K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2016

Bài 1:

Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Bài 2:Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đât Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng. Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
 

10 tháng 11 2016

thanks bạn nhavui

30 tháng 9 2016

1, Ý nghĩa của chi tiết Bà con góp gạo nuôi Gióng là : Nói lên tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trong lúc khó khăn , hoạn nạn .

2, Ý nghĩa của chi tiết Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ là : Phản ánh ước mơ của nhân dân ta có những con người khỏe mạnh .

3, Ý nghĩa của chi tiết Gióng bay về trời là : Có những con người xả thân đánh giặc mà không đòi hỏi gì về việc thưởng.

 

30 tháng 9 2016

1.

Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: tinh thần yêu nước, căm thù giặc lúc bấy giờ là của tất cả dân tộc, thể hin tinh thần tương thân, tương ái đoàn kết của nhân dân ta thời xưa đới với người nghèo, có mức độ, chi tiết phản ánh đời sống nông nghiệp của dân ta thời xưa sống chủ yếu bằng lúa gạo, do đó giúp nhau cơn ăn là quý nhất và có khả năng nhất. 

2.

Gióng vươn vai thành tráng sĩ: sức mạnh yêu nước được thúc bách để kịp đối đầu với quân thù, có sự hậu thuẫn của nhân dân thì sức mạnh chống giặc được tăng lên nhanh chống, nhờ nhân dân nuôi dượng thì mới tạo được các anh hùng dân tộc, anh hùng dân tộc trưởng thành là từ nhân dân. 

3.

Gióng bay về trời: người anh hùng không màng danh lợi, vì không cần danh vị ở đời; đó là người trời sau xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.

20 tháng 9 2016

Mở bài:
+ Hoàn cảnh câu chuyện được kể: nhằm giải thích cho ai đó biết Vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên.
+ Giới thiệu chuyện sẽ kể (nguồn gốc của dân tộc Việt Nam).

Thân bài:
+ Những nét đặc biệt về ngoại hình, tài năng của Lạc Long Quân và những hành động giúp đỡ nhân dân của ngài.
+ Lạc Long Quân gặp Âu Cơ; những đặc điểm về ngoại hình, tính cách của Âu Cơ.
+ Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên.
+ Âu Cơ mang thai và sinh ra cái bọc trăm trứng nở trăm con; sự kì lạ trong việc lớn lên của một trăm người con.
+ Những khó khăn trong việc chung sông của hai vợ chồng khác nòi giông dẫn đến việc Lạc Long Quân và Âu Cơ quyết định mỗi người đưa năm mươi con đến xứ sở của mình và hẹn ước giúp đỡ nhau.
+ Việc lập vua Hùng của người Việt cổ.

Kết bài:

Những suy nghĩ của người kể chuyện về tình cảm của các dân tộc anh em trên đất nước trải qua hàng nghìn năm lịch sử.

25 tháng 8 2016

là chuyện con rồng cháu tiên đó bn???

4 tháng 12 2016
A. Mở bài.
- Giới thiệu khái quát về quê em.
B. Thân bài.
- Quê em trong quá khứ như thế nào?
- Quê em ngày nay đã đổi mới ra sao?
+ Quang cảnh?
+ Nhịp sống?
+ Tinh thần hăng say lao động?
- Nhìn quê hương đổi mới, cảm giác của em thế nào?
C. Kết bài.
- Em mong ước như thế nào về quê hương trong tương lai?
4 tháng 12 2016

a.MB: Giới thiệu quê em: Ở đâu? (thành thị? nông thôn? tỉnh? vùng đồng bằng? miền núi? miền biển?)
Viết 1 câu đại ý trong mấy năm qua quê em đã có nhiều đổi mới....
b.TB:
I/Trước đổi mới:
1/Cơ sở vật chất (nhà cửa, đường xá....)
-nhà: nhỏ thấp, lụp xụp....
-đường: bằng đất, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bặm.....
-chợ: ít hàng hóa, chưa có nhiều hàng quán...
-trường học: nhỏ, ít phòng học, tối tăm...
2/Đời sống của người dân
-chủ yếu làm nghề.... rất vất vả....
-thu nhập (tiền kiếm được đó các bé) thấp
-cuộc sống gặp nhiều khó khăn: trẻ em phải bỏ học,hoặc không chú ý tới học hành, không có điều kiện khám chữa bênh tốt
II/Hiện nay
1/Cơ sở vật chất
-nhà cửa khang trang (tức là to đẹp hơn đó các bé), có nhiều nhà cao tầng...
-đường được sửa chữa, xây dựng mới... đi lại thuận tiện....
-chợ: đông vui, nhộn nhịp (tức là nhiều người qua lại tạo ra cảm giác vui tai vui mắt đó), nhiều loại hàng hóa.... (miêu tả thêm)
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt...(miêu tả thêm về những thứ mới trong trường mình)
-có thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên ....(miêu tả những nơi đó)
2/Đời sống của người dân:
-khấm khá hơn: thu nhập cao hơn nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tăng năng suất....
-trong gia đình có nhiều tiện nghi như: ti vi, tủ lạnh, điều hòa, xe máy...
-Trẻ em được quan tâm hơn trong việc học hành....
-Người dân đã có nơi khám chữa bệnh...
(Xen thêm miêu tả và cảm xúc của mình)
c.KB:
-quê em đã có nhiều thay đổi
-yêu mến quê hương
-quyết tâm học tốt để xây dựng quê hương......

15 tháng 2 2016

Cô Th. - giáo viên chủ nhiệm Trường THPT Kim Liên Hà Nội - cho biết: “Mặc dù mọi thông báo cho học sinh đều đã được thông qua sổ liên lạc điện tử, nhưng trước buổi đi học trở lại sau đợt nghỉ tết 11 ngày tôi phải dành thời gian ngồi nhắn tin cho hơn 50 học sinh. Có những tin nhắn được gửi chung cho nhóm học sinh, nhưng có những tin nhắn phải soạn riêng cho những học sinh đặc biệt”.

Tin nhắn đầu năm

“Cô mong buổi học đầu tiên của năm mới, em sẽ không đi muộn 5 phút và quên thẻ học sinh nữa”. Đó là lời nhắn cho một học sinh thường xuyên muộn giờ học 5 phút và bị ghi sổ giám thị vì quên thẻ. Hay lời nhắn khác: “Ngày mai sẽ là khởi đầu của một chặng đường mà con hứa nỗ lực hết mình đấy. Chúc con thành công!” - lời nhắn cho một học sinh từng khiến người cha mà em yêu quý bị sốc vì kết quả học tập thấp kém ở học kỳ 1.

“Tôi đã nhận được lời đáp của gần một nửa số học sinh của lớp và nghĩ những lời nhắn gửi của mình không phải lời chúc sáo rỗng và vô nghĩa. Ít nhiều nó có ích, giúp các em khởi động lại sau đợt nghỉ dài” - cô Th. chia sẻ.

Trong khi đó, vợ chồng anh Thiêm, chị Xuân có hai con đang học lớp 5 và lớp 7 cho biết: “Còn hai ngày nghỉ cuối cùng, vợ chồng tôi lo lắng vì không biết làm thế nào để giúp con bắt nhịp lại với nề nếp học tập ngày thường. Cuối cùng chúng tôi nghĩ ra cách ghi âm một bài hát mà các cháu cùng yêu thích, bí mật cài vào điện thoại của các cháu. Đúng 6g45 mỗi sáng, bản nhạc phát lên, kèm sau đó là lời chúc riêng cho từng cháu”.

Anh Thiêm cho biết thêm: “Các cháu có vẻ thích thú và đã không ngủ nướng nữa. Trong “hộp thư dành riêng cho các con”, chúng tôi cũng có những lời nhắn viết tay thể hiện mong muốn và khuyến khích các cháu quay lại với sách vở một cách nghiêm túc. Cháu bé đã hoàn thành số bài tập cô giáo giao về trong dịp tết. Còn cháu lớn đã chuẩn bị sách vở sẵn sàng cho buổi học đầu tiên của năm mới”.

Buổi học nhẹ nhàng

Cô Nhung, một giáo viên chủ nhiệm lớp 1 ở Hà Nội, cho biết: “Để học sinh nhanh chóng vượt qua tuần học đầu tiên sau tết, tôi không muốn quá nghiêm khắc, tránh dùng lời lẽ nặng nề, căng thẳng đối với các con. Tôi muốn các con dần dần quay lại với nề nếp học tập một cách nhẹ nhàng, vui vẻ”. Cô Nhung cho biết buổi học đầu tiên cô kể chuyện cho học sinh và khuyến khích chúng tự đọc lại truyện, tóm tắt câu chuyện, đưa ra nhận xét. Cô sẽ chỉ ra những bài tập vui, tổ chức các hoạt động tập thể.

Cô Nguyệt Anh, giáo viên mầm non ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, cho biết đã dành một buổi trước ngày học sinh trở lại trường để trang hoàng phòng học. Những hình con thú ngộ nghĩnh, nhân vật hoạt hình được gắn lên tường, những đồ chơi đơn giản tự làm được chuẩn bị sẽ tạo hứng khởi cho các bé mang tâm lý sợ đi học sau một thời gian nghỉ tết.

Buổi học đầu tiên, theo một số phụ huynh tham gia công tác hội phụ huynh lớp, các cô giáo chủ nhiệm học sinh mầm non, tiểu học sẽ có những hoạt động có ý nghĩa, động viên học sinh. Đơn cử như “mừng tuổi các con bằng vở viết, bút luyện chữ đẹp” hay tổ chức cho các con tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tổ chức văn nghệ mừng năm mới.

Một học sinh Trường THCS Phương Mai, Hà Nội cho biết: “Chúng con đã hẹn nhau gấp bông giấy ghi lời ước để tặng cho một bạn cùng lớp vừa bị ốm nặng trong dịp tết. Điều đó khiến chúng con thấy hào hứng hơn khi đến trường vào buổi học đầu tiên”.

Ngăn ngừa bỏ học, trốn tiết

Có nhiều cách để bắt nhịp lại với nề nếp học tập nhưng đối với cán bộ quản lý các nhà trường, tháng đầu tiên sau Tết Nguyên đán vẫn phải có những biện pháp cứng rắn để ngăn ngừa tình trạng bỏ học, trốn tiết do có quá nhiều lý do khiến học sinh xao nhãng chuyện học như lễ hội, kế hoạch du xuân của các gia đình... Cùng với chuyện bỏ học, trốn tiết là tình trạng vi phạm pháp luật, vướng vào tệ nạn xã hội.

Theo đại diện Trường THPT Việt Đức, Hà Nội, sau dịp nghỉ tết nhà trường phải tăng cường nhiều hoạt động tuyên truyền, nhắc nhở học sinh giữ nề nếp học tập, phối hợp với chính quyền, cơ quan công an để giám sát, ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học, trốn tiết, có hành vi vi phạm luật giao thông, tham gia tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, nhà trường khuyến khích các câu lạc bộ của học sinh tổ chức nhiều hoạt động lành mạnh.

Thầy Nguyễn Tùng Lâm, hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, cho biết mỗi giáo viên chủ nhiệm, mỗi lớp học phải có kế hoạch riêng trong việc chấn chỉnh nề nếp học tập. Ngoài việc đi học đúng giờ, đảm bảo quy định học tập, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng còn có những quy định cụ thể cấm học sinh ăn mặc lố lăng, nhuộm tóc xanh đỏ - một “dư âm” phổ biến trong giới học sinh xuất hiện ở nhiều trường học.

Theo đại diện một số trường THPT, để “rung chuông” nhắc nhở học sinh, trường đã tổ chức thi thử tốt nghiệp, thi khảo sát chất lượng ngay trong tuần đầu tiên sau tết. Đây là một động thái để học sinh chịu ngồi vào bàn học.

15 tháng 2 2016

lộn thui khỏi mk bt r

 

27 tháng 5 2016
* Ý nghĩa
      Một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây hơn một thế kỷ được coi là văn bản hay nhất (trong số những văn bản khác) nói về thiên nhiên và môi trường vì lẽ:
- Tác giả đã viết với tất cả tình yêu mến, kính trọng đất đai của người da đỏ.
- Tác giả bằng kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, đã chỉ ra tầm quan trọng của đất, nước, không khí, và muôn thú đối với con người.
- Đặc biệt là thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên trách nhiệm của con người phải bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.

Con người là một sinh vật của hệ sinh thái có số lượng lớn và khả năng hoạt động được nâng cao nhờ khoa học kỹ thuật. Tác động của con người đối với hệ sinh thái rất lớn, có thể phân ra các loại tác động chính sau đây:

  • Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái.
  • Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên.
  • Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái: Khí hậu, thuỷ điện v.v...
  • Tác động vào cân bằng sinh thái.
  • Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái

Cơ chế của hệ sinh thái tự nhiên là tiến tới tỷ lệ P/Rằ 1; P/Bằ 0. Cơ chế này không có lợi cho con người, vì con người cần tạo ra năng lượng cần thiết cho mình bằng cách tạo ra hệ sinh thái có P/R > 1 và P/B > 0. Do vậy, con người thường tạo ra các hệ sinh thái nhân tạo (đồng cỏ chăn nuôi, đất trồng lương thực thực phẩm). Các hệ sinh thái này thường kém ổn định. Ðể duy trì các hệ sinh thái nhân tạo, con người phải bổ sung thêm năng lượng dưới dạng sức lao động, xăng dầu, phân bón.

Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên

Con người sử dụng năng lượng hoá thạch, tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2 v.v.... Mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do đốt các loại nhiên liệu hoá thạch đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của trái đất, dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần môi trường tự nhiên. Ðồng thời, các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước, ví dụ đắp đập, xây nhà máy thuỷ điện, phá rừng đầu nguồn v.v... Việc này có thể gây ra úng ngập hoặc khô hạn nhiều khu vực, thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước v.v...

Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái

Con người tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái tự nhiên bằng cách thay đổi hoặc cải tạo chúng như:

  • Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v.v...
  • Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người.
  • Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.
  • Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau.

Tác động vào cân bằng sinh thái

Con người tác động vào cân bằng sinh thái thông qua việc:

  • Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái.
  • Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi... có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.
  • Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật.
  • Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài đã có hoặc đối với con người.
  • Ðưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v.v...
 
28 tháng 5 2016

Ý nghia mik có bt đôi chút rồi nhưng cái phần "Emhãy đóng vai 1 tác giả viết 1 bức thư kêu gọi con người trước thảm họa ngày hôm nay" Mik ko lm đc

học bài thơ " lượm " xong , trong lòng em đọng lại hình ảnh về chú bé lượm vô cùng đáng yêu . đặc biệt là chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của lượm đã gây xúc động sâu sắc trong lòng em .

một hôm vẫn như mọi lần , lượm bỏ thư vào bao khoác , lên vai , bước nhanh trên con đường quê . nhg con đường lượm đi đâu phải là con đường nắng vàng của chú chim chích trong buổi bình yên ? lượm phải vượt qua nơi chiến trường ác liệt , bom đạn khói lửa mịt mù . " đạn bay vèo vèo " qua đầu nhg chu vẫn " sợ chi hiểm nghèo " . bong dan no " một dòng máu tươi " ... lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa .lưom như đang chìm vào giấc ngủ say trên thảm lúa . tưởng như lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện , thanh thản khi hi sinh ... lượm không chết . lượm vẫn còn sống mãi trong lòng dân tộc , trong mỗi chúng em .

24 tháng 2 2016

âu chuyện tôi sắp kể cho các bạn nghe dưới đây xảy ra đã mấy chục năm kể từ hồi ông nội tôi còn sống, còn trẻ và đang hăng say bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp toàn dân. Lần ấy, ông nội tôi được giao nhiệm vụ đi công tác ở Thừa Thiên - Huế. Ở đó ông đã gặp một thiếu niên dũng cảm, anh hùng.

Đầu năm 1947, đi cùng đoàn công tác với ông tối có nhà thơ Tố Hữu, vào Huế để nhận làm chủ tịch Ủy ban kháng chiến. Huế lúc ấy khá hoang tàn. Chỉ mới quay trở lại không lâu mà Pháp đã gieo rắc ở đây bao nhiêu tội ác. Cũng may nhờ có nhân dân che chở mà nhiều vùng căn cứ mật của ta còn chưa bị lộ. Sau khi sơ bộ nghe báo cáo tình hình, ông nội tôi cùng nhà thơ Tố Hữu và một vài đồng chí nữa quyết định đi xem xét ngay phong trào kháng chiến ở nội thành.

Họ đi bộ ngay đêm ấy men theo những con đường bí mật được bố trí khá an toàn ngay bên cạnh một vài bốt canh của địch. Đến khu vực đồn Mang Cá, ông thấy không khí chiến đấu của anh em rất sôi nổi nên rất vui mừng. báo cáo tình hình xong, các đồng chí dẫn đến trước mặt ông nội tôi và nhà thơ một chú bé chừng 10 tuổi trông nhanh lẹ và hoạt bát. Một đồng chí thưa:

- Báo cáo hai đồng chí, đây là em Lượm, một đồng chí liên lạc xuất sắc nhất của đồn hiện nay.

- Thế cháu mấy tuổi rồi?

- Dạ cháu 12 tuổi ạ!

- Thế cháu đi liên lạc thấy thế nào?

- Vui lắm! Ở đồn Mang Cá cháu còn thích hơn ở nhà chú ạ!

- Ừ! Rất tốt. Nếu thành Huế này cứ có những người như cháu thì thằng Pháp sẽ nhanh chóng bại trận trong một ngày không xa.

Rồi lượm chào các đồng chí để tiếp tục đi làm nhiệm vụ. Cậu bé có dáng người loắt choắt nhưng đôi chân lúc nào cũng nhanh như sóc. Bên hông chú ra dáng với một chiếc xắc nhỏ xinh đựng công văn, thư từ, mệnh lệnh. Công việc thì nguy hiểm mà lúc nào cậu cũng vui vẻ, ngây thơ. Đôi mắt cậu trong, sáng và hồn nhiên rất hợp với chiếc mũ ca lô ...

 

4 tháng 4 2016

Trang phục : Cái xắc xinh xinh ; Ca lô đội lệch . Trang phục của Lượm giống các chiến sĩ Vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp , bởi Lượm cũng là một chiến sĩ thực sự . Nhưng Lượm còn rất bé nên cái xắc đeo bên mình chỉ xinh xinh . Còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch về một bên , thể hiện nét tinh nghịch , hiếu động của tuổi thơ 

Dáng điệu , cử chỉ : Dáng loắt choắt , nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tự tin ( Cái chân thoăn thoắt ; Cái đầu nghiên nghênh ) Hồn nhiên , yêu đời ( Mồm huýt sáo vang , cười híp mí , má đỏ bồ quân ,... )

Lời nói : Tự nhiên , chân thật ( Cháu đi liên lạc ; Vui lắm chí à ; Ở đồn Mang Cá ; Thích hơn ở nhà ) .

 

4 tháng 4 2016

Bạn nào giúp thì viết thành 1 bài văn khoảng 2 tr giấy kt nhé(ko tính mặt trc')