói, bà ta còn hành hạ nàng bằng những hành động dã man. Bà ta dúi dầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên. Rồi không cho nàng phân bua, thanh minh, mụ dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình. Với người phụ nữ đi làm dâu trong xã hội xưa, bị nhà chồng trả về là một điều sỉ nhục không chỉ cho bản thân họ mà còn cho cả gia đình, nội tộc. Vậy thì khi hành động như vậy, Sùng bà còn cố ý hạ nhục cả gia đình, dòng họ của Thị Kính.
Phản ánh bi kịch lên đến tột cùng trong số phận của nhân vật Thị Kính, tác giả dân gian đã lên án những tư tưởng phong kiến bảo thủ, thối nát cướp mất quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của người dân lao động, đặc biệt là người phụ nữ. Bên cạnh đó, đoạn trích kịch cũng bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận những “dải lụa đào”, “những trái bần trôi”,... bơ vơ, tội nghiệp trong xã hội cũ. Đó là một đặc điểm quan trọng thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc trong văn bản.
Nhân vật Thị Kính trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” (trích vở chèo "Quan Âm Thị Kính") là một trong số đó. Nàng không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nồi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
Thị Kính sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu một gia đình địa chủ, nhà Thiện Sĩ. Trong đêm thanh vắng, nàng ngồi may vá để thức cùng chồng giúp người đọc sách. Khi Thiện Sĩ ngủ quên, nàng âu yếm nhìn chồng rồi phát hiện ra cái râu mọc ngược. Hành động cầm dao cắt cái râu ấy cho chồng hoàn toàn xuất phát từ thiện ý giúp chồng đẹp hơn. Nhưng bất hạnh cho nàng, Thiện Sĩ bất ngờ tỉnh dậy hiểu nhầm hành động ấy rồi hô hoán cha mẹ. Sùng bà, Sùng ông coi việc làm của Thị Kính là mưu sát chồng.
Trước tình hình ấy, Thị Kính chỉ còn biết một mực kêu oan. Nàng kêu oan đến năm lần, trong đó bốn lần đầu hướng đến mẹ chồng và chồng:
- "Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!",
- “Oan cho con lắm mẹ ơi!”,
- “Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!,
- “Oan thiếp lắm chàng ơi!”.
Nhưng cả bốn lần, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. Bởi Sùng bà trước sau là một kẻ độc ác, tàn nhẫn không chấp nhận vị trí của Thị Kính trong nhà mụ. Còn Thiện Sĩ chỉ là một kẻ ngu muội, bạc nhược, đớn hèn. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, đó là của Mãng ông, cha nàng: "Oan cho con lắm à?" nhưng cay đắng thay: “Dù oan dù nhẫn chẳng oan. Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào?”. Đó lại là một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái. Người phụ nữ ấy gặp phải cái án hàm oan tình ngay lí gian không sao tự minh oan chiếu tuyết được. Từ đó, nàng rơi vào bi kịch với cái án oan nghiệt: giết chồng.
Nhưng đó chưa phải bi kịch lớn nhất của người phụ nữ bất hạnh này. Xã hội phong kiến đương thời tồn tại một tư tưởng bảo thu, lạc hậu đáng kinh sợ: phân biệt sang hèn rạch ròi; kẻ nghèo khó bị khinh miệt, coi rẻ như rơm rác: khi đã nghèo, nhân cách bị đánh đồng với tiền bạc có trong tay. Thị Kính xuất thân nghèo khó lại làm dâu nhà giàu nên nàng còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
Trong chốc lát Thiện Sĩ không hiểu được thiện ý của vợ. Và nhất là Sùng bà thì mụ cố tình không hiểu. Mụ ta áp đặt cho Thị Kính là “mặt sứa gan lim” “mày định giết con bà à?”. Rồi mụ đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là của một bà mẹ chồng đối với con dâu của mình mà đó là những lời lẽ của một kẻ tàn nhẫn và độc ác, hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Hãy nghe cách bà ta tự xưng: "giống nhà bà đây giống phượng giống công" để so sánh với cách bà ta gọi Thị Kính: “tuồng bay mèo mả gà đồng”. Rõ ràng bà là đang “bới” ra nguồn gốc gia đình của hai bên chứ không hề quan tâm đến mối quan hệ mà cuộc hôn nhân của con bà với Thi Kính ràng buộc. Không chỉ hạ nhục Thị Kính bằng lời nói, bà ta còn hành hạ nàng bằng những hành động dã man. Bà ta dúi dầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên. Rồi không cho nàng phân bua, thanh minh, mụ dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình. Với người phụ nữ đi làm dâu trong xã hội xưa, bị nhà chồng trả về là một điều sỉ nhục không chỉ cho bản thân họ mà còn cho cả gia đình, nội tộc. Vậy thì khi hành động như vậy, Sùng bà còn cố ý hạ nhục cả gia đình, dòng họ của Thị Kính.
Phản ánh bi kịch lên đến tột cùng trong số phận của nhân vật Thị Kính, tác giả dân gian đã lên án những tư tưởng phong kiến bảo thủ, thối nát cướp mất quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của người dân lao động, đặc biệt là người phụ nữ. Bên cạnh đó, đoạn trích kịch cũng bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận những “dải lụa đào”, “những trái bần trôi”,... bơ vơ, tội nghiệp trong xã hội cũ. Đó là một đặc điểm quan trọng thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc trong văn bản.