Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn là biện pháp tu từ so sánh "Quê hương là chùm khế ngọt", "Quê hương là đường đi học"; "Quê hương là con diều biếc".
Tác dụng của biện pháp so sánh này là giúp cho hình ảnh quê hương hiện lên với tất cả những gì thân thuộc và thân thương nhất đối với tác giả. Những hình ảnh này gợi ra tình cảm của tác giả đối với quê hương bình dị và thân thương của mình, nơi gắn liền với những tháng ngày thơ ấu của chính tác giả.
So sánh là một biện pháp tu từ được sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng sức gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.
Biện pháp so sánh: Quê hương được so sánh với chùm khế ngọt và đường đi học.
Biện pháp so sánh làm cho khái niệm trừu tượng là quê hương trở nên dễ hiểu, cụ thể. Quê hương gắn với những gì nhỏ bé, thân thuộc.
Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh dùng để cấu tạo phép so sánh trong các câu thơ, văn sau :
a/ Quê hương là chùm khế ngọt b/ Con đi trăm núi ngàn khe c/ Đà Lạt như một nàng công chúa hiền dịu giữa đất trời, luôn ngập tràn trong sắc hoa rực rỡ và những ngôi nhà hiện đại cùng những cô gái Đà Lạt luôn đẹp dịu dàng.
| d/ Cây gạo cao sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. (Vũ Tú Nam) f/ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
|
Quê hương là nơi sinh ra và lớn lên của mỗi con người. Trong đoạn thơ :
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
Tác giả đã nói về vẻ đẹp của quê hương, từng chùm khế ngọt ý đây nói về những kỉ niệm thời thơ ấu. Thời gian ấy là một khoảng khắc đẹp. Hay là con đường của tuổi thần tiên. Con đường ấy đã nâng bước bước chân của tuổi học trò tinh ngh*****ch. Những buổi chiều đi về trên con đường ấy, tuổi thơ tràn ngập ùa về. Cho đến tận bay giờ kỉ niệm đó vẫn còn in dấu trên con đường ấy. Nói chung đoạn thơ này đã nói về vẻ đẹp của quê hương và tình cảm của tác giả dành hết vào đoạn thơ này.
Chúc bạn học tốt!
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Ai sinh ra mà chẳng có quê hương ? Quê hương là nơi chon nhau cắt rốn, là ngôi nhà gắn với biết bao kỉ niêm ấu thơ. Dù bất cứ ai có xa mảnh đấy quê nhà vì lí do nào đó nhưng có lẽ vẫn luôn nhớ về quê hương, đất nước của mình đúng không ? Quê hương thật là đẹp ! “Quê hương là chùm khế ngọt…”, câu thơ ấy vẫn luôn khắc sâu trong tâm khảm của mỗi con người chúng ta.
Trong văn học, có biết bao bài thơ viết về quê hương, ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. Mỗi nhà thơ khi viết về quê hương đều mang một vể đẹp, một tình cảm rất riêng cho mảnh đất thân yêu của mình. TRong số những nhà thơ mà tôi biết, thì Tế Hanh là nhà thơ có cảm xác dạt dào, tha thiết với đất mẹ quê cha.Vì thế mà ông đã viết nên những vần thơ mãnh liệt như có hồn ca ngợi về miền đất nơi ông đã sinh ra. Đó là bài thơ “ Quê hương”. Bài thơ được viết năm 1939, khi nhà thơ vừa tròn 18 tuổi, đang học trung học tại Huế. Nỗi nhớ làng chai,nhớ quê hương thân yêu ở Bình Dương, Quảng Ngãi đã tỏa rộng và thấm sâu vào bài thơ. Bài thơ man mác nhớ thương vơi đầy.
Những câu thơ dịu dàng, tha thiết làm tôi lại bồi hồi nhớ về quê hương mình. Dù lớn lên ở Hà Nội, nhưng mảnh đất Hòa Bình thân yêu nơi tôi được sinh ra tôi sẽ chẳng bao giờ quên.
Mỗi lần được về quê lòng tôi lại ngập tràn hạnh phúc, tôi vui sướng khi được gặp lại các anh chị em của mình, và hơn hết tôi lại được đằm mình trong dòng nước trong xanh, mát lành của con sông quê hương – sông Đà.
Sông Đà đẹp nhất có lẽ là khi ra giêng, lúc ấy nước sông đã hơi cạn, không còn cuồn cuộn chảy với màu nước đục ngầu mà thay vào đó là màu nước xanh ngọc bích, dòng chảy trở nên hiền hòa hơn. Sáng sớm khi hơi sương vẫn còn đọng trên các cành lá, tôi tranh thủ ra bãi đá sông Đà để cảm nhận được đầy đủ nhất vẻ đẹp của con sông.
Con sông lúc này tựa như một thế giới cổ tích, những màn sương bàng bạc khiến không gian trở nên huyền diệu hơn. Ra tết tiết trời chỉ hơi se se lạnh, những cơn gió nhẹ nhàng thổi lướt qua, mặt sông phẳng lặng như tờ dường như cũng bị những cơn gió làm gợn lên. Sóng trên sông mới hiền hòa làm sao. Khi những tia nắng đầu tiên chiếu xuống dòng sông cảnh vật trở nên lung linh, trời mỗi lúc một sáng rõ. Khung cảnh huyền diệu, mờ ảo chợt biến đi đâu mất mà thay vào đó là khung cảnh nên thơ, tuyệt đẹp. Những bãi lau ven sông thả mình buông theo cơn gió, bông lau vàng nhạt như mái tóc của người thiếu nữ bay nhè nhẹ theo làn gió thổi. Tôi lang thang dọc bờ sông, hít căng lồng ngực mình không khí tinh khiết của buổi sớm.
Phía trên đê bắt đầu đã có những người đi tập thể dục, khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, tươi vui. Dưới lòng sông không khí tập tập cũng không kém. Những gia đình sống ven sông cũng bắt đầu dậy chuẩn bị cho ngày mới. Tiếng gọi nhau, tiếng giục nhau đi ăn sáng, đi làm,… lại rộn ràng vang lên.
Tôi yêu biết bao con sông này, nó không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế, nuôi sống nhiều gia đình, nó còn là nơi để tâm hồn ta thư thái sau một ngày học tập mệt mỏi. Con sông là một biểu tượng đẹp đẽ của người dân Hòa Bình. Có lẽ mỗi lần nhắc đến quê tôi ai lại chẳng không nhớ đến đập thủy điện và con sông Đà vừa hung bạo vừa nên thơ.
Tuổi thơ tôi và biết bao thế hệ cũng trở nên đẹp đẽ hơn, vẹn đầy hơn khi có con sông Đà ở bên. Nó là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn chúng tôi khôn lớn trưởng thành. Sau này khi học xong tôi nhất định sẽ trở về đây sinh sống và cống hiến hết mình cho mảnh đất quê hương.
minh cam nhan duoc ve que huong tuoi dep
mong uoc que huong tuoi dep hon noi ve y thich cua minh ve que huong
a ) Ẩn dụ ( Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ )
b ) Hoán dụ ( Quê hương là chùm khế ngọt , quê hương là đường đi hk )
a. Phép so sánh: công cha - núi Thái Sơn; nghĩa mẹ - nước trong nguồn
=> "công cha", "nghĩa mẹ" (A) vốn vô hình trìu tượng được so sánh với cái cụ thể hữu hình (B), đó đều là những thứ kì vĩ lớn lao của tạo hóa.
Tác dụng: nhằm nhấn mạnh công lao của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, không gì đong đếm được.
b. "Quê hương" (A) được so sánh với "chùm khế ngọt", "đường đi học" (B).
=> Quê hương vốn là khái niệm trừu tượng, vô hình, được định nghĩa bằng những gì cụ thể, hữu hình nhất.
Quê hương bắt nguồn từ những gì bình dị, gần gũi, thân thương nhất. Phép so sánh làm cụ thể hóa hình ảnh quê hương, khiến quê hương trở thân gần gũi, thân thương hơn.