K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2017

- Ở Pháp, do bị bóc lột nặng nề và đời sống quá khó khăn, công nhân đốt thành phố Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Ngày 3-12-1831, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Công nhân thất bại vì thiếu tổ chức và lực lượng của giai cấp tư sản mạnh lại được sự giúp đỡ của quân đội.
Năm 1834, một cuộc khởi nghĩa khác của công nhân Li-ông lại nổ ra, với ý thức chính trị rõ rệt. Sau 5 ngày đêm chiến đấu, cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Cuộc khởi nghĩa lần này thất bại vì giai cấp công nhân Pháp chưa có sự chỉ đạo thống nhất, không liên hệ và nhận được sự ủng hộ, phối hợp của công nhân các địa phương khác trong nước.
Qua hai lần khởi nghĩa của công nhân Li-ông đều bị đàn áp nhưng có thể thấy một ưu điểm rõ ràng là công nhân Pháp đang trở thành một lực lượng độc lập, đấu tranh cho mục tiêu, quyền lợi của mình ; họ đã bắt đầu thoát khỏi phong trào dân chủ của giai cấp tư sản lãnh đạo.
- Ở Anh, trong những năm 1836 - 1848, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức đã diễn ra - phong trào Hiến chương. Họ tiến hành mít tinh, đưa kiến nghị có chữ kí của đông đảo công nhân lên nghị viện, đòi quyền phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động. Mặc dù bị đàn áp, song đây là phong trào có mục tiêu chính trị rõ ràng và được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng. Những kinh nghiệm của phong trào Hiến chương đã cung cấp cho c. Mác và Ph. Ăng-ghen nhiều tài liệu quý để xây dựng lí luận về chủ nghĩa xã hội khoa học về sau.
- Ở Đức, đời sống của công nhân và thợ thủ công rất cơ cực, công nhân vừa bị tư bản bóc lột vừa phải đóng thuế cho địa chủ phong kiến địa phương. Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din khởi nghĩa, phá hủy nhà xưởng. Tuy chưa giành được thắng lợi nhưng cuộc khởi nghĩa Sơ-giê-din nói riêng và phong trào công nhân Đức nói chung trong những năm 40 của thế kỉ XIX đã báo hiệu nước Đức đang trở thành một trung tâm của cách mạng thế giới.
Nhìn chung, những cuộc đấu tranh trên của giai cấp công nhân Anh. Pháp, Đức đều thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng, song đã đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.

31 tháng 10 2018

- Ưu điểm:

     + Thể hiện được ý thức đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp công nhân.

     + Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân: từ đấu tranh kinh tế dần chuyển sang đấu tranh chính trị

     + Sự trưởng thành của giai cấp công nhân tạo điều kiên quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.

- Nhược điểm

     + Tất cả các cuộc đấu tranh cuối cùng đều thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối rõ ràng.

     + Còn nặng về đấu tranh kinh tế, đòi quyền lợi trước mắt.

28 tháng 2 2022

tham khảo

 

Nguyên nhân thắng lợi:

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.

- Có sự lãnh đạo của các vua với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

Ý nghĩa:

- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.

- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

Đánh bại hoàn toàn mộng xâm lược nước ta của nhà Tống.

Khẳng định nước ta là một nước.

Phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

Ta phản công trên sông Như Nguyệt

Ta giành thắng lợi

24 tháng 3 2016

* Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

- Kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981)

- Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ nhất (1258)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ ba (1287-1288)

- Khởi nghĩa Lam Sơn - chống quân Minh (1418-1427)

* Ý nghĩa lịch sử:

- Ghi vào lịch sử dân tộc với những chiến công chói lọi

- Đập tan tham vọng bá quyền của bon phong kiến phương Bắc.

- Bảo vệ được những thành quả xây dựng đất nước của tổ tiên, giữ vững nền độc lập, tự chủ của nhân dân đại việt.

- Thể hiện tài năng lãnh đạo, tinh thần đoàn kết chiến đấu, tinh thần anh dũng của quân dân ta.

- Lòng tự hào dân tộc, niềm tin vững chắc vào sức mạnh dân tộc, vượt qua mọi khó khăn thử thách và chiến thắng vẻ vang.

* Bài học kinh nghiệm:

- Có đường lối đấu tranh đúng đắn, phát huy sức mạnh của cả dân tộc, thể hiện qua cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên.

- Kháng chiến toàn diện: kết hợp quân sự, ngoại giao, thơ văn trong kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075-1077)

- Kháng chiến trường kì thể hiện trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân Minh xâm lược.

- Nghệ thuật quân sự độc đáo: chớp thời cơ, thể hiện qua hầu hết các cuộc kháng chiến.

- Chủ động tấn công như trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2, chọn chỗ yếu của địch mà tấn công, thực hiện "vườn không nhà trống" trong kháng chiến chống Mông - Nguyên.

25 tháng 3 2016
Tên triều đại, tên cuộc khởi nghĩaThời gianQuân xâm lượcNgười chỉ huyChiến thắng lớn
Tiền Lê981TốngLê HoànBạch Đằng, Chi Lăng
1075 - 1077 TốngLý Thường KiệtNhư Nguyệt
Trần1258, 1285, 1287 - 1288Mông - NguyênCác vua Trần, Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo...Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng
Hồ1407MinhHồ Quý LyThất bại
Khởi nghĩa Lam Sơn1418 - 1427MinhLê Lợi, Nguyễn TrãiTốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang

 

*Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và truyền thống dấu tranh giành độc lập dân tộc tốt đẹp của nhân dân ta.

 

14 tháng 1 2022

TK

14 tháng 1 2022

có 1 cái đúng thôi, còn lại thì...........

20 tháng 11 2021

THAM KHẢO

1, Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.

* Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó:

Đây là những cuộc kháng chiến tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc để giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.

18 tháng 4 2022

yeu

15 tháng 4 2021

- Nguyên nhân:

 + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc tự do cho đất nước.

 + Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc KN, ủng hộ, tiếp tế lương thực, gia nhập nghĩa quân.

- Ý nghĩa:

+ Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

+ Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc-thời Lê Sơ.

__________

Nguyên nhân quan trọng nhất: tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc và sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân. Vì nhân dân chính là lực lượng của nghĩa quân, nếu không được sự ủng hộ của nhân dân thì nghĩa quân sẽ ko thể đánh đuổi đc giặc ngoại xâm. Ngoài ra còn sự chỉ huy tài giỏi của Lê Lợi, Nguyễn Trãi,... chiến lược chiến thuật đúng đắn đã góp phần tạo lên thắng lợi này.

15 tháng 4 2021

Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.


 

13 tháng 4 2021

a) Ưu điểm

- Nông nghiệp

     + Nhà nước thực hiện chính sách quân điền song do diện tích đất công ít nên tác dụng không lớn.

     + Công tác khai hoang được khuyến khích nên diện tích khai hoang được mở rộng.

 

- Thủ công nghiệp

     + Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng để sản xuất vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức.

     + Thợ quan xưởng đã đóng được tàu thủy, tiếp cận với kĩ thuật chạy bằng máy hơi nước.

     + Trong nhân dân nghề thủ công truyền thống được duy trì

     + Nhiều nghề mới xuất hiện

b) Hạn chế

- Nông nghiệp

     + Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, lạc hậu.

- Thủ công nghiệp

     + Do chế độ công tượng hà khắc nên việc tiếp cận công nghiệp cơ khí hạn chế.

     + Các làng nghề thủ công không phát triển bằng trước.

- Thương nghiệp

     + Phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của nhà nước.

     + Nhà nước nắm độc quyền buôn bán với các nước láng giềng, việc giao lưu với các nước phương Tây bị hạn chế. Điều này làm cho kinh tế chậm phát triển.

a) Nông nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.
+ Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.
- Hạn chế:
+ Ruộng đất của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.
+ Kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.
b) Thủ công nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.
+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
- Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
c) Thương nghiệp :
- Ưu điểm : Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.
- Hạn chế:
+ Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
+ Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.