Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hưởng thụ và cống hiến là hai quan niệm sống, hai thái độ xử thế, hai vấn đề được mọi người quan tâm đến nhất trong xã hội hiện nay - một xã hội đang từng bước chuyển mình đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, một xã hội mà bước đầu còn có nhiều khó khăn phức tạp. Trong tình hình ấy, ta cần phải chọn cách sống nào trong hai lối sống vừa nói. Nỗi băn khoăn này của chúng ta đã được nhà thơ Tố Hữu giải đáp trong " Một khúc xuân ca" 12/1977.
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ phận riêng mình
Theo cách nói giả định thì "Con chim, chiếc lá" là những sinh linh bé nhỏ trong cõi đời. Tuy nhỏ bé như con chim, chiếc lá, nhưng một khi đã hiện diện trên đời, thì vẫn có trách nhiệm với đời, nghĩa là : 'Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh". Từ đó suy ra con người cũng vậy. Một khi đã sống, đã "vay" nhiều của xã hội thì phải biết "trả". "Lẽ nào vay mà không có trả". Biết nợ xã hội đó là trách nhiệm của con người ở đời "Sống là cho đâu nhận riêng mình". Đúng là con người sống trong xã hội đâu phải là chỉ biết hưởng thụ mà còn phải biết cống hiến.
Quan niệm sống của nhà thơ Tố Hữu hoàn toàn xác đáng. Sống cống hiến là một lẽ sống cao đẹp, vị tha của thanh niên thời đại Bác Hồ. Là một thành viên sống trong cộng đồng xã hội, mỗi con người đều phải hòa đồng và sống có trách nhiệm với nhau. Vay nhiều của xã hội, ai cũng vậy, phải ra sức trả món nợ ấy cho xã hội. Có nghĩa là chúng ta cần cống hiến hết sức lực của mình cho đời, cho người. Nếu ai cũng làm được như vậy, xã hội này, đất nước này nhất định sẽ tiến lên văn minh, công bằng và giầu mạnh. Chúng ta dứt khoát sẽ được sống trong một môi trường xã hội tốt đẹp như mơ.
Em thấy những ai chỉ biết hưởng thụ, vị kỉ, vụ lợi, chỉ biết "vay" mà không biết "trả", sống ở đời mà thiếu tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời thì họ chỉ là những kẻ cản trở, gây khó khăn cho xã hội trên bước đường tiến lên mà thôi.
Trong tình hình hiện nay, mỗi con người đều phải xác định đúng việc rèn luyện tu dưỡng bản thân mình, luôn luôn biết sống vì mọi người, thấy được "sống là cho" đó là điều hạnh phúc.
Là học sinh ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, chúng ta cần có ý thức sống vì mọi người, sống là cống hiến. Bốn câu thơ của Tố Hữu là một bài học, một lời khuyên sâu xa thấm thía đầy bổ ích với tất cả mọi người trong cuộc sống hôm nay. Nhà thơ đã nêu lên một quan niệm sống cao đẹp cho mọi người, mọi giới, mọi lứa tuổi đều nên noi theo. Để cho đất nước tiến triển, xã hội văn minh, tốt đẹp, mỗi người trong chúng ta cần phải biết sống là cống hiến, "có vay có trả", 'sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"
* Tóm tắt truyện Những ngôi sao xa xôi
Truyện Những ngôi sao xa xôi kể về một tổ thanh niên xung phong nhận nhiệm vụ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Tổ trinh sát gồm ba cô gái là Định, Nho và Thao. Họ phải bình tĩnh đối mặt với thần chết trong những lần phá bom, thậm chí mấy lần trong một ngày. Cuộc sống giữa chiến trường dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn có được niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản và thơ mộng. Cả ba cô gái gắn bó và yêu thương nhau như là chị em. Phần cuối truyện, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật, chủ yếu là Phương Định. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, cô được sự săn sóc chu đáo của hai đồng đội.
Ba nữ TNXP làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có Nho, Thao và Phương Định. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm nhưng 3 cô gái vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng. Và đặc biệt họ sống gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng chí đồng đội. Trong 1 lần phá bom, Nho đã bị thương và đc sự chăm sóc, lo lắng chu đáo của 2 ng đồng đội.
truyện đc trần thuật theo ngôi thứ nhất, theo lời kể của Phương Định - nv chính. Sự lựa chọn vai kể như vậy rất phù hợp với nội dung tác phẩm, thuận lợi cho việc miêu tả, đồng thời biểu hiện đc thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của 3 cô gái .
1. Trong bài thơ Nói với con của tác giả Y Phương, “Người đồng mình” có những đức tính cao đẹp:
“Người đồng mình” còn đòi nghèo, sống vất vả, cực nhọc nhưng mạnh mẽ, khoáng đạt, gắn bó chặt chẽ với quê hương. Qua lời ca ngợi những con người quê hương, nhà thơ mong muốn con phải có nghĩa tình, gắn bó với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua những thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói.
“Người đồng mình” sống mộc mạc (thô sơ da thịt) nhưng ai cũng giàu chí khí, niềm tin (chẳng mấy ai nhỏ bé) xây dựng quê hương. Lao động cần cù của người dân đã goáp phần xây dựng nên quê hương với phong tục và truyền thống tốt đẹp. Từ truyền thống đó, người cha mong con sẽ biết vươn lên trong cuộc sống, phát huy những bản chất tốt đẹp của “người đồng mình”.
- Trong đoạn thơ Tố Hữu, vần ang lặp tới 7 lần (bàng, đàng, giang, mang, đang, ngang, sang)
- Vần ang là vần mở rộng tạo nên cảm giác mở rộng, lan ra không gian mênh mông, thích hợp không khí mùa xuân đang về với mọi người.
Cảm xúc được gợi thông qua phép điệp vần
Lớp nghĩa tường minh của bài thơ nói về sóng biển
- Hàm ý: nói về người con gái khi yêu
- Sóng là tín hiệu thẩm mĩ, từ ngữ nói về sóng có lớp nghĩa thứ hai nói về tình yêu lứa đôi
+ Các lớp nghĩa hòa quyện với nhau trong suốt bài thơ, tác phẩm văn học dùng cách thể hiện hàm ý thì sẽ nổi bật đặc trưng tính hình tượng, giàu hàm súc, ý nghĩa